Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, October 21, 2013

Trung Quốc lấy lòng các đối tác Đông Nam Á


 

TRUNG QUỐC - ĐÔNG NAM Á - 

Bài đăng : Chủ nhật 20 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 20 Tháng Mười 2013

Trung Quốc lấy lòng các đối tác Đông Nam Á


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (T) và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo tại Hà Nội, 13/10/2013

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (T) và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo tại Hà Nội, 13/10/2013

REUTERS

Lê Vy  RFI


Tuần báo kinh tế Anh The Economist số ra tuần này quan tâm đến các chuyến công du vừa qua vào đầu tháng Mười, của hai nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tại các quốc gia Đông Nam Á nhân Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) qua bài viết : « Trung Quốc khẳng định sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á ».


Tuần báo nhận định, các chuyến công du này mang ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, nhằm khẳng định vị trí của mình trong khu vực và nhằm xoa dịu mọi căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực về vấn đề tranh chấp biển đảo.

Bài viết nhắc lại chuyến công du gần đây của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào ngày 13/10/2013 đến Việt Nam, khi đất nước đang chìm trong lễ quốc tang dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài báo mỉa mai, hàng trăm nghìn người đứng xếp hàng ở thủ đô Hà Nội, cùng lúc Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Hà Nội, nhưng không phải để đón ông mà để đợi đón linh cữu của đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp đi qua. Một số người Việt Nam cho rằng, ông Lý Khắc Cường lẽ ra nên hoãn chuyến viếng thăm để đợi cho tang lễ qua đi. « Thiếu tôn trọng », « Kiêu ngạo », là những tính từ để chỉ chuyến viếng thăm này.

Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, được xem như một « bước đột phá », kết thúc hai tuần hoạt động ngoại giao cấp cao của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, nhằm mục đích sửa chữa mối quan hệ bị sứt mẻ trong những năm gần đây do các yêu sách lãnh thổ và tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tập Cận Bình, Chủ tịch nước và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm Indonesia, Malaysia và dự Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương kinh tế (APEC). Ông Lý Khắc Cường đã tham dự Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội mười thành viên Đông Nam Á (ASEAN) và đi thăm Thái Lan. Về phía Mỹ, đối tác cũng khá nặng cân trong khu vực, Tổng thống Barack Obama đã không đến dự được Thượng đỉnh APEC và ASEAN do khủng hoảng ngân sách tại Washington, đã tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏa sáng hơn.

Việt Nam là thành viên ASEAN nghi ngại Trung Quốc nhiều nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và một cuộc chiến tranh ngắn đẫm máu vào năm 1979, tranh chấp lãnh thổ vẫn sục sôi. Đồng thời, Trung Quốc cũng tranh chấp lãnh thổ hàng hải với các nước ASEAN khác trong biển Hoa Nam (tên gọi Biển Đông của Trung Quốc) là Brunei, Malaysia và Philippines. Các cuộc đối đầu khi đánh bắt cá và khai thác dầu khí cũng thường xuyên xảy ra trên biển.

Tuy nhiên, vào tháng Sáu vừa qua, trong chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Trung Quốc, cả hai nước đã ký kết với nhau một « đối tác chiến lược ». Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đó là chưa kể đến buôn bán trái phép nở rộ qua biên giới, cũng như đối với các nước ASEAN nói chung. Bước đột phá của ông Lý Khắc Cường là đã không để cho các tranh chấp lãnh thổ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế khác. Ông thậm chí còn đồng ý « hợp tác hàng hải », làm việc cùng nhau trong khu vực.

Còn nhớ vào năm 2010, tại một cuộc họp tại Hà Nội, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm đó, đã nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông và tuyên bố Mỹ có « lợi ích quốc gia » trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Trung Quốc đổ lỗi cho sự can thiệp của Mỹ đã làm cho Việt Nam và Philippines dũng cảm đứng lên tranh chấp trên biển. Nhật báo Trung Quốc China Daily, đã dẫn lời một nhà phân tích Trung Quốc như sau : « Hà Nội đã nhận thấy là trên thực tế, không cậy dựa được vào Washington để có được sự ủng hộ của công chúng về các tuyên bố chủ quyền trên một số đảo ».

Bài báo nhận định, ở khắp mọi nơi, Trung Quốc biểu thị sức mạnh kinh tế của mình. Tại Thái Lan, ví dụ, Trung Quốc mua thêm gạo và cao su. Ông Tập Cận Bình đã đưa ra ý tưởng về một « ngân hàng cơ sở hạ tầng Châu Á » mà Trung Quốc lãnh đạo, để giúp đáp ứng một trong những nhu cầu cấp bách nhất của khu vực.

Tuy nhiên, bài báo cũng nhận định, Trung Quốc vẫn không ve vãn được Philippines, nước cũng có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Đây là một thách thức lớn đối với Trung Quốc vì Philippines đưa hồ sơ này ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, các học giả Việt Nam cho rằng, họ ý thức được điều đó và không loại trừ khả năng tham gia vào hành động pháp lý của Philippines.

Trung Quốc đang cố gắng lấy lòng các đối tác làm ăn tại Đông Nam Á. Rất ít người muốn thấy một trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu phải nhượng bộ cho sự thống trị của Trung Quốc.

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List