Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 25, 2013

Trung Quốc ‘thể hiện mộng bá quyền’ qua Viện Khổng Tử ở Việt Nam?


 

Thứ sáu, 25/10/2013

Nghe

Xem

Tin tức / Việt Nam


Trung Quốc ‘thể hiện mộng bá quyền’ qua Viện Khổng Tử ở Việt Nam?




Ý tưởng thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009.

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ


  • TQ đề nghị nâng cấp hợp tác thương mại với Việt Nam
  • Việt-Trung cam kết tăng cường hợp tác trên biển
  • Philippines, Trung Quốc đàm phán khai thác dầu khí ở Biển Ðông
  • Đối ngoại đi dây và nội lực quốc gia

CỠ CHỮ 


24.10.2013

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rời Hà Nội hôm 15/10, nhưng dư âm của chuyến công du của giới chức từ nước láng giềng phương bắc của Việt Nam vẫn chưa lắng dịu.

Một trong những vấn đề được bàn luận nhiều trên các trang mạng xã hội những ngày qua là bản thỏa thuận giữa giới chức hai nước về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội.

Tin cho hay, ý tưởng thành lập Viện này ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009, nhưng theo nhận định của giới quan sát, những mối căng thẳng ở biển Đông đã làm cho dự án này bị trì hoãn.

Nhưng Bắc Kinh đã tỏ ra dịu giọng hơn trong chuyến thăm của ông Lý vì theo đánh giá của các chuyên gia, ‘Trung Quốc muốn tỏ ra rằng họ không hiếu chiến’ trong bối cảnh nước này ‘đang bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh hải’.

Ngay cả Trung Quốc, thời kỳ Cách mạng văn hóa cũng đã đạp đổ hoàn toàn cả Khổng học cũng như Nho giáo. Bây giờ họ muốn dựng lại để tạo ảnh hưởng đối với các nước lân bang hay là các nước mà họ muốn gây ảnh hưởng.

Tiến sỹ Nguyễn Nhã nói.

Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà sử học có nghiên cứu về Trung Quốc, cho rằng Viện Khổng tử là ‘một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam’.

Ông nói: “Ngay cả Trung Quốc, thời kỳ Cách mạng văn hóa cũng đã đạp đổ hoàn toàn cả Khổng học cũng như Nho giáo. Bây giờ họ muốn dựng lại để tạo ảnh hưởng đối với các nước lân bang hay là các nước mà họ muốn gây ảnh hưởng”.

Báo chí trong nước đưa tin, Viện Khổng Tử ‘giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc; tư vấn du học; tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị’.

Trong khi đó, blogger Paulo Thành Nguyễn cho rằng Viện Khổng tử là một trong những công cụ để Trung Quốc ‘thể hiện mộng bá quyền’.

Người từng lập cơ sở kinh doanh với ‘cam kết không bán hàng hóa Trung Quốc’ còn nói thêm rằng Trung Quốc đã truyền bá văn hóa của nước này ở Việt Nam ‘qua con đường phim ảnh từ lâu rồi’.

Ông nói: “Đó là một trong những mục đích để thể hiện bá quyền về văn hóa và giải trí. Tất cả đều lồng vào thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến người dân Việt Nam để thông quá đó để rao giảng về văn hóa của họ”.

Đó là một trong những mục đích để thể hiện bá quyền về văn hóa và giải trí. Tất cả đều lồng vào thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến người dân Việt Nam để thông quá đó để rao giảng về văn hóa của họ.

Ông Paulo Thành Nguyễn nói.

Về tác động của quyền lực mềm của Trung Quốc đối với Việt Nam, người được coi là cha đẻ của thuyết quyền lực mềm, Giáo sư tại Đại học Harvard Joseph Nye từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ‘Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo, trong một thời gian dài’.

‘Ngoài ra, Trung Quốc còn tìm cách truyền bá tư tưởng của mình. Người Trung Quốc cho rằng quá trình thích nghi của Đảng Cộng sản trong khi thực thi nền kinh tế thị trường là điều hấp dẫn đối với Việt Nam’, ông Nye nói.

Theo Tiến sỹ Nhã, sự mở rộng văn hóa của Trung Quốc ‘không phải là hướng có lợi cho Việt Nam’.

Ông nói: “Trung Quốc đã muốn và thể hiện quyền lực mềm trong kinh tế, và theo tôi, Trung Quốc đã khá thành công. Hàng hóa của Trung Quốc tràn lan và sự nhập siêu của Việt Nam thì quá lớn. Như thế theo tôi cũng là một sự lệ thuộc. Chỉ khi nào mình cân bằng được thì lúc đó mình mới thực sự thể hiện sự độc lập, tự chủ của mình”.

Trong một bài viết trên blog của mình, blogger Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Hán – Nôm ở Hà Nội, cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam ‘có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc’.

Để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện viết.
Nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam – Trung Quốc viết: “Việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc”.

“Để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa”, ông Diện viết.

Theo tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc, hiện có khoảng hơn 400 Viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ đặt tại các trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ và nhiều nước châu Phi.

Những bài viết liên quan: 

Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam?

Trung Quốc tăng cường 'quyền lực mềm' ở Việt Nam?

'Giới hạn tự do ngôn luận ảnh hưởng tới quyền lực mềm của VN'

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List