Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, May 3, 2014

Nguy cơ khi người ''Trung Cuốc'' quá đông tại Hà Tĩnh !!!


       
On Saturday, May 3, 2014 7:18 AM, Anh Kim Phan Dinh <kimls22@hotmail.fr> wrote:

From: kimls22@hotmail.fr
To:
Subject: NGUY CO KHI BON TAU CONG QUA NHIEU O HA TINH VA DA XAM LANG VN !!!
Date: Sat, 3 May 2014 14:15:15 +0200

Nguy cơ khi người ''Trung Cuốc'' quá đông tại Hà Tĩnh !!!

Phan Văn Phước 
tại Hà Tĩnh

Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự.

Số lao động không phép chủ yếu là người Trung Quốc

Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Tĩnh vào tháng 1/2014 cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức và cơ sở sử dụng 3.250 lao động nước ngoài (3.217 người tại KKT Vũng Áng). Trong đó, chỉ 1.340 người được cấp giấy phép lao động.

"Như vậy, có đến 1.910 lao động làm việc chui, không giấy phép. Theo một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, số lao động không phép chủ yếu là người Trung Quốc", thông tin dẫn trên tờ Người lao động.

Trước đó, vào tháng 9/2013, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lao động thuộc một số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở KKT Vũng Áng, qua đó phát hiện hơn 570 người Trung Quốc không có giấy phép lao động.

Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000- 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.

Tại công trình dự án Formosa (của Đài Loan) ở KKT Vũng Áng, ghi nhận chiều 14/3 hàng chục ô tô khách chở công nhân người Trung Quốc tạm trú tại các xã lân cận vào đây làm việc.

Tại khu nội trú bên trong khu dự án Formosa, nhiều tốp cán bộ, công nhân người Trung Quốc cũng đang khẩn trương ra công trường.
Tại dự án Formosa, rất nhiều lao động người Trung Quốc làm việc trái phép
Tại dự án Formosa, rất nhiều lao động người Trung Quốc làm việc trái phép

Bên ngoài các công trường dự án Formosa, hàng ngàn lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc. Tất cả lao động này là của các công ty Trung Quốc trúng thầu thi công những hạng mục của Tập đoàn Formosa.

Dọc Quốc lộ 1, đoạn từ thị trấn Kỳ Anh đến hầm Đèo Ngang, thấy hàng trăm bảng hiệu công ty, bảng quảng cáo viết chữ Trung Quốc, chữ Việt lẫn lộn.
Bảng hiệu chữ Trung Quốc còn xuất hiện nhan nhản tại các tuyến đường, khu dân cư ở huyện Kỳ Anh. Anh Trần Anh Dũng, trú tại xã Kỳ Phương, lo ngại: “Ở đây, hễ bước ra ngõ là gặp người Trung Quốc, đi tới đâu cũng thấy chữ Tàu treo đầy đường”.

Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, thừa nhận: “Nhiều công ty, nhà dân treo các biển viết chữ Trung Quốc sai quy định. Huyện đã tổ chức kiểm tra nhưng xử lý các trường hợp sai này chưa xong lại xuất hiện thêm các trường hợp khác”.

Trong khi đó: “Nhiều đơn vị sử dụng lao động nước ngoài cố tình che giấu số người thực tế, trong khi biên chế của đội ngũ thanh tra, cán bộ ngành LĐ-TB-XH chưa bảo đảm thực hiện việc kiểm tra hằng quý theo quy định”, một cán bộ Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh phân trần.

Không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội nữa

Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan từng bày tỏ lo ngại về việc các doanh nghiệp FDI đang "lấn sân" khu công nghiệp Việt cùng với vấn đề quốc phòng an ninh.

"Nói về FDI mình cần phải lo và cảnh báo mặt trái của FDI, mặt trái những năm vừa rồi nổi lên càng ngày càng rõ như hiện tượng chuyển giá vẫn chưa có công cụ ngăn chặn. 

Năm vừa rồi Bộ Tài chính có đi vào điều tra thêm và điều chỉnh lại nhưng chưa làm một cách rộng rãi và có công cụ thực sự hữu hiệu về lâu về dài để kiểm soát điều đó".

Đặc biệt bà Phạm Chi Lan quan ngại việc doanh nghiệp FDI lấn sân các doanh nghiệp Việt Nam.

"FDI lấn sân doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu được biểu hiện rất rõ nhưng trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ Việt Nam có thành tích tăng trưởng nhưng trong đó bao nhiêu % là FDI?

Bởi vì số doanh nghiệp Việt Nam chết nhiều, giảm mạnh, doanh nghiệp nhà nước không cải thiện được nên rõ ràng sự phát triển là do nhân tố còn lại là FDI. Liệu mình có thể cứ chỉ dựa vào FDI mãi được không?", bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.

Bà Lan kiến nghị, cần nhìn ở tầm dài hạn hơn thay vì lo năm 2014 có tăng trưởng hay không vì giá phải trả sau đó lớn hơn rất nhiều so với giá trước đây từng trả.

"Lần này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội nữa.

Thành ra đừng quá háo hức với chuyện này và cần lưu ý mặt trái như thế nào, chúng ta muốn phát triển đất nước tạo cơ hội cho những người trẻ hay chúng ta cứ muốn có cơ hội từ nước ngoài mang đến", bà Lan nói.

Thiếu tướng đi kiểm tra

Trước thực trạng trên, mới đây, đoàn công tác Bộ tư lệnh Quân khu 4 do Thiếu tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), về thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh trong địa bàn.

Qua kiểm tra, thấy vấn đề quản lý lao động là người nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng gặp nhiều khó khăn.

Thiếu tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu các lực lượng quân đội, công an, biên phòng phối hợp chặt chẽ, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hữu hiệu tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tổ chức đăng ký việc ra, vào, tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn khoa học và đúng pháp luật.

Đồng thời, Ban CHQS huyện Kỳ Anh, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chủ động xây dựng phương án khu vực phòng thủ, xử lý tình huống đột xuất, bổ sung lực lượng, phương tiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.



 

Chợ 'bán thần Chết' ở Sài Gòn du nhập từ tàu phù


From: sanduyle
Date: Thu, 1 May 2014 19:44:14 -0700
Subject: Chợ 'bán thần Chết' ở Sài Gòn

 


 
KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)
MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)


On Thursday, May 1, 2014 6:23 PM, nguoiphuongnam <> wrote:
 
Bài chuyển. Tùy nghi

From: lengocgiao




Begin forwarded message:

Chợ 'bán thần Chết' ở Sài Gòn du nhập từ tàu phù

   image
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở TP.HCM được điều tra làm rõ, đã truy ra xuất xứ từ chợ... Kim Biên, số 37, Vạn Tường. Q.5, TP.HCM. Nhiều vụ án mạng dã man, đau lòng xảy ra không chỉ ở TP.HCM, truy tìm nguồn gốc vũ khí cháy nổ, cũng xuất xứ từ chợ... Kim Biên!

image

Vụ nổ khủng khiếp vào đêm 24/2/2013 tại con hẻm số 384, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 8, Q.3, TP.HCM) cướp đi mạng sống của 11 người, kết quả điều tra ban đầu cho thấy, số thuốc nổ gây ra thảm họa tang tóc trên cũng xuất xứ từ chợ... Kim Biên.

image
Không phải tới tai họa lần này cái tên chợ Kim Biên mới được nhắc đến.

 
Mấy ngày qua báo chí dồn dập đăng tải chi tiết về vụ nổ từ nhà ông Phương "khói lửa" khiến cả gia đình thiệt mạng và nhiều hàng xóm vô tội bị liên lụy. Ít ai biết rằng, trong số nạn nhân có một vị đại tá công an khá nổi tiếng đã từng vào sinh ra tử, tung hoành dọc ngang trong chiến tranh và thế giới tội phạm, tưởng rằng mạng của ông lớn lắm, chỉ có trời mới có thể "kêu" ông về thế giới bên kia! Ngờ đâu, tai họa từ nhà Phương "khói lửa" đã đoạt mạng sống của ông cùng đứa cháu gái. Ông phải "ra đi" một cách tức tưởi không kịp một lời trăn trối vào ngay rạng sáng rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ.
image

                                                              
                                               Ngôi  chợ bán "thần chết"
image

 
Chợ Kim Biên hình thành từ những năm 60 thế kỷ trước, thuộc Q.5. Ông Nguyễn Văn Cường, quản lý ngành hàng chợ cho biết: Ban đầu là chợ tự phát, mua bán đô la và hàng hóa quân tiếp vụ phục vụ chiến tranh của vợ con sĩ quan và lính chế độ cũ.. Sau ngày giải phóng, chợ Kim Biên hoạt động theo mô hình HTX mua bán lương thực, vật liệu xây dựng, ăn uống. Do HTX làm ăn không hiệu quả, từ năm 1984, chợ chuyển sang cho tiểu thương thuê sạp,  buôn bán nhiều mặt hàng gia dụng. Nhưng nổi tiếng (và cũng tai tiếng nhất)  là các mặt hàng "hóa chất thực phẩm", "hóa chất công nghiệp".


 
image

 
Còn bán hủ tiếu, phở, bánh canh... thì đây, đủ hết. Một gói "hương liệu" bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò. Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu. Có những món không được phổ thông cho lắm như thịt chó, thịt chồn thì cũng có hương liệu chó, hương liệu chồn. Nói chung, đủ hết!
image
Nguy hại tiềm ẩn đằng sau ly cafe 'dỏm'
Còn hương liệu dùng cho vào nước thành các loại si rô, tẩm trái cây cóc, ổi, xoài cũng phong phú không kém với nhiều sắc màu sặc sỡ không thua bức tranh nào. Ghé qua một gánh xôi bình dân ven đường, nhìn những gói xôi rực rỡ sắc màu bắt mắt, mấy ai để ý và đặc câu hỏi những sắc màu này từ đâu ra.

image

Thế giới hương liệu còn cung cấp cho cả những món hàng thịt thêm màu tươi, lâu bị hư, phở dai hơn, thịt nướng bắt mắt hơn.
Các quán nhận bình dân thì có hương liệu chuối hột, hương liệu Minh Mạng thang cung cấp cho. Cần một nhúm nhỏ bỏ vào chai nước lạnh, lắc lắc vài cái là xong. Khách cứ ừng ừng zô zô mà chẳng biết là đang uống thuốc độc!
Điều đáng nói là những thứ "giết người" đang bị cấm, lên án gay gắt đó vẫn công khai, ngang nhiên bán buôn như không hề biết luật pháp, quy định cấm.
Bao giờ "xử lý"?

image
Ông Từ Minh Thiện, đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM đã nhiều lần đặt vấn đề về ngôi chợ tội lỗi mang tên Kim Biên. Ông nói: "Hóa chất độc hại, thậm chí chất gây nổ mua bán dễ dàng công khai như vậy thì việc quản lý Nhà nước ở đâu?"
Trả lời câu hỏi này không dễ. Chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thị sát và đề xuất nhiều biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Song đến nay vẫn "ngày một phát triển".
Các cơ quan chức năng của TP.HCM tỏ ra đau đầu khi hỏi tới ngôi chợ này. Câu trả lời rất giống nhau là "Khó lắm".
image

Thực ra, TP.HCM đã có kế hoạch di dời ngôi chợ này ra ngoại thành như chợ đầu mối trái cây, thực phẩm. Song vấn đề ở đây không phải là di dời mà là quản lý. Ông Từ Minh Thiện nói: "Nếu đưa ra ngoại thành mà vẫn mua bán hóa chất công nghiệp, thực phẩm độc hại như hiện nay thì chẳng có hiệu quả gì?". Vì vậy, câu trả lời còn bỏ ngõ.

image

Trở lại vụ cháy nổ xảy ra mấy ngày qua ở căn nhà của ông Phương khói lửa thuê, gây ra thảm họa cho 11 người, cái tên chợ Kim Biên đang khiến mọi người bức xúc, giận dữ. Ngoài chuyện phải xiết lại quản lý chất cháy nổ ở khu dân cư, thì quản lý nguồn cung cấp ở đầu mối như chợ Kim Biên là chuyện phải làm.
image

Lớn hơn nữa là không chỉ là chất cháy nổ được xem như "tử thần", mà còn là hằng hà sa số chất độc giết người hàng ngày hàng giờ trên khắp nẻo đường, ngõ ngách...



Cách thể chế kinh tế là phải cách thể chế chính trị

Nhóm lợi ích cản trở cải cách thể chế
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-05-02
 
 
Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014, với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế”, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại diễn đàn.
Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014 ở TP Hạ Long, với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế”, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại diễn đàn.
Lao Động online
Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân 2014 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hai ngày 28-29/4 tại TP.Hạ Long kết thúc với nhiều khuyến nghị liên quan tới cải cách thể chế. Tuy vậy đã qua ba sự kiện Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, mùa Thu và trở lại muà Xuân, niềm tin của người dân về việc Quốc hội, Chính phủ và Đảng tiếp nhận những kiến nghị cải cách và thực hiện nó vẫn là một dấu hỏi lớn. Phải chăng cải cách thể chế kinh tế chưa thực hiện được vì vướng mắc cải cách thể chế chính trị.

Cách thể chế kinh tế là phải cách thể chế chính trị
Trả lời Nam Nguyên, TS kinh tế Phạm Chí Dũng nhà bình luận độc lập, một trong ba người Việt Nam vừa được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh là anh hùng thông tin, nhận định:
“Điểm nghẽn chính (nền kinh tế) không chỉ nằm ở vấn đề thể chế mà sâu xa hơn vấn đề thể chế. Chủ thể và chủ thuyết lợi ích đã chiếm tuyệt đại đa số trong các chi phối về các mối quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh và cả các mối quan hệ chính trị ở Việt Nam hiện nay. Đặt ra vấn đề cải cách thể chế kinh tế, muốn giải quyết về thể chế kinh tế, điều đó là đúng thì lại phải giải quyết cái gốc của nó là vấn đề chính trị. Và không thể giải quyết vấn đề chính trị nếu không giải quyết vấn đề các nhóm lợi ích hiện nay. Cho nên đó là một cái vòng lẩn quẩn, các nhóm lợi ích lại thao túng chính trị, xây dựng chính trị và thậm chí là hoàn chỉnh chính trị.”

Trở về từ Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân 2014,  phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từ Hà Nội nhận định rằng nhu cầu của Việt Nam là cải cách thể chế cả về kinh tế lẫn chính trị. Ông nói:
Đặt ra vấn đề cải cách thể chế kinh tế, muốn giải quyết về thể chế kinh tế, điều đó là đúng thì lại phải giải quyết cái gốc của nó là vấn đề chính trị. Và không thể giải quyết vấn đề chính trị nếu không giải quyết vấn đề các nhóm lợi ích hiện nay.
TS kinh tế Phạm Chí Dũng
“Nói chung vấn đề thể chế có hai nội dung, thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Hai cái này phải giải quyết đồng bộ, trong các văn kiện Đảng cũng đã quyết định. Nhưng mà đây được coi như hai cái chân, nếu không giải quyết tốt hai cái chân này thì con người không thể đi vào hướng nào được.”
Ở ngày thảo luận thứ nhì hôm 29/4, phải chăng vấn đề cải cách thể chế chính trị đã gián tiếp được đề xuất. Theo VnEconomy, ông Trương Đình Tuyển nguyên Bộ trưởng Thương mại đã làm nóng nghị trường với khuyến cáo chung cho chế độ là đã đến lúc Việt Nam phải thừa nhận xã hội dân sự. Ông Tuyển dẫn ngay vào thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Ông Tuyển nhấn mạnh, mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên tôn trọng vai trò của xã hội dân sự.
TS kinh tế Phạm Chí Dũng nhà bình luận độc lập, vừa được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh là anh hùng thông tin
TS kinh tế Phạm Chí Dũng nhà bình luận độc lập, vừa được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh là anh hùng thông tin (ducme-tv)
Về vấn đề liên quan, PGS-TS Ngô Trí Long nhận định:
“Ba trụ cột lớn của kinh tế thị trường là nhà nước, thị trường và xã hội dân sự, như thế xã hội dân sự là một trong ba trụ cột quan trọng, muốn chuyển qua nền kinh tế thị trường thì phải thừa nhận điều đó. Hiện nay nhận thức của Việt Nam đã bắt đầu có chuyển biến, cũng như tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân tôi có tham dự, ý kiến của ông Tuyển nói chung mọi người đều tán thành và thấy hoàn toàn chuẩn xác.”
Thế nào là thể chế
Trở lại nhu cầu cải cách thể chế ở Việt Nam, PGS-TS Ngô Trí Long nhấn mạnh là trước tiên phải nhận thức cho đúng thế nào là thể chế. Bởi như thế mới có cơ sở để cải cách. 

Ông nói:
“Lý thuyết và các học giả kinh tế thế giới đã cho thấy rõ thực chất nó là những pháp qui, những qui định pháp luật nhằm để điều chỉnh chủ thể của nền kinh tế và điều chỉnh các hành vi của hoạt động sản xuất và kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thực chất thể chế là gì, nó là toàn bộ hệ thống luật pháp, tập tục, phong tục, tập quán, truyền thống của một nền kinh tế. Tất cả những thứ đó được qui định làm sao cho phù hợp với qui luật thị trường. Trong cải cách thể chế phải lưu ý ba vấn đề, thứ nhất xây dựng tạo lập thể chế phù hợp với qui luật thị trường, thứ hai phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời nội dung quan trọng của cải cách thể chế là được thực thi thể chế đó. Vấn đề thứ ba là kiểm tra giám sát.”
Ba trụ cột lớn của kinh tế thị trường là nhà nước, thị trường và xã hội dân sự, như thế xã hội dân sự là một trong ba trụ cột quan trọng, muốn chuyển qua nền kinh tế thị trường thì phải thừa nhận điều đó
PGS-TS Ngô Trí Long

Đáp câu hỏi của chúng tôi, là tại Diễn đàn Hạ Long các chuyên gia đã khuyến nghị những gì cho vấn đề cải cách thể chế, khi mà nền kinh tế không còn động lực để phát triển. PGS-TS Ngô Trí Long nhận định, thể chế thì bao gồm rất nhiều lãnh vực, mỗi lãnh vực muốn cải cách thì phải xem rào cản nó là cái gì, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia phải am hiểu rất sâu thì mới có thể xem xét vấn đề này. Rất nhiều chuyên gia đưa ra cải cách thể chế nhưng điều quan trọng hiện nay nhà nước, các cơ quan chức năng Quốc hội yêu cầu tìm ra những khâu đột phá của cải cách thể chế là gì. PGS-TS Ngô Trí Long tiếp lời:
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu giá cả- bộ Tài Chính
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu giá cả- bộ Tài Chính (nguoiduatin.vn)
“ Có rất nhiều ý kiến quan điểm khác nhau, ví dụ có quan điểm cho rằng, khâu đột phá thể chế hiện nay đối với nền kinh tế Việt Nam đó là sự thay đổi vai trò của nhà nước và thứ hai là phải phân biệt rõ chức năng của nhà nước với chức năng thị trường. Phải xác định được các chức năng, đây là hai trụ cột quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Có nghĩa là không thể thay thế cho nhau mà thực tế là bổ sung cho nhau. Hoặc có những chuyên gia cho rằng đột phá thể chế hiện nay phải là cải cách hành chính công và cải cách tài chính công. Vì hiện nay thách thức lớn phía trước của Việt Nam nợ xấu đang là thách thức lớn. Bên cạnh đó trong tương lai vấn đề nợ công cũng phải xử lý. Hiện nay các giải pháp đưa ra có tính chất tương đối là hệ thống toàn diện. Nhưng phải tìm khâu nào là khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay, vì đây là cái nút thắt quan trọng có thể tháo gỡ toàn bộ nợ xấu. Đây là vấn đề đang được bàn cãi và vẫn còn nhiều ý kiến quan điểm khác nhau.

Chúng tôi nêu câu hỏi với TS kinh tế Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận độc lập ở Saigon là ông nhận định gì về các ý kiến được nêu ra tại Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân 2014.

 TS Phạm Chí Dũng trình bày quan điểm của ông:
“Có thể thấy thế này, cái cụm từ cải cách thể chế mà người ta đặt ra nó chỉ mới xuất hiện hồi đầu năm nay, xuất phát từ thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng là một Thông điệp đầu tiên đặc biệt chưa có tiền lệ. Dường như đó là một cụm từ được coi là thời sự hiện nay, ai cũng nhắc tới cải cách thể chế cứ như là năm 1990 người ta nhắc tới cụm từ đổi mới tư duy. Nhưng mà đổi mới riết thì đất nước càng chậm lụt, tham nhũng càng thổi bùng và đời sống người dân càng khó khăn. Thế thì bây giờ cải cách thể chế là cải cách cái gì. Quay trở lại vấn đề thứ hai, cải cách thể chế đây là cải cách thể chế chính trị, không phải chỉ là cải cách thể chế kinh tế. Bởi vì bản thân kinh tế nó không có ý nghĩa gì nếu còn tồn tại những nhóm lợi ích, chính trị cũng vậy thôi.”

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm nay, vấn đề nợ công còn tồi tệ hơn nữa. Theo báo cáo của Chính phủ thì vẫn chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ công chỉ chiếm 55% GDP mà thôi. Trong khi đó ông Trần Đình Thiên và một số chuyên gia phản biện khác tiếp tục lên tiếng, tỷ lệ nợ công đã gần 100% rồi, nói chính xác là 98%.
TS Phạm Chí Dũng

Một cách cụ thể hơn, TS Phạm Chí Dũng trình bày nhãn quan của ông về điều ông gọi là “điểm thú vị và đau đớn”: theo đó sự khác biệt giữa Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm nay với Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm trước là tỷ lệ nợ công khác nhau. 

Năm trước Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Nha Trang, lúc đó Chính phủ báo cáo nợ công là 54% GDP và một số chuyên gia phản biện lúc đó như ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và một số chuyên gia phản biện khác ở Ba Lan, Tiệp cũng có nêu là tỷ lệ nợ công phải lên đến 80%-90% GDP và ông Vũ Quang Việt nguyên vụ trưởng Cơ quan thống kê Liên Hiệp Quốc cũng nêu con số tỷ lệ nợ công của Việt nam là hơn 100% GDP. 

TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm nay, vấn đề nợ công còn tồi tệ hơn nữa. Theo báo cáo của Chính phủ thì vẫn chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ công chỉ chiếm 55% GDP mà thôi. Trong khi đó ông Trần Đình Thiên và một số chuyên gia phản biện khác tiếp tục lên tiếng, tỷ lệ nợ công đã gần 100% rồi, nói chính xác là 98%. Và cụ thể hơn nữa, tượng hình và sống động hơn nữa có nghĩa là Việt Nam làm ra 100 đồng thì đã phải trả nợ 98 đồng chỉ còn tích lũy được 2 đồng thôi. Nhưng mà đó vẫn còn là một con số lý thuyết, thực tế người ta đã tính rằng Việt Nam hiện nay với một số thành tố chưa tính vào, nợ của các doanh nghiệp các Tập đoàn Kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước chưa được tính vào nợ công mà tính đúng tính đủ tỷ lệ nợ công bây giờ phải trên 100%. 

Điều đó hết sức nguy hiểm cũng như TS Lê Đăng Doanh một nhà kinh tế phản biện cũng nêu là một thời gian nữa thôi thì nền kinh tế sẽ không chịu nổi nợ công. Nhìn lại vấn đề nợ công bắc cái nhìn sang thể chế chính trị cải cách thể chế, liệu một thời ngắn nữa thôi nền chính trị có chịu nổi những áp lực sự thối nát trong nền kinh tế và các nhóm lợi ích hay không?”

Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân 2014 đã kết thúc, qua báo chí Việt Nam người đọc báo cảm nhận Diễn Đàn đã làm được vai trò phản biện của mình góp ý cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Đặc biệt niềm tin của ông Trương Đình Tuyển vào sự thừa nhận sắp tới đối với vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam. Mặc dù Luật về hội đã soạn thảo 12 lần mà vẫn chưa ra tới Quốc Hội.

Rõ ràng phải cải cách thể chế chính trị thì mới có thể cải cách thể chế kinh tế thành công.


Bùi Tín - Chữ ký của người Cộng sản


Bùi Tín - Chữ ký của người Cộng sản

Thiếu tá phi công VNCH Lý Bửng lái L19 đáp xuống HKMH USS Midway   https://www.youtube.com/watch?v=wfUj6udXAGU

Thứ Năm, ngày 01 tháng 5 năm 2014

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi)
Có Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 rồi mới có ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hai ngày lịch sử ấy liên quan đến nhau rất chặt chẽ, tác động đến số phận của cả dân tộc, đến số phận của mỗi một gia đình người Việt, đến số phận mỗi một con người Việt Nam, cho đến tận hôm nay.

Nghĩ lại để mà xót xa, luyến tiếc, để tủi hận và thức tỉnh, làm bài học cho mỗi người Việt mình.

Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.

Ngày 23 tháng 1 tôi được chỉ định sẽ tham gia Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ VN DCCH trong Ban Liên hợp Quân sự 4 bên, làm việc tại Sài Gòn trong 60 ngày. Đoàn do thiếu tướng Lê Quang Hòa làm trưởng đoàn, ông Lưu Văn Lợi vụ trưởng bộ ngoại giao làm phó đoàn, mang quân hàm đại tá, một phó đoàn là đại tá Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hóa). Tôi được giao nhiệm vụ làm Người phát ngôn của đoàn, trong quan hệ với giới thông tin báo chí trong và ngoài nước.

Ngay đêm đó tôi được đọc trước bản Hiệp Định đã được ký tắt, sẽ được ký chính thức vào ngày 27/1 ở Paris. Ngay sau đó đoàn miền Bắc sẽ được máy bay Mỹ ra đón vào Sài Gòn.

Những ngày bận rộn, hối hả. Tôi phải vào bộ tổng tham mưu, Cục tác chiến, theo dõi kỹ tình hình chiến sự mới nhất từng khu vực trên hàng loạt bản đồ. Tôi nghiên cứu hầu như thuộc lòng bản Hiệp định Paris gồm 4 chương và 14 điều. Chương I: Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN. Chương II: Chấm dứt chiến sự- Rút quân. Chương III: Trao trả tù binh . Chương IV : Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.

60 ngày sống ở Sài gòn thật sôi nổi, mới lạ, thú vị. Máy bay Hoa Kỳ C-130 ra Hà Nội đón chúng tôi vào Sài Gòn, ở trong trại Davis - trại cũ của bộ đội truyền tin Mỹ, nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi ra phòng họp của Ban Liên Hợp Quân sự 4 bên hàng ngày.

Tôi có hàng chục lượt xuống trung tâm Sài Gòn gặp Ủy ban Quốc tế (Ấn Ðộ, Canada, Inđonésia, Hungari, Balan), dự chiêu đãi, văn nghệ ở Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong sân bay. Tôi cũng đi Biên Hòa, Cần Thơ, Bình Định, Lộc Ninh, gặp các Tổ LHQS 4 bên tại đó, đặc biệt là dự cuộc rút toán quân nhân Hoa Kỳ cuối cùng ngày 29/3/1973 tại sân bay, tôi trao tặng quân nhân Max Bielke bức tranh kỷ niệm bằng tre vẽ tháp Rùa Hà Nội (sau này anh M. Bielke bị chết trong cuộc máy bay bọn khủng bố tiến công Lầu Năm Góc tháng 9/2001 trong khi anh đang làm công tác xã hội thiện nguyện tại đây). Trong 60 ngày ở Sài Gòn, tôi có 5 cuộc họp báo quốc tế hằng tuần và 11 cuộc trả lời phỏng vấn riêng của báo chí miền Nam và quốc tế.

Nhớ lại cả thời gian ấy, rồi trong cả 2 năm 1973 và 1974, chúng tôi vẫn cho rằng việc thống nhất đất nước sẽ còn gay go và lâu dài, cho tận cuối năm 1974 khi trận Bình Long đang diễn ra không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ ngả ngũ trong năm 1975, thậm chí trong năm 1976. Tôi nhớ cuối năm 1974 khi nhìn vào tấm bản đồ lớn trong Sở chỉ huy, chỉ mới có 3 quận được ‘’giải phóng’’ là Lộc Ninh, Đắc Tô và Cam Lộ, 3 điểm nhỏ xiú trên bản đồ mênh mông. Năm 1972 ý đồ chiến lược là mở rộng một vùng giải phóng rộng ‘’vài ba tỉnh để đặt trụ sở Chính phủ Cách Mạng Lâm thời miền Nam VN’’ vẫn còn trong mơ tưởng.

Cũng trong 60 ngày ở Sài Gòn và đi gần khắp miền Nam, nhiều anh em thân quen với tôi đều cho rằng cuộc đọ sức quân sự khó ngả ngũ trong thời gian ngắn, vì đối phương còn sức mạnh trong thế và lực với ta. Chúng tôi thấy rõ không quân VN Cộng hòa lớn mạnh. Bộ binh VNCH đông, thiện chiến, chỉ huy dày dạn. Con đường chiến đấu còn dài, gian nan.

Trong quân đội nhân dân và trong đảng CS sau Hiệp định Paris đã có lúc có luồng suy nghĩ rằng nên chăng chuyển sang hẳn cuộc đấu tranh chính trị. Tôi nhớ đó cũng là ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với đoàn LHQS chúng tôi trước khi lên đường. Câu ‘’thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, qua thi đua kinh tế giữa 2 miền là một khả năng" cũng được ghi trong nghị quyết trung ương đầu năm 1973.

Tư tưởng muốn nghỉ ngơi ít lâu sau cuộc chiến đấu lâu dài gần 30 năm là dễ hiểu. Chính tướng Đinh Đức Thiện, em ruột ông Sáu Búa Lê Đức Thọ gặp chúng tôi ở Câu lạc bộ quân nhân, nói bỗ bã rằng :’’ Hăng máu vịt, nhưng con cái các ông lớn có ai vào chiến truờng đâu. Sinh Bắc tử Nam toàn là con cháu nông dân thấp cổ bé họng ’’, tôi nhớ mãi câu ông nói thêm : ‘’ Mỹ nó rút hết càng là lý do để ta hạ súng nói chuyện anh em với nhau, nếu không sẽ còn giết nhau bao lâu nữa, bao nhiêu ngàn, vạn bao tải (đựng xác chết) đều là con em nông dân nhà ta cả ‘’. Công bằng mà nói ông Thiện có quan điểm khác với Sáu Búa, ông từng tham gia đoàn trung ương, cùng các ông Tố Hữu và Nguyễn Thọ Chân bộ trưởng Lao động vào Nam phổ biến nghị quyết TW ngay sau khi ký Hiệp Định Paris, nói rõ ta cũng thực hiện ngừng bắn, có thời gian nghỉ ngơi, củng cố hàng ngũ, chuyển sang đấu tranh chính trị . Tố Hữu vui miệng gọi đây là thới kỳ ‘’ gò cương, vỗ béo ‘’, nhưng chỉ kéo dài được vài ba tháng. Tôi nhớ từ tháng 7 tháng 8 năm 1973 chiến sự lại rộ lên, nhất là ở quân khu IX.

Dầu sao lúc ấy với tôi, ý định chuyển sang đấu tranh chính trị cũng rất hấp dẫn. Tôi thật sự chán ngán cuộc chiến. Tôi nhớ đến bà chị ruột tôi, em gái út tôi đang ở cùng gia đình trong Sài Gòn, còn không ít anh họ tôi, em họ tôi, cháu họ tôi, bè bạn tôi sống trong đó.

Nay đọc lại bản Hiệp Định Paris tôi vẫn còn đau xót, coi như chính bản thân mình bị lừa, bị móc túi. Ngay trong Phần mở đầu đã có câu ‘’Các bên cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN’’, xin nhớ: ‘’quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam‘’, điều mà đảng CS lập tức phớt lờ một cách cố tình, tận tình, triệt để.

Ở Điều 2 Chương 2, ghi rõ ‘’Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ GMT 27/1/1973. Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này ‘’là vững chắc, không thời hạn’’. Các lực lượng mỗi bên sẽ ở nguyên vị trí, sẽ quy định vùng mỗi bên và thể thức trú quân, phải ngừng mọi hoạt động tiến công nhau, và triệt để tuân theo quy định ngăn cấm mọi hành động vũ lực và ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố, trả thù.
Có cả một chương IV nói về ‘’ Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN‘’, ghi rõ‘’ Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ VNDCCH cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết thông qua tổng tuyển cử tự do dân chủ, có giám sát quốc tế, các nước ngoài không được áp đặt ; Ngay sau khi ngừng bắn 2 bên Nam VN sẽ thực hiện hòa giải hòa hợp, xóa bỏ hận thù, Hiệp thương để thành lập Hội Đồng Hoà giải hòa hợp dân tộc, với 3 thành phần ngang nhau.’’

Sau 60 ngày đầu tiên sau Hiệp Định Ban Liên Hợp QS 4 bên được thay bằng Ban LHQS 2 bên ở miền Nam VN, nhưng thực tế là của 2 bên VNDCCH và Cộng Hòa VN.

Có thể nói sang năm 1974 vụ án chính trị ở Hoa Kỳ Watergate đã có tác dụng quyết định đến tình hình VN, với tổng thống Nixon rất kiên định bị mất chức, một tổng thống không được dân bầu lên là G. Ford thay thế, với một quốc hội chán chường, mệt mỏi, bẳn tính, đến độ keo kiệt, thắt chặt hầu bao đến độ vô cảm nhẫn tâm. Xin nhớ trong 10 năm tham chiến từ 1963 – 1973 Hoa Kỳ bỏ ra hàng 670 tỷ đô la (theo thống kê của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ) vào cuộc chiến xa xôi, đến năm 1973 còn chi 3,2 tỷ, năm 1974 cắt xuống còn 700 triệu, rồi thiến bớt chỉ còn 300 triệu kiểu nhỏ giọt, trong khi VNCH chỉ cần vài tỷ US$ để tồn tại và cầm cự, nghĩa là chỉ yêu cầu không đầy 1% chi phí thời gian trước đó. Thật là cạn tàu, ráo máng. Tham gia bức tử người bạn của mình.

Không phải chỉ là bỏ rơi một đồng minh, phản bội một tình bạn, nuốt chửng lời cam kết danh dự, còn là tê bạc với vong linh hơn 60 ngàn quân nhân bỏ mình trên chiến trường xa, phản bội ý nghĩa cao quý của sự hy sinh tham chiến của hàng triệu lượt con em mình cho lý tưởng dân chủ, nền tảng tinh thần vô giá của Hoa Kỳ.

Sau hơn 40 năm nhìn lại, các phía đều có phần chua chát đắng cay của mình. Nhân dân Việt Nam nói chung bị chia rẽ, bị phản bội từ nhiều phía, nhưng sâu cay nhất là từ đảng CS đã bội thực một chiến thắng bất xứng, không tiêu hóa nổi một món quà ngẫu nhiên từ trời rơi xuống quá nhanh, bị nghẹn đến tắc thở, trở thành một tầng lớp tư bản đỏ cực kỳ gian tham hung bạo, bị nhân dân xa rời khinh bỉ, bị cả thế giới văn minh chỉ trích chê trách và nay đứng trước nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
  
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định
Với thời gian mọi người có dịp nhìn rõ hơn tâm địa CS khi họ cam kết và hạ bút ký các văn kiện ngoại giao, đó là ký mà biết trước là sẽ không tôn trọng chữ ký của mình, ngay từ khi chữ ký chưa ráo mực.

Tuy trong Hiệp định không có điều khoản nào về QĐND miền Bắc rút ra khỏi miền Nam, nhưng điều 13 nói rõ :’’Hai bên miền Nam VN sẽ giải quyết vấn đề các lực lượng vũ trang của mình trên tinh thần hòa giải, hòa hợp, bình đẳng và tương kính không có sự can thiệp ở bên ngoài. Hai bên miền Nam VN sẽ bàn việc giảm quân và giải ngũ số quân ấy càng sớm càng tốt‘’. Ông Nguyễn Duy Trinh và bà Nguyễn Thị Bình có bao nhiêu thành tâm đối với điều 13 này khi đặt bút ký trên văn bản ngày 27/1/1973?

Năm nay nhắc lại việc ký kết năm xưa để ghi nhớ rằng thương lượng với CS, ký kết với CS phải hết sức dè chừng, sự tráo trở, cạm bẫy của họ rất nguy hiểm, tệ hại, hiển nhiên.

Cam kết để được vào làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cam kết thay đổi luật lệ để được vào khối Xuyên Thái Bình Dương TPP, cam kết cải cách thể chế kinh tế- chính trị để được nhận tiếp 2 vòi hỗ trợ và đầu tư ODA và FDI có ý nghĩa sống còn, cam kết sẽ chống tham nhũng quyết …liệt, diệt sâu từ nhỏ đến lớn, cam kết công khai hóa minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ cấp cao …

Để chứng minh tài ba thiện nghệ tuyệt đỉnh của lừa dối, phải nói là của bịp bợm, xin trích ra một câu ít ai để ý trong bản Hiệp Định Paris, đó là Trong Chương IV, Điều 9, mục a) ghi rõ: ‘’Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm ‘’(…the South Vietnamese people‘s right to self determination is sacred, inaleable).

Thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vâng, họ từng cam kết trên giấy trắng mực đen như vậy đó. 


Friday, May 2, 2014

Vai trò xã hội dân sự trong phát triển kinh tế


Vai trò xã hi dân s trong phát trin kinh tế

Mc Lâm, biên tp viên RFA, Bangkok
2014-05-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
05012014-rol-civi-socie-in-econ.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Sáng nay (28/4), tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế”
Sáng nay (28/4), ti thành ph H Long, tnh Qung Ninh đã din ra l khai mc Din đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 vi ch đ “Đng lc phát trin mi t ci cách th chế

Theo Trí Thc Tr

Trong Din đàn Kinh tế Mùa Xuân năm 2014 được t chc ti H Long va qua hi trường ca din đàn đã nóng lên sau khi ý kiến ca nguyên B trưởng B Thương Mi Trương Đình Tuyn cho rng xã hi dân s không nhng phi được tha nhn mà còn cho phép nó đóng góp vào s phát trin kinh tế như mt tr ct th ba sau vai trò ca th trường và nhà nước.

Din đàn Kinh tế Mùa xuân 2014
Din đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 được y ban Kinh tế ca Quc hi cùng vi Vin hàn lâm Khoa hc Xã hi Vit Nam kết hp Phòng Thương mi Công nghip Vit Nam và s tài tr ca Chương trình Phát trin Liên hip quc UNDP phi hp t chc. Theo đánh giá ca các chuyên gia kinh tế thì đây là mt din đàn kinh tế thng thn, trung thc và quan trng nht Vit Nam hin nay.

Trong din đàn ln này ch yếu tho lun v hai vn đ, mt là tình hình kinh tế Vit Nam hin nay và hai là ci cách v th chế, to ra bước đt phá đ thúc đy s phát trin bn vng ti Vit Nam.

Qua các năm trước báo chí cho rng din đàn này là nơi các tham d viên có th trình bày nhng vn đ gai góc nht cũng như các ý tưởng nhy cm tng được chia s ti din đàn này đã chng t rng không có vùng cm nào xut hin đây.

Không ai ng trước mt vn đ cm k, vượt xa nhy cm đã và đang được xem là din biến hòa bình, phn đng….được mang ra công khai gia đin đàn, đó là vai trò ca xã hi dân s trong s vn hành kinh tế
Khi tho lun v vn đ ci cách th chế, din đàn ch đi nhng ý kiến đt phá được đưa ra nhm vào vic g b nhng mm mng làm trì tr trong khu vc tp đoàn, hay bin pháp ngăn cn s tri dy ca nhóm li ích. 

Không ai ng trước mt vn đ cm k, vượt xa nhy cm đã và đang được xem là din biến hòa bình, phn đng….được mang ra công khai gia đin đàn, đó là vai trò ca xã hi dân s trong s vn hành kinh tế.

Người mang ngn la xã hi dân s ti din đàn là nguyên B trưởng Thương mi Trương Đình Tuyn. Vn ni tiếng là thng thn và có nhiu kinh nghim trong các cuc đàm phán quc tế ông đã trình bày trước hi trường ý tưởng mà nhiu người tng nghĩ ti nhưng không có dp nói ra trước mt c ta chuyên môn như ti Din đàn kinh tế mùa xuân năm nay.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) SGTT
Ông Trương Đình Tuyn, nguyên B trưởng B Thương mi Vit Nam (nay là B Công Thương) SGTT

Yếu t quan trng ca xã hi dân s
Khi được hi xã hi dân s thường được cho là sinh hot ca nhng nhóm cùng mc đích, chia s cho nhau các kinh nghim vê ngh nghip, ý thích hay công  tác xã hi vy xã hi dân s góp phn vào vic vn hành kinh tế dưới hình thc nào, ông Trương Đình Tuyn cho biết:


Kinh tế th trường hin đi phi da trên ba tr ct chính. Mt là th trường, đương nhiên ri. Th hai là nhà nước và th ba là xã hi dân s. Mi tr ct này nó thc hin mt chc năng và nó tương tác vi nhau
ông Trương Đình Tuyn

-Điu này cũng đơn gin thôi bi vì nhà nước tht bi thì th trường s tht bi. Trong bi cnh khó tìm mt ranh gii chính xác đ phân đnh vai trò nhà nước và th trường mt cách tht hp lý vì vy xã hi dân s là mt nơi đ cung cp tng thc chng trên cơ s va đp chính sách ca người dân. Trên cơ s chiêm nghim ca mình người ta s đưa ra nhng ý kiến phn bin có giá tr thc rt cao. Đng thi th trường thì nó mang tính t phát bn, ri cht quan liêu và các li ích nhóm thao túng na cho nên không th nào gii quyết vic tht bi ca c th trường và xã hi dân s nó b xung rt là cn thiết.

Kinh tế th trường hin đi phi da trên ba tr ct chính. Mt là th trường, đương nhiên ri. Th hai là nhà nước và th ba là xã hi dân s. Mi tr ct này nó thc hin mt chc năng và nó tương tác vi nhau. Th trường thì nó s phân b ngun lc có hiu qu. Nhà nước thì dùng công c điu tiết đ có th đu tư thc hin chính sách tăng trưởng bao trùm còn xã hi dân s nó đóng góp vào vic x lý xây dng phn bin và giám sát thc hin chính sách.

Vn đ ch đơn gin thế thôi và tư tưởng này thì nó cũng đã th hin trong bài nói chuyn ca Th tướng ri.

TS Lê Đăng Doanh cũng tham d ti Din đàn ln này cho biết nhn xét ca ông v ý kiến ca nguyên b trưởng thương mi Trương Đình Tuyn:

Tôi hoàn toàn ng h và đánh giá cao phát biu thng thn và có căn c ca ông Trương Đình Tuyn. Ông Trương Đình Tuyn nói rng nhà nước quan liêu vì vy cn xã hi dân s đ mà giám sát, đ mà đóng góp vào chính sách, đ mà tham gia vào quá trình t tng
TS Lê Đăng Doanh
-Ông Trương Đình Tuyn nói rng không phi ch có nhà nước và th trường mà còn có xã hi dân s. Xã hi dân s cn phi được tha nhn bi vì lâu nay Vit Nam vn có s cm k vi vic s dng khái nim xã hi dân s thm chí là đã có mt s bài báo chp mũ cho rng xã hi dân s dn đến din biến hòa bình và coi xã hi dân s là hot đng ca lc lượng thù đch. 

Tôi hoàn toàn ng h và đánh giá cao phát biu thng thn và có căn c ca ông Trương Đình Tuyn. Ông Trương Đình Tuyn nói rng nhà nước quan liêu vì vy cn xã hi dân s đ mà giám sát, đ đóng góp vào chính sách, đ mà tham gia vào quá trình t tng.

Xã hi dân s là sc mnh chung ca xã hi và sc mnh y nếu b ngăn cn, đàn áp là thit hi cho đt nước. Vai trò ca xã hi dân s thúc đy xã hi ch không bao gi là lc cn ca xã hi. Nó góp sc hoàn thin và phát trin nhng hot đng ngh nghip không nhng theo nhu cu t nhiên mà còn làm b đ cho các chính sách xã hi ca nhà nước. Hot đng ca nhiu hip hi có th thay thế vai trò nhà nước và do đó chia s bt gánh nng cho chính ph.

 TS Lê Đăng Doanh đưa ra mt ví d v khía cnh này:
-Hơn thế na tôi mun thêm vào rt nhiu chc năng mà nhà nước hin nay đang làm có th chuyn giao cho xã hi dân s làm và nếu xã hi dân s làm thì theo kinh nghim các nước s có hiu qu hơn.

Thí d như các nước thì không phi B y tế đng ra đánh giá các bác sĩ và làm cái vic hàng năm bi dưỡng cp nht kiến thc cho các bác sĩ, nhưng cái đó giao cho Y sĩ đoàn hay Vit Nam là Tng hi y sĩ. 

Tng hi y sĩ này gm có tt c các bác sĩ có trình đ chuyên môn, h cp nht, t chc các khóa hc. Như M thì mi mt năm các bác sĩ được cp nht khóa hc ba tháng và được cp chng ch. Như vy tránh cái vic B Y tế b nhim cán b, va cp bng cp nht kiến thc ri li va đánh giá phòng mch hay bnh vin đó có đ tiêu chun hay không.

Theo nhn xét ca TS Lê Đăng Doanh thì trong thi gian qua Din đàn Kinh tế mùa Xuân đã được y ban kinh tế quc hi dùng đ tham kho. Ngay sau khi din đàn kết thúc thì đã có cuc hp đ xem xét các báo cáo ca chính ph c th do B Kế hoch Đu tư trình ra cho y ban Kinh tế xem xét và y ban này có nhng ý kiến hết sc thng thn và xây dng đ trình cho Quc hi.

Trong ln góp ý này, vai trò xã hi dân s có l s được nhìn li mt cách bình tĩnh đ tn dng nó cho quyn li đt nước. Xã hi dân s không được chính thc nhìn nhn thì nó cũng đã và đang phát trin. 

Nó là xu thế không th cưỡng li khi phương tin thông tin internet đã m ra tm nhìn rng khp đ t đó người dân thy rng s đóng góp ca xã hi dân s là điu tt yếu và nếu c tìm cho được lý do đ cưỡng bc nó ch làm cho sc bt t bên trong càng mnh hơn mà thôi.


Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List