Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 27, 2014

Đồng rúp tuột giá, các hãng hàng không Nga "lãnh đủ"

Đồng rúp tuột giá, các hãng hàng không Nga "lãnh đủ"
mediaAeroflot : 90% doanh thu là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ - REUTERS /L. MacGregor

Hàng trăm chiếc máy bay bị chôn chân dưới đất, hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt trong mùa nghỉ lễ : Nước Nga vừa tránh được cơn ác mộng này trong gang tấc. Thế nhưng, giới quan sát cho rằng tại họa chỉ được tạm thời đẩy lùi, và các hãng hàng không Nga, bị tác hại nặng nề từ việc đồng rúp sụt giá, sắp tới đây sẽ phải thắt lưng buộc bụng triệt để nếu muốn sống còn.

Theo hãng tin Pháp AFP, tình trạng tại Nga quả là một biệt lệ : Trong khi trên toàn thế giới, tất cả các hãng hàng không đều thở phào nhẹ nhõm nhờ giá dầu sụt giảm, thì tại Nga, do sự sụp giá của đồng rúp, hệ quả của một năm khủng hoảng trên vấn đề Ukraina và của đà tụt giá của giá dầu trên thị trường quốc tế, các công ty Nga đã phải gánh chịu đồng thời hai tai họa. 

Trước hết, việc sức mua của các hộ gia đình Nga bị suy thoái đã kéo theo một sự suy giảm mạnh của lượng khách sử dụng các đường bay quốc tế, vốn là loại mang lại lợi nhuận cao nhất cho các hãng hàng không Nga. Giá cả đã tăng 10% hai lần trong vỏn vẹn hai tháng đã làm nản lòng khách hàng tiềm năng. 

Ngoài ra, phần chi phí phải trả bằng ngoại tệ - nhất là tiền đi thuê máy bay – đã tăng lên gần gấp đôi, trong bối cảnh ngành hàng không Nga đặc biệt nhậy cảm với vấn đề này. Theo một nghiên cứu của Ngân Hàng Đức Deutsche Bank, tại hãng hàng không số một của Nga là Aeroflot chẳng hạn, 90% doanh thu là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ.
Oleg Panteleyev, Chủ biên trang web chuyên ngành hàng không AviaPort thẩm định : « Tình hình cực kỳ nghiêm trọng… Vấn đề đang đặt ra rất hiển nhiên : do việc lượng khách sử dụng các tuyến bay ít đi là điều không thể tránh khỏi, các hãng cần phải trả lại các chiếc phi cơ đi thuê để giảm các chi phí phải thanh toán bằng ngoại tệ, đồng thời cũng phải giảm số lượng máy bay vận hành và các chuyến bay ». 

Vấn đề là trong thời gian gần đây, các hãng hàng không Nga đã nương theo đà tăng trưởng bình quân từ 15% đến 20% của lượng khách dùng máy bay, để mạnh tay sắm thêm từ Boeing đến Airbus để đổi mới đội máy bay của họ có từ thời Liên Xô. 

Từ nhiều tuần lễ qua, ngành hành không dân dụng Nga đã bắt đầu chao đảo. Hãng lớn thứ ba tại Nga là Utair, vì không trả nổi một số khoản nợ, đã bị Ngân hàng Alfa kiện ra tòa. 
Qua ngày 21/12, đến lượt hãng đứng hàng thứ hai là Transaero, với đội máy bay hơn 100 chiếc, chủ yếu là Boeing, bị lung lay, đến mức mà hãng tin chính thức của Nhà nước Nga là TASS phải lên tiếng cầu cứu chính phủ và cảnh báo nguy cơ các chuyến bay bị đình chỉ trước cuối năm, gợi lại thảm cảnh hàng ngàn du khách bị mắc kẹt như đã xẩy ra với các tour du lịch mùa hè vừa qua sau một loạt những vụ phá sản. 

Như để chứng tỏ là mình rất chăm lo cho cuộc sống người dân, chính quyền Nga đã lao vào giúp đỡ, trợ cấp cho các tuyến bay nội địa, bảo lãnh các khoản vay của các công ty hàng không. Thứ tư 24/12 vừa qua, Transaero chẳng hạn đã được một khoản bảo lãnh lên đến 9 tỷ rúp (140 triệu euro), trong lúc Ngân hàng Alfa được chỉ thị tạm hoãn việc kiện Utair cho đến ngày 12/01/2015 để tránh gây gián đoạn trong các chuyến bay nhân dịp lễ cuối năm.

Đối với các chuyên gia, đó chỉ là các biện pháp chữa cháy ngắn hạn, còn về lâu về dài, "các khoản tín dụng chỉ giúp thanh toán chi phí xăng dầu, sân bay và lương bổng, chứ không đủ để các hãng máy bay tồn tại », nhất là khi viễn ảnh 2015 vẫn u ám. 

Đà suy sụp của các hãng hàng không Nga được cho là sẽ tiếp tục, và không loại trừ khả năng nhiều hãng sẽ phải đóng cửa, như đã từng xẩy ra vào những năm 2008-2009.


Người Nga bước vào mùa lễ với tình trạng âu lo về kinh tế

 

Người Nga bước vào mùa lễ với tình trạng âu lo về kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 – triển vọng năm 2015

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/12/20141223-ctm-danguyen.mp3

Một con đường trang hoàng đón mùa lễ
Một con đường trang hoàng đón mùa lễ
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Daniel Schearf
26.12.2014
MOSCOW—
Những chuẩn bị cho ngày lễ mừng năm mới của Nga bao trùm trong tình trạng suy thoái kinh tế và một đồng rúp đang tuột giá. Tuy nhiên, dân chúng ở thủ đô Nga dường như vẫn ở trong trạng thái vui vẻ. 
Bất kể những lo lắng về kinh tế, cư dân và khách thăm Moscow đang đồ xô đến các hội chợ Giáng Sinh để thưởng thức các màn giải trí mùa lễ.
Nhưng một lớp băng tài chính đang buông xuống. Giá dầu sụt và các biện pháp chế tài Tây phương đã gây phương hại cho đồng rúp, nâng giá hàng nhập lên và đẩy Nga tiến tới một cuộc suy thoái.
Tổng thống Vladimir Putin nói tình trạng co cụm kinh tế sẽ kéo dài nhiều nhất là vài năm, nhưng sự kiện ấy không an ủi bao nhiêu cho nhiều người Nga, kể cả Soso, một người đi mua sắm.
Ông Soso nói: “Tôi cố gắng không nghĩ về điều ấy. Mọi chuyện rất xấu, chúng ta sẽ xem nó sẽ diễn biến ra sao … Đúng là một cơn ác mộng.”
Nhiều người Nga hơn sẽ tận hưởng các sinh hoạt mùa đông này bởi vì họ không có đủ điều kiện để du hành ra nước ngoài.
Một số có quan điểm thực tiễn về việc làm ăn mùa lễ, như bà Galina bán hạt dẻ rang.
Bà nói: “Đối với tôi dường như những người có tiền sẽ không tiết kiệm tiền mua hạt dẻ, phải không? Có thể những người già, những người về hưu, hay những người lãnh lương ít. Nhưng những người có tiền, thì lúc nào cũng vẫn có tiền.”
Những người mua sắm mùa lễ có thể thay đổi thói quen chi tiền, nhưng họ vẫn mua. Đây là ý kiến bà Maria, bán đồ đan làm quà:
“Về các vấn đề kinh tế, dĩ nhiên mọi người vẫn chọn những món hàng rẻ tiền hơn và thực tiễn hơn. Nhưng hàng hoá của chúng tôi rất dễ bán vì thế mọi người mua hàng làm quà bất kể các vấn đề về tiền bạc.”
Trong khi Nga chuẩn bị đón một năm mới thắt lưng buộc bụng, Ông già Frost, là Ông già Noel của người Slav, có một vào lời khuyên ngày lễ:
“Tôi không phải là phù thuỷ, hay thầy bói. Tôi chỉ là một nhà ảo thuật Năm Mới. Năm mới của quý vị tuỳ vào chính mình. Cho dù quý vị muốn năm mới ra sao, hay đón mừng năm mới thế nào, cho dù những điều ước Năm mới của các bạn là gì, thì năm mới của quý vị vẫn thế -- Mọi thứ tuỳ thuộc vào chính quý vị. Vì thế, nếu quý vị cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì rồi ra mọi sự sẽ như thế thôi.”
Bất chấp sự kỳ diệu của mùa lễ, những tiếng nói ít lạc quan hơn cho rằng sự thất bại của điện Kremli nhằm đa dạng hoá nền kinh tế và các hành động tiếp tục ở Ukraine de doạ sẽ làm đất nước đắm chìm trong một vụ khủng hoảng kinh tế toàn diện.

Ông Castro: Khôi phục quan hệ với Mỹ nhưng không chấm dứt cộng sản

Ông Castro xuất hiện và đọc diễn văn tại Quốc hội Cuba hôm 20/12.
Ông Castro xuất hiện và đọc diễn văn tại Quốc hội Cuba hôm 20/12.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

VN hoan nghênh Cuba, Hoa Kỳ bình thường hóa bang giao

Video

Đảng Cộng hoà Mỹ lo ngại về việc nối lại quan hệ với Cuba (VOA60)

21.12.2014
Ngày thứ Bảy, Tổng thống Barack Obama được nhà lãnh đạo Cuba ca ngợi vì tiến hành việc phục hồi những mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Havana, nhưng Chủ tịch Raul Castro nói với dân chúng Cuba là việc này không có nghĩa là chấm dứt sự cai trị của cộng sản tại Cuba.

Trong một bài diễn văn đọc tại Quốc hội Cuba được truyền hình trên toàn đảo quốc này, ông Castro nói ông sẵn sàng thảo luận một loạt các vấn đề rộng rãi với các giới chức Hoa Kỳ dự trù viếng thăm Havana trong tháng tới.

Ông cũng xác nhận ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ tại Panama trong tháng Tư sang năm nơi ông hy vọng gặp Tổng thống Obama.

Được hỏi tại Washington về động thái phục hồi các qun hệ ngoại giao với Cuba, Tổng thống Obama hôm thứ Sáu nói ông không kỳ vọng những thay đổi lớn lao tại Cuba ngày tức thì, nhưng Hoa Kỳ hiện nay sẽ có những cơ hội đối thoại lớn lao hơn với chính phủ và nhân dân Cuba.

Bài diễn văn của Chủ tịch Castro ngày thứ Bảy là bình luận đầu tiên của ông kể từ khi sự đột phá ngoại giao được loan báo đồng thời bởi nguyên thủ quốc gia hai nước.

Ông Castro nói Cuba sẽ tiến hành nhanh chóng những chương trình cải cách kinh tế, với mục đích thành lập một hình thức của “chủ nghĩa cộng sản thịnh vượng và bền vững.” Tuy nhiên ông nhấn mạnh là những thay đổi đó sẽ dần dần.

Tin tức từ Havana cho biết Chủ tịch Castro chấm dứt bài diễn văn bằng từ “Viva Fidel,” ca ngợi anh của ông đã lãnh đạo lực lượng cách mạng chiếm được quyền hành tại Cuba vào năm 1959.

Fidel Castro chuyển giao chức vụ chủ tịch nước cho em, đã không thấy xuất hiện hay nói chuyện trước công chúng trong tuần này. Anh hùng quốc gia 88 tuổi, trao quyền chủ tịch nước cho em là Raul kém ông 5 tuổi, vào tháng Tư năm 2011.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Castro loan báo kế hoạch bình thường hoá các mối quan hệ sau hơn 50 năm làm cho người Mỹ chấn động và tạo nên những lời đồn đãi sâu rộng về việc hai nước có thể đến gần nhau nhanh chóng như thế nào.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói đang xem xét việc Tổng thống Obama có thể đến thăm Havana trước khi nhiệm kỳ tổng thống của ông chấm dứt vào tháng Giêng năm 2017.

Đột phá về ngoại giao diễn ra vào lúc Cuba trả tự do cho ông Alan Gross, một nhà thầu Mỹ bị bắt tại Havana vào năm 2009 về tội mang những trang thiết bị thông tin vào đảo quốc này. Oâng đã ngồi tù hơn 5 năm của bản án 15 năm. Cuba cho biết ông được trả tự do vì “lý do nhân đạo.”

Cùng lúc đó Hoa Kỳ trả tự do cho 3 nhân viên tình báo Cuba, để đổi lấy việc Havana thả một người đàn ông Cuba trước đây làm gián điệp cho Mỹ. Oâng này bị giam trong hai thập niên nhưng các giới chức Mỹ nói ông là một trong những nhân viên tình báo hữu ích nhất của Mỹ tại Cuba.

Nga trấn an thế giới về khả năng thanh toán nợ
mediaCác cửa hiệu thiếu mặt hàng do dân Nga đổ xô mua đồ dự trữ - AFP / SERGEI GAPON
Hiện đang đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng nhất từ 15 năm qua, Nga trấn an thế giới về khả năng thanh toán nợ sau khi cơ quan Standard & Poors cảnh báo về khả năng hạ điểm về nợ của nước này.
Hôm qua, 24/12/2015, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã tuyên bố rằng nước này vẫn còn nhiều dự trữ ngoại tệ và vàng, để đáp lại câu hỏi rằng liệu Nga còn có khả năng trả nợ nước ngoài trong bối cảnh mà giá dầu đã rơi xuống mức 60 đôla/thùng. 
Dầu hỏa, cùng với khí đốt, là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước Nga, nhưng đã bị mất phân nửa giá trị từ mùa hè đến nay. Việc đồng rúp sụt giá mạnh ( 40% từ đầu năm đến nay ), càng làm giảm khả năng thanh toán nợ nước ngoài của Nga. 
Tối hôm qua, cơ quan Standard & Poors đã đặt mức điểm về nợ của Nga, hiện là BBB -, dưới sự « giám sát tiêu cực », tức là có nguy cơ bị hạ bậc. Nếu bị hạ xuống một bậc nữa, mức điểm về nợ của Nga sẽ rơi vào loại « đầu cơ », khiến một số nhà đầu tư không dám đầu tư vào nợ của Nga, vào lúc mà nước này rất khó tiếp cận vốn của các thị trường tài chính quốc tế, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây. 
Sau khi rơi xuống mức thấp chưa từng có vào tuần trước, đồng rúp trong những ngày qua đã tăng giá lên đến mức cao nhất trong hai tuần qua. 
Từng bị đặt trong tình trạng vỡ nợ vào năm 1998, nước Nga hiện nay được xem là có khả năng thanh toán nợ vững chắc hơn, với nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, được tích tụ trong 10 năm nhờ giá dầu cao và với tổng số nợ nước ngoài hiện chiếm chưa tới 15% GDP.

Putin : Quyết tâm kềm giá vodka !

mediaGiá bán lẻ rượu vodka ở Nga đã tăng 30% trong một năm - REUTERS /Alexei Druzhinin
Vào lúc nước Nga đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất từ năm 1998, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho chính phủ kềm giá rượu vodka.
Trong một cuộc họp với các thành viên chính phủ và lãnh đạo các vùng của nước Nga hôm qua, 24/12/2014, Tổng thống Putin đã giải thích rằng tình trạng giá rượu vodka tăng vọt sẽ càng thúc đẩy tệ nạn làm rượu lậu, thứ rượu rẻ hơn, nhưng nguy hiểm hơn nhiều cho sức khoẻ của dân Nga, so với rượu vodka sản xuất đúng tiêu chuẩn.
Từ năm ngoái đến nay, giá bán lẻ rượu vodka ở Nga đã tăng 30%, lên đến 220 rúp (4 đôla)/nửa lít. Nền kinh tế Nga theo dự báo sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2015, do hậu quả của việc giá dầu hỏa tuột dốc và của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, vì sự can dự của Matxcơva vào cuộc chiến ở miền Đông Ukraina. 
Trước mắt, theo thẩm định của bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hôm nay 25/12/2014, tỷ lệ lạm phát ở Nga trong năm 2014 sẽ lên đến khoảng 11,5%, chủ yếu là do tháng Tám vừa qua, Matxcơva đã ban hành lệnh cấm nhập phần lớn các thực phẩm của châu Âu và Mỹ, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Một nguyên nhân khác khiến vật giá leo thang ở Nga, đó là do đồng rúp bị mất giá.

Cuba : Những hy vọng đổi đời

mediaNoel 2014 : Một tin vui lớn đối với người dân Cuba. Mỹ chấm dứt nửa thế kỷ cấm vận - Reuters
Dịp Noel năm nay đối với rất nhiều người dân Cuba có một ý nghĩa lịch sử vô cùng đặc biệt, sau hòa giải bất ngờ giữa Washington và La Habana, cho phép chấm dứt hơn nửa thế kỷ cấm vận. Báo La Croix số kép dịp Noel, ngày 24-25 tháng 12/2014, có bài phóng sự « Người Cuba hy vọng một tương lai tốt hơn », truyền đến độc giả các cảm xúc và dự toán của một số người Cuba sau biến cố 17/12.
Leonardo, một chủ công ty môi giới bất động sản vô cùng phấn chấn với tin mừng này kể từ một tuần nay. Ông hy vọng quan hệ được tái lập với Hoa Kỳ sẽ cho phép bán được nhà cho các công dân Mỹ, cho dù trong hiện tại cấm vận chưa hoàn toàn được dỡ bỏ và không có gì cho thấy người Mỹ có quyền mua nhà tại Cuba. Người Cuba chỉ mới được phép buôn bán nhà cửa từ năm 2011. 
Đối với Franck, một sinh viên tin học vừa ra trường, tương lai kinh tế Cuba chắc chắn sẽ cải thiện. Anh hy vọng mở một nhà hàng riêng, một dự định cho đến nay chỉ có rất ít người Cuba dám nghĩ đến. Mở một cửa hàng chăm sóc sắc đẹp hay làm đầu cũng là ước mơ mới của Judi, 24 tuổi, hiện đang làm thợ sửa móng tay. Judi cũng tin nếu tình hình cải thiện, thậm chí cô còn có cơ hội sang Mỹ. 
Cha Pablo, phụ trách một nhà thờ nhỏ ở vùng lân cận thủ đô La Habana thì nhận xét : « Nhờ Chúa và Giáo hoàng Phanxicô – người có vai trò lớn trong sự tái hòa giải -, người dân Cuba kể từ nay có nhiều cơ sở để hy vọng ». 
Bài phóng sự kết thúc với những suy nghĩ của Celia, một phụ nữ lớn tuổi, có bằng tiến sĩ, và có người cha chủ đồn điền cafe, từng ủng hộ lực lượng « cách mạng ». Celia – người cũng ủng hộ cuộc cách mạng tại Cuba trong quá khứ (vì trước đó có quá nhiều người thất học và đói khổ) – dè dặt trước khả năng thay đổi ngay trước mắt, sau khi quan hệ với Hoa Kỳ được bình thường hóa. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng nếu như nhà cách mạng Che Guevara có sống lại, ông cũng sẽ ủng hộ việc khép lại một trang sử đã qua. 
Trả lời câu hỏi của La Croix về việc liệu tính chính đáng của chế độ hiện hành, với các đàn áp nhắm vào những người chống lại chế độc đảng còn được duy trì, sau khi kẻ thù không còn nữa ? Celia cho biết, việc chấm dứt cấm vận sẽ là thời khắc của sự thật. Bà nói : « Ở đây, chế độ (cộng sản) quy cho Hoa Kỳ là nguyên nhân mọi đau khổ của chúng tôi. Nhưng một khi cấm vận được dỡ bỏ, chúng ta sẽ thấy mỗi bên phải chịu trách nhiệm như thế nào về phần mình ». 
Đối thoại liên tôn giáo : Cốt lõi của thông điệp Giáng sinh 
« Hướng về Cận Đông » là hàng tựa bài xã luận của La Croix ra vào dịp Noel. Tờ báo Công giáo giới thiệu lá thư của Giáo hoàng Phanxicô gửi « cộng đồng Thiên chúa giáo Phương Đông » đã trải qua nhiều khổ nạn và tình hình tiếp tục trở nên tồi tệ đi trong những tháng gần đây với những hành động tàn bạo, vô nhân tính « không thể nào tưởng tượng nổi » của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo. 
Người đứng đầu đạo Công giáo kêu gọi ki tô hữu thuộc tất cả các nhóm phái « không tuyệt vọng và giữ vững đức tin qua các thử thách ». Ông nhấn mạnh đến trách nhiệm lớn lao của cộng đồng Thiên chúa giáo Phương Đông, là thiểu số trong thế giới Hồi giáo, được ví « giống như chất men nở làm nên bột bánh ». Điều đặc biệt quan trọng mà những người Thiên chúa giáo có thể làm được là cổ vũ các đối thoại liên tôn giáo, « phương tiện tốt nhất để chế ngự xu thế cuồng tín tôn giáo, mối đe dọa đối với tín đồ của mọi tôn giáo ». Xã luận La Croix kết luận, tinh thần đối thoại giữa các tôn giáo này chính là « cốt lõi của thông điệp về ngày Thiên chúa giáng sinh ». 
Homs : Hai nửa trái ngược của một thành phố nội chiến 
Liên quan đến Syria, nơi nhiều khu vực vẫn chìm trong nội chiến, báo Le Monde có một phóng sự ảnh, ngắn nhưng mang lại những thông tin bất ngờ về cuộc sống tại Homs, đô thị từng được gọi là « thành trì » của phong trào nổi dậy. Phóng sự - mang tựa đề « Homs, quà tặng của Assad » - cho thấy một gương mặt khác của cuộc nội chiến Syria. 
Kể từ khi rơi vào chiến tranh, Homs – thành phố lớn thứ ba của Syria – được chia thành hai nửa đối lập. Khu vực của người Hồi giáo Sunni rơi vào hoang tàn, trong khi đó các khu phố của người Hồi giáo theo hệ phái Alaouit và người Thiên chúa giáo vẫn hoạt động gần như bình thường. Chỉ cần bước qua một con phố là người ta có thể bước từ một thế giới này sang thế giới khác : một bên gần như không còn dấu vết của cuộc sống, còn bên kia, học sinh vẫn đi học, các cửa hiệu vẫn mở, thậm chí những nhà hàng sang trọng vẫn đón khách. 
Trung Quốc : Học sinh nhiều nơi bị cấm tổ chức Noel 
Cũng về ngày Noel nhưng tại Trung Quốc, báo Le Figaro bản điện tử có bài « Trung Quốc : Noel bị cấm vì quá ‘‘Phương Tây'’ ». Le Figaro đưa ra một số ví dụ tại các trường phổ thông và đại học. 
Theo tờ báo Trung Quốc Global Times, tại thành phố Ôn Châu (Wenzhou) tỉnh Chiết Giang, sở giáo dục địa phương cấm mọi hoạt động « liên quan đến Noel » tại các trường học. Lý do được đưa ra là, chính quyền muốn học sinh chú ý đến các lễ hội theo truyền thống Trung Quốc, hơn là hướng về các lễ hội Phương Tây. Quyết định này không phải ngẫu nhiên, vì Ôn Châu đôi khi được mệnh danh là « Jerusalem Phương Đông », nổi tiếng với một cộng đồng Thiên chúa giáo hơn một triệu tín đồ. 
Đại học Tây An (Xi’an), tỉnh Thiểm Tây (miền tây bắc Trung Quốc) cũng cấm tổ chức Noel tại khuôn viên của trường. Ngược lại, sinh viên buộc phải xem các bộ phim tuyên truyền về văn hóa đạo Khổng. Thông tin nói trên được nhiều báo Trung Quốc đăng tải. 
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ tiêu thụ 
Kinh tế Hoa Kỳ với tỷ lệ tăng trưởng cao là chủ đề chú ý của nhật báo Les Echos. « Tiêu thụ khiến tăng trưởng Mỹ ở mức kỷ lục ». Bài viết ghi nhận mức tăng GDP 5% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái của Hoa Kỳ - theo ước tính của Bộ Thương mại - là cao nhất kể từ 2003. Lý do chính được Les Echos đưa ra để giải thích là người Mỹ tiêu nhiều cho sức khỏe, giải trí và các dịch vụ tài chính, bên cạnh đó, giá xăng lại hạ thấp nhất kể từ năm 2009.
Quỹ Tiền tệ quốc tế dự đoán giá dầu hạ sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 0,3% đến 0,7% trong năm tới. Bài viết về cùng chủ đề trên Le Monde cũng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống còn 5,8% tháng 11, với hơn 300 nghìn việc làm mới được tạo ra, nhưng cũng lưu ý, dù có nhiều thuận lợi, nhưng mức tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ sẽ giảm trong quý 4, với tỷ lệ khoảng 2,3% (theo Ngân hàng Mỹ), sau hai tháng tăng đột biến. 
Khủng hoảng Nga đe dọa các nước đang trỗi dậy 
Trái ngược với Hoa Kỳ, kinh tế Nga đang rơi khủng hoảng, và điều này có thể mang lại những ảnh hưởng dây chuyền. « Tại sao khủng hoảng Nga đe dọa các nước đang nổi lên » là phần nhận định trên Les Echos của chuyên gia kinh tế Laurence Daziano. Nhà nghiên cứu Pháp so sánh khủng hoảng của đồng rúp Nga hiện nay với các hệ quả tương tự như đồng peso Mêhicô năm 1994. 
Ba nguồn gốc của khủng hoảng được giới chuyên gia nói đến nhiều là các trừng phạt của Phương Tây do Matxcơva can thiệp vào Ukraina, giá dầu sụt giảm và lương bổng công nhân viên gia tăng tại các quốc gia khối BRICS.
Điều mà chuyên gia Pháp nhấn mạnh là khủng hoảng tiền tệ của Nga có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các nước đang nổi lên, đặc biệt qua hai con đường : thứ nhất là sự sụt giá của đồng tiền quốc gia tại các nước này, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Mêhicô, và thứ hai là khu vực kinh tế tư nhân tại phần lớn các nước đang trỗi dậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, do tín dụng tăng trưởng nhanh hơn GDP.
Theo tác giả, nguy cơ khủng hoảng dây chuyền hiện nay là ít hơn so với năm 1994 hay 1998, do các nền kinh tế nói trên đã trở nên đa dạng hóa hơn và dự trữ ngoại tệ cũng lớn hơn. Dù sao nguy cơ này cũng buộc Châu Âu phải nhanh chóng tìm ra một thỏa thuận chính trị với Putin, cho phép thoát khỏi khủng hoảng. 
Các đảng cực tả đang lên khiến Bruxelles lo ngại 
Về Châu Âu, báo Le Monde chú ý đến sự nổi lên mạnh mẽ của các đảng phái cực tả, với hồ sơ trên trang nhất « Hy Lạp, Tây Ban Nha : sự trỗi dậy của cánh tả làm Châu Âu hoảng sợ ». Các đảng Syzia (Hy Lạp) và Podemos (Tây Ban Nha) đang nhận được nhiều sự ủng hộ của cử tri nhất. Le Monde dự đoán thắng lợi của các đảng này trong kỳ bầu cử Quốc hội năm tới sẽ là gây ra một « cơn địa chấn chính trị ». 
Le Monde có hồ sơ mô tả cặn kẽ về đảng cực tả Tây Ban Nha với tựa đề « Làn sóng Podemos». Podemos (có nghĩa là « Chúng ta có thể »), bắt nguồn từ phong trào « Những người phẫn nộ» (indignados), chỉ mới xuất hiện đầu năm 2014. Trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu, đảng Podemos đã giành chiến thắng bất ngờ, giành được 5 ghế dân biểu với 1,2 triệu phiếu. Theo một số điều tra dư luận, có tới hơn 24% cử tri Tây Ban Nha lựa chọn ủng hộ đảng, bao gồm cả các cử tri cánh hữu. Hiện tượng Podemos cho thấy sự kiệt sức về ý thức hệ của các đảng phái truyền thống, tả cũng như hữu. 
Một trong những điều khiến Podemos thu được nhiều ảnh hưởng là do nhà lãnh đạo Pablo Iglesias, 36 tuổi, cựu giáo viên khoa học chính trị. Thành công của Pablo Iglesias một phần quan trọng xuất phát từ một chương trình giao lưu với công chúng hàng tuần trên mạng, được ông duy trì đều đặn từ 5 năm nay. Hỗ trợ Pablo Iglesias còn có nhiều đồng nghiệp khoa chính trị học, đại học Complutense. 
Chống khủng bố EI không chỉ trên chiến trường 
Trở lại nước Pháp, trong bối cảnh ba vụ « tấn công » xảy ra dồn dập trong những ngày trước Noel, xã luận Le Monde - mang tựa đề « Đừng nhường chỗ cho sự bối rối » - lưu ý các biến cố nói trên gây lo ngại, đó là chuyện bình thường, nhưng việc lẫn lộn giữa những kẻ Hồi giáo cực đoan với tín đồ Hồi giáo, giữa kẻ khủng bố và người tâm thần lại là điều cần chú ý.
Le Monde đặt câu hỏi liệu có thể coi người kêu vang « Thượng đế vĩ đại » là kẻ khủng bố, khi anh ta từng là bệnh nhân tâm thần từ 15 năm nay ? Trong trường hợp vụ tấn công ở Joué-lès-Tours, thủ phạm cũng « hành động có vẻ ngẫu nhiên », chứ không phải sau khi lên kế hoạch một cách kỹ càng ... Dù không phủ nhận nguy cơ khủng bố hiện nay ở Pháp là thực tế, chắc chắn cao chưa từng thấy, nhưng vấn đề chủ yếu là không để sợ hãi chi phối, sợ người lạ và co mình lại. 
Theo Le Monde, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo không chỉ diễn ra trên chiến trường, mà cả trong lĩnh vực đời sống thường nhật và các giá trị tinh thần. Bài xã luận nhấn mạnh, xã hội Pháp cần phải trả lời những thách thức đặt ra trong việc hỗ trợ hàng nghìn người trẻ tuổi hội nhập, thách thức đặt ra đối với các giá trị dân chủ, thế tục, đa nguyên rộng mở, vốn « là nền tảng của xã hội chúng ta ». 
Nước Pháp : Làm cách nào nhìn được nửa đầy của ly nước ?  
Cũng trên phương diện đời sống tinh thần nhưng nhìn rộng hơn, Libération có bài phân tích «Những định kiến của một nước Pháp khoái đau (maso) », cụ thể như việc nhiều người Pháp tự coi mình là người thua thiệt, tự coi là nạn nhân của một quá trình toàn cầu hóa gây lo ngại. Câu hỏi Libération đặt ra là « liệu chúng ta có học được cách nhìn thấy nửa đầy của một ly nước ? ». 
Libération nhắc lại « thái độ siêu lạc quan của Tổng thống Hollande trong một đất nước hết sức chán chường ». Những hứa hẹn dễ dãi, nhưng không kèm theo kết quả thực tế là điều khiến ông Hollande mất uy tín nghiêm trọng và đã buộc phải thay đổi định hướng. 
Đây cũng là tinh thần chính mà Libération muốn thể hiện qua số báo kép đặc biệt – với phông màu hồng - dành cho dịp Noel. Trước hết, tờ báo cánh tả muốn soi tỏ « những quan niệm nuôi dưỡng các suy nghĩ đen tối trong đầu người Pháp », đồng thời cũng chỉ ra những sáng kiến đã được kiến tạo tại Pháp và trên thế giới, nhằm xây dựng một thái độ lạc quan thông qua hành động.
Một loạt định kiến được Libération điểm mặt như « nước Pháp đang suy thoái », « chúng ta sợ toàn cầu hóa », « chúng ta không ưa các láng giềng », « giới tinh hoa của chúng ta đang sống trong một thế giới khác với người thường », « giai tầng trung lưu không còn tồn tại nữa », « Pháp đã mất Nhà nước » hay « quá khứ tốt đẹp hơn hiện tại »… 
Trong bài trả lời phỏng vấn dành cho Libération dịp này, nhà triết học và phân tâm Pháp Cynthia Fleury nhận xét « Có một niềm ái kỷ bị tổn thương trong chủ nghĩa bi quan của người Pháp ». Cũng trên Libération có bài điểm lại « 24 lý do khiến không nên vứt năm 2014 vào sọt rác ».
« Exodus » : Bộ phim tốn kém về Kinh Cựu ước bị chế giễu
Exodus (Thiên di), bộ phim hoành tráng hơn 100 triệu đô la của đạo diễn Anh Ridley Scott, về cuộc di cư vĩ đại của người Do Thái thoát khỏi gông cùm của đế chế Ai Cập thời cổ đại, vừa ra mắt tại Pháp. Nhân dịp này, tờ Libération có bài bình luận : « ‘Thiên di’, phim cổ đại thập cẩm », chế giễu hết lời cách làm phim pha lẫn những cảnh quay thô thiển và những thủ pháp quen thuộc của điện ảnh chiến tranh.
Theo Libération, người xem có thể dễ dàng thiếp đi nhiều lần trong khi xem bộ phim dài 2 giờ 30 phút này, mà vẫn biết câu chuyện quen thuộc (đối với những ai biết rõ văn hóa Thánh Kinh) diễn ra như thế nào. Christian Bale – trong vai nhà tiên tri Moise – thể hiện « không phải như một bậc thượng phụ hay một nhà tư tưởng, mà như một thủ lĩnh chiến tranh đầy cơ bắp và bốc lửa ». Theo Libération, đạo diễn của « Võ sĩ giác đấu » đã không mang lại gì mới mẻ cho điện ảnh về lịch sử theo Kinh Thánh và « bộ phim Exodus là tiêu biểu cho sự bất lực của Holywood trong việc thoát khỏi cái bóng của huyền thoại Cựu ước », « Ridley Scott đã (chỉ) thành công trong việc giúp cho hàng triệu khán giả phát hiện ra một thứ điện ảnh ngây ngô ».

Thế giới đón Noel trong khi nhiều xung đột đang diễn ra
mediaBài giảng của Giáo hoàng Phanxicô nhân thánh lễ Noel tại Vatican - REUTERS /Andreas Solaro
Trong thánh lễ Noel đêm qua, 24/12/2014, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi tín đồ Công giáo toàn thế giới hãy tỏ ra « dịu dàng » trong mọi tình huống khó khăn nhất, kể cả khi xảy ra xung đột.
Trong bài giảng tại thánh lễ Noel lần thứ hai mà Ngài cử hành tại Vatican, Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi 1,2 tỷ giáo dân toàn cầu đừng tỏ ra giận dữ trong cuộc sống và hãy tỏ lòng thương xót những người đang gặp khó khăn. Ngài đã đọc lời cầu nguyện : 
"Lạy Chúa, xin giúp con được như Chúa, xin ban cho con ân sủng của sự dịu dàng trong các hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống, cho con ân sủng của sự gần gũi khi đối mặt với mọi nhu cầu, của sự hiền lành trong mọi xung đột. " Lời cầu nguyện này sau đó đã được đọc lại bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Hoa và tiếng Ả Rập. 
Ngày lễ Noel năm nay đặc biệt khó khăn đối với khoảng 150.000 tín đồ Công giáo Irak do chiến sự đã phải tản cư và hiện đang sống trong tình cảnh bi thảm, không có lối thoát. Hôm qua 24/12/2014, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã điện thoại thăm hỏi những người tỵ nạn Irak ở vùng Kurdistan.
Trước đó, hôm thứ Ba, Ngài đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về số phận của những giáo dân ở Trung Đông, đặc biệt là tại Irak và Syria, nơi mà lực lượng thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, liên tục sách nhiễu, đàn áp các thiểu số tôn giáo. 
Còn tại Béthléem, như hàng năm, Đức Tổng giám mục Fouad Twal, Thượng phụ Latin của Jerusalem, đã chủ tế thánh lễ Noel tại Giáo đường Chúa Giáng Sinh. Năm nay, số khách hành hương ngoại quốc đến đây rất ít, do bầu không khí căng thẳng từ nhiều tháng qua, với những vụ xung đột mới tại giải Gaza. Từ Bethléem, thông tín viên Nicolas Ropert tường trình : 
« Trên quảng trường Máng Cỏ, nằm đối diện với giáo đường Chúa Giáng sinh, các nhóm nhạc dùng lời ca tiếng hát để sưởi ấm tâm hồn các tín đồ. Hàng ngàn đã đến đây chờ dự thánh lễ nửa đêm, trong đó có Jean-Marc, từ miền Nam nước Pháp đến Bethléem cùng với gia đình. Đây là lần đầu tiên họ có mặt ở đất thánh vào dịp Lễ Giáng Sinh. 
Ông nói : « Chúng tôi là một gia đình Công giáo thuần thành, cho nên dĩ nhiên đây là một ngày rất đặc biệt đối với chúng tôi. Dẫu sao thì trong ngày này chúng tôi không thể ở nơi nào khác. Chúng tôi đến dự thánh lễ nơi đây với lòng nhiệt thành, để gặp gỡ mọi người từ nhiều phương trời khác nhau. 
Sau khi cám ơn bằng nhiều thứ tiếng khác nhau những giáo dân đã bỏ công đến tận Bethléem, Đức Tổng giám mục Fouad Twal, Thượng phụ Latin của Jerusalem, trước sự hiện diện của chủ tịch Palestine Mamoud Abbas và thủ tướng của ông, đã lên án sự chiếm đóng của Israel.  
Ngài nói : « Chúng ta mừng Chúa Giáng sinh, nhưng đồng thời chúng ta cũng sống dưới sự chiếm đóng. Đây không phải là một tình hình bình thường. Cho nên chúng ta hãy cầu nguyện. Khẩu hiệu năm nay ở Bethléem là : « Điều tôi mong muốn cho ngày Noel, đó là công lý. » 
Thánh lễ đã kết thúc như lúc bắt đầu, đó là với những bài thánh ca. Các tín đồ trở về nhà với một thông điệp hy vọng và với một đức tin mạnh mẽ hơn. »


Đảng việt cộng làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê, đã chỉ là cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

alt

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".
Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!
Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.
Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.
Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.
Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.
***
Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.

Ủy viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
clip_image002
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước, cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.


Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1

https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2

https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3

https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4

https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5

https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6

https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P7

https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P8     

https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P9

https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P10 Ls Le Quoc Quean


Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P11

https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12

https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL 18 giao phan

https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P14

https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P15 HY Pham Minh Man

https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16

https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17

https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18

https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19

https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg

 

Oakland, CA Sun Oct 26 2014


Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List