Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, December 26, 2014

Sinh viên kiếm cơm mùa Giáng Sinh

Sinh viên kiếm cơm mùa Giáng Sinh

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-12-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12242014-stude-strug-for-liv-xmas.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Noel 2010 tại thương xá Tax - giờ chỉ còn trong ký ức
Noel 2010 tại thương xá Tax - giờ chỉ còn trong ký ức
 RFA



Sài Gòn mùa Đông, không còn cái lạnh đầy thi vị và lãng mạn của một hòn ngọc Viễn Đông xưa, một Sài Gòn mùa Đông ngập phố ngập phường, người Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt, gián, chuột cống và cá rô phi… Một Sài Gòn xưa phai dấu, một Sài Gòn khác đang hiện hồn, nhảy ốp đồng giữa thành phố ba trăm năm tuổi này. Giáng Sinh Sài Gòn cũng không còn thi vị như xưa, đây là mùa kiếm cơm của những sinh viên nghèo, những sinh viên xa nhà, thậm chí cũng là mùa kiếm cơm của nhiều sinh viên không nghèo về vật chất nhưng lại thích kiếm tiền bằng cách cho mướn thân. Đương nhiên, chữ thuê mướn thời bây giờ ở Sài Gòn cũng đổi màu.

Sinh viên nghèo kiếm cơm mùa Giáng Sinh
Một sinh viên tên Nguyệt, đang học năm thứ ba ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Sài Gòn tại 12 – Đình Tiên Hoàng, chia sẻ: “Đa số mấy người họ cần tiền thì phải tranh thủ những ngày lễ Tết, những ngày người ta nghỉ thì họ lo họ làm để kiếm thêm tiền. Bởi vì những ngày Tết thì người ta trả lương hậu hĩnh hơn và công việc cũng nhiều hơn. Đa phần sinh viên ở quê thì chịu khó làm để gửi một phần về quê, hoặc là trang trải một phần cho mình. Nhưng thường thì chỉ bám trụ được tới ngày Mồng Một Tết. Có một số nơi thì họ ở lại bán hết Tết luôn, tại vì ngày xưa kinh tế còn tốt thì bà con còn nghỉ sớm ăn Tết rồi mở cửa muộn, nhưng giờ họ cả năm đã ế rồi nên họ bán qua Tết, không nghỉ luôn!”


Theo Nguyệt, kể từ đầu tháng 12 dương lịch, sinh viên các trường đại học ở Sài Gòn bắt đầu tìm việc làm, đặc biệt là sinh viên xa nhà thường tìm việc ráo riết trong dịp này để làm kiếm tiền mua vé xe về Tết. Hơn nữa, phần đông sinh viên Sài Gòn gốc miền Trung làm thêm tất bật bởi sau mùa mua gió, kinh tế gia đình của họ gặp nhiều khó khăn, khoản viện trợ từ cha mẹ cũng eo hẹp đi phần nào. 

Chính vì vậy, họ phải tăng công suất làm việc.

Có nhiều bạn sinh viên làm thêm đến ba bốn việc trong một ngày và bỏ lớp trong suốt thời gian từ đầu tháng 12 cho đến lúc thi học kì, mọi mối liên hệ với nhà trường chỉ thông qua lịch học, thông báo và những bài vở của bạn bè được photocopy lại. Thường thì họ chọn lịch làm việc theo kiểu từ 5h sáng bắt đầu đi dọn dẹp, bày biện bàn ghế quán cà phê, phụ pha chế và phục vụ khách cho đến 9h sáng thì tiếp tục đến quán cơm để dọn dẹp, lau chùi chén bát, sau đó ăn qua quýt một dĩa cơm và chuẩn bị bưng cơm phục vụ khách đến ăn trưa. Buổi chiều lại sang quán nhậu để làm việc tiếp cho đến 10h đêm, thậm chí có khi làm đến 12h đêm cho đến lúc khách ra về.


Thường thì những ngày cuối tuần, các sinh viên này lại tiếp tục đi làm cho các nhóm nấu ăn phục vụ đám cưới trong thành phố. Với công việc bắt đầu từ 12h trưa, làm cho đến 10h, có khi 12h đêm, họ được trả công mỗi người từ bảy chục ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. Đó là mức giá chung của các nhóm tiệc cưới trả cho sinh viên. Công việc của họ ở đây chủ yếu là bưng bê, khuân vác các nồi nước lẩu, bình gas, bếp gas, sắp xếp bàn ghế, lau chùi chén bát, dĩa, ly và khi khách đến thì bưng bê thức ăn, gắp đá bỏ cho khách.

 Tiệc tan thì các sinh viên lại lau dọn vệ sinh khu tiệc cưới, sau đó lại khuân vác mọi thứ ban đầu trở về chỗ cũ.

Với lịch làm việc chật cứng và công suất làm việc cao, có nhiều sinh viên xuống ký, mất sức phải nhập viện, đó là chuyện rất bình thường của sinh viên Sài Gòn xa nhà và đặc biệt trong mùa Giáng Sinh này, nhiều bạn sinh viên nữ không lựa chọn công việc nặng nhọc giống như sinh viên nam, họ đã tham gia dịch vụ cho thuê mướn bản thân. Có rất nhiều người chọn loại dịch vụ này.

Cho thuê mướn bản thân, khỏe và có nhiều tiền
Đó là lời nhận xét của một sinh viên tên Hương, đang học năm thứ hai trường đại học luật Sài Gòn. Hương cho biết thêm: “Nói chung là có nhiều kiểu cho thuê, như đi chơi cho vui hoặc đi chơi với bạn bè, nói chung là muôn kiểu trá hình nên cũng khó nói lắm. Chẳng hạn là có hai ba ông sếp thuê bốn đến năm người rồi cùng đi chơi cho vui!”

Theo Hương, dịch vụ cho thuê bản thân trong giới sinh viên hiện nay đang nở rộ trên đất Sài Gòn, nhất là trong dịp Giáng Sinh này và sẽ kéo dài cho đến hết Tết âm lịch. Hình thức cho thuê bản thân cũng như phương cách cho thuê rất đa dạng, phức tạp

. Thường thì giới sinh viên nữ cho thuê nhiều nhất, cũng có vài sinh viên nam điển trai tham gia loại dịch vụ này. Nếu đối tượng cho thuê của sinh viên nữ là một số người nhà giàu, giới có tiền, thậm chí nhà doanh nghiệp nước ngoài đang sống xa nhà thì đối tượng thuê của sinh viên nam thường là những bà nhà giàu chết chồng, li dị chồng hoặc cô đơn triền miên, sống đến năm mươi, sáu mươi tuổi rồi vẫn chưa kiếm được chồng mặc dù tiền bạc rủng rĩnh túi.

Và loại hình cho thuê bản thân cũng lắm điều phức tạp, nhiều cô gái làng chơi cũng trá hình sinh viên, lên các trang mạng rao cho thuê bản thân. Đương nhiên là nhóm trá hình sinh viên này ít khi nào được thuê bởi giới có tiền đánh mùi rất nhanh về đối tượng họ sắp thuê. Chính vì vậy, các cô làng chơi trá hình chỉ được các cậu ấm tập tọ ăn chơi, thuê đi du lịch để du hí với nhau trong vài ngày với mức chi phí từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng trên một tuần có bao ăn ở.

Trong khi đó, những sinh viên có nhan sắc và một số cô chiêu chấp nhận cho thuê bản thân với giá tiền cao ngất ngưởng, chỉ riêng một đêm Giáng Sinh, người thuê phải trả cô gái mình thuê từ 5 triệu đồng đến bảy triệu đồng chỉ đển nắm tay đi chơi, tặng quà Giáng Sinh và có thể đi xem phim, sau đó đưa về khách sạn.

Nhưng cũng theo Hương, cái giá phải trả cho việc để người khác thuê bản thân cũng không phải nhỏ, vì không hiếm trường hợp khách yêu cầu phải đi khách sạn với họ và đặt điều kiện nếu không đi thì chỉ nhận một nửa số tiền đã thỏa thuận. Vì muốn cho thuê bản thân để kiếm nhiều tiền và không phải chung chi cho ai nên đa phần các nữ sinh viên chấp nhận điều kiện thứ hai của khách để kiếm đủ số tiền đã thỏa thuận và nhận thêm tiền bồi dưỡng.


Ngược lại, nếu chấp nhận nộp thuế cho những đường dây cho thuê bản thân có tổ chức hẳn hoi thì không bị khách quấy rối nhưng mức thuế đóng cho chủ quản đường dây này có khi cao trên 50% số tiền kiếm được từ khách. Chính vì vậy, có đường dây cũng mất tiền mà không có đường dây nhưng xui xẻo cũng mất tiền, chỉ có một cách là mất phẩm hạnh thì tiền còn nguyên trong túi.

Mùa Giáng Sinh lại về trên đất miền Nam, chắc Chúa sẽ buồn lắm khi nhìn các con của Ngài càng lúc càng thay đổi theo chiều hướng thực dụng và lạnh lùng với đồng loại, vạn vật!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Đảng việt cộng làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê, đã chỉ là cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

alt

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông viết:

"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?

Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.

Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!

Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. 

Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.

Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

***
Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.

Ủy viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
clip_image002
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước, cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List