Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, December 24, 2014

Tiền Người Việt tỵ nạn cộng sản gửi về ‘là phao cứu sinh’ CSVN


Tiền Người Việt tỵ nạn cộng sản gửi về ‘là phao cứu sinh’ CSVN
  • 18 tháng 12 2014


Một kinh tế gia ở Việt Nam nói kiều hối có tác động rất tích cực đến vĩ mô ở Việt Nam.
Bình luận được tiến sĩ Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra nhân sự kiện hãng dịch vụ chuyển tiền Western Union kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam vào tuần này.
Western Union hiện có hơn 9000 điểm giao dịch và đại lý ở 63 tỉnh thành tại Việt Nam.
“Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ.
“Trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI), và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân”, ông Thành được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời.
'Rất quan trọng'
Kiều hối 2010-2012
Hoa Kỳ 57%
Úc 9%
Canada 8,4%
Đức 6%
Campuchia 4%
Pháp 4%
Một khảo sát của CIEM tiến hành với hàng trăm người ở bảy tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy "khoảng 16% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất;
"Khoảng 17% số người tham gia cho biết tiền kiều hối chiếm đến 80% tổng thu nhập gia đình họ. Có đến 40% số người tham gia khảo sát cho biết, tiền kiều hối đóng vai trò “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với đời sống gia đình họ.
“Kiều hối đóng vai trò phao cứu sinh cho các nhà đầu tư không thể vay vốn ngân hàng do các quy định nghiêm ngặt về vay vốn,” ông Thành được báo này dẫn lời.
Vào năm ngoái Việt Nam nằm trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới với tổng giá trị kiều hối là 11 tỉ đô la Mỹ năm 2013, chiếm đến hơn 8% GDP.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, và học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua Luật Nhà ở với đa số phiếu cho phép các tổ chức và công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng như cá nhân “được phép nhập cảnh vào Việt Nam” được mua nhà và căn hộ.
Tuy nhiên luật này phải tới tháng 7 năm 2015 mới có hiệu lực và giới quan sát tỏ ra lạc quan ở mức dè dặt đối với cái gọi là "các văn bản hướng dẫn" hiện chưa có.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào cuối tháng trước, ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Việt kiều Mỹ định cư và làm việc ở Việt Nam lâu năm, nhận định “khối người nước ngoài mở công ty, kinh doanh ở Việt Nam có xu hướng thuê nhà nhiều hơn mua” và “nhu cầu có một căn nhà để về ở khoảng sáu tháng cho tới một năm của một số Việt kiều là có”.
“Những Việt Kiều chúng tôi nói chuyện và khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn chờ đợi một văn bản cởi mở hơn, rõ ràng hơn được đi vào thực tiễn”, ông Thịnh nói thêm.
Ngay cả khi mua nhà cho người nước ngoài trong đó có Việt Kiều được đơn giản, ông Thịnh nói cần có một thủ tục rõ ràng để bán lại bất động sản đã mua nhằm “tránh rủi ro”.





Tiền lương người Việt Nam vẫn thấp trong khu vực
  • 5 tháng 12 2014


Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương trung bình của Việt Nam vẫn ở ngưỡng thấp trong khu vực ASEAN, đạt 3,8 triệu đồng (181 đôla Mỹ).
Số tiền này, tính ở năm 2012, cao hơn Lào, Campuchia, Indonesia nhưng chỉ bằng một nửa so với Thái Lan, một phần ba của Malaysia và một phần 20 của Singapore.
Xét trong bối cảnh toàn cầu, mức tăng lương ở khu vực châu Á có xu hướng vượt trội, đạt 6% một năm, so với con số 2% của thế giới vào năm 2013 trong báo cáo của ILO.
Dù vậy, tổ chức này cho rằng một phần ba tổng số người lao động ở khu vực này vẫn không thể vượt qua ngưỡng thu nhập diện nghèo 2 đôla Mỹ một ngày.
Hiệu suất lao động
Mặc dù trải qua đến bốn lần cải cách, mức tăng của thu nhập trung bình đạt gần 14% giai đoạn 2011-2013, nhưng luơng tối thiểu trong hai năm gần đây vẫn chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu của người Việt Nam, thua xa các quốc gia phát triển và nền kinh tế trong khu vực.
Giám đốc ILO Gyorgy Sziraczki tại Việt Nam đánh giá: “Khoảng cách chênh lệch lớn về tiền lương giữa các quốc gia ASEAN phản ánh sự khác biệt lớn trên nhiều phương diện, trong đó có năng suất lao động.”
Cũng trong khảo sát của tổ chức này, năng suất lao động của người Việt Nam năm 2013 thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
Ông Sziraczki cũng nhấn mạnh, việc tăng tiền lương có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách của nhà nước, và tiền lương tối thiểu sẽ là bàn đạp để tối đa hóa lợi ích của việc hội nhập kinh tế.
Ngành nông, lâm, thủy sản lại thuộc nhóm có mức lương bình quân tháng thấp nhất

Ngành nông, lâm, thủy sản lại thuộc nhóm có mức lương bình quân tháng thấp nhất
Nâng cao chất lượng nhân lực xưa nay vẫn được coi là nền tảng để phát triển, tạo nguồn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thúc đẩy đời sống xã hội phát triển với điều kiện việc làm tốt hơn.
Bất bình đẳng trong cơ cấu ngành nghề
Trích dẫn Điều tra lao động Việc làm 2013, “hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm” là ngành nghề đạt mức lương cao nhất (7,23 triệu đồng một tháng), theo sau là “hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ” (6,53 triệu đồng) và “hoạt động kinh doanh bất động sản” (6,4 triệu đồng).
Trong khi đó, dù chiếm tới một nửa lực lượng lao động của cả nước, thế nhưng ngành nông, lâm, thủy sản lại thuộc nhóm có mức lương bình quân tháng thấp nhất (2,63 triệu đồng).
Tỷ lệ lao động làm công ăn lương của ngành này chiếm chỉ hơn 10% tổng số lao động làm công ăn lương của Việt Nam, do trình độ phát triển và canh tác quy mô nhỏ còn phổ biến.
Thống kê cho biết lao động làm công ăn lương hiện chỉ chiếm 35% trên tổng số lao động có việc làm ở Việt Nam, thấp hơn so với mức 50% trên thế giới.
Cũng theo báo cáo, ngành “nông, lâm, thủy sản” của Việt Nam có chênh lệch lương theo giới lớn nhất trong tất cả cả các ngành. Nữ giới hưởng lương thấp hơn nam giới 32%, con số này là 17% ở ngành “công nghệp chế biến, chế tạo”.
Ở hai ngành có mức lương cao nhất “hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”, lao động nữ lại được hưởng lương cao hơn nam giới 3,4%, và con số này ở ngành “hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ” là 1,4%.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List