Ngân
sách Việt Nam ‘bốc hơi’ mạnh vì dầu tụt giá
Bị CA phá lều giữa giá rét,
bà mẹ ôm bình gas liều chết
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Tin liên hệ
23.12.2014
Các chuyên gia kinh tế
đánh giá rằng ngân sách của Việt Nam sẽ thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng vì giá
dầu trên thế giới sụt giảm.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được truyền hình nhà nước trích lời cho biết rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm từ 0,8 - 1,2% vì biến động của giá dầu.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được truyền hình nhà nước trích lời cho biết rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm từ 0,8 - 1,2% vì biến động của giá dầu.
Ông Vinh nói rằng dù
thế, người tiêu dùng và các ngành sản xuất trong nước sẽ được hưởng lợi.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
tán đồng quan điểm này. Ông nhận định với VOA Việt Ngữ rằng giá dầu giảm “có
hai tác dụng trái ngược nhau đối với nền kinh tế Việt Nam”. Ông nói:
“Một mặt thì chính phủ
Việt Nam rất quan ngại đối với việc giá dầu giảm thì sẽ làm giảm nguồn thu ngân
sách từ xuất khẩu dầu thô. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu mà giá dầu giảm
thì nguồn thu ngân sách có thể giảm tới 20 nghìn tỷ đồng Việt Nam, tương đương
độ một tỷ hoặc hơn một tỷ đôla. Cái mặt ngược lại là giá dầu giảm thì đóng góp
cho việc làm giảm lạm phát, làm giảm chỉ số giá cả và làm cho người tiêu dùng
được lợi, cụ thể là những người sử dụng ôtô, xe máy, cước phí vận tải sẽ giảm”.
Theo báo chí trong nước,
xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam đóng góp từ 10 – 30% cho ngân sách nên giá dầu
giảm sẽ tạo áp lực cho nguồn thu này vào năm sau.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, năm 2014 Việt Nam đã khai thác hơn 15 triệu tấn dầu thô, và tính từ đầu năm
cho tới nay, đã xuất khẩu được hơn 8 triệu tấn với tổng giá trị gần 7 tỷ đôla.
Tin cho hay, chi phí
khai thác dầu thô ở Việt Nam hiện ở mức từ 30 tới 70 đôla một thùng nên với giá
dầu thô trêm thế giới dưới 60 đôla một thùng hiện nay thì theo giới quan sát,
việc khai thác dầu có thể đang bị lỗ.
Tuy nhiên, tiến sỹ Doanh
cho rằng “không nên nói rằng dầu giảm thì toàn bộ dầu khai thác của Việt Nam
thua lỗ”.
Kinh tế gia này cho rằng
ngoài vấn đề giá dầu, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một vấn đề khó khăn
nổi trội là cải cách thể chế. Ông Doanh nói với VOA Việt Ngữ:
“Hiện nay tòa án chưa
được độc lập, và chưa hoạt động theo đúng luật pháp, mà theo kết luận, theo chỉ
thị của ai đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường kinh doanh của Việt
Nam, đặc biệt là hai vụ án Bầu Kiên và Huyền Như. Nếu như không có một nền tư
pháp độc lập, và hoạt động theo đúng tinh thần của một nhà nước pháp quyền thì
cũng không có tự do kinh doanh và điều đó làm nản lòng rất nhiều nhà kinh doanh
đã thành đạt của Việt Nam. Gần đây có hiện tượng rất nhiều nhà kinh doanh thành
đạt của Việt Nam đã bán doanh nghiệp của mình cho doanh nghiệp nước ngoài, và
họ dùng tiền đó làm cái gì đó thì chưa rõ. Đấy là một tín hiệu rất không hay
cho nền kinh tế Việt Nam”.
Mới đây, các Bộ Kế hoạch
& Đầu tư, Tài chính, Công thương cùng Ngân hàng Nhà nước đã lần đầu tiên
họp bàn với nhau để bàn về quy chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô.
Báo chí trong nước đưa
tin, các bộ này đã đặc biệt lưu ý tới vấn đề theo dõi tình hình sản xuất, xuất
nhập khẩu dầu.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.