Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 24, 2015

Lãnh đạo đường sắt VN 'chết bất thường'


Lãnh đạo đường sắt VN 'chết bất thường'
  • 7 giờ trước

Ông Nguyễn Hữu Thắng, lãnh đạo đường sắt thuộc ngành giao thông vận tải, được phát hiện 'chết bất thường' tại trụ sở cơ quan ở Hà Nội.

Bộ Giao thông Vận tải sáng ngày hôm sau đã ra thông báo nói Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thuộc bộ này đã được nhân viên vệ sinh phát hiện thấy chết trong phòng làm việc vào lúc khoảng 7 giờ tối 22/1.
Vụ việc được nhanh chóng báo cho các cơ quan hữu quan, và các quan chức của Bộ gồm cả Bộ trưởng, các thứ trưởng và lãnh đạo Cục Đường sắt đã có mặt cùng các cơ quan y tế, công an và gia đình, nhưng "không cứu chữa được ông Nguyễn Hữu Thắng", theo thông báo chính thức của Bộ Giao thông Vận tải.
Bộ Giao thông Vận tải cũng nói việc hoàn tất khám nghiệm sơ bộ và đưa thi thể ông Cục trưởng về Bệnh viện Quân đội 108 đã được thực hiện lúc khoảng 11 giờ 30 đêm cùng ngày, với công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường được tiếp tục thực hiện trong sáng ngày hôm sau.
Theo cơ quan điều tra của Bộ Công an, giới chức có thu được một dây nhựa và thấy trên cổ người chết "có vết hằn xây xát do dây để lại", báo Công an Nhân dânnói.
Tường thuật của báo Tuổi Trẻ nói rằng trong đêm 22/1, đã có một chiếc xe cứu thương chạy tới hiện trường vào khoảng sau 9 rưỡi đêm và rời đi trong vòng năm phút, rồi mười phút sau có một xe cứu thương khác chạy tới. Tuy nhiên, báo này không nói chiếc xe thứ hai rời đi lúc mấy giờ, hay có còn thêm xe cứu thương nào khác tới nữa không.
'Không tham gia phát biểu'
Được biết trong ngày cuối đời, ông Nguyễn Hữu Thắng 'không có biểu hiện gì bất thường' và đã tham dự ba cuộc họp ngành quan trọng lớn, gồm cuộc họp buổi sáng về xã hội hóa ngành đường sắt do Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì, là sự kiện ông có trình bày báo cáo của Cục do mình phụ trách và 'được Bộ trưởng đánh giá cao'.
Thông báo của Bộ Giao thông Vận tải nói rằng tại cuộc họp trưa về hoạt động của Cục Đường sắt, ông là chủ tọa, điều khiển cuộc họp. Tuy nhiên, trong cuộc họp buổi chiều về tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông điều khiển, ông đã 'không tham gia phát biểu ý kiến' tuy đơn vị của ông có chức năng tham mưu đối với chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt.
Ông Nguyễn Hữu Thắng từ 25/4/2014 đã bị tạm đình chỉ chức vụ liên quan tới dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Hồi cuối tháng Tư 2014, ông Thắng đã bị Bộ trưởng tạm đình chỉ chức vụ vì đã có một số tuyên bố bị cho là không đúng mực liên quan tới việc bị đội vốn 339 triệu đô la Mỹ, từ 552 triệu lên 891 triệu đô la, trong Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Ông được báo Tiền Phong trong bài đăng hôm 24/4 dẫn lời nói: "Mình đã làm hết mức rồi... Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tí đã rùm beng cả lên," và tuyên bố sẵn sàng chấp nhận bị kỷ luật, cảnh cáo cá nhân.
Hồi tháng 11/2014, một chuyên gia không tiết lộ danh tính từ Hội khoa học Kinh tế nói với BBC Tiếng Việt rằng đó là dự án "có yếu tố vốn vay của Trung Quốc... đã nhiều lần phải điều chỉnh vốn".
Gần đây, đã xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng, trong đó có một vụ chết người, khiến dự án này bị đình chỉ và nhà thầu Trung Quốc cùng một số nhà thầu phụ và các cá nhân có liên quan đã bị cảnh cáo, khiển trách.
Ông Nguyễn Hữu Thắng sinh năm 1955, người Quảng Nam và giữ chức Cục trưởng từ tháng 6/2010 tới nay. Cục trưởng là vị trí do Bộ trưởng Giao thông Vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.



Động cơ gì thanh tra các ngành chủ chốt?
  • 7 giờ trước
Trụ sở Thanh tra Chính phủ
Thanh tra Chính phủ nói đã phát hiện, kiến nghị thu hồi hơn 51 nghìn tỷ đồng năm ngoái.

Chính phủ Việt Nam vừa công bố sẽ tiến hành thanh tra nhiều bộ ngành quan trọng và các địa phương trong nước trong năm 2015, trong lúc có các câu hỏi được đặt ra về lý do, chất lượng và cách thức thanh tra.
Hôm 23/01, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã công bố kết quả 'thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng' trong năm 2014 và kết hoạch năm 2015, theo truyền thông trong nước.
Cơ quan này cho hay 'đã phát hiện vi phạm' và 'kiến nghị thu hồi' về cho ngân sách nhà nước trên 51 nghìn tỷ đồng Việt Nam trong năm ngoái, đồng thời cho hay sẽ tiến hành thanh tra với nhiều cơ quan bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, địa phương trong năm 2015.
"Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo v.v... cùng 20 địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Ninh Thuận v.v.." sẽ được thanh tra theo kế hoạch, Thời báo Kinh tế Việt Nam cho hay hôm 23/01/2015.
Bình luận với BBC về con số 51.583 tỷ đồng và kế hoạch thanh tra các cơ quan, tổ chức, bộ ngành, địa phương nói trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói:
Rất nhiều các chuyên gia mà trong đó có cá nhân tôi cũng cho rằng con số này vẫn còn nhỏ so với tổng số thất thoát ra của nhà nước từ ngân sách trong năm quaPGS. TS. Phạm Quý Thọ
"Rất nhiều các chuyên gia mà trong đó có cá nhân tôi cũng cho rằng con số này vẫn còn nhỏ so với tổng số thất thoát ra của nhà nước từ ngân sách trong năm qua.
"Đặc biệt các thất thoát này từ việc đầu tư công, cũng như là từ các doanh nghiệp và các tập đoàn và các tổng công ty của nhà nước. Và tình hình trong suốt mấy năm qua, chúng ta đều thấy là nó rất bí bét và làm ăn rất kém hiệu quả.
"Trong đó có lãng phí, có tham nhũng, thì 51 nghìn tỷ này vẫn chưa phản ánh đúng tình hình được dư luận rất quan tâm...
"Tôi nghĩ rằng khi thanh tra cái này, người ta quan tâm là sẽ phát hiện những vấn đề gì, từ đấy có thể có những cái cung cấp cho những nhu cầu của dư luận về việc công khai minh bạch không chỉ đối với lĩnh vực dân dụng mà cả đối với những lĩnh vực quốc phòng, mà người ta cho rằng đấy là những địa phận, hay những lãnh thổ mà không thể thanh tra được.
"Lần này Thanh tra Chính phủ đã đặt vấn đề như vậy, tôi không hiểu rằng có thu được kết quả gì hay không, nhưng dự luận rất quan tâm vấn đề này.
"Bởi vì liệu không biết có phải do sức ép của việc trước khi Đại hội 12 này hay không, hay là chỉ là một kế hoạch thông thường của Thanh tra Chính phủ đặt ra hàng năm hay thôi."
'Không dễ nắn số liệu'
Thanh tra Việt Nam
Thanh tra Chính phủ nói năm ngoái đã xử lý tăng 14,3% số đơn thư tiếp nhận được so với 2013.

Hôm thứ Sáu, Giáo sư Nguyễn Đình Cử, người từng đứng đầu nhóm điều tra về tham nhũng do Ban Nội chính, trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 2005 nói với BBC về quan hệ giữa thanh tra định kỳ, theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, bất thường.
Về khả năng xảy ra các hiện tượng 'làm sạch sổ sách' hay 'nắn chỉnh số liệu' trước khi được thanh tra theo kế hoạch, ông Cử nói:
"Tôi nghĩ cái đấy cũng có thể xảy ra, nhưng cũng bằng các biện pháp nghiệp vụ thì người ta cũng có thể phát hiện được những cái mà gọi là 'làm sạch sổ sách', cũng có những biện pháp nghiệp vụ chứ không phải là muốn làm thế nào thì làm...
"Tất nhiên người ta cũng có thể làm việc nọ việc kia để đối phó với thanh tra, nhưng mà không thông báo đến nơi thì có thể người ta chưa chuẩn bị được tất cả những tài liệu, số liệu cần đến.
"Người ta cũng cần phải có kế hoạch, bởi vì chẳng hạn như anh đến thì tôi cũng còn phải ở nhà, chứ bây giờ bất thình lình anh đến tôi lại không ở nhà, thì vẫn phải cần có kế hoạch và tôi nghĩ là người ta không thể thay đổi được tất cả mọi sự thật."
Cái mà người ta phát hiện vẫn là tảng băng nổi thôi, chứ không phải là tất cả toàn bộ tảng băng, cái đấy ngay từ phương pháp cũng thấy là không thể phản ánh được rồiGiáo sư Nguyễn Đình Cử
Giáo sư Cử cũng đề cập vai trò của thanh tra độc lập và cho rằng theo quy định của Việt Nam thì chưa có các tổ chức thanh tra độc lập được tham gia giám sát các cơ quan công quyền, các bộ ngành.
Ông nói: "Theo tôi thì không có thanh tra độc lập nào khác ngoài thanh tra của nhà nước, như giám sát thì có giám sát nhà nước...
"Ở Việt Nam có kiểm toán độc lập, theo tôi đấy cũng là một hình thức kiểm tra xem công việc có được trung thực hay không, chứ còn thanh tra thì ở Việt Nam chỉ có thanh tra nhà nước thôi.
Giáo sư Cử cũng bình luận về khoảng cách giữa những gì Thanh tra Nhà nước phát hiện được và những sai phạm, thất thoát trên thực tế.
Ông nói: "Hàng năm người ta cũng công bố đã thanh tra bao nhiêu vụ, phát hiện bao nhiêu, thu hồi bao nhiêu, thì người ta đều công bố cả.
"Còn việc hết thì theo tôi không thể hết được, bởi vì thanh tra thì cũng không phải là thanh tra tất cả, mà nó chỉ làm mẫu, điểm thôi.
"Cái mà người ta phát hiện vẫn là tảng băng nổi thôi, chứ không phải là tất cả toàn bộ tảng băng, cái đấy ngay từ phương pháp cũng thấy là không thể phản ánh được rồi."
'Tai mắt nhân dân nhiều'
Bà Hiền Đức nói có thể sẽ báo cáo với Bộ trưởng Công an về những vụ dân tố cáo bị công an hành hung.

Hôm 23/01, thông báo của Thanh tra Chính phủ cho hay trong năm 2014, cơ quan này đã xử lý 18.939 đơn thư, trong tổng số 19.319 đơn thư đã tiếp nhận.
"Tăng 14,3% so với năm 2013, trong đó có 4.752 (chiếm 25%) đơn đủ điều kiện xử lý, 3.769 đơn khiếu nại và 317 đơn tố cáo", tờ VnEconomy trích thuật thông báo của Thanh tra Chính phủ cho hay.
Bình luận với BBC hôm thứ Sáu, bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng của Việt Nam và là người từng được nhận giải thưởng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói:
"Từ khi ông Huỳnh Phong Tranh lên (nắm chức Tổng Thanh tra Chính phủ), tôi đã có nhiều tiếp xúc với anh ấy nhiều lần, trong các buổi hội thảo và ý kiến, thì cũng có nhiều thay đổi.

Tất cả các ngành theo tôi đều phải thanh tra hết vì ở đâu cũng có cái sai, còn thanh tra từng bước như thế nào, đó là việc của các anh ấy, nhưng vẫn phải theo dõi tiếp tục và lên tiếng, chứ không bao giờ được dừng lạiBà Lê Hiền Đức

"Nhưng mà chưa đạt yêu cầu. Chưa đạt tức là dân vẫn cứ lay lứt, dưới đẩy lên mà trên đá xuống, chính vì vậy tôi vẫn phản ánh rằng 'dân tôi trở thành quả bóng', còn nhiều chuyện lắm phải giải quyết.
Về thanh tra với các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành và địa phương trong năm 2015, bà Lê Hiền Đức cho rằng không riêng với các ngành như công an, tòa án và kiểm sát, mà tất cả các bộ, ngành quản lý nhà nước nói chung đều cần phải được thành tra.
Bà nói: "Tất cả các ngành theo tôi đều phải thanh tra hết vì ở đâu cũng có cái sai, còn thanh tra từng bước như thế nào, đó là việc của các anh ấy, nhưng vẫn phải theo dõi tiếp tục và lên tiếng, chứ không bao giờ được dừng lại.
"Như hôm 21/01 này, những người đến thăm gia đình ông Trần Anh Kim (cựu trung tá quân đội, cựu tù nhân chính trị vừa ra tù và đang bị quản chế) đã bị đánh đập, tất cả việc này tôi sẽ làm việc với đồng chí Bộ trưởng Công an sắp tới đây.
"Tôi sẽ đề nghị đồng chí Bộ trưởng gặp tôi và đề nghị kiểm tra những gì, lúc đó tôi sẽ đặt vấn đề lên bàn đồng chí.
"Ngoài ra, hiện nay có khoảng sáu, bảy Giám đốc Công an các tỉnh, thành, Thiếu tướng, đại tá giám đốc Công an các tỉnh làm ăn rất láo, trùm tham nhũng, ... thì tất cả những cái này, tôi đang thu thập tài liệu để đặt lên bàn Bộ trưởng.
"Còn về Thanh tra Chính phủ, hiện nay vẫn chờ đợi xem Thanh tra Chính phủ làm đến đâu đã và nhân dân vẫn theo dõi, tai mắt nhân dân vẫn còn nhiều lắm," bà Hiền Đức nói với BBC.


Làn sóng từ chối Viện Khổng Tử trên thế giới và bài học cho VN

 

Làn sóng từ chối Viện Khổng Tử trên thế giới và bài học cho VN

Human Rights Abuses against Women in Vietnam



image





Preview by Yahoo



Việt Hà, phóng viên RFA
2015-01-23

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vietha01232015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
DSC-1374-9720-1419679758-622.jpg
Lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại trường ĐH Hà Nội vào sáng 27/12/2014.
Photo courtesy of VNExpress
Tiếp theo sau những phản đối của một số trường đại học Mỹ về sự có mặt của Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại các trường đại học ở Bắc Mỹ, mới đây một trường đại học ở Thụy Điển cũng đã từ chối gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử. Đây được coi là một làn sóng phản đối những ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc thông qua viện Khổng Tử vào môi trường học thuật.
Tuy nhiên Việt Nam mới đây đã cho phép mở một viện Khổng Tử tại trường đại học Hà Nội. Liệu làn sóng từ chối ảnh hưởng của viện Khổng tử trên thế giới sẽ tiến tới đâu, và bài học gì đối với những nước như Việt Nam khi cho phép mở những viện này trong các trường đại học của mình?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư sử học Steven Levine, thuộc trường đại học Montana, người đã góp phần đưa viện Khổng Tử vào đại học Montana nhưng gần đây đã lên tiếng phản đối hình thức này. Viện Khổng Tử hiện do văn phòng dạy tiếng Trung quản lý, gọi là Hanban.

Là một cơ quan của chính phủ TQ

Trước hết nói về những gì mà viện Khổng Tử mang lại cho các trường đại học Mỹ, Giáo sư Levine cho biết:
Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do.
-GS Steven Levine

GS Steven Levine: Theo tôi cái mà họ có thể đóng góp nhất là đối với những cơ sở nhỏ không có các chương trình lớn nghiên cứu về đông Á và Trung Quốc là tiền và giáo viên dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Hoa nhưng văn hóa Trung hoa mà họ dạy thì rất nhạt và không sâu. Ở các trường đại học lớn và có tiền thì viện Khổng Tử chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì họ có. Ở nhiều trường đại học bao gồm trường đại học Montana của tôi ở miền Tây Bắc nước Mỹ thì chúng tôi có rất ít cho các chương trình nghiên cứu về Trung Quốc cho nên viện Khổng Tử đóng vai trò lớn hơn và thực sự viện này chỉ là một cơ quan của chính phủ Trung Quốc, đó chính là phản đối chính của tôi đối với họ.

Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do, các vấn đề học thuật, kiến thức, đào tạo không bị gây ảnh hưởng, nhưng đó không phải là điều đang xảy ra với viện Khổng Tử vì họ là một nhánh của chính phủ Trung Quốc và họ bị giới hạn phạm vi những gì họ có thể nói. 

Như bạn biết là có nhiều đề tài bị coi là cấm kị vì đảng cộng sản Trung Quốc không cho phép thảo luận những đề tài đó dù là ở Trung Quốc hay ở nước ngoài. Trong các đề tài đó có vụ 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng ngàn người bị giết hại ở Bắc Kinh, vấn đề độc lập của Tây Tạng, vấn đề Đài Loan, và nhiều vấn đề khác về nhân quyền mà văn hóa phương Tây ca ngợi còn đảng cộng sản Trung Quốc phản đối vì coi đó là đe dọa cho quyền lực của họ. Theo tôi trường đại học phải là nơi không vấn đề gì không được quyền thảo luận.

Việt HàMột số giáo sư đại học tại Mỹ có lập luận cho rằng những tranh luận về ảnh hưởng không tốt của viện Khổng Tử trong các trường đại học đã bị cường điệu quá đáng vì tâm lý chống Trung Quốc, lo ngại Trung Quốc. Ông nghĩ thế nào về nhận xét này?
GS Steven Levine: Vấn đề không nằm ở chỗ là cường điệu hóa vấn đề Trung Quốc. Theo tôi vấn đề là chúng ta phải duy trì được tính độc lập của học thuật của các trường đại học Mỹ. Tôi nhận thấy là vấn đề ở đây khác với Việt Nam nơi có hệ thống chính trị hoàn toàn khác. Cho nên phản đối của tôi hoàn toàn dựa vào kiến thức về nước Mỹ và nền dân chủ phương Tây.
035_pau501998_05-305.jpg
Một chi nhánh của Viện Khổng tử Trung Quốc quảng bá văn hóa tại thành phố Blagoveshchensk, Nga hôm 22/5/2011.

Việt Hà: Các viện Khổng Tử đã có mặt ở các trường đại học Mỹ cả thập kỷ qua, tại sao đến giờ các giáo sư mới nhận thấy vấn đề của viện này?

GS Steven Levine: Từ cá nhân tôi thì tôi thực sự liên quan trực tiếp đến việc đưa viện Khổng Tử vào trường đại học Montana vào khoảng 10 năm về trước. Lúc đầu, chúng tôi thấy đó là một viện vô thưởng vô phạt, không gây nguy hiểm gì và sẽ mang các nguồn lực vào trường nơi chúng tôi không có nhiều nguồn lực cho việc giảng dạy các vấn đề về văn hóa Trung Quốc. Chúng tôi như bị mù và tôi không có lý do gì biện minh cho những gì tôi làm lúc đó. Lúc đó chỉ là đi tìm thêm nguồn lực cho trường. Nhưng khi tôi bắt đâu xem xét vấn đề cũng như một số các giáo sư khác cũng vậy, chúng tôi thấy vấn đề về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt và tôi bắt đầu thay đổi cách nhìn của mình.

Vào năm 2009 tôi dự một cuộc họp các giám đốc viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đó là vào tháng 12 năm 2009 và tôi biết được nhiều hơn Hanban đã thực hiện việc kiểm soát thế nào từ Bắc Kinh. Cuộc họp như là cuộc họp của đảng cộng sản nơi các chỉ thị được các lãnh đạo đưa ra. Rõ ràng là có nhiều thảo luận không được phép. Trong một cuộc họp riêng của viện tôi có đề nghị dạy thuyết Khổng Tử trong quá khứ nhưng họ không làm. Ý tưởng viện Khổng Tử nên dạy về Khổng Tử đã bị từ chối, nó không phải nhiệm vụ của họ…. theo tôi đây thực sự là sự biên dịch sai tên của Viện và tinh thần Khổng tử chỉ để thực hiện ý chí chính trị của Đảng cộng sản.

Cần đảm bảo sự tự do và độc lập

Việt HàBất chấp lời kêu gọi của hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ về tẩy chay viện Khổng Tử, hiện chỉ có một vài trường đại học tại Mỹ và Canada không gia hạn hợp đồng với viện này. Ngoài vấn đề tài chính, nguyên nhân nào khiến các đại học chưa có quyết định tương tự?

GS Steven Levine: Theo tôi vấn đề chính là tài chính và một phần là sự giải thích vấn đề. Có một số giáo sư ở một số trường khác cơ bản là đã không nhìn nhận vấn đề này. Họ nói rằng các trường đại học có nhiều nguồn lực và nếu viện Khổng Tử không muốn bàn về Tây Tạng, Thiên An Môn thì họ sẽ nói về những vấn đề này ở chỗ khác. Nó đúng với trường đại học Chicago nhưng không đúng với các trường khác vì viện Khổng tử ở các trường khác là nơi duy nhất có các cơ hội để có được nguồn tiền tài trợ cho các sự kiện liên quan đến Trung Quốc. Nó không phải là một vấn đề đơn lẻ, nó phức tạp hơn thế nhiều. Theo tôi, tiền bạc ở một số nơi không phải là quá lớn nhưng ở những nơi không có nhiều tài trợ thì nó có ảnh hưởng lớn trong những gì mà họ có thể làm. Theo tôi hiện chỉ có một số nhỏ trường từ chối hợp đồng với viện. Có thể trong một hai năm nữa sẽ có thêm những trường khác nữa nhưng tôi thực sự không mấy lạc quan về làn sóng này.

Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.
-GS Steven Levine
Việt Hà: Hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ cũng nêu ra điều kiện đối với viện Khổng Tử muốn hoạt động ở các trường đại học Mỹ để đảm bảo sự tự do và độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy. Theo ông liệu Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này hay không?

GS Steven Levine: Theo tôi lãnh đạo Trung Quốc và Hanban sẽ quan sát một thời gian để xem các trường khác ở Mỹ và Canada có phản ứng thế nào. Như đã nói từ trước thì đến lúc này chỉ có vài trường có hành động. Nhưng vấn đề khác nữa là các trường thường không nhanh chóng có hành động. Nó giống như thời gian tan băng trong thay đổi. Cho nên có thể là có một giáo sư hay một số của một khoa nào đó ở trường đặt câu hỏi, và họ sẽ có những cuộc họp trước khi có hành động. Cho nên bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.

Việt HàTheo ông thì các nước khác như Việt Nam có thể học được bài học nào từ các trường đại học Mỹ trong trường hợp viện Khổng Tử với điều kiện hạn hẹp về ngân quỹ và nhất là hệ thống chính trị khác biệt?

GS Steven Levine: Tôi hy vọng rằng các trường đại học ở các nơi khác bao gồm ở Việt Nam tiến tới hướng tự do trong giảng dạy. Tôi hiểu là Việt Nam và Trung Quốc có sự kiểm soát rất chặt đối với  các trường đại học. và điều này cũng đúng với nhiều vùng khác trên thế giới. Nhưng theo tôi trường đại học là nơi tự do tìm hiểu, là nơi mà giáo sư và sinh viên không bị trói buộc bởi những lo ngại chính trị. Họ có thể khám phá mọi điều tự do. Tôi hiểu đó là điều lý tưởng nhưng lý tưởng đó nên là điều mà các giáo sư và sinh viên đánh giá cao. Theo thời gian, theo tôi, dù Trung Quốc có ảnh hưởng lớn về kinh tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt các viện Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ là những phản ứng với vấn đề này sẽ còn chậm chạp hơn so với sự mở rộng của viện Khổng Tử trong tương lai gần.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Nguyễn Hòa Bình tại quê nhà Quảng Ngãi


Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Nguyễn Hòa Bình tại quê nhà Quảng Ngãi

 23.1.15  Chân dung Quyền lực

Bùi Hằng vạch mặt công an - côn đồ giữa chợ




image





Preview by Yahoo



Đầu tiên phải nhắc độc giả về nội dung “chưa đến trăm tỷ” trong bài trước chỉ là số vốn đăng ký ban đầu để làm mồi. Bắt đầu từ đó, tiền nghìn tỷ mới ào ào đổ về túi của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình mới là tiền thật. Trong số các dự án lớn của Nguyễn Tuấn Anh tại quê nhà Quảng Ngãi phải kể đến 2 dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ vài trăm tỷ lên tới cả nghìn tỷ đồng với sự góp “vốn chính trị” là chủ yếu từ bố Nguyễn Hòa Bình hồi làm Phó Bí thư, đến khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và giờ là Viện trưởng VKSND Tối cao. Đó là các dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” và “Khu đô thị An Phú Sinh”, hãy xem quá trình đầu tư và triển khai các dự án này.

1- Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”
Tháng 04/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI) của Nguyễn Tuấn Anh mượn danh nghĩa 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Tre Việt để hợp thức hóa “liên danh đầu tư”. Từ đó Nguyễn Tuấn Anh vẽ ra Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng và được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư số 341032000072 ngày 12/4/2010 để TAH thực hiện dự án xây dựng “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” tại phường Nghĩa Chánh, trung tâm thành phố Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng trên tổng diện tích 89.728 m2 (gồm 79.128 m2 và 10.600 m2 trên nền của bến xe Quảng Ngãi). Điều “hỗn hào” với luật pháp nhà nước là dự án rất lớn lên tới gần nửa nghìn tỷ đồng (458 tỷ) tại trung tâm thành phố mà UBND Tỉnh Quảng Ngãi lại sẵn sàng cấp phép đầu tư cho “liên danh” với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỷ đồng  của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (?!), phần còn lại sẽ có từ vốn vay, vốn huy động đầu tư “thứ cấp” 389,75 tỷ và phát hành trái phiếu 62,25 tỷ.

Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 1)

Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 2)

Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 4)

Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 5)

Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 6)
2- Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”
Sau khi được vị trí Bí thư tỉnh ủy, một mặt ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo UBND Tỉnh Quảng Ngãi “tung” ra nhiều dự án bất động sản mời gọi đầu tư, mặt khác thì chỉ đạo con trai Nguyễn Tuấn Anh chuẩn bị “hứng” các dự án này. Cụ thể, ngày 29/3/2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành thông báo số 108-TB/TU về việc triển khai dự án trên lô đất rộng 42,64ha thuộc phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng - trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Đúng 1 tháng sau, ngày 29/4/2011, con trai Nguyễn Tuấn Anh mở công ty Thiên Bút, và chỉ hơn 1 tháng sau nữa, ngày 09/6/2011 Thiên Bút đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi vội vàng cấp giấy CNĐT số 34121000097 để thực hiện dự án phát triển “Khu đô thị An Phú Sinh” tại lô đất trên với tổng vốn lên tới 972 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiên Bút cũng chỉ có 6 tỷ đồng, phần còn lại là vốn huy động (?!)
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng

Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng

Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồngcủa gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 1)

Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 2)

Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 3)
* * *
Hiện nay, cả hai dự án vẫn đang còn dang dở, từng lớp dân oan kéo về TW khiếu kiện vì mất đất, mất ruộng, một số báo chí lên tiếng nhưng rồi cũng dần bị lãng quên. Trong khi chính quyền tỉnh đe dọa sẽ thu hồi 23 dự án chậm tiến độ nhưng kỳ lạ là lại ưu ái kêu gọi đầu tư cho 2 dự án chậm tới 3-4 năm của gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình ? 

Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả hai dự án quá lớn so với năng lực thực sự nên gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn” , nhưng vì “vốn chính trị” quá lớn nên được Quảng Ngãi đặc cách, song song với việc chủ động kêu gọi đầu tư cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, thì chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xé lẻ cấp sổ đỏ cho từng khu đất thuộc 2 dự án trên để biến thành tài sản riêng của gia đình. Gần đây nhất, ngày 27/12/2014, UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số 6058/UBND-CNXD:
Từ các dự án đầu tư gần như không vốn, các lô đất tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi được chính quyền xé lẻ, lần lượt cấp cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình một cách rất hợp pháp
Như vậy, theo quyết định này:

- Nộp ngân sách 1,18 tỷ đồng, Thiên Ấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 3.346m2 thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”.

- Nộp ngân sách 11,12 tỷ đồng, Thiên Bút cũng được cấp sổ đỏ cho phần đất rộng 22.416m2thuộc dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”.

Cả 02 lô đất trên đã được Nguyễn Tuấn Anh phân lô, bán nền, cụ thể:

- Khu đất thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 173 lô, gồm các khu: N1.1 (26 lô), trị giá 19 tỷ; N1.2 (70 lô), trị giá 51,4 tỷ; N1.3 (35 lô), trị giá 36,9 tỷ; N1.4 (32 lô), trị giá 29,6 tỷ và N1.5 (10 lô) trị giá 5,6 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 142,6 tỷ đồng. Như vậy, riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất141,82 tỷ đồng.

- Khu đất thuộc dự án “Khu Đô thị An Phú Sinh”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 254 lô, gồm các khu: N1.1 (33 lô), trị giá 34,7 tỷ; N1.2 (40 lô), trị giá 52 tỷ; N1.3 (16 lô), trị giá 8,9 tỷ; N1.4 (8 lô), trị giá 5,4 tỷ; N1.5 (5 lô), trị giá 3 tỷ; N1.13 (36 lô), trị giá 21,2 tỷ; N1.15 (34 lô), trị giá 22,7 tỷ; N2.13 (4 lô), trị giá 6 tỷ; N3.33 (12 lô), trị giá 8,3 tỷ; N3.34 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.35 (12 lô), trị giá 8,7 tỷ; N3.36 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.37 (12 lô), trị giá 3,7 tỷ; N3.39 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ và N3.40 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 207,39 tỷ đồng. Riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 196,27 tỷ đồng.

Như vậy, với riêng quyết định này của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình xem như đã cướp không đất của tỉnh nhà (nói cho đúng là cướp không đất của người nghèo) để phân lô, rao bán ra ngoài với danh nghĩa các công ty đầu tư Thiên Ấn, Thiên Bút thu lợi bất chính tới 337.69 tỷ đồng. Cứ theo đà xé lẻ cấp sổ đỏ “hợp pháp” như thế thì sau khi “làm thịt” xong 2 dự án trên, gia đình ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình vơ vét được từ vùng đất quê nhà vốn được xem là tỉnh nghèo này lên tới con số nghìn tỷ âu cũng là chuyện đương nhiên.

Nguồn: Thanh tra Nhân dân




Tố cáo Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi

 22.7.11  Chân Dung Quyền Lực
Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình đã bị kỷ luật, nhưng nhờ dâng vợ cho "cấp trên" là ông Lê Thế Tiệm nên Bình thoát nạn, chỉ "bị" đưa về Quảng Ngãi làm bí thư, vẫn thói quen ăn bẩn và đầy tham vọng, Nguyễn Hòa Bình tiếp tục đội trên đè dưới để đạt được mục đích. Xin giới thiệu lá đơn tố cáo của Đại tá Nguyễn Xuân Vinh được gửi đến từ con trai của ông. Dù rằng lá đơn này gửi sai địa chỉ, không được giải quyết, kết quả là Nguyễn Hòa Bình vững chãi trên ghế Viện trưởng VKS Tối cao và hiện đang có tham vọng quyền lực cao hơn nữa.
Nguyễn Hòa Bình thời còn làm Bí thư Quảng Ngãi
Thay mặt cha tôi, xin gửi tới BBT lá đơn của cha tôi, mong đăng công khai để mọi người cùng biết.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Kính gửi: - Đ/c Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
                - Đ/c Trưởng ban tổ chức TW Đảng;
                - Các đồng chí trong Bộ Chính trị.

Hội nghị Trung ương 2 chuẩn bị khai mạc, những đồn đoán về nhân sự cao cấp của Đảng, Nhà nước liên tục được đưa ra ở mọi lúc, mọi nơi. Người mà chúng tôi hết sức băn khoăn đó là ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, một con người đầy tai tiếng lại được dư luận khẳng định sẽ làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Làm công tác tổ chức, cán bộ thì phải đánh giá con người cả một quá trình, vì vậy, chúng ta không phép quên vai trò, trách nhiệm của ông Nguyễn Hòa Bình trong vụ án Rusanka, khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát và nhiều vụ việc khác. Chỉ vì thù tức cá nhân do Nguyễn Đức Chi không chịu cung phụng mà ông Nguyễn Hòa Bình đã khởi tố, phong tỏa toàn bộ tài sản của Nguyễn Đức Chi cho dù những tài sản đó không liên quan gì đến hành vi phạm tội của Chi. Hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư vào dự án Rusanka bị mất, hậu quả của những việc làm sai trái của ông Nguyễn Hòa Bình đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Việc thứ 2 là Nguyễn Hòa Bình tìm mọi cách khởi tố ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ vì ông Sở không chịu bán (thực chất là cho không) cho ông Nguyễn Hòa Bình ngôi nhà trị giá hàng chục tỷ đồng. Vụ việc này kéo dài mãi gây rất nhiều tốn kém, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Lê Thế Tiệm với sở thích quái đản là "dùng" vợ cấp dưới

























Về bản chất, ông Nguyễn Hòa Bình là người cực kỳ tham vọng, sẵn sàng làm mọi chuyện để có quyền lực, kể cả những việc hết sức mất phẩm chất đạo đức. Ngay từ khi còn làm cục phó, ông Nguyễn Hòa Bình đã cho vợ tiếp cận ông Lê Thế Tiệm, khi đó là thứ trưởng phụ trách cảnh sát với lý do là phục vụ bà Cùng (vợ ông Tiệm), nhưng thực chất là dâng vợ cho thủ trưởng, phục vụ ông Tiệm, qua đó được ông Tiệm ưu ái, nâng đỡ trên con đường công danh, sự nghiệp. Điều này, được chính ông Lê Thế Tiệm xác nhận với một số chiến hữu thân cận khi gặp lại vợ ông Bình (ông Tiệm nói: “em này, trước đây mình dùng suốt”)

Chúng tôi không rõ những người có phẩm chất, tư cách như ông Nguyễn Hòa Bình có xứng đáng làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay không? Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn bày tỏ sự việc mong các đồng chí lãnh đạo cân nhắc, lựa chọn người cho đúng, tránh để những người thoái hóa, biến chất nắm giữ những chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước./.

Hà Nội, ngày 2/7/2011

TM. Câu lạc bộ công an hưu trí Hà Nội

Đại tá Nguyễn Xuân Vinh
(đã ký)

Nguồn: Internet



Trung tướng Trương Hòa Bình, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và đám tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

 1.3.14  Chân Dung Quyền Lực
Tôi là một cán bộ ngành nội chính ở Hà Nội, hơn 20 năm trong ngành công an, nay đã chuyển ngành. Hôm nay xin mạo muội gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bạn bè, thân hữu, những người quan tâm về một số điều mà dư luận đang xôn xao, bàn tán liên quan đến đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã diễn ra được vài ngày, nhưng dư âm của nó vẫn đang tác động đến mọi giai tầng của xã hội. Đi đâu mọi người cũng bàn tán, bình luận về đám tang thượng tướng Ngọ. Từ người xe ôm, cậu sinh viên ở quán trà đá ven đường đến công chức, nhân viên văn phòng trong quán bia hơi và cả doanh nghiệp, quan chức ở các nhà hàng đều bình luận, mổ xẻ, phân tích về đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Gần như tất cả đều đánh giá Bộ Công an đã tổ chức lễ tang trang trọng, trang nghiêm và đầy đủ tình cảm, tình nghĩa của đồng chí, đồng đội. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và công an ở bộ, địa phương đều đến viếng và dự lễ truy điệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Công an về dự lễ an táng tại Thái Bình. Gặp, trò truyện với nhiều đồng chí công an lão thành, các đồng chí đều khẳng định, lực lượng công an là như thế, trong công việc dù có bất đồng, thậm chí đập bàn với nhau do khác biệt quan điểm giải quyết công việc, nhưng khi có đồng chí hy sinh, từ trần, dù là hạ sỹ hay cấp tướng thì mọi người đều đến viếng, chia buồn theo đúng nghi lễ, đó là tình cảm đồng đội, đồng chí, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Đoàn Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng Đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Đoàn Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng Đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ
Dư luận cũng thắc mắc không hiểu vì sao mà không thấy hai người đứng đầu ngành Viện kiểm sát, Tòa án là đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đến viếng. Chẳng lẽ các đồng chí ấy bận đến mức không thể đến để chia tay vĩnh biệt một người từng là đồng đội, cùng trong Đảng ủy công an trung ương, cùng lã lãnh đạo Tổng cục cảnh sát, từng ăn cùng mâm với nhau… Đ/c Ngọ mới chỉ là người bị tố cáo, Đảng chưa kết luận, chưa kỷ luật, chưa bị khởi tố mà sao đối xử với nhau như vậy?! Giả sử đ/c Ngọ vi phạm thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng vẫn còn đó tình người, tình đồng đội, tình đồng chí chứ. Khi đ/c Ngọ còn sống, chắc chắn thường xuyên họp với đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình và họ vẫn gọi nhau là đồng chí. Chẳng lẽ cái gọi là tình đồng chí, tình người cộng sản của hai đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình lại như vậy ư? 
Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình






















Một số đồng chí lão thành còn nói rằng, trong suốt thời gian đ/c Ngọ lâm bệnh, cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đều không một lần vào thăm, đó là sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức của người Việt Nam, đạo đức của người cộng sản. Nhiều đồng chí trong câu lạc bộ công an hưu trí bức xúc nói, trong cuộc đời công tác các đồng chí đã từng chỉ đạo khởi tố, bắt giam đồng đội vi phạm pháp luật, đó là chuyện bình thường, vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý, không ai có thể làm khác được, nhưng họ vẫn đến trại giam thăm hỏi, động viên cải tạo tốt để sớm được trả tự do, vẫn đến gia đình để chia sẻ khó khăn, vì đó là cái tình người, tình đồng đội, đồng chí; ứng xử của cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình là không thể chấp nhận được và cũng thật may họ không còn là cán bộ công an nữa.
Trung tướng Trương Hòa Bình
















Và cũng có ý kiến băn khoăn việc không thấy các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đến viếng, gửi vòng hoa viếng. Giá như có thêm mấy vòng hoa thì trọn nghĩa, trọn tình, bởi nghĩa tử là nghĩa tận. Có người so sánh, Lê Hiếu Đằng ly khai, chống Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng khi mất nhiều đồng chí lãnh đạo là đồng đội cũ vẫn đến hoặc gửi vòng hoa đến viếng; vậy mà một Ủy viên trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng không đáng được như Lê Hiếu Đằng hay sao?

"Đồng chí" Trương Hòa Bình (trái) và Phạm Quý Ngọ (phải)

"Đồng chí" Nguyễn Hòa Bình (trái) và Phạm Quý Ngọ (phải)

Các "đồng chí" Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình trao huy hiệu cho nhau

...và "giao lưu" thân mật...

Vẫn biết là ma chê, cưới trách, nhưng qua đó cũng biết được tình nghĩa, tình người, nhân cách, đạo đức của một số người. Mà đức là gốc, cây có gốc mới phát triển được. Con người có đức mới thành Người; xã hội có đức mới trường tồn được./.

Hà Nội, 27 tháng 2 năm 2014

Hoàng Văn Thanh
Ba Đình – Hà Nội 

Nguồn: Internet



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Viện KSND Tối cao: Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng!

 20.1.15  Chân dung Quyền lực
Sáng ngày 16/1/2015, Viện KSND Tối cao đã tổ chức nghị Triển khai công tác ngành Kiểm sát năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng đã tới dự và chỉ đạo hội nghị, ông nhấn mạnh: “Cán bộ, kiểm sát viên làm công tác này phải luôn giữ cho mình thật sự trong sạch, thật sự liêm chính, phải là người có bản lĩnh, dũng khí, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, không khoan nhượng với tham nhũng. Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng!”. Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng, tức là hứa với TBT là .. tay sẽ không nhúng chàm?!
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng và hứa… tay sẽ không nhúng chàm?!
Lời phát biểu “Tay nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng được lên trang nhất của hàng loạt báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người lao động,… và ngập tràn trên các trang tin, báo điện tử những ngày qua với ngụ ý đầy bí ẩn của giới truyền thông, vốn bị bóp nghẹt bởi Ban Tuyên giáo TW trong bối cảnh 02 Ủy viên Bộ Chính trị đang bị tố cáo tham nhũng với khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ và hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó có ông Phó thủ tướng, Phó Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc.
Với ngụ ý đầy bí ẩn, giới truyền thông trong nước bắt đầu phản ứng với Ban Tuyên giáo TW bằng tít bài “Tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng
Đáng lẽ, ông Nguyễn Hòa Bình, UV.TW Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng chưa phải là “chân dung” ưu tiên của CDQL, nhưng nhân sự kiện có tính thời sự này, chúng tôi buộc phải có tuyến phóng sự nóng về ông Nguyễn Hòa Bình để Nhân dân được rõ gia đình ông đã “làm kinh tế” như thế nào, và cũng trả lời cho câu hỏi “Liệu tay của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nhúng chàm hay chưa?”.

Vài nét về tiểu sử ông Nguyễn Hòa Bình:

Trước 2007: Đại tá, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, kiêm Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự QL Kinh tế và chức vụ, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT.

Tháng 1/2007: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, kiêm nhiệm chức Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm tham nhũng.

Tháng 4/2007: Được phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân.

Tháng 5/2008, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Tháng 4/2010: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Tháng 8/2011 đến nay: Viện trưởng Viện KSND Tối cao. 

Thành phần gia đình:

(1)Vợ: Phùng Nhật Hà, sinh năm 1960, Chủ tịch HĐQT Công ty CPTM Bia Sài gòn Miền bắc (Sabeco Hà Nội)
Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Nguyễn Hòa Bình, người đàn bà khét tiếng với các phi vụ chạy án trong ngành kiểm sát

Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Nguyễn Hòa Bình, người đàn bà khét tiếng với các phi vụ chạy án trong ngành kiểm sát
(2)Con trai lớn: Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1983, Trưởng ban Bán và Xử lý nợ, Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Nguyễn Tuấn Anh, con trai đầu của ông Nguyễn Hòa Bình cùng cô nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp, hiện là nhân viên của Nguyễn Tuấn Anh tại VAMC
(3)Con dâu (vợ Nguyễn Tuấn Anh): Hoàng Minh Thủy, sinh năm 1983, hiện đang công tác tại Vụ Hợp tác Quốc tế và Tương trợ Tư pháp Hình sự, Viện KSND Tối cao.
Hoàng Minh Thủy, vợ Nguyễn Tuấn Anh cùng bố chồng Nguyễn Hòa Bình trong 1 chuyến công tác tại Úc
(4)Con trai thứ 2: Nguyễn Việt Anh, sinh năm 1990, sinh viên Đại học Quốc tế RMIT.
Nguyễn Việt Anh, con trai thứ 2 của ông Nguyễn Hòa Bình tại căn biệt thự Vinhomes Riverside
Trong những bài phóng sự tiếp theo về ông Nguyễn Hòa Bình, chúng tôi sẽ đề cập đến: Những thủ đoạn biến đất công thành của riêng từ thời ông Nguyễn Hòa Bình còn làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Điểm qua những vụ chạy án “khủng” của ngành Kiểm sát; Quan hệ lợi ích nhóm giữa gia đình ông Nguyễn Hòa Bình và các đại gia sân sau; Điểm danh những công ty ma của Nguyễn Tuấn Anh; Hoạt động môi giới dự án, rút ruột ngân sách Nhà nước của Nguyễn Tuấn Anh; Lý do Đảng viên Nguyễn Tuấn Anh ngoại tình và nhiễm bệnh viêm quy đầu;… Mời độc giả đón đọc. 

Nguồn: Thanh tra Nhân dân




14 hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Nguyễn Thanh Phượng, Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ.  Lại thêm 1 khúc ruột ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Like ·  · Share

Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.

Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!
Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. 

Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.

Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.

Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.

Ủy viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
clip_image002
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước, cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.




Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1

https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2

https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3

https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4

https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5

https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6

https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P7

https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P8     

https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P9

https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P10 Ls Le Quoc Quean


Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P11

https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12

https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL 18 giao phan

https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P14

https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P15 HY Pham Minh Man

https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16

https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17

https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18

https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19

https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg

 

Oakland, CA Sun Oct 26 2014





Người Việt tỵ nạn cộng sản nay có cộng đồng lớn tại nước Mỹ














Đi M Côi

Em sinh ra đã không h biết m
Hàng ngày Em theo ch đ ăn xin
Ngày đu đường đêm ghế đá công viên
Sng lay lt nh đng tin thiên h.













Nhiu khi đói sa thay bng nước lã
Hai ch em vt vã d cn cào
Dế ve Su nướng lót d đêm thâu
Mong tri sáng xin cơm tha hàng quán.













Cha chết sm m b người ta bán
Sang bên Tàu vào đng bán dâm
Nhà ca rung nương
Đng qui hoch chng bi thường
Nghe người nói cán b phường chia chác














Mình sng được nh tm lòng cô bác
Nín đi nào ch s hát u ơ
Mt m cha đi đói rét bơ vơ
Đng khóc na em thơ xin hãy hiu.












Chuyn xui xo đy đưa đi cô lu
Ch b tông xe nm ngt bên đường
Khi mi người đưa ch đến nhà thương
Ch đã chết t trên đường nhp vin.
















K tông ch là đng viên say xn
S liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết h hàng gi ch còn mình em
Nên ánh mt mi bun lên đến thế.















Anh xin li my tháng ri mi k
Ch mong sao ánh mt bé vơi bun
Tr ăn mày không được đng yêu thương
Nhưng còn có nhng tri cô nhi vin


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thi đi siêu xa l tin tc, đâu phi chúng mun làm gì thì làm.

Linh Nguyên


               Cán Ng Gc đi thanh tra kim soát  ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý

Cùng nếm, ngi, gõ vi các b trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
thugian07
Ch
Kim Tiến, b chưởng Y tế đi kim tra thc phm ch

thugian08
Anh Phm Khôi Nguyên, b chưởng b Tài Nguyên và
Môi tr
ường và bu đoàn đi kim tra cht lượng môi trường"
thugian09
 Ch bn quan chc Vit Nam mi có hành đng k quc và ngu xun thế này!
thugian10
i tri ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phm Khôi Nguyên ơi
thugian11
 Anh Đinh La Thăng, b chưởng b Rao Thông đi kim tra đ lún ca mt đường






CHÂN DUNG 'CÁC ĐY T NHÂN DÂN'

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List