Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 24, 2015

Làn sóng từ chối Viện Khổng Tử trên thế giới và bài học cho VN

 

Làn sóng từ chối Viện Khổng Tử trên thế giới và bài học cho VN

Human Rights Abuses against Women in Vietnam



image





Preview by Yahoo



Việt Hà, phóng viên RFA
2015-01-23

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vietha01232015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
DSC-1374-9720-1419679758-622.jpg
Lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại trường ĐH Hà Nội vào sáng 27/12/2014.
Photo courtesy of VNExpress
Tiếp theo sau những phản đối của một số trường đại học Mỹ về sự có mặt của Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại các trường đại học ở Bắc Mỹ, mới đây một trường đại học ở Thụy Điển cũng đã từ chối gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử. Đây được coi là một làn sóng phản đối những ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc thông qua viện Khổng Tử vào môi trường học thuật.
Tuy nhiên Việt Nam mới đây đã cho phép mở một viện Khổng Tử tại trường đại học Hà Nội. Liệu làn sóng từ chối ảnh hưởng của viện Khổng tử trên thế giới sẽ tiến tới đâu, và bài học gì đối với những nước như Việt Nam khi cho phép mở những viện này trong các trường đại học của mình?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư sử học Steven Levine, thuộc trường đại học Montana, người đã góp phần đưa viện Khổng Tử vào đại học Montana nhưng gần đây đã lên tiếng phản đối hình thức này. Viện Khổng Tử hiện do văn phòng dạy tiếng Trung quản lý, gọi là Hanban.

Là một cơ quan của chính phủ TQ

Trước hết nói về những gì mà viện Khổng Tử mang lại cho các trường đại học Mỹ, Giáo sư Levine cho biết:
Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do.
-GS Steven Levine

GS Steven Levine: Theo tôi cái mà họ có thể đóng góp nhất là đối với những cơ sở nhỏ không có các chương trình lớn nghiên cứu về đông Á và Trung Quốc là tiền và giáo viên dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Hoa nhưng văn hóa Trung hoa mà họ dạy thì rất nhạt và không sâu. Ở các trường đại học lớn và có tiền thì viện Khổng Tử chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì họ có. Ở nhiều trường đại học bao gồm trường đại học Montana của tôi ở miền Tây Bắc nước Mỹ thì chúng tôi có rất ít cho các chương trình nghiên cứu về Trung Quốc cho nên viện Khổng Tử đóng vai trò lớn hơn và thực sự viện này chỉ là một cơ quan của chính phủ Trung Quốc, đó chính là phản đối chính của tôi đối với họ.

Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do, các vấn đề học thuật, kiến thức, đào tạo không bị gây ảnh hưởng, nhưng đó không phải là điều đang xảy ra với viện Khổng Tử vì họ là một nhánh của chính phủ Trung Quốc và họ bị giới hạn phạm vi những gì họ có thể nói. 

Như bạn biết là có nhiều đề tài bị coi là cấm kị vì đảng cộng sản Trung Quốc không cho phép thảo luận những đề tài đó dù là ở Trung Quốc hay ở nước ngoài. Trong các đề tài đó có vụ 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng ngàn người bị giết hại ở Bắc Kinh, vấn đề độc lập của Tây Tạng, vấn đề Đài Loan, và nhiều vấn đề khác về nhân quyền mà văn hóa phương Tây ca ngợi còn đảng cộng sản Trung Quốc phản đối vì coi đó là đe dọa cho quyền lực của họ. Theo tôi trường đại học phải là nơi không vấn đề gì không được quyền thảo luận.

Việt HàMột số giáo sư đại học tại Mỹ có lập luận cho rằng những tranh luận về ảnh hưởng không tốt của viện Khổng Tử trong các trường đại học đã bị cường điệu quá đáng vì tâm lý chống Trung Quốc, lo ngại Trung Quốc. Ông nghĩ thế nào về nhận xét này?
GS Steven Levine: Vấn đề không nằm ở chỗ là cường điệu hóa vấn đề Trung Quốc. Theo tôi vấn đề là chúng ta phải duy trì được tính độc lập của học thuật của các trường đại học Mỹ. Tôi nhận thấy là vấn đề ở đây khác với Việt Nam nơi có hệ thống chính trị hoàn toàn khác. Cho nên phản đối của tôi hoàn toàn dựa vào kiến thức về nước Mỹ và nền dân chủ phương Tây.
035_pau501998_05-305.jpg
Một chi nhánh của Viện Khổng tử Trung Quốc quảng bá văn hóa tại thành phố Blagoveshchensk, Nga hôm 22/5/2011.

Việt Hà: Các viện Khổng Tử đã có mặt ở các trường đại học Mỹ cả thập kỷ qua, tại sao đến giờ các giáo sư mới nhận thấy vấn đề của viện này?

GS Steven Levine: Từ cá nhân tôi thì tôi thực sự liên quan trực tiếp đến việc đưa viện Khổng Tử vào trường đại học Montana vào khoảng 10 năm về trước. Lúc đầu, chúng tôi thấy đó là một viện vô thưởng vô phạt, không gây nguy hiểm gì và sẽ mang các nguồn lực vào trường nơi chúng tôi không có nhiều nguồn lực cho việc giảng dạy các vấn đề về văn hóa Trung Quốc. Chúng tôi như bị mù và tôi không có lý do gì biện minh cho những gì tôi làm lúc đó. Lúc đó chỉ là đi tìm thêm nguồn lực cho trường. Nhưng khi tôi bắt đâu xem xét vấn đề cũng như một số các giáo sư khác cũng vậy, chúng tôi thấy vấn đề về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt và tôi bắt đầu thay đổi cách nhìn của mình.

Vào năm 2009 tôi dự một cuộc họp các giám đốc viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đó là vào tháng 12 năm 2009 và tôi biết được nhiều hơn Hanban đã thực hiện việc kiểm soát thế nào từ Bắc Kinh. Cuộc họp như là cuộc họp của đảng cộng sản nơi các chỉ thị được các lãnh đạo đưa ra. Rõ ràng là có nhiều thảo luận không được phép. Trong một cuộc họp riêng của viện tôi có đề nghị dạy thuyết Khổng Tử trong quá khứ nhưng họ không làm. Ý tưởng viện Khổng Tử nên dạy về Khổng Tử đã bị từ chối, nó không phải nhiệm vụ của họ…. theo tôi đây thực sự là sự biên dịch sai tên của Viện và tinh thần Khổng tử chỉ để thực hiện ý chí chính trị của Đảng cộng sản.

Cần đảm bảo sự tự do và độc lập

Việt HàBất chấp lời kêu gọi của hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ về tẩy chay viện Khổng Tử, hiện chỉ có một vài trường đại học tại Mỹ và Canada không gia hạn hợp đồng với viện này. Ngoài vấn đề tài chính, nguyên nhân nào khiến các đại học chưa có quyết định tương tự?

GS Steven Levine: Theo tôi vấn đề chính là tài chính và một phần là sự giải thích vấn đề. Có một số giáo sư ở một số trường khác cơ bản là đã không nhìn nhận vấn đề này. Họ nói rằng các trường đại học có nhiều nguồn lực và nếu viện Khổng Tử không muốn bàn về Tây Tạng, Thiên An Môn thì họ sẽ nói về những vấn đề này ở chỗ khác. Nó đúng với trường đại học Chicago nhưng không đúng với các trường khác vì viện Khổng tử ở các trường khác là nơi duy nhất có các cơ hội để có được nguồn tiền tài trợ cho các sự kiện liên quan đến Trung Quốc. Nó không phải là một vấn đề đơn lẻ, nó phức tạp hơn thế nhiều. Theo tôi, tiền bạc ở một số nơi không phải là quá lớn nhưng ở những nơi không có nhiều tài trợ thì nó có ảnh hưởng lớn trong những gì mà họ có thể làm. Theo tôi hiện chỉ có một số nhỏ trường từ chối hợp đồng với viện. Có thể trong một hai năm nữa sẽ có thêm những trường khác nữa nhưng tôi thực sự không mấy lạc quan về làn sóng này.

Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.
-GS Steven Levine
Việt Hà: Hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ cũng nêu ra điều kiện đối với viện Khổng Tử muốn hoạt động ở các trường đại học Mỹ để đảm bảo sự tự do và độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy. Theo ông liệu Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này hay không?

GS Steven Levine: Theo tôi lãnh đạo Trung Quốc và Hanban sẽ quan sát một thời gian để xem các trường khác ở Mỹ và Canada có phản ứng thế nào. Như đã nói từ trước thì đến lúc này chỉ có vài trường có hành động. Nhưng vấn đề khác nữa là các trường thường không nhanh chóng có hành động. Nó giống như thời gian tan băng trong thay đổi. Cho nên có thể là có một giáo sư hay một số của một khoa nào đó ở trường đặt câu hỏi, và họ sẽ có những cuộc họp trước khi có hành động. Cho nên bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.

Việt HàTheo ông thì các nước khác như Việt Nam có thể học được bài học nào từ các trường đại học Mỹ trong trường hợp viện Khổng Tử với điều kiện hạn hẹp về ngân quỹ và nhất là hệ thống chính trị khác biệt?

GS Steven Levine: Tôi hy vọng rằng các trường đại học ở các nơi khác bao gồm ở Việt Nam tiến tới hướng tự do trong giảng dạy. Tôi hiểu là Việt Nam và Trung Quốc có sự kiểm soát rất chặt đối với  các trường đại học. và điều này cũng đúng với nhiều vùng khác trên thế giới. Nhưng theo tôi trường đại học là nơi tự do tìm hiểu, là nơi mà giáo sư và sinh viên không bị trói buộc bởi những lo ngại chính trị. Họ có thể khám phá mọi điều tự do. Tôi hiểu đó là điều lý tưởng nhưng lý tưởng đó nên là điều mà các giáo sư và sinh viên đánh giá cao. Theo thời gian, theo tôi, dù Trung Quốc có ảnh hưởng lớn về kinh tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt các viện Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ là những phản ứng với vấn đề này sẽ còn chậm chạp hơn so với sự mở rộng của viện Khổng Tử trong tương lai gần.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List