Giới tài chính Hồng Kông thách thức Bắc Kinh
Hồng Kông : Người ủng hộ phong trào đòi dân
chủ 'hoa dù' tập hợp trước trụ sở cảnh sát ngày 16/01/2015.Reuters
Trên nhật báo Mỹ, The Wall Street Journal số ra ngày 22/01/2015,
khoảng 70 nhà hoạt động trong ngành tài chính Hồng Kông đòi Trung Quốc chấm dứt
can thiệp vào công việc nội bộ của đặc khu hành chính này và công nhận quyền
bầu cử tự do. Giới quan sát coi đây là một hành động thách thức Bắc Kinh.
Giới tài chính Hồng Kông mua lại một phần tư trang báo của tờ
The Wall Street Journal, ấn bản tại châu Á để đăng 10 yêu sách gửi tới đảng
cộng sản Trung Quốc. Trong đó các tác giả kêu gọi chính quyền Bắc Kinh chấm dứt
kế hoạch cải tổ mà chỉ mang tính « dân chủ giả tạo ».
Trả lời hãng thông tấn Pháp AFP, giám đốc điều hành tổ chức mang
tên HK Finance Monitor 2047, Edward Chin giải thích : ba năm trước đây, ông
không hề quan tâm đến các vấn đề chính trị. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Và
giờ đây cần phải lên tiếng để được quyền sống trong một nền dân chủ thực thụ.
Ông này cho biết thêm là kiến nghị gồm 10 điểm đòi tự do, dân chủ cho Hồng Kông
sẽ được gửi đến lãnh đạo số 1 Trung Quốc là ông Tập Cận Bình.
HK Finance Monitor 2047 bao gồm nhiều chuyên gia trong ngành tài
chính. Mục tiêu của tổ chức nhằm nhắc nhở: trước khi Hồng Kông được trao trả về
cho Trung Quốc năm 1997, Bắc Kinh đã cam kết với Luân Đôn, trong vòng 50 năm
đặc khu hành chính này được nhiều quyền tự do, từ tự do kinh doanh, đến tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp … Đó là những giá trị
của một nền dân chủ.
Việc HK Finance Monitor 2047 đăng quảng cáo trên tờ báo Mỹ để
đòi Bắc Kinh công nhận quyền của người dân Hồng Kông tự do bầu chọn lãnh đạo
được coi là thách đố Trung Quốc. Phong trào chiếm đóng đường phố Hồng Kông vì
dân chủ đã kéo dài hơn 2 tháng. Cách mạng hoa dù được khởi động từ tháng 9/2014
mới chỉ thực sự kết thúc vào tháng 12/2014 khi nhân viên cảnh sát Hồng Kông
tháo dỡ toàn bộ lều trại của người biểu tình.
Các nhà dân chủ Hồng Kông phẫn nộ trước việc Bắc Kinh muốn can
thiệp vào đời sống chính trị của đặc khu hành chính này. Trung Quốc đã cam kết
để cho Hồng Kông được quyền tự do bầu chọn lãnh đạo nhân cuộc bầu cử vào năm
2017. Nhưng vào năm ngoái, Bắc Kinh đưa ra điều kiện là các ứng cử viên phải có
được sự đồng ý của chính quyền Trung Quốc.
Jane Fonda thừa nhận
sai lầm, xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ
Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt
trong chuyến thăm Hà Nội năm 1972.
·
·
·
Tin liên hệ
22.01.2015
Nữ diễn viên Jane Fonda một lần nữa bày tỏ sự đau buồn của bà về
những bức ảnh đã chụp ở Hà Nội, khi bà sang Việt Nam để phản đối vai trò của Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam.
Trang mạng báo Independent của
Anh, hôm thứ Tư tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda
nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định
chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời.
Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ
thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện
với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu
chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống
đối binh sĩ Mỹ.”
Tờ Telegraph của
Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến
tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ
không bao giờ quên”
Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội
Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để
bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn
viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu
chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ.
Nguồn: Independent, The Telegraph, Abcnews.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.