Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, January 21, 2015

Ngân hàng lớn ‘ôm’ ngân hàng nhỏ: Cục nợ hay món hời?


 Ngân hàng lớn ‘ôm’ ngân hàng nhỏ: Cục nợ hay món hời?
Published on January 20, 2015   ·   No Comments
Đã có thông tin về các thương vụ sáp nhập NH trong năm 2015. Lãnh đạo NHNN xác nhận có 6 – 7 thương vụ, còn thị trường đã điểm những cái tên đầu tiên. Trong đó, lần đầu tiên xuất hiện ¾ những NH lớn do nhà nước sở hữu chi phối. Đã có ý kiến cho rằng, các NH lớn không muốn mệt thân ôm thêm NH nhỏ nhưng cũng có lý lẽ động viên sáp nhập NH nhỏ không mất gì mà chỉ có được.
bank
Cơ quan quản lý không loại trừ áp dụng các biện pháp bắt buộc như mua cổ phần bắt buộc, chỉ định sáp nhập, hợp nhất

Tự nguyện không xong thì bắt buộc
Trái với sự tĩnh lặng trong 2014, đầu 2015, thông tin về M&A trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nóng không chỉ ở số lượng lớn NH sẽ sáp nhập, mà còn sự xuất hiện của những cái tên lớn hàng đầu tại Việt Nam như: Vietcombank, BIDV, VietinBank…

Thông tin chính thức từ NHNN cho biết, trong năm 2015, sẽ thúc đấy quá trình tái cơ cấu ngân hàng diễn ra quyết liệt hơn. NHNN đã đề ra mục tiêu là kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém, không có triển vọng phục hồi và phát triển, kể cả giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc; xử lý cơ bản tình trạng sở hữu chéo, hình thành một số NHTM quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh.

Trao đổi mới đây, lãnh đạo NHNN cho biết, dự kiến sẽ có 6-7 thương vụ hợp nhất, sáp nhập giữa các NH trong năm nay. Và cơ quan quản lý không loại trừ áp dụng các biện pháp bắt buộc như mua cổ phần bắt buộc, chỉ định sáp nhập, hợp nhất…

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch 2015 của Vietcombank mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: hiện tái cơ cấu đã đi qua giai đoạn 1 đã xử lý những NH yếu kém nhất trong hệ thống. Giai đoạn 2 sẽ có những tổ chức tín dụng mạnh hơn và thông qua đó để xử lý NH yếu tiếp như ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ; hoặc có những tổ chức tín dụng sẽ do NHNN trực tiếp xử lý.

“Việc tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng, NHNN sẽ triển khai quyết liệt trong 6 tháng đầu năm 2015; 6 tháng còn lại sẽ triển khai tiếp”, ông Bình nói

Được nhắc đến nhiều nhất là rường hợp Vietcombank và Saigonbank. Nếu điều này hiện thực thì đây là thương vụ được cho là thuận lợi nhất. Vietcombank là NH lớn hàng đầu Việt Nam với các chỉ số an toàn rất cao trong khi Saigonbank dù nhỏ nhưng được cho là khá sạch. Vietcombank hiện cũng là cổ đông lớn của Saigonbank và hai NH có mối quan hệ gần gũi về nhiều mặt.

Trong khi đó, BIDV cũng được cho là cũng sẽ sáp nhập thêm một nhà băng khác và thông tin hiện nay đang hướng về MHB. VietinBank sáp nhập một ngân hàng nhỏ, từng được xác định là PGBank nay lại xuất hiện thêm cái tên OcceanBank hay GP Bank

Bên cạnh đó, còn có thương vụ sáp nhập SouthernBank vào Sacombank đã được nhắc với vai trò nổi bật của ông Trầm Bê. Mekong Bank được ho là sẽ sáp nhập Maritime Bank. Nam A Bank cũng đã xác nhận về chủ trương sáp nhập và đối tác sẽ là một NH cổ phần lớn.

Ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, Thời gian qua, chúng ta vẫn dành thời gian để các tự tìm hiểu, kết hôn với nhau. Nếu trường hợp không có khả năng thì buộc phải tìm đến cơ quan chính sách, vì đến thời hạn, buộc phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định

Chỉ có lợi mà thôi?
Trao đổi với báo chí, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, 2014 là năm các nh tự tái cấu trúc, làm đẹp lại mình. Còn 2015, các NH sẽ tìm hiểu, kết hôn, nếu không thành thì tìm đến với chính sách, làm theo chỉ định.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, tâm lý của các NH là không muốn sáp nhập, mà nếu muốn sáp nhập thì ai cũng giành quyền quản lý. 

Trừ khi ngân hàng đó thực sự lớn mạnh thì các NH nhỏ phải dựa vào để tồn tại. Nhiều thương vụ sắp tới có thể có NH lớn sẽ ôm trọn NH bé, nhưng chỉ có NH nhỏ muốn gắn toa tàu của họ vào NH lớn để tồn tại. Còn các NH lớn chỉ là làm theo “chỉ định” vì họ không hề muốn sáp nhập ôm các ngân hàng nhỏ.

Dường như đoán được tâm lý này, Thống đốc Bình đã khẳng định quan điểm: Ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ. Ông Bình cho rằng, chủ trương vừa là tự nguyện tham gia nhưng cũng phải nói thẳng với nhau là phải tham gia và phải làm bằng tinh thần cố gắng, quyết liệt nhất.


Tuy nhiên, để củng cố tinh thần các NH lớn, ông Bình cho rằng, việc sáp nhập NH nhỏ, chúng tôi đảm bảo không để các ngân hàng thiệt, tôi xin khẳng định tham gia đợt này NH không mất mát gì. Điều cần thiết các NH lớn bỏ ra chính là uy tín, kiến thức, kinh nghiệm, nhân lực, đào tạo…Còn cơ chế chính sách, NHNN sẽ nghiên cứu để làm sao các NHTM không bị thua thiệt …

Ngược lại, theo ông Bình, khi sáp nhập, NH lớn sẽ mở rộng thị trường, có thêm một hệ thống mạng lưới mấy chục, mấy trăm chi nhánh mà “không mất đồng nào” mà lại được tiếng trên thị trường…

Lấy ví dụ từ thực tế, ông Bình cho rằng, các ngân hàng lớn như Vietcombank để phát triển thành NH số 1 Việt Nam và thuộc nhóm đầu khu vực nếu lớn lên theo cách truyền thống thì rất lâu và khó. Cách tốt nhất để làm điều này là sáp nhập một NH khác.

Nhìn lại thực tế, nếu trước đây, các NH bị sáp nhập là yếu kém, có khả năng đổ vỡ thì giờ đây hầu hết các gương mặt nằm trong tầm ngắm của chiến dịch M&A lần này đều khá và sáng hơn. Và khi các ông lớn đều xác nhận vào cuộc thì xem ra mọi việc đã xong hết giai đoạn chuẩn bị đã xong và chỉ chờ ngày ra “quyết định”.

Mục tiêu tới 2017, hệ thống chỉ còn lại khoảng 20 ngân hàng thương mại. Như vậy sẽ có cả chục vụ sáp nhập, hợp nhất để làm biến mất cả chục NH so với hiện nay. Trong những thương vụ đó, lợi ích của các ông chủ, các đại gia ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng khác nhau. Ccâu hỏi luôn được quan tâm là là: Ai sẽ là người được hưởng lợi, đại gia nào sẽ mất mát trong cuộc chơi này?

Tuy nhiên, nói như ông Ngoạn, việc áp nhập NH trong thời gian tới sẽ hướng tới một cuộc chơi mới, tới một mục đích cao hơn như: chuẩn bị cho cạnh tranh khi hội nhập sau hơn; tạo đà cho một giai đoạn tăng tốc mới của nền kinh tế…

Vì thế, “Về nguyên tắc, các tổ chức tài chính phải đảm bảo tiêu chí vì lợi ích chung của hệ thống của quốc gia. Các nước yêu cầu các tổ chức yếu kém phải phá sản. Còn chúng ta, sáp nhập là một cách thức thay đổi căn bản khắc phục các định chế yếu kém không đạt yêu cầu”, ông Ngoạn nói.

Theo Vietnamnet

 

Nhập 10.000 công nhân TQ vì lao động trong nước không đủ trình độ!

Published on January 20, 2015   ·   No Comments
trungquoc-laodong

Liên quan đến việc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa và các nhà thầu đang đầu tư xây dựng tại khu kinh tế (KKT) Vũng Áng xin tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận số lượng gần 10.000 lao động nước ngoài (90% là lao động Trung Quốc – TQ) vào làm việc, rất nhiều vấn đề đang khiến dư luận lo lắng.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Theo báo cáo của Formosa và các nhà thầu thì sẽ đề xuất đưa 8.400 lao động vào làm việc, chủ yếu là lao động TQ để phục vụ 28 gói thầu. Trong đó, hai gói thầu lớn là lò cao số 1 và số 2 cần đến khoảng 2.000 lao động”.

Tuy nhiên, ông Thuận cũng cho biết, nguyên tắc là chính quyền tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng cũng phải bảo đảm theo luật pháp Việt Nam. Không phải vì tiến độ mà bất chấp.

Hiện tại, đã có gần 2 ngàn lao động nước ngoài trở lại làm việc tại Vũng Áng. Từ 1.6-26.8, đã có 892 người (chủ yếu là người TQ) khám sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để làm thủ tục cấp giấy phép lao động.
Trong tổng số gần 10.000 người, chuyên gia chiếm 10-15%, còn lại là lao động phổ thông.

Lao dong Trung Quoc dang kham suc khoe tai Benh vien da khoa tinh Ha Tinh. Anh: L.D.Dung.
Lao động Trung Quốc đang khám sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Tuy nhiên, khi đặt vấn đề tại sao không tuyển dụng lao động trong nước, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý KTT tỉnh Hà Tĩnh cho hay: “Đợt tuyển gần 10.000 lao động này, ban đầu các nhà thầu đã thông báo tuyển dụng đúng theo luật Lao động, không phân biệt lao động trong hay ngoài nước. Tuy nhiên, lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực nên không được tuyển vào”.
Còn ông Nguyễn Đức Thuận thì cho rằng chúng ta đang có kẽ hở trong việc xét lý lịch lao động. Cụ thể, có nhiều lao động ghi trong lý lịch là có kinh nghiệm kỹ thuật bao nhiêu năm đó là được chấp thuận nhưng để đánh giá kinh nghiệm kỹ thuật như thế nào thì không được. Có nhiều khi, họ cũng là lao động phổ thông lâu năm.
Nhap 10.000 cong nhan TQ vi lao dong trong nuoc khong du trinh do!

Nhap 10.000 cong nhan TQ vi lao dong trong nuoc khong du trinh do!
 Lao động Trung Quốc làm việc tại Formosa Hà Tĩnh.

Về vấn đề lao động TQ vào rất đông, ông Thuận cũng cho hay: “Chỉ riêng xây dựng hai lò cao số 1 và số 2 đã cần tới gần 2.000 người. Theo như các nhà thầu cho biết thì trên thế giới hiện tại chỉ có Trung Quốc mới xây dựng được lò cao luyện thép nên phải để lao động họ làm”.
Hiện tại, Công an Hà Tĩnh đã cho người vào phối hợp với công an huyện Kỳ Anh, đồn công an Vũng Áng để quản lý lao động, yêu cầu các nhà thầu phải cho công nhân ở các KTX chứ không được ở nhà dân để dễ quản lý.
Công an tỉnh cũng đã chỉ đạo các lực lượng, trinh sát nắm kỹ địa bàn, triệt phá các băng nhóm phức tạp nhằm giữ ổn định tình hình an ninh.
THEO MỘT THẾ GIỚI


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List