Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 29, 2016

Phát triển kinh tế bằng mọi giá: Ai được? Ai mất?


Phát triển kinh tế bằng mọi giá: Ai được? Ai mất?

Cát Linh, RFA
2016-10-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hình ảnh nhà máy luyện gang thép Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh ở thị xã Kỳ Anh. Photo AFP
Hình ảnh nhà máy luyện gang thép Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh ở thị xã Kỳ Anh. Photo AFP
Photo AFP

Vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, nhóm lợi ích …Tất cả phơi bày sau một quá trình tăng trưởng kinh tế bị cho là bằng mọi giá. Ai là người phải gánh chịu tác hại của những tình trạng đó? Và ai hưởng lợi?

Từ tháng 4 năm nay, sau sự cố thảm hoạ môi trường biển do công ty gang thép Formosa Vũng Áng gây ra, các nhà quan sát và các chuyên gia trong và ngoai nước lại gióng lên quan ngại về chính sách phát triển kinh tế thiếu bền vững, bất chấp mọi trả giá kể cả môi trường của chính phủ Việt Nam.

Không đáp ứng về môi trường 
Dự án xây dựng nhà máy luyện thép ở Vũng Áng, Hà Tĩnh từng được cảnh báo có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thế nhưng,  cảnh báo đó đã không thuyết phục được giới thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Việc cấp giấy phép 70 năm cho Formosa vẫn được thực hiện.

Nói về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội nhận định rằng:
“Ông Cự thật sự đã phạm pháp về chuyện cấp giấy phép 70 năm cho Formosa. Vì theo đúng luật thì ông ấy chỉ được quyền, và bất kể ai cũng chỉ được cực đại là 50 năm. Và chính phủ thì mới có quyền cấp trên 50 năm. Ông Võ Kim Cự đã cấp 70 năm rồi.”
Sau khi xảy ra thảm họa môi trường hồi tháng tư, đến cuối tháng sáu, chính phủ phải thừa nhận hóa chất mà nhà máy Formosa Hà Tĩnh thải ra biển giết chết hải sản, san hô tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân. 

TS Nguyễn Quang A trong lần trả lời Đài Á Châu Tự do đã kêu gọi:
“Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi từ vụ bauxite Tây nguyên…hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt, nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó…rất đáng tiếc những hậu quả ấy nay đã hiển hiện lên rồi.”

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, trong lần trả lời phỏng vấn qua điện thoại với chúng tôi nói rằng:
“Có lẽ việc này thì theo tôi nghĩ rằng cần phải xem xét lại toàn bộ cái sai trái mà ta vẫn hay gọi là qui trình trong việc cấp phép cho một dự án lớn.”

Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng - TS Nguyễn Quang A

Tiếp tục những dự án tương tự
Ngay sau đó. trong buổi phát biểu trước cử tri Thành phố Hải Phòng vào tháng tư năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng sẽ không phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Thêm vào đó báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng rằng “Không thể để tình trạng như Formosa vừa rồi tái diễn trên đất nước ta. Tất cả các dự án đều phải được kiểm soát, kiểm tra, không thể để tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường như vậy được. Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá”

Thế nhưng ngay sau đó, thông tin về dự án nhà máy thép tại Cà Ná do Tôn Hoa Sen thực hiện thêm một lần nữa khiến người dân sợ hãi sau những gì Formosa gây ra và để lại vẫn chưa được giải quyết.
Gần đây nhất, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam đưa ra một danh sách khoảng 30 dự án nhiệt điện, hóa chất, thủy điện, khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành luật bảo vệ môi trường.

Tất cả những dự án, tập đoàn đó đều là những cơ sở lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn công nghiệp than-khoáng sàn Việt Nam, tập đoàn hoá chất Việt Nam, tổng công ty thép Việt Nam.  

Trong một lần trả lời đài Á Châu Tự Do về những quyền và trách nhiệm của chính phủ trong việc cấp phép cho các dự án lớn như thế này, chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành đưa ra nhận xét:
“Tình hình Việt Nam bây giờ nó cũng dễ mua chuộc các cơ quan nhà nước. Đảng với nhà nước cũng rất nhức nhối đã đưa ra bao quyết định phòng chống tham nhũng này nọ nhưng mà có giải quyết được đâu? Vẫn tham nhũng vẫn bị mua chuộc, do đó cái khả năng các nhóm lợi ích nó đem tiền ra ảnh hưởng quyết định của các cơ quan là điều mà có nguy cơ xảy ra.

Trong các bộ các ngành, trong các tổ chức gọi là tư vấn hay tham mưu cho các bộ nó có nhiều vấn đề lắm. Có nhiều khi tổ chức tham mưu cho chính phủ nói một đường nhưng chính phủ làm một nẻo. Chúng ta đã biết các nhà máy điện của Việt Nam bây giờ ngay các nhà máy đang xây dựng lên thì 100% do Trung Quốc thầu và trúng thầu. Công nghệ của Trung Quốc thì lạc hậu làm nhà máy điện chưa xong thì đã lạc hậu rồi thì tại sao nhà nước, tập đoàn điện lực Việt Nam lại chấp nhận cho công ty Trung Quốc thầu hết các nhà máy điện lớn của Việt Nam thì đó là cả vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ, tại làm sao như thế?
Vấn đề này nó sẽ áp dụng vào các dự án lớn khác ở Việt Nam với số tiền to. Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy.”

Tình hình Việt Nam bây giờ nó cũng dễ mua chuộc các cơ quan nhà nước. Vấn đề này nó sẽ áp dụng vào các dự án lớn khác ở Việt Nam với số tiền to. Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy 
- Bùi Kiến Thành

Hậu quả và người nhận hậu quả
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng từng lên tiếng với Đài Á Châu Tự do rằng “Đã đến lúc phải lên tiếng, phải cảnh báo và phải bằng áp lực xã hội để buộc những người có quyền quyết định phải lắng nghe ý kiến của người dân và phải cân nhắc những vấn đề môi trường, không thể có chuyện đánh đổi tăng trưởng lấy môi trường, hủy hoại môi trường… Hiện bây giờ rất đáng tiếc là những hậu quả ấy đã hiển hiện lên rồi.”

Sau một loạt những sự việc diễn ra liên quan đến vấn đề môi trường, mà cụ thể nhất là vụ Formosa Vũng Áng, cho đến nay, tất cả hình ảnh và tường trình từ báo chí chính thống cho đến truyền thông mạng đều cho thấy người dân đang gánh chịu hậu quả và tổn thất rất nặng nề.

Hệ luỵ khác
Không chỉ dừng lại ở đó, cách xử lý hậu quả và đền bù tổn thất cho người dân trong thời gian qua của chính quyền nhà nước lại gây thêm hệ luỵ khác, đó là mất lòng tin, lòng tin đối với người lãnh đạo cao nhất của đất nước, lòng tin đối với những chính sách cụ thể của chính quyền.

Sự mất niềm tin này theo Giáo sư Chu Hảo “là đỉnh điểm của việc mất lòng tin, đi đôi với việc an sinh xã hội, sự bất an trong lòng dân.”

Theo ông, qua sự kiện cá chết hàng loạt và biển ô nhiễm, người dân đã cảm thấy bất an trong cuộc sống. và  càng ngày họ càng còn cảm thấy khủng hoảng niềm tin và mất hết sự kiên trì vào việc chờ đợi phương hướng giải quyết từ chính quyền và những người lãnh đạo cao nhất.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, October 27, 2016

Việt Nam phải trả nợ vốn vay ODA mỗi năm 1 tỷ đô la


Việt Nam phải trả nợ vốn vay ODA mỗi năm 1 tỷ đô la

RFA
2016-10-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hình minh họa các dự án vốn ODA tại Việt Nam.
Hình minh họa các dự án vốn ODA tại Việt Nam.
File photo
Việt Nam phải trả nợ vốn vay hỗ trợ phát triển (gọi tắt là ODA) mỗi năm khoảng 1 tỷ đô la bao gồm cả gốc lẫn lãi. Đó là thông tin Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính công bố vào chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết từ năm 2005 đến 2015, tổng số vốn ODA của Việt nam đã ký kết khoảng 45 tỷ đô la được dùng chủ yếu cho các lĩnh vực cân đối tài chính vĩ mô, phát triển hạ tầng, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và nông nghiệp. Ông cũng cho biết Việt Nam chưa được chuyên nghiệp như các nước khác nên hàng năm vẫn phải dùng ngân sách nhà nước để trả nợ. Những năm gần đây, Việt nam đã buộc phải vay mới trả cũ để đảm bảo cân đối trả nợ.
Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Điều này đã khiến mức độ ưu đãi của các khoản vay cho Việt Nam đã giảm. Dự kiến đến tháng 7 năm sau, Việt Nam có thể sẽ không còn được vay theo điều kiện ODA mà phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay sẽ chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2 đến 3.5%.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, October 26, 2016

Lồng cơ chế nào nhốt được quyền lực vô hạn của Đảng Cộng Sản?

Lồng cơ chế nào nhốt được quyền lực vô hạn của Đảng Cộng Sản?

Huỳnh Ngọc Chênh

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Ông Nguyễn Phú Trọng rêu rao rằng cần phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, chứ không thì quyền lực sẽ tự tung tự tác phá hỏng cả chế độ.
Đó là cách nói ngược lại với thực tế, ngược với sự thật để bao biện, để tuyên truyền sai trái mà người cộng sản vẫn dùng từ khi mới ra đời đến nay chứ chẳng có chi mới lạ.
Thực tế chính cái lồng cơ chế ấy mới là nơi bao che dung túng cho quyền lực, để nó tự tung tự tác không xem pháp luật, đạo lý và nhân dân ra cái gì cả.
Cái lồng cơ chế là bộ máy điều hành đất nước gồm các bộ phận: Lập pháp, hành pháp, tư pháp và các tổ chức đoàn thề XHDS có chức năng giám sát. Lồng cơ chế ấy nhốt được quyền lực hiệu quả nhất khi các bộ phận cấu thành nói trên độc lập với nhau và đặt dưới quyền lực tối cao của người dân thông qua lá phiếu. Còn cái lồng cơ chế mà ông Trọng nói đến là bộ máy cai trị do đảng cộng sản dùng quyền lực tuyệt đối của mình áp đặt ra. Cái lồng cơ chế nầy thì không nhốt được quyền lực nào cả, mà ngược lại là nơi dung túng bao che cho quyền lực.

Trong cái lồng bảo vệ của cơ chế đó, kẻ có quyền lực làm bất cứ mọi chuyện phi pháp kể cả giết chết hàng vạn, hàng triệu người dân mà vẫn không sợ bị trừng phạt. Đại thanh trừng ở Liên Xô, Cách mạng Văn hoá ở Trung Cộng, Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc VN là những minh chứng không thể chối cãi.

Ngày nay trong cái lồng bảo vệ của cơ chế đó mà các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng... là những người liên quan về việc đưa Bô xít vào Tây nguyên phá nát môi trường và gây thua lỗ nghiêm trọng, đưa Formosa vào Vũng Áng huỷ diệt 300km vùng biển gây tang thương điêu đứng đến hàng triệu người dân mà vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.

Trong cái lồng của cơ chế ấy mà Nguyễn Tấn Dũng và bè nhóm đã phá tan nền kinh tế nước nhà, tham ô hàng tỷ đô la mà vẫn được thanh thản ra về để "làm người tử tế".
Trong cái lồng cơ chế ấy mà có những kẻ tham ô nhũng lạm hàng tỷ đô la vẫn cứ được thăng quan tiến chức, vẫn được bầu vào bộ chính trị để tiếp tục nắm quyền lực ở mức cao nhất.

Chỉ có sự bao che của lồng cơ chế ấy mà những kẻ có quyền lực mới tự tung tự tác ngang nhiên đưa con cháu vào các vị trí quyền lực, mới tự tung tự tác phân chia lợi ích theo bè nhóm, mới tự tung tự tác rút kiệt tài nguyên quốc gia, tự tung tự tác vay mượn cả thế giới mà không tính đến lợi ích đầu tư cũng như hậu quả gánh chịu của các thế hệ mai sau.
Chỉ có sự bao che của lồng cơ chế ấy mà công an, công cụ bạo lực đắc lực của đảng, mới có quyền hành vô hạn chà đạp lên luật pháp, chà đạp lên quyền con người kể cả sinh mạng của người dân.

Mới đây nhất, dựa vào cái lồng cơ chế ấy mà công an ngang nhiên cấm cản người dân đi đến toà án nộp đơn khởi kiện tội phạm huỷ diệt môi trường Formosa. Không có cái lồng cơ chế quái dị ấy thì công an Nghệ An lấy quyền gì mà ngăn cấm hoạt động kinh doanh của xe khách trong việc chở ngườì dân Quỳnh Lưu đi đến toà án nộp đơn khiếu kiện, lấy quyền gì mà ra lệnh cho ông chủ tập đoàn Mai Linh ra lệnh cho tài xế taxi đang hoạt động kinh doanh bình thường là chở khách hàng phải quay về.

Không có cái lồng cơ chế ấy thì công an lấy quyền gì mà khoá cửa nhốt người dân ngay trong nhà của mình, bố trí canh phòng để quản thúc người dân từ ngày nầy qua ngày kia một cách bất hợp pháp.

Không có cái lồng cơ chế ấy thì công an lấy quyền gì mà ngăn cấm phi pháp hàng trăm người dân, trong đó có cá nhân người viết bài nầy, ra nước ngoài.

Chính cái lồng cơ chế ấy đã cho phép công an công khai hoặc giả dạng côn đồ đánh đập người dân tàn nhẫn khi người dân xuống đường biểu tình ôn hoà bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cái lồng cơ chế ấy là nơi dung túng cho quyền lực chà đạp lên mọi giá trị, là nguyên nhân đưa đến sự xuống cấp đạo đức xã hội nghiêm trọng, là nguyên nhân sinh ra mọi sự bất công từ mấy chục năm qua.

Ông Trọng đã cố tình cưỡng từ đoạt lý khi dùng chữ NHỐT trong câu nói "cần phải nhốt quyền lực trong cái lồng cơ chế".
Thử hỏi ông Trọng, một tổ chức có quyền lực tuyệt đối và cao nhất hiện nay là đảng cộng sản của ông, liệu nó được nhốt trong lồng cơ chế nào để nó không tự tung tự tác một khi những bộ phận cấu thành nên cái lồng đó là quốc hội, chính phủ, toà án và các tổ chức đoàn thể gọi là giám sát đều là công cụ nằm dưới quyền của đảng?


Tuesday, October 25, 2016

Tiền gửi người dân sẽ ra sao khi phá sản ngân hàng?


Tiền gửi người dân sẽ ra sao khi phá sản ngân hàng?

Kình Dương
…cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng…
clip_image002
Tiền gửi người dân sẽ được chi trả bao nhiêu, từ nguồn nào nếu như ngân hàng phá sản?
Phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội sáng ngày 22/10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ đã đề xuất giải pháp mạnh hơn trong tái cơ cấu ngân hàng, cụ thể là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém.

Trước đó một ngày, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, khi đề cập đến các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chính phủ sẽ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng còn những ngân hàng bê bết quá thì không thể tồn tại được”.
Thông điệp ở đây rất rõ ràng, là Chính phủ sẽ thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, nhưng đồng thời sẽ đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Vậy cụ thể tiền gửi của người dân tại các ngân hàng bị cho phá sản sẽ ra sao?
Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghị định này giữ nguyên quy định về chi phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP trước đó.
Cụ thể, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhận hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng.
Nói nôm na là, cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng.
Con số 50 triệu đồng này quá ít và được quy định từ hơn 10 năm trước, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, rõ ràng người dân gửi tiền sẽ không được đảm bảo quyền lợi.
Tất nhiên tiền gửi của người dân không chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, mà phần nhiều trông chờ vào tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng khi phá sản.
clip_image004
Tiền gửi người dân tại các ngân hàng phá sản được chi trả từ nguồn bảo hiểm tiền gửi và nguồn tiền thu từ thanh lý tài sản ngân hàng, có thể thêm nguồn tiền từ Nhà nước
Theo trình tự ưu tiên, ngân hàng sẽ tiến hành chi trả cho chủ nợ là cơ quan thuế đầu tiên, tiếp đến chính là người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.
Chẳng hạn, một ngân hàng A tại một thời điểm sau khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thanh toán đầy đủ tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, theo sổ sách, có tổng tài sản là 20.000 tỷ đồng, được hình thành từ nguồn nợ phải trả là 21.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là âm (-) 1.000 tỷ đồng, tiến hành phá sản.
Giả sử 21.000 tỷ đồng nợ phải trả bao gồm: 500 tỷ đồng nợ thuế, 12.000 tỷ đồng nợ tiền gửi khách hàng, 7.500 tỷ đồng nợ các tổ chức tín dụng, 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ.
Trường hợp 1, khi tiến hành thanh lý toàn bộ 20.000 tỷ đồng tài sản (theo sổ sách) trên, ngân hàng A thu về 15.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 75%.
Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế, chi trả toàn bộ 12.000 tỷ đồng cho người gửi tiền, nhưng chỉ chi trả được 2.500 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng (trong số 7.500 tỷ đồng tiền nợ) và không thể chi trả một đồng nào trong số 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, các cổ đông cũng không nhận được một đồng nào.
Trong trường hợp này, người gửi tiền thu hồi lại được toàn bộ số tiền của mình.
Trường hợp 2, ngân hàng A chỉ thu về 10.000 tỷ đồng sau thanh lý, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 50%.
Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, ngân hàng này chỉ có thể chi trả 9.500 tỷ đồng cho người gửi tiền trong tổng số 12.000 tỷ đồng tiền nợ, nghĩa là còn thiếu 2.500 tỷ đồng. Tất nhiên, các đối tượng còn lại không được chi trả một đồng nào.
Vậy 2.500 tỷ đồng còn thiếu này (hoặc có thể lớn hơn trong những trường hợp khác) sẽ bù cho người gửi tiền từ đâu? Điều này phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ, có thể được Chính phủ bù một phần, bù toàn bộ hoặc người gửi tiền phải chấp nhận mất trắng số tiền này, coi như là rủi ro phải gánh chịu khi đầu tư.
Nhiều trường hợp khác ít khi xảy ra, chẳng hạn như ngân hàng A thu về tới 21.000 tỷ đồng sau thanh lý (tương đương tỷ lệ thu hồi 105%), do đó thanh toán được hết nợ cho các chủ nợ. Điều này vẫn có thể xảy ra bởi 20.000 tỷ đồng tổng tài sản là giá trị trên sổ sách, thực tế vẫn có thể lớn hơn.
Thậm chí, nếu thu về được trên 21.000 tỷ đồng sau thanh lý, cổ đông ngân hàng A còn có thể nhận lại được một phần tiền nhất định.
Tất nhiên, đây chỉ là một ví dụ giả định mang tính trực quan, nhưng về cơ bản, người gửi tiền được đảm bảo quyền lợi theo hướng như trên nếu ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quá trình tiến hành phá sản ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh lý tài sản, có thể mất một khoảng thời gian dài, gây ra tâm lý tiêu cực cho người gửi tiền. Với vai trò điều phối, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh thanh toán trước cho người gửi tiền nếu như các thỏa thuận thanh lý tài sản với các đối tượng mua đã hoàn tất.
K.D.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, October 24, 2016

Ai có tiền còn nằm trong ngân hàng, mau mau rút lẹ lẹ, nếu không thì không còn kịp nữa.

Ai có tiền còn nằm trong ngân hàng, mau mau rút lẹ lẹ, nếu không thì không còn kịp nữa.
Ảnh: Anhcalu

NGÂN HÀNG MÀ BỊ PHÁ SẢN, XEM NHƯ TIỀN CÚNG CHO ĐẢNG!
ĐẢNG GÂY RA THÌ ĐẢNG CHỊU, SAO BẮT DÂN PHẢI CHỊU.

HẬU QUẢ CỦA VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT LÀM 3 CÁN BỘ BỊ BẮN CHẾT! NHÀ NƯỚC TA QUAN NGẠI SÂU SẮC, YÊU CẦU CÁC CÁN BỘ THƯỜNG XUYÊN CƯỠNG CHẾ NHÀ DÂN RÚT KINH NGHIỆM!




Nợ xấu Việt Nam: 550 ngàn tỷ đồng và “vô phương cứu chữa”

Lê Dung
Với nhận định “cần 25 tỷ USD để xử lý nợ xấu”, ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã trở thành nhân vật thứ hai sau cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng.
clip_image002
Ông Trương Văn Phước: cần khoảng 25 tỷ USD để giải quyết nợ xấu. Ảnh báo Tuổi trẻ
“Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực”, ông Phước nhấn mạnh. Vị Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tính toán, để giải quyết nợ xấu thì cần 25 tỷ USD, và cần khoảng 180,000 tỷ để giải quyết tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro, thì mỗi năm các tổ chức tín dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 – 200,000 tỷ đồng. Theo ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng.

Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền kinh tế do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 12/10/2016.
Con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống đốc Nguyễn Văn Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu được công bố của Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng. Một quyết định của Ngân hàng Nhà nước ban hành vào tháng 3/2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm thời làm mất khái niệm nợ xấu.
Đến sát Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của Chính phủ đều “đẹp” đến quái lạ.
Chỉ sau Đại hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe, khi Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%!
Tuy nhiên, có giải quyết được nợ xấu hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm 2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác nghiệp”.
Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, cùng một dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài ‘không có ngân sách thì không thể xử lý nợ xấu”, tình hình đã khốn khó đến thế nào.
Khi nào thì sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng loạt?
L.D.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 







Cần 480 tỉ đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy?

(TBKTSG Online) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu rằng cần 480 tỉ đô la Mỹ (tức 10,567 triệu tỷ đồng) để...

Cần 480 tỉ đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy?

Vũ Quang Việt Thứ Bảy,  22/10/2016, 08:28 (GMT+7) Chia sẻ:





Việt Nam sẽ cần 480 tỉ đô la Mỹ để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2022. Ảnh: Reuters
(TBKTSG Online) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu rằng cần 480 tỉ đô la Mỹ (tức 10,567 triệu tỷ đồng) để tái cơ cấu nền kinh tế. Không hiểu đây là phát biểu thật hay đùa, và căn cứ nào để ông Bộ trưởng phát biểu như thế?
Số tiền này là cần cho thời kỳ 2016-2020, tức là mỗi năm cần đến 90 tỉ đô-la Mỹ.
Trong khi GDP năm 2015 là 199 tỉ đô-la Mỹ và tổng tích lũy là 50 tỉ đô-la Mỹ.  Như thế, chi phí tái cơ cấu hàng năm vượt cả tổng tích lũy của nền kinh tế!
Với yêu cầu vốn trong 5 năm như trên thì cũng nhiều hơn hẳn tổng đầu tư của suốt  hơn 10 năm trong thời kỳ 2006-2015 (404 tỷ đô-la Mỹ).
Lấy đâu ra tiền để đáp ứng yêu cầu điều ông Bộ trưởng đưa ra? Phải chăng ông tuyên bố với tinh thần trách nhiệm của một người có trách nhiệm. Đặt ra thế để thấy rằng từ những năm 2006 đến nay, các kế hoạch đầu tư có vẻ vĩ đại, nhưng nền kinh tế ngày càng bị đẩy dần tới chỗ cực kỳ khó khăn: kinh tế dù có tăng trưởng nhưng là tăng trưởng thiếu chất lượng, lạm phát cao trong rất nhiều năm, thiếu hụt ngân sách tiếp tục tăng không kiểm soát được, và tỷ lệ nợ so với GDP không chỉ của Chính phủ và của cả nền kinh tế ngày càng tăng.
Cái đạt được là tính chất thiếu chất lượng của các dự án đầu tư, tiêu rất nhiều tiền quốc gia, nhưng hầu hết đều lỗ vốn và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc trong dân chúng.
Số tiền lớn đó, đến 480 tỉ đô-la Mỹ dùng làm gì? Để tái cơ cấu? Các quan chức và báo chí nói rất nhiều đến “tái cơ cấu”, nhưng người đọc như tôi thì vẫn không hiểu tái cơ cấu là gì? Nội dung cụ thể của nó gồm những gì?
Thời trước đây: khi nói đến đổi mới là nói đến thị trường hóa sản xuất với giá cả được tự do hơn thay vì tập trung vào quyền quyết định của một vài quan chức nhà nước. Cụ thể ở nông nghiệp, thị trường hóa là giao đất cho nông dân tự sản xuất và tự tiêu thụ. Cái lợi của đổi mới là rất lớn. Lợi lớn như thế nhưng đâu cần chi, bởi vì thời đó nhà nước khánh kiệt, làm gì có tiền mà chi, chỉ là chuyển đổi cơ chế.
Vậy thì cần hỏi lại: tái cấu trúc có nội dung gì? Mục đích của tái cơ cấu là mang lại lợi ích hay là để chi tiền ra?
Nếu là phát huy vai trò của tư nhân, thì đầu tư là do tư nhân quyết định, đâu cần gì đến vốn nhà nước. Giảm thiểu vai trò của các tập đoàn quốc doanh bằng cách chứng khoán hóa thì lại đưa thêm vốn tiền mặt vào tay nhà nước. Nói tóm lại nếu tái cấu trúc là “cổ phần hóa” thì chính quá trình này tập trung vốn trở lại vào tay nhà nước để đầu tư vào các công trình có công ích thực sự.
Nếu tái cơ cấu là nâng cao vai trò kiểm tra chất lượng của các công trình nhà nước thì thậm chí có thể giảm chi phí mà hiện nay đang bị phung phí, rơi vào tay tham nhũng đồng thời đưa đến công trình chất lượng kém.
Vậy cần phải hiểu tái cơ cấu một cách cụ thể là gì đây? Và đâu là các hành động cụ thể đưa đến yêu cầu 480 tỉ đô-la Mỹ trên?


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Cần 480 tỉ đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy?




Cần 480 tỉ đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy?

(TBKTSG Online) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu rằng cần 480 tỉ đô la Mỹ (tức 10,567 triệu tỷ đồng) để...

Cần 480 tỉ đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy?

Vũ Quang Việt Thứ Bảy,  22/10/2016, 08:28 (GMT+7) Chia sẻ:





Việt Nam sẽ cần 480 tỉ đô la Mỹ để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2022. Ảnh: Reuters
(TBKTSG Online) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu rằng cần 480 tỉ đô la Mỹ (tức 10,567 triệu tỷ đồng) để tái cơ cấu nền kinh tế. Không hiểu đây là phát biểu thật hay đùa, và căn cứ nào để ông Bộ trưởng phát biểu như thế?
Số tiền này là cần cho thời kỳ 2016-2020, tức là mỗi năm cần đến 90 tỉ đô-la Mỹ.

Trong khi GDP năm 2015 là 199 tỉ đô-la Mỹ và tổng tích lũy là 50 tỉ đô-la Mỹ.  Như thế, chi phí tái cơ cấu hàng năm vượt cả tổng tích lũy của nền kinh tế!
Với yêu cầu vốn trong 5 năm như trên thì cũng nhiều hơn hẳn tổng đầu tư của suốt  hơn 10 năm trong thời kỳ 2006-2015 (404 tỷ đô-la Mỹ).

Lấy đâu ra tiền để đáp ứng yêu cầu điều ông Bộ trưởng đưa ra? 
Phải chăng ông tuyên bố với tinh thần trách nhiệm của một người có trách nhiệm. Đặt ra thế để thấy rằng từ những năm 2006 đến nay, các kế hoạch đầu tư có vẻ vĩ đại, nhưng nền kinh tế ngày càng bị đẩy dần tới chỗ cực kỳ khó khăn: kinh tế dù có tăng trưởng nhưng là tăng trưởng thiếu chất lượng, lạm phát cao trong rất nhiều năm, thiếu hụt ngân sách tiếp tục tăng không kiểm soát được, và tỷ lệ nợ so với GDP không chỉ của Chính phủ và của cả nền kinh tế ngày càng tăng.

Cái đạt được là tính chất thiếu chất lượng của các dự án đầu tư, tiêu rất nhiều tiền quốc gia, nhưng hầu hết đều lỗ vốn và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc trong dân chúng.

Số tiền lớn đó, đến 480 tỉ đô-la Mỹ dùng làm gì? Để tái cơ cấu? Các quan chức và báo chí nói rất nhiều đến “tái cơ cấu”, nhưng người đọc như tôi thì vẫn không hiểu tái cơ cấu là gì? Nội dung cụ thể của nó gồm những gì?

Thời trước đây: khi nói đến đổi mới là nói đến thị trường hóa sản xuất với giá cả được tự do hơn thay vì tập trung vào quyền quyết định của một vài quan chức nhà nước. Cụ thể ở nông nghiệp, thị trường hóa là giao đất cho nông dân tự sản xuất và tự tiêu thụ. 

Cái lợi của đổi mới là rất lớn. 

Lợi lớn như thế nhưng đâu cần chi, bởi vì thời đó nhà nước khánh kiệt, làm gì có tiền mà chi, chỉ là chuyển đổi cơ chế.

Vậy thì cần hỏi lại: tái cấu trúc có nội dung gì? Mục đích của tái cơ cấu là mang lại lợi ích hay là để chi tiền ra?

Nếu là phát huy vai trò của tư nhân, thì đầu tư là do tư nhân quyết định, đâu cần gì đến vốn nhà nước. Giảm thiểu vai trò của các tập đoàn quốc doanh bằng cách chứng khoán hóa thì lại đưa thêm vốn tiền mặt vào tay nhà nước.

 Nói tóm lại nếu tái cấu trúc là “cổ phần hóa” thì chính quá trình này tập trung vốn trở lại vào tay nhà nước để đầu tư vào các công trình có công ích thực sự.

Nếu tái cơ cấu là nâng cao vai trò kiểm tra chất lượng của các công trình nhà nước thì thậm chí có thể giảm chi phí mà hiện nay đang bị phung phí, rơi vào tay tham nhũng đồng thời đưa đến công trình chất lượng kém.

Vậy cần phải hiểu tái cơ cấu một cách cụ thể là gì đây? 
Và đâu là các hành động cụ thể đưa đến yêu cầu 480 tỉ đô-la Mỹ trên?


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List