Nợ xấu Việt Nam: 550 ngàn tỷ
đồng và “vô phương cứu chữa”
Lê Dung
Với nhận định “cần 25 tỷ USD để xử lý nợ xấu”, ông Trương Văn
Phước – Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã trở thành nhân vật
thứ hai sau cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình
trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng.
Ông Trương Văn Phước: cần khoảng 25 tỷ USD để giải quyết nợ xấu. Ảnh báo Tuổi trẻ
“Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần
tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực”, ông Phước nhấn mạnh. Vị Phó
chủ tịch Ủy ban Giám sát tính toán, để giải quyết nợ xấu thì cần 25 tỷ USD, và
cần khoảng 180,000 tỷ để giải quyết tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5
năm tới. Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro, thì mỗi năm các tổ chức tín
dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 – 200,000 tỷ đồng.
Theo
ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi
ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng.
Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền
kinh tế do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 12/10/2016.
Con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống đốc Nguyễn Văn
Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu
được công bố của Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn
đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng.
Một quyết định của Ngân hàng Nhà nước ban hành vào
tháng 3/2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ
các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm
thời làm mất khái niệm nợ xấu.
Đến sát Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng
Nhà nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của Chính
phủ đều “đẹp” đến quái lạ.
Chỉ sau Đại hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe, khi Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ
xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%!
Tuy nhiên, có giải quyết được nợ xấu hay không lại là một câu
chuyện hoàn toàn khác. Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm
2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân
hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất
nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ
được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác
nghiệp”.
Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC
và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, cùng một
dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài ‘không có ngân sách thì không thể xử
lý nợ xấu”, tình hình đã khốn khó đến thế nào.
Khi nào thì sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng
loạt?
L.D.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.