Ai có tiền còn nằm trong ngân hàng, mau mau rút lẹ lẹ, nếu không thì không còn kịp nữa.
Ảnh: Anhcalu
NGÂN HÀNG MÀ BỊ PHÁ SẢN, XEM NHƯ TIỀN CÚNG CHO ĐẢNG!
ĐẢNG GÂY RA THÌ ĐẢNG CHỊU, SAO BẮT DÂN PHẢI CHỊU.
HẬU QUẢ CỦA VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT LÀM 3 CÁN BỘ BỊ BẮN CHẾT! NHÀ NƯỚC TA QUAN NGẠI SÂU SẮC, YÊU CẦU CÁC CÁN BỘ THƯỜNG XUYÊN CƯỠNG CHẾ NHÀ DÂN RÚT KINH NGHIỆM!
Nợ xấu Việt Nam: 550 ngàn tỷ
đồng và “vô phương cứu chữa”
Lê Dung
Với nhận định “cần 25 tỷ USD để xử lý nợ xấu”, ông Trương Văn
Phước – Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã trở thành nhân vật
thứ hai sau cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình
trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng.
Ông Trương Văn Phước: cần khoảng 25 tỷ USD để giải quyết nợ xấu. Ảnh báo Tuổi trẻ
“Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần
tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực”, ông Phước nhấn mạnh. Vị Phó
chủ tịch Ủy ban Giám sát tính toán, để giải quyết nợ xấu thì cần 25 tỷ USD, và
cần khoảng 180,000 tỷ để giải quyết tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5
năm tới. Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro, thì mỗi năm các tổ chức tín
dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 – 200,000 tỷ đồng. Theo
ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi
ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng.
Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền
kinh tế do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 12/10/2016.
Con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống đốc Nguyễn Văn
Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu
được công bố của Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn
đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng. Một quyết định của Ngân hàng Nhà nước ban hành vào
tháng 3/2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ
các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm
thời làm mất khái niệm nợ xấu.
Đến sát Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng
Nhà nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của Chính
phủ đều “đẹp” đến quái lạ.
Chỉ sau Đại hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe, khi Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ
xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%!
Tuy nhiên, có giải quyết được nợ xấu hay không lại là một câu
chuyện hoàn toàn khác. Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm
2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân
hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất
nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ
được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác
nghiệp”.
Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC
và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, cùng một
dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài ‘không có ngân sách thì không thể xử
lý nợ xấu”, tình hình đã khốn khó đến thế nào.
Khi nào thì sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng
loạt?
L.D.
__._,_.___
Posted by: Dien bien hoa binh
|
Cần 480 tỉ
đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy?
Vũ Quang Việt Thứ Bảy, 22/10/2016, 08:28 (GMT+7)
Chia sẻ:
|
Việt
Nam sẽ cần 480 tỉ đô la Mỹ để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2022.
Ảnh: Reuters
|
(TBKTSG Online) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu rằng cần
480 tỉ đô la Mỹ (tức 10,567 triệu tỷ đồng) để tái cơ cấu nền kinh tế.
Không hiểu đây là phát biểu thật hay đùa, và căn cứ nào để ông Bộ trưởng phát
biểu như thế?
Số tiền này là cần cho thời kỳ 2016-2020, tức là mỗi năm cần đến
90 tỉ đô-la Mỹ.
Trong khi GDP năm 2015 là 199 tỉ đô-la Mỹ và tổng tích lũy là 50
tỉ đô-la Mỹ. Như thế, chi phí tái cơ cấu hàng năm vượt cả tổng tích lũy của
nền kinh tế!
Với yêu cầu vốn trong 5 năm như trên thì cũng nhiều hơn hẳn tổng
đầu tư của suốt hơn 10 năm trong thời kỳ 2006-2015 (404 tỷ đô-la Mỹ).
Lấy đâu ra tiền để đáp ứng yêu cầu điều ông Bộ trưởng đưa ra? Phải
chăng ông tuyên bố với tinh thần trách nhiệm của một người có trách nhiệm. Đặt
ra thế để thấy rằng từ những năm 2006 đến nay, các kế hoạch đầu tư có vẻ vĩ
đại, nhưng nền kinh tế ngày càng bị đẩy dần tới chỗ cực kỳ khó khăn: kinh tế dù
có tăng trưởng nhưng là tăng trưởng thiếu chất lượng, lạm phát cao trong rất
nhiều năm, thiếu hụt ngân sách tiếp tục tăng không kiểm soát được, và tỷ lệ nợ
so với GDP không chỉ của Chính phủ và của cả nền kinh tế ngày càng tăng.
Cái đạt được là tính chất thiếu chất lượng của các dự án đầu tư,
tiêu rất nhiều tiền quốc gia, nhưng hầu hết đều lỗ vốn và gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, gây bức xúc trong dân chúng.
Số tiền lớn đó, đến 480 tỉ đô-la Mỹ dùng làm gì? Để tái cơ cấu?
Các quan chức và báo chí nói rất nhiều đến “tái cơ cấu”, nhưng người đọc như tôi
thì vẫn không hiểu tái cơ cấu là gì? Nội dung cụ thể của nó gồm những gì?
Thời trước đây: khi nói đến đổi mới là nói đến thị trường hóa sản
xuất với giá cả được tự do hơn thay vì tập trung vào quyền quyết định của một vài
quan chức nhà nước. Cụ thể ở nông nghiệp, thị trường hóa là giao đất cho nông
dân tự sản xuất và tự tiêu thụ. Cái lợi của đổi mới là rất lớn. Lợi lớn như thế
nhưng đâu cần chi, bởi vì thời đó nhà nước khánh kiệt, làm gì có tiền mà chi,
chỉ là chuyển đổi cơ chế.
Vậy thì cần hỏi lại: tái cấu trúc có nội dung gì? Mục đích của tái
cơ cấu là mang lại lợi ích hay là để chi tiền ra?
Nếu là phát huy vai trò của tư nhân, thì đầu tư là do tư nhân
quyết định, đâu cần gì đến vốn nhà nước. Giảm thiểu vai trò của các tập đoàn quốc
doanh bằng cách chứng khoán hóa thì lại đưa thêm vốn tiền mặt vào tay nhà nước.
Nói tóm lại nếu tái cấu trúc là “cổ phần hóa” thì chính quá trình này tập trung
vốn trở lại vào tay nhà nước để đầu tư vào các công trình có công ích thực sự.
Nếu tái cơ cấu là nâng cao vai trò kiểm tra chất lượng của các
công trình nhà nước thì thậm chí có thể giảm chi phí mà hiện nay đang bị phung
phí, rơi vào tay tham nhũng đồng thời đưa đến công trình chất lượng kém.
Vậy cần phải hiểu tái cơ cấu một cách cụ thể là gì đây? Và đâu là
các hành động cụ thể đưa đến yêu cầu 480 tỉ đô-la Mỹ trên?
__._,_.___
Posted by: Dien bien hoa binh
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.