Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, April 5, 2016

Tin khó tin: Sai lầm thế kỷ, móc túi dân và nền kinh tế kéo nhau xuống bùn




Tin khó tin: Sai lầm thế kỷ, móc túi dân và nền kinh tế kéo nhau xuống bùn


LĐO LÂM CHÍ CÔNG (TỔNG HỢP)   7:12 AM, 04/04/2016  

ĐỌC NHIỀU

Tin khó tin: Sai lầm thế kỷ, móc túi dân và nền kinh tế kéo nhau xuống bùn  9

Tin khó tin: Bộ trưởng nói “an toàn”, Bộ phó nói “một rừng chất độc”, vui thôi không có ý gì đâu! 8

Tin khó tin: Chưa có dòng nước nào từ phương Bắc cả!





Ngân sách khó khăn thì phải tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu chứ không thể tìm cách để tăng thuế, phí. Như đã nói, thêm một cọng rơm cũng gãy lưng con lừa. Giữa lúc 63 tỉnh thành là 63 nền kinh tế cùng một kiểu áo, cùng một lỗ rách giống nhau mà đi bàn sự liên kết, thì nói thiệt tình quá là xa xỉ. Ngày cuối tuần, những người dân ở An Giang có vẻ rất chi là thách thức một nửa giải Nobel kinh tế khi họ đua nhau đi vay nóng tới 255% lãi suất. Đã hết đâu, tàu Trung Quốc chở theo hàng trăm nghìn lít dầu lậu vào vùng biển Việt Nam, trong khi thuế phí leo thang khiến cho doanh nghiệp nhỏ và người lao động ngày càng khốn khó.
1 . Nền “kinh tế tỉnh ta” cùng kéo nhau xuống bùn
Không có gì mới mẻ cả. Chuyện cũ rích nói lại mà vẫn cứ đau đớn, gây sự hóng hớt, tổn thương như thường. Đã hơn 1.001 lần nói về câu chuyện sống còn của nền kinh tế là hãy mau mau chấm dứt tình trạng cát cứ, xin – cho, mau mau kết thúc nạn “mỗi tỉnh một nhà máy đường, một trường đại học” để cứu vãn chính chúng ta. Và hãy mau chóng có sự liên kết vùng, khu vực để cùng làm ăn, thu hoạch. Nhưng không. 63 tỉnh của Việt Nam hiện là 63 nền kinh tế giống hệt nhau nhưng độc lập hoàn toàn với nhau, ganh đua, cạnh tranh nhau để có cùng thứ sẽ đưa mình vào nợ nần, phá sản, thua lỗ giống nhau.

 7/7 nhà máy Ethanol để sản xuất xăng E5 tại Việt Nam đều đã phá sản, thua lỗ, đều có thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: T.L 
Không cần các nhà nghiên cứu tốn kém tiền nong, dân thường cũng thấy: Cảng biển đã xây hoặc đã chạy có dự án san sát nhau, mỗi tỉnh một cái, cách nhau chưa đầy trăm cây số. Sân bay cũng vậy. Trên núi thì cửa khẩu quốc gia, quốc tế cũng san sát nhau, có nơi cách nhau vài trăm mét đi bộ… Trường đại học cũng vậy, tỉnh nào cũng chạy kiếm cho được ít nhất là một trường. Xin nói cho mau, nó là kết quả của ông cơ chế có tên là xin – cho đấy.

Như để phụ hoạ cho nỗi đau thống thiết từ cuộc hội thảo quốc tế về liên kết vùng của nền kinh tế Việt Nam, tin về hàng loạt nhà máy sản xuất xăng E5 (ethanol từ sắn) của Việt Nam bị phá sản với nhiều nghìn tỉ vốn vay ngân hàng làm bàng hoàng và gây phẫn nộ trong đông đảo nhân dân. Điều tra cho hay, nguyên nhân là do nhập khẩu thiết bị, công nghệ phế thải từ Trung Quốc.

Xem tại đây..
...và tại đây.

2. Những đứa con sai lầm thế kỷ 
Và cũng như để minh chứng cho sự cát cứ điển hình của 63 nền kinh tế, công trình thuỷ điện An Khê – Kanak mà đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành gọi là “sai lầm thế kỷ” đã sớm bộc lộ những hậu quả, di chứng cực kỳ khó lường đối với đời sống của nhân dân. Nền kinh tế thuỷ điện đã làm một việc chưa ai trên trái đất này làm, chặn ngang con sông lớn để đưa nước vào con sông khác để kiếm tiền từ nước, bất chấp hàng triệu đồng bào ở hạ lưu hoặc chết vì không có nước hoặc là chết vì nước xả lũ để bảo vệ thân đập.

Tiếng dân đã thấu trời xanh. Ngày 2.4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương báo cáo toàn diện về công trình “sai lầm thế kỷ” này. Hôm qua, Phó Thủ tướng cũng đã đích thân đến hiện trường cầu Ghềnh, kiểm tra và chỉ đạo xử lý nghiêm theo pháp luật tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn sập cầu.

Nhưng, hôm qua còn một vụ rất nghiêm trọng nữa thưa Phó Thủ tướng: Chuyện động trời xảy ra tại Khánh Hoà, người ta xây Khu Du lịch Hòn Bà - Yersin trái phép trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Không phải động trời do xây, rồi phát hiện ra, mà động trời ở chỗ cơ quan chức năng tỉnh này vừa đề nghị cho tồn tại sau khi đã phạt. Nếu vậy, những 8B Lê Trực, Le Mont Ba Vì resort & spa và chuỗi biệt thự Điền Viên thôn cũng sẽ được phạt và tồn tại cả sao?!

Nhà máy thuỷ điện An Khê – một sai lầm thế kỷ. Ảnh: Infonet 
Xem tại đây..
..và tại đây.
3. Bắt tàu Trung Quốc chở dầu lậu xâm phạm vùng biển Việt Nam
Hôm qua, hàng triệu triệu người dân Việt đã bày tỏ niềm cảm phục đối với Bộ đội Biên phòng Hải Phòng trước việc bắt giữ một chiếc tàu của Trung Quốc chở 100 nghìn lít dầu lậu xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc có tên Quỳnh Đường Phổ số hiệu 13056 đã bị bắt quả tang và thuyền trưởng cùng các thuyền viên đã khai nhận xâm phạm vùng biển Việt Nam để cung cấp dầu lậu cho tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam.
 Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng kiểm tra tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Ảnh: Lao Động

Ngay sau khi laodong.com.vn đưa tin này, hàng trăm thư điện tử, tin nhắn của bạn đọc đã gửi về toà soạn và nữ nhà báo Hoàng Hoan bày tỏ niềm cảm phục, vui sướng trước sự dũng cảm, mưu trí, kiên quyết và thắng lợi của lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Hoa phượng đỏ.

Xem tại đây...
...và tại đây

4. Lãi suất tín dụng đen 255%, móc túi dân – đừng tưởng bở mà đào mãi
Kết thúc một tuần thị trường tiền tệ, nóng trên các trang báo là nạn tín dụng đen lên tới 255%/ năm tại tỉnh An Giang. Theo tính toán của cơ quan điều tra cứ cho vay 5 triệu thì sau 5 tháng lãi thu về đã đủ tiền gốc. Tôi đề nghị Chính phủ cần coi thông tin này như là một tín hiệu để truy vết chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng do NHNN quản lý. Tại sao hàng nghìn tỉ, chục nghìn tỉ giải ngân rồi mất khả năng thu hồi thì dễ dàng vậy mà người nông dân, tiểu thương buôn bán nhỏ phải đi vay nóng tại thị trường chợ đen để làm ăn?
Ông Nguyễn Văn Cẩn (tài xế ở TPHCM): “Không thể vì thiếu hụt ngân sách mà móc túi người dân mãi”. Ảnh: Tuổi Trẻ  
Cũng trong ngày cuối tuần, nhiều chuyên gia kinh tế sốt sắng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng tăng thu thuế, phí ngày càng cao, tràn lan hiện nay. Họ cho rằng, ngân sách khó khăn thì cách tiết kiệm, giảm chi chứ sao lại tìm cách tăng thu, vì như vậy là giết chết nguồn thu, giết chết nền kinh tế. Ông Nguyễn Văn Cẩn – làm nghề lái xe nói vừa mới tăng phí xăng dầu 300%, sao lại còn tăng nữa. “Người dân đã phải đóng nhiều loại thuế, phí lắm rồi nên không thể vì lý do ngân sách thiếu hụt mà tiếp tục móc túi người tiêu dùng” – ông Cẩn nói như vậy với Tuổi Trẻ. 

Xem tại đây...
...Và tại đây.

5.. Ấn tượng cuối tuần: Bộ trưởng xin lỗi dân về phát ngôn gây sốc
“Đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết” – đó là câu nói của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại diễn đàn Quốc hội. “Ông quá coi thường dân thưa ông Phát” – là tên bài báo trên chuyên mục Sự kiện & Bình luận của Lao Động ngày 2.4.
 Bộ trưởng Cao Đức Phát (chiều 3.4): “Tôi xin lỗi nhân dân!”. Ảnh: Lao Động 

Chiều chủ nhật 3.4, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc trao đổi trực tuyến với toà soạn Báo Lao Động tại địa chỉ laodong.com,vn xung quanh câu chuyện thực phẩm bẩn và phát ngôn nêu trên của Bộ trưởng. Kết thúc cuộc trò chuyện, Bộ trưởng đã nói: “Trong buổi trò chuyện ngày hôm nay, tôi mong muốn gửi lời xin lỗi đến nhân dân và độc giả. Trong lòng tôi thực sự mong muốn nỗ lực cùng đồng nghiệp để nhân dân được sử dụng thực phẩm an toàn”

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, April 4, 2016

ĐỤNG ĐỘ ĐẨM MÁU GIỮA ARMENIA VÀ AZERBAIJAN TRANH GIÀNH KHU TỰ TRỊ NAGORNO-KARABAKH

 
Mời Đọc Tiin của Hạnh Dương tại  Link: http://www.vietpressusa.com/2016/04/ung-o-am-mau-giua-armenia-va-azerbaijan.html)


ĐỤNG ĐỘ ĐẨM MÁU GIỮA ARMENIA VÀ AZERBAIJAN TRANH GIÀNH KHU TỰ TRỊ NAGORNO-KARABAKH

Saturday, April 02, 2016
Một chiến xa của Armenia bị các xe Tanks của Azerbaijan bắn giết ít nhất 12 binh sĩ Armania

Bé trai Gevong Grigoryan 12 tuổi bị thương bởi hỏa tiễn của Azerbaijan đang được các 
Bác sĩ giải phẩu tại bệnh viện Stepanakert thuộc vùng ly khai Nagorno-Karabakn, Armenia.
VietPress USA (02-4-2016): Cuộc đụng độ đẩm mau đã xảy ra rất nghiêm trọng trong ngày hôm nay 02-4-2016 giữa quân chính quy hai nước Armenia và Azerbaijan tại vùng đòi ly khaiNagorno-Karabakh đã làm cho ít nhất 12 binh sĩ thiệt mạng và một số thường dân bị thương, trong đó có một bé trai 12 tuổi.


Thông cáo của Bộ Quốc phòng Armenia cho biết số thiệt hại như nói trên và đổ lỗi cho quân đội Azerbaijan đã gây là cảnh đổ máu nầy và gọi các binh sĩ thiệt mạng của mình là "Những vị thánh Tử vì đạo Hồi của Armenia". Thông cáo cũng cho hay phía đối phương là quân độAzerbaijan đã có trên 100 binh sĩ tử thương. Nhưng Azerbaijan đã phủ nhận và đổ lỗi cho Armenia tạo ra khủng hoảng biên giới và dọa sẽ trả thù bằng các trận mưa trọng pháo. Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi hai bên bình tĩnh ngưng bắn và tự chế.


Vùng Nagarno-Karabakh là một phần của Armenia nhưng nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Azerbaijan từ năm 1994, khi đôi bên chấm dứt cuộc chiến tranh vì phần đất này. Những cuộc thương thuyết đã được thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng vùng này vẫn còn nhiều bất ổn.


Chiến xa của Armenia
Hai nước tách nhau bởi một vùng trái độn phi quân sự, nhưng bên nào cũng tố cáo đối phương vi phạm vùng phi quân sự đó.

Armenia nói rằng Azerbaijan đã khơi mào cho cuộc giao tranh mới nhất với một vụ tấn công bằng xe Tăng, đại pháo và máy bay trực thăng. Azerbaijan tố cáo Armenia tấn công trước bằng đại pháo.
Bộ Quốc phòng Armenia nói binh lính của họ đã bắn rơi một chiếc trực thăng của Azerbaijan, nhưng các giới chức Azerbaijan phủ nhận tuyên bố đó. 
Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh là cuộc xung đột vũ trang diễn ra từ tháng 2 năm 1988 đến tháng 5 năm 1994, tại vùng Nagorno-Karabakh nằm trong vùng lãnh thổ phía tây nam của Azerbaijan, giữa dân cư Nagorno-Karabakh tuyệt đại đa số là người Armenia, được hỗ trợ bởi Cộng hòa Armenia, chống lại Cộng hòa Azerbaijan.


Các cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ tiếp tục tiếp diễn cho tới tháng 8 năm 2008 thì càng lúc càng bùng phát thành chiến tranh qui ước giữa lực lượng quân sự chính qui của hai bên Armenia và Azerbaijan.


Armenia và Azerbaijan, đều là các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ, bị cuốn vào cuộc chiến tranh sơn cước ở Karabakh vì Azerbaijan muốn dập tắt phong trào ly khai tại Nagorno-Karabakh. 


Chính quyền vùng đất Nagorno-Karabakh này bỏ phiếu ủng hộ sát nhập vào Armenia, với đa số dân cư Karabakh ủng hộ độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý. Yêu cầu sát nhập vào Armenia vào cuối những năm 1980 đã diễn ra một cách hòa bình; nhưng trong những tháng tiếp theo, khi Liên bang Xô Viết tan rã, đã biến thành một cuộc xung đột bạo lực giữa hai nhóm sắc tộc, dẫn đến những tố cáo về các hành vi thanh lọc sắc tộc từ cả hai phía.

Các cuộc xung đột nổ ra không bao lâu sau khi Quốc hội Nagorno-Karabakh, một tỉnh tự trị thuộc Azerbaijan, bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia ngày 20-2-1988. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan là kết quả của sự "bất bình kéo dài từ phía cộng đồng người Armenia ở Nagorno-Karabakh do sự cấm đoán tự do tôn giáo và văn hóa bởi chính quyền trung ương Xô Viết và nhà cầm quyền Azerbaijan", nhưng quan trọng hơn, là cuộc xung đột lãnh thổ.

Chiến xa của Azerbaijan
Cùng với các phong trào ly khai tại các nước cộng hòa Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva; phong trào ly khai tại vùng Caucasus góp phần quan trọng và cũng là đặc trưng của sự sụp đổ Liên bang Xô Viết vào năm 1991. 


Khi Azerbaijan tuyên bố độc lập và cách chức chính quyền Karabakh, cộng đồng Armenia chiếm đa số bỏ phiếu tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan và tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

Giao tranh trên quy mô lớn nổ ra vào cuối mùa đông năm 1992. Các nỗ lực thương thảo từ nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả OSCE  (Organization for Security and Co-operation in Europe - Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âuthất bại trong việc tìm ra một giải pháp được cả hai bên chấp nhận. 


Mùa xuân năm 1993, các lực lượng Armenia chiếm được các khu vực nằm phía ngoài Karabahk, khiến cho cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng với sự can thiệp của những quốc gia khác trong khu vực. Tới cuối cuộc chiến, người Armenia giành được quyền kiểm soát phần lớn vùng lãnh thổ, ngoài ra còn chiếm được thêm chừng 9% lãnh thổ Azerbaijan. Khoảng trên 230.000 người Armenia từ Azerbaijan và 800.000 người Azeris từ Armenia và Karabakh phải chạy tị nạn do cuộc xung đột. Một cuộc ngưng bắn do Nga làm trung gian được ký kết tháng 5 năm 1994 và đàm phán hòa bình, trung gian bởi OSCE vẫn tiếp diễn kể từ đó cho đến nay vẫn chưa ổn.


Nhìn trước các biến chuyển tình hình chiến sự tại các nước vùng Baltics, Hoa Kỳ hôm 30-3-2016 đã quyết định tăng cường thêm binh sĩ và phương tiện chiến tranh mạnh mẽ hơn (Mời Đọc Tiếp Tại Link: http://www.vietpressusa.com/2016/04/ung-o-am-mau-giua-armenia-va-azerbaijan.html)
-- 
HANH DUONG
VietPress USA
www.vietpressusa.com
__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Sunday, April 3, 2016

Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn’



---------- Forwarded message ----------
From: lannie le 


 


Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn’

Tác giả: Nguyễn Thị (Gửi cho BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh)

.KD: Trong 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng ngậm ngùi chia tay một người bạn rời bỏ Việt nam để đi định cư ở nước ngoài theo diện mua thẻ xanh. Khi có tiền ai cũng muốn tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho con cái họ.

.Điều ấy là đương nhiên và nếu có nhiều tiền, có lẽ tôi cũng làm như họ! (Nguyễn Thị)
.Đây là bài viết- theo như giới thiệu của BBC- một nữ nhà báo sống và làm việc ở t/p HCM. Có lẽ vì tế nhị, mà không ký tên thật. Xin đăng để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm.

.Mình thì nghĩ, số 01 là khát vọng của ông Đinh La Thăng, trong số 01, đương nhiên có cả môi trường sống an toàn. Nhưng những điều Nguyễn Thị đưa ra rất ngậm ngùi. 

Muốn đưa t/p HCM trở lại với danh hiệu Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông, hẳn rất khó. Vì trước hết, phải thay đổi tư duy thể chế quản lý. Một mình ông ĐLT nghĩ, nhưng hệ thống của ông có nghĩ thế không, khi mà tư duy thì xơ cứng, luẩn quẩn lúc thị trường, lúc định hướng XHCN, nghe rất buồn cười!  :D
———— 
Image cHoang Dinh Nam AFP

“Ngày 29/3, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chia sẻ với báo chí về mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một trong khu vực mà ông vừa nêu tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.

Thưa ông Đinh La Thăng!
Đọc thông tin này, tôi không khỏi phá lên cười.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại vị trí số một trong khu vực để làm gì, thưa ông Bí thư?
Những bà nội trợ có con nhỏ như tôi không lấy làm hãnh diện sống trong thành phố có vị trí số một về kinh tế trong khu vực Asean nếu như môi trường sống tiếp tục đầy hiểm nguy cho phụ nữ và trẻ nhỏ như hiện nay!

Chúng tôi chỉ cần một môi trường sống an toàn.

Vâng, theo như ông nói thì “Số một ở đây phải là tổng thể. 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu nhìn về Sài Gòn và mơ ước Singapore sẽ được như Sài Gòn.

Khi đó Singapore chỉ là một làng chài, nay thì họ là đô thị số một trong khu vực, cả về kinh tế và chất lượng sống. Tôi nói đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một là phải số một trong tổng thể, toàn diện.”.

Mục tiêu số một toàn diện như ông nói, bao gồm cả kinh tế và chất lượng sống thật quá xa vời, bao giờ đạt được đây, khi thành phố mỗi năm đều có những công trình hàng ngàn tỷ đồng, chẳng hạn như vụ lát đá hoa cương trên vỉa hè Quận Một nhằm khẳng định sự giàu có về kinh tế nhưng chất lượng sống ngày càng tệ dần đi.

Tại sao những người phụ nữ như tôi mỗi ngày ra đường đều phải suy tính giấu đi sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ, giấu đi túi xách dưới lớp túi nylon bèo nhèo, không dám giơ điện thoại nói chuyện ngoài phố… và lặng lẽ nhắc nhở nhau những “tuyệt chiêu” phòng tránh bọn cướp giật?

Thậm chí mỗi ngày, những bà nội trợ như tôi luôn sống trong nỗi sợ hãi: phập phồng vào mỗi sáng sớm khi nhìn người thân dắt xe máy ra đường đi làm mà không biết người ấy có an toàn trở về nhà vào cuối ngày hay không; lo lắng với mớ thực phẩm mua về nấu ăn không biết tiềm ẩn chất độc hại nào chưa bị phát hiện; lo lắng khi đem gửi con ở trường học và bần thần sợ hãi không kém khi đưa con vào bệnh viện chích ngừa hay khám chữa bệnh.

An toàn khi ra đường, an toàn khi ăn uống ngoài đường, an toàn khi mua sắm thực phẩm, an toàn ở trường học, an toàn khi đi chữa trị ở bệnh viện… là điều chúng tôi cần nhất, không phải cho chúng tôi, mà cái chính là cho con cháu của chúng tôi – bọn trẻ đang hít thở bầu không khí này và đang cần môi trường tốt để lớn lên. Ông có hiểu điều ấy hay không?

Thưa ông, ông từng lên tiếng về việc phải có nơi xin lỗi nữ du khách đến từ Ai Cập khi cô ấy bị giật túi xách trên đường và khóc nức nở vì sợ hãi vào chiều ngày 11/3 tại Quận Một, thế nhưng sau hành động xin lỗi ấy là gì?

Có ai tìm ra bọn cướp đã giật túi xách của cô ấy và đem hoàn trả cho cô ấy không? Có phải nạn cướp giật du khách nước ngoài sẽ chấm dứt sau màn xin lỗi chưa có tiền lệ đó ở thành phố này?
Tại sao sau thông tin cô ấy bị cướp, sau thông tin cô ấy được xin lỗi, không có thông tin nào cam đoan từ nay du khách đến thành phố này có thể ung dung đi dạo và không còn lo bọn cướp xuất hiện bất thình lình nữa?
Khi chưa làm được những điều đơn giản mà vô cùng cần thiết ấy, xin đừng nói gì đến mục tiêu trở thành số một – bởi chúng tôi, những người dân bình thường – chỉ muốn có môi trường sống an toàn mà thôi.

Và nếu ông có thể làm cho thành phố này trở thành nơi có môi trường sống an toàn – giống như như thập niên 80, 90 của thế kỷ trước – chúng tôi, những người dân sinh ra và lớn lên ở thành phố này, sẽ cảm ơn ông.

Có một thống kê cho biết mỗi năm Việt Nam nhận gần 12 tỷ đôla Mỹ kiều hối gửi cho người thân sống ở Việt nam, nhưng mỉa mai thay cũng có ngần ấy tiền từ Việt Nam đem ra nước ngoài để mua lấy dịch vụ y tế, du lịch và du học.

Điều ấy nghĩa là gì? Ngày càng có nhiều người giàu hơn ở Việt Nam và họ đã có nhiều lựa chọn hơn, một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của họ là nền giáo dục tốt hơn cho con cái họ, dịch vụ y tế hiệu quả hơn cho người thân cua họ và đến lượt họ, khi có tiền là phải đi du lịch đến những vùng đất đẹp đẽ và an toàn hơn để tiêu tiền.

Trong thống kê này chưa tính đến số tiền mà người giàu Việt bỏ ra để mua thẻ xanh định cư ở nước ngoài.

Trong 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng ngậm ngùi chia tay một người bạn rời bỏ Việt nam để đi định cư ở nước ngoài theo diện mua thẻ xanh. Khi có tiền ai cũng muốn tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho con cái họ.
Điều ấy là đương nhiên và nếu có nhiều tiền, có lẽ tôi cũng làm như họ!
  • Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả là một nữ nhà báo hiện đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh.






__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Mời gọi đầu tư, nhưng “trên trải thảm, dưới rải đinh”


Mời gọi đầu tư, nhưng “trên trải thảm, dưới rải đinh”

Thứ sáu, 01/04/2016, 11:00 (GMT+7)

(Kinh tế) - Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến (Quảng Trị) đã chua chát khi nói về môi trường xã hội bị làm xấu xí bởi những người thừa hành công vụ tham lam, gây méo mó chính sách của Đảng và nhà nước.

·          

Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến – Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 5 năm (2011-2016) ở Quốc hội sáng 1-4, đại biểu Lê Như Tiến nói: Chúng ta tha thiết tạo lập môi trường cho các nhà đầu tư nhưng chính sách tốt đẹp này đã bị cách hành xử xấu xí làm rào cản, vô hiệu hóa.
“Nhiều nơi làm khó các nhà đầu tư như cắt điện cắt nước, dựng rào chắn cổng. Một số người thi hành công vụ đã vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn, đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn, làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng”, ông phát biểu.
Ông Tiến nhắc lại, vì những sự thật chua chát này mà trong thảo luận kinh tế xã hội ở tổ tại kỳ họp này, đã có đại biểu thốt lên: “Đất lành chim đậu, nhưng chim chưa đậu đã nhậu hết chim”.
“Chúng ta mời gọi các nhà đầu tư, nhưng trên rải thảm dưới rải đinh. Các nhà đầu tư đi trên thảm nhung nhưng vẫn nhức nhối vì hàng đinh ở dưới” – Đại biểu Lê Như Tiến chua xót.
Đại biểu tỉnh Quảng Trị cũng nói cử tri đang rất bất an về môi trường sống, nỗi lo bị xâm hại luôn thường trực mỗi khi họ ra đường.
“Một nữ du khách nước ngoài nước mắt lưng tròng vị bị cướp mất cả tiền và giấy tờ ngay giữa đô thị lớn. Mặc dù  lực lượng công an đã rất nỗ lực nhưng cũng chưa chặn đứng được tình trạng táo tợn cướp giữa ban ngày.
Khách du lịch ở một số danh lam thắng cảnh bị chặt chém chèo kéo , làm cho du khách một đi không trở lại…” – Đại biểu Tiến nêu.
Ông cũng đề nghị phải đưa thêm chỉ số vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn xã hội vào tiêu chí đánh giá  sự phát triển của một số địa phương.
Về môi trường công vụ, ông Tiến đánh giá nhiều người thi hành công vụ chưa xem mình là công bộc của dân.
“Một khi cơ chế xin cho còn đất sống thì dân còn bị nhũng nhiễu. Vì đã xin thì phải có cái gì đó cho mới xin được” – Đại biểu Tiến nói.
“Cái gì cũng chạy. Chạy chức chạy quyền, chạy cả luân chuyển, chạy ai, ai chạy?” – Ông Tiến nhắc lại lời của Tổng Bí thư phát biểu mới đây và nói: “Cử tri mong rằng chỉ cần đi là đến không cần phải chạy!”.
Kết thúc bài phát biểu, đại biểu Lê Như Tiến nói suốt những năm tháng làm đại biểu Quốc hội, ông luôn nhớ lời dặn dò củ một bậc lão thành cách mạng khi ông mới trúng cử đại biểu và bây giờ muốn gửi đến gửi đến các đại biểu Quốc hội trúng cử lần đầu tiên ở khóa sau, các ứng cử viên trẻ, rằng:
“Dân vạn đại, quan nhất thời
Người xưa đã dạy học rồi chớ quên”
Thiếu lời cảm ơn, dư thừa bạo lực
Về môi trường văn hóa, đại biểu Lê Như Tiến cho rằng đang có sự lệch chuẩn, khi mà “ở nơi công cộng người ta tiết kiệm dùng từ cảm ơn nhưng dư thừa bạo lực”. Chỉ cần va chạm nhẹ là có thể trả lời nhau bằng bạo lực.
Còn ở học đường, môi trường tưởng như an toàn nhất, phụ huynh lại đang bất an. Ở một số trường mầm non cô bảo mẫu hành hạ các cháu đến thương tật.
Mới đây có bảo vệ trường tiểu học xâm hại tình dục hàng chục học sinh nội trú. Rồi bạo lực gia đình, con cháu chém giết ông bà cha mẹ… Đại biểu Lê Như Tiến cho rằng xã hội đang mất đề kháng, chưa có sự “miễn dịch” những luồng văn hóa độc lan tràn.
(Theo Tuổi Trẻ)
__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List