Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, April 4, 2016

ĐỤNG ĐỘ ĐẨM MÁU GIỮA ARMENIA VÀ AZERBAIJAN TRANH GIÀNH KHU TỰ TRỊ NAGORNO-KARABAKH

 
Mời Đọc Tiin của Hạnh Dương tại  Link: http://www.vietpressusa.com/2016/04/ung-o-am-mau-giua-armenia-va-azerbaijan.html)


ĐỤNG ĐỘ ĐẨM MÁU GIỮA ARMENIA VÀ AZERBAIJAN TRANH GIÀNH KHU TỰ TRỊ NAGORNO-KARABAKH

Saturday, April 02, 2016
Một chiến xa của Armenia bị các xe Tanks của Azerbaijan bắn giết ít nhất 12 binh sĩ Armania

Bé trai Gevong Grigoryan 12 tuổi bị thương bởi hỏa tiễn của Azerbaijan đang được các 
Bác sĩ giải phẩu tại bệnh viện Stepanakert thuộc vùng ly khai Nagorno-Karabakn, Armenia.
VietPress USA (02-4-2016): Cuộc đụng độ đẩm mau đã xảy ra rất nghiêm trọng trong ngày hôm nay 02-4-2016 giữa quân chính quy hai nước Armenia và Azerbaijan tại vùng đòi ly khaiNagorno-Karabakh đã làm cho ít nhất 12 binh sĩ thiệt mạng và một số thường dân bị thương, trong đó có một bé trai 12 tuổi.


Thông cáo của Bộ Quốc phòng Armenia cho biết số thiệt hại như nói trên và đổ lỗi cho quân đội Azerbaijan đã gây là cảnh đổ máu nầy và gọi các binh sĩ thiệt mạng của mình là "Những vị thánh Tử vì đạo Hồi của Armenia". Thông cáo cũng cho hay phía đối phương là quân độAzerbaijan đã có trên 100 binh sĩ tử thương. Nhưng Azerbaijan đã phủ nhận và đổ lỗi cho Armenia tạo ra khủng hoảng biên giới và dọa sẽ trả thù bằng các trận mưa trọng pháo. Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi hai bên bình tĩnh ngưng bắn và tự chế.


Vùng Nagarno-Karabakh là một phần của Armenia nhưng nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Azerbaijan từ năm 1994, khi đôi bên chấm dứt cuộc chiến tranh vì phần đất này. Những cuộc thương thuyết đã được thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng vùng này vẫn còn nhiều bất ổn.


Chiến xa của Armenia
Hai nước tách nhau bởi một vùng trái độn phi quân sự, nhưng bên nào cũng tố cáo đối phương vi phạm vùng phi quân sự đó.

Armenia nói rằng Azerbaijan đã khơi mào cho cuộc giao tranh mới nhất với một vụ tấn công bằng xe Tăng, đại pháo và máy bay trực thăng. Azerbaijan tố cáo Armenia tấn công trước bằng đại pháo.
Bộ Quốc phòng Armenia nói binh lính của họ đã bắn rơi một chiếc trực thăng của Azerbaijan, nhưng các giới chức Azerbaijan phủ nhận tuyên bố đó. 
Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh là cuộc xung đột vũ trang diễn ra từ tháng 2 năm 1988 đến tháng 5 năm 1994, tại vùng Nagorno-Karabakh nằm trong vùng lãnh thổ phía tây nam của Azerbaijan, giữa dân cư Nagorno-Karabakh tuyệt đại đa số là người Armenia, được hỗ trợ bởi Cộng hòa Armenia, chống lại Cộng hòa Azerbaijan.


Các cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ tiếp tục tiếp diễn cho tới tháng 8 năm 2008 thì càng lúc càng bùng phát thành chiến tranh qui ước giữa lực lượng quân sự chính qui của hai bên Armenia và Azerbaijan.


Armenia và Azerbaijan, đều là các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ, bị cuốn vào cuộc chiến tranh sơn cước ở Karabakh vì Azerbaijan muốn dập tắt phong trào ly khai tại Nagorno-Karabakh. 


Chính quyền vùng đất Nagorno-Karabakh này bỏ phiếu ủng hộ sát nhập vào Armenia, với đa số dân cư Karabakh ủng hộ độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý. Yêu cầu sát nhập vào Armenia vào cuối những năm 1980 đã diễn ra một cách hòa bình; nhưng trong những tháng tiếp theo, khi Liên bang Xô Viết tan rã, đã biến thành một cuộc xung đột bạo lực giữa hai nhóm sắc tộc, dẫn đến những tố cáo về các hành vi thanh lọc sắc tộc từ cả hai phía.

Các cuộc xung đột nổ ra không bao lâu sau khi Quốc hội Nagorno-Karabakh, một tỉnh tự trị thuộc Azerbaijan, bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia ngày 20-2-1988. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan là kết quả của sự "bất bình kéo dài từ phía cộng đồng người Armenia ở Nagorno-Karabakh do sự cấm đoán tự do tôn giáo và văn hóa bởi chính quyền trung ương Xô Viết và nhà cầm quyền Azerbaijan", nhưng quan trọng hơn, là cuộc xung đột lãnh thổ.

Chiến xa của Azerbaijan
Cùng với các phong trào ly khai tại các nước cộng hòa Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva; phong trào ly khai tại vùng Caucasus góp phần quan trọng và cũng là đặc trưng của sự sụp đổ Liên bang Xô Viết vào năm 1991. 


Khi Azerbaijan tuyên bố độc lập và cách chức chính quyền Karabakh, cộng đồng Armenia chiếm đa số bỏ phiếu tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan và tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

Giao tranh trên quy mô lớn nổ ra vào cuối mùa đông năm 1992. Các nỗ lực thương thảo từ nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả OSCE  (Organization for Security and Co-operation in Europe - Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âuthất bại trong việc tìm ra một giải pháp được cả hai bên chấp nhận. 


Mùa xuân năm 1993, các lực lượng Armenia chiếm được các khu vực nằm phía ngoài Karabahk, khiến cho cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng với sự can thiệp của những quốc gia khác trong khu vực. Tới cuối cuộc chiến, người Armenia giành được quyền kiểm soát phần lớn vùng lãnh thổ, ngoài ra còn chiếm được thêm chừng 9% lãnh thổ Azerbaijan. Khoảng trên 230.000 người Armenia từ Azerbaijan và 800.000 người Azeris từ Armenia và Karabakh phải chạy tị nạn do cuộc xung đột. Một cuộc ngưng bắn do Nga làm trung gian được ký kết tháng 5 năm 1994 và đàm phán hòa bình, trung gian bởi OSCE vẫn tiếp diễn kể từ đó cho đến nay vẫn chưa ổn.


Nhìn trước các biến chuyển tình hình chiến sự tại các nước vùng Baltics, Hoa Kỳ hôm 30-3-2016 đã quyết định tăng cường thêm binh sĩ và phương tiện chiến tranh mạnh mẽ hơn (Mời Đọc Tiếp Tại Link: http://www.vietpressusa.com/2016/04/ung-o-am-mau-giua-armenia-va-azerbaijan.html)
-- 
HANH DUONG
VietPress USA
www.vietpressusa.com
__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List