Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 12, 2015

'Trao quyền cho dân' đối phó khí hậu


'Trao quyền cho dân' đối phó khí hậu

  • 11 tháng 12 2015
Giám đốc tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn), Đỗ Vân Nguyệt
"Có một thứ mạnh mẽ hơn nâng cao nhận thức là cần phải trao quyền cho người dân. Cần tạo ra một không gian cho sáng kiến của người dân, của doanh nghiệp, bởi vì cuối cùng, chỉ có mình có thể cứu được mình," giám đốc tổ chức phi chính phủ Live&Learn nói trong Bàn tròn thứ Năm của BBC về biến đổi khí hậu.
Xem lại toàn bộ chương trình thảo luận nhân Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP21 tại: http://bit.ly/1SPJpZB
Chị Đỗ Vân Nguyệt nhấn mạnh, "nguồn lực và ý tưởng giúp giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu rất nhiều, nhưng điều thật sự cần thiết là trao quyền cho người dân".
Nguyễn Huỳnh Thuật, người đã vận động thành công việc dừng dự án xây đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để bảo vệ rừng quốc gia Cát Tiên cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn 'sợ' các tổ chức xã hội dân sự về môi trường và chưa có chính sách hỗ trợ các dự án dân sự.
Anh Nguyễn Huỳnh Thuật đã vận động thành công dừng dự án đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để bảo vệ rừng Cát Tiên
"Những tổ chức ở Việt Nam hoạt động chưa có tự do và chưa có sáng tạo, thứ hai nữa là chưa có chính sách tài chính hỗ trợ. Dường như nhà nước vẫn còn sợ hãi những tổ chức dân sự như vậy. Tới đây họ chỉ chấp nhận các doanh nghiệp xã hội, kết hợp hướng tài chính bền vững và hướng hoạt động phi lợi nhuận vào trong đó."
Anh Thuật, người sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên giải thích: "Cụ thể nhất là khi mình tập hợp những nhóm đông thường là phải xin giấy phép để tổ chức những thứ như triển lãm, rồi các buổi nói chuyện cộng đồng thì mình phải xin giấy phép thì những tổ chức như nhóm yêu quý bảo vệ Cát Tiên của Thuật chưa được nhà nước công nhận chính thức, thì phải thông qua những tổ chức đã có giấy phép của nhà nước."
Tuy nhiên, anh Nguyễn Huỳnh Thuật cũng đồng ý với Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường rằng, Việt Nam vẫn cần đào tạo và nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ về các vấn đề môi trường.

1.3 tỷ USD

Khu vực sản xuất năng lượng từ gió đầu tiên của Việt Nam đặt ở tỉnh Bạc Liêu
Giáo sư Học cho biết, trong năm năm qua, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của quốc tế nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu.
"Việt Nam có chương trình ứng phó với Biến đổi khí hậu làm việc hết sức nghiêm túc theo đúng quy định của quốc tế," chuyên gia từ Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái nói.
"Nhưng phải đặt ra câu hỏi là hiệu quả trực tiếp từ số tiền 1 tỷ đó đến với cộng đồng là bao nhiêu," theo chị Nguyệt.
"Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được.
"Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này," giám đốc Đỗ Vân Nguyệt nói thêm.
Ông cũng giải thích, Việt Nam đã hình thành chiến lược tăng trưởng xanh, và "đây là con đường khả thi có thể giúp phát triển bền vững".

Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt liệu có sự mâu thuẫn trong kế hoạch của Việt Nam khi vừa có kế hoạch xây các nhà máy nhiệt điện than lại vừa thực hiện tăng trưởng xanh, ông Học nói, "Không có sự mâu thuẫn mà đây là quá trình vì từ trước đến nay chúng ta chủ yếu dùng nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí nên phát thải khí nhà kính.
"Giờ nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát thải thì về nguyên tắc chúng ta giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển... thì đây là cả một quá trình, cũng không nhanh, không dễ để có thể sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo mới được."
Tuy nhiên, chị Đỗ Vân Nguyệt, người sáng lập và giám đốc của tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, đưa ra con số chỉ tiêu dự tính quy hoạch năng lượng tái tạo của Việt Nam chỉ chưa đến 10%.
"Đến năm 2030, Thái Lan hay Philippines đang đặt ra mục tiêu tới 50% . Chí ít là về mặt con số, tôi thấy Việt Nam đang đi theo xu hướng ngược lại các nước khác, đặc biệt là các nước trên thế giới đang giảm điện than.
"Ở Việt Nam, những vùng miền núi hay hải đảo xa xôi hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng tái tạo mà đầu tư có thể sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đầu tư vào mạng lưới điện quốc gia mà dựa vào những nguồn năng lượng không sạch."

Cam kết

Phố Đinh Liệt, Hà Nội trong đợt ngập lụt năm 2013
Giám đốc của tổ chức phi chính phủ cho biết, khi theo dõi con số cam kết của chính phủ là 8% "thì thực sự đây là con số không cao và cũng không thấp".
Việt nam cam kết giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 - 2030, và con số này có thể đạt tới 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. (Về cam kết của chính phủ Việt Nam: http://bit.ly/1NfK1pU)
"Nếu nhìn một chút sang các nước láng giềng Thái Lan hay Philippines, các nước châu Phi hay khu vực Trung Mỹ, thì họ có cam kết rất cao và bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế, nhiều ngành nghề công nghiệp, thương mại theo hướng xanh hóa.
"Việt Nam có rất nhiều chính sách như Tăng trưởng xanh của chính phủ, rồi một loạt ban ngành khác nhau cũng có kế hoạch hoạt động riêng của mỗi ngành và đều có chỉ tiêu. Nhiều hoạt động cũng được thực hiện nhưng sự tiếp diễn sau dự án hay mô hình thì những tổ chức phi chính phủ chưa thấy được các hoạt động đó."
"Biến đổi khí hậu liên quan tới tầm nhìn dài hạn, và tầm nhìn dài hạn này đòi hỏi tất cả mọi người cùng chung tay, cùng chia sẻ cam kết," chị Nguyệt nhận xét.
Nhưng giáo sư Học cho rằng, Việt Nam không nằm trong nhóm 'Phụ lục 1' về biến đổi khí hậu, hơn nữa, quốc gia này vừa "thoát khỏi nhóm nước nghèo, và với những nỗ lực như thế Việt Nam đã rất cố gắng.
"Tôi nghĩ là chính phủ Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam đã rất quyết tâm, và Việt Nam có thể thực hiện được những cam kết đó."

'Quá muộn'

Nhân viên môi trường đi vớt rác ở hồ Tây, Hà Nội
Bình luận về hội nghị COP21, nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris cho rằng, như nước chủ nhà đã tuyên bố, "lúc này không phải là lúc hứa hẹn, mà phải tiến hành như thế nào".
"Như đồng bằng sông Cửu Long, 50 năm nữa mà mất 500.000 hecta, tức là 250 nghìn sân vận động Mỹ Đình đi ra biển thì khủng khiếp thế nào?
"...Còn bây giờ, cái nhà đang cháy đùng đùng như thế phải tìm cách dập đi." ( http://bit.ly/1QiBbex)
Chia sẻ quan điểm trên, giáo sư Học nhận xét, cách tiếp cận của COP21 đã khác so với các năm trước, khi có sự kết hợp từ "dưới lên và từ trên xuống".
"Chúng ta đã cãi nhau nhiều quá rồi, qua 20 cái COP thì biến đổi khí hậu càng gia tăng. Hiện nay nồng độ khí nhà kính là trên 400, đã quá mức 350. Chúng ta đã đến lúc không thể không giải quyết, mà nói như Pháp nói, là đã quá muộn."
Giám đốc của Live&Learn cho biết, sự kết hợp giữa đại diện của chính phủ Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ tham dự hội nghị ở Paris "tốt hơn nhiều so với những năm trước".
"Tôi hy vọng là dân chủ và tiếng nói của thế giới sẽ được tôn trọng. Bất kể kết quả của COP21 có đến đâu thì tôi hy vọng các vị lãnh đạo khi về nước sẽ học tập những cơ chế đó và có sự trao đổi, hỗ trợ để những ý tưởng có cơ hội từ dưới đi lên."
Image caption Nhà báo Phạm Cao Phong tại studio của BBC ở London trong buổi thảo luận
Các vị khách mời cũng nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. (Xem về tác động của biến đổi khí hậu: http://bit.ly/1HY8Rf7)
Nhà báo Phạm Cao Phong lấy ví dụ, nếu nhiệt độ trung bình tăng thêm hai độ C, mực nước biển có thể dâng lên từ 48 centimet cho tới 1 mét, "và thành phố Cần Thơ biến khỏi bản đồ của Việt Nam thì chúng ta sẽ đói, không có mùa màng, và sẽ phải chuyển 1 triệu 2 người đó vào bên trong."
"Biến đổi khí hậu là giặc nước. Giặc nước đến thì không còn gì, sẽ mất hết, chỉ có chạy thôi."
Ông Học cũng nhận định, "trong suốt 200 năm, nhiệt độ trung bình về mặt khí hậu mà nói, mới tăng lên 0.7 độ C nhưng rất nhiều hiện tượng thiên tai, hạn hán, nắng nóng, rét hại. Còn nếu nhiệt độ tăng lên nữa, những tác hại còn khủng khiếp hơn.
"Vì vậy mà các nước nhóm họp ở Paris để thống nhất đến cuối thế kỷ này không tăng quá 2 độ C. Mỗi năm có khoảng 500 người chết vì thiên tai bất thường, và thiệt hại lên tới khoảng 1.5% GDP."


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, December 11, 2015

Nông nghiệp Nông thôn cần cuộc cách mạng xanh

 

Nông nghiệp Nông thôn cần cuộc cách mạng xanh

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-12-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nông nghiệp Nông thôn cần cuộc cách mạng xanh Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Cánh đồng lúa ở Ninh bình (minh họa)
Cánh đồng lúa ở Ninh bình (minh họa)
AFP
Nông sản Việt Nam bấp bênh trước tốc độ hội nhập mau lẹ với thế giới. Thách thức cũng như cơ hội đã bắt đầu, trong khi ngành nông nghiệp vẫn dậm châm tại chỗ với các đề án tái cơ cấu.

Nông nghiệp trước thách thức và sức ép

70% người Việt Nam sống trong vùng nông thôn với hoạt động sản xuất chủ yếu nông lâm thủy sản. Theo thống kê chính thức, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung đạt 30,8 tỷ USD trong bối cảnh nông nghiệp tổng thể đóng góp 18,2% GDP Tổng sản phẩm nội địa. 

Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn hiện nay đạt 24,4 triệu đồng/người một năm, một con số quá thấp và quá cách biệt so với thành thị. Tuy vậy Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho là thành tựu, vì đã tăng 1,9 lần so với năm 2010.

Hiện nay cánh cửa hội nhập đã và đang rộng mở, đưa tới cơ hội tăng xuất khẩu nông sản, đồng thời cũng là thách thức vì nông sản nước ngoài tràn vào và nông dân Việt Nam không thể cạnh tranh. Trong số 12 Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam tham gia thì 8 Hiệp định đã có hiệu lực thi hành. Cụ thể là từ 2015, Việt Nam đã gần như mở cửa hoàn toàn thị trường nông sản trong khu vực ASEAN, khoảng 90% các mặt hàng từ các nước ASEAN có thể luân chuyển trong nội khối với thuế suất 0%.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
Sức ép cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thì đang tăng lên từ rất nhiều phía. Không cần chờ đến TPP hoặc các hiệp định khác, riêng cộng đồng kinh tế ASEAN thôi khi VN mở cửa hoàn toàn cho các nước ASEAN khác, thì VN đã khó cạnh tranh với nông sản từ những nước như Thái Lan hoặc các nước chung quanh VN rồi. 

-Bà Phạm Chi Lan
“ Sức ép cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thì đang tăng lên từ rất nhiều phía. Không cần chờ đến TPP hoặc các hiệp định khác, riêng cộng đồng kinh tế ASEAN thôi khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các nước ASEAN khác, thì Việt Nam đã khó cạnh tranh với nông sản từ những nước như Thái Lan hoặc các nước chung quanh Việt Nam rồi. Chưa kể mảng với Trung Quốc tức là ACFTA giữa ASEAN và Trung Quốc mà Việt Nam là một thành viên ký kết, được thực hiện tăng dần lên hàng năm, cũng tạo nên sức ép hàng hóa kể cả nông sản của Trung Quốc có thể vào cạnh tranh với Việt Nam.

 Những năm gần đây có thể nói hàng nông sản của Trung Quốc tương tự như nông sản của Việt Nam đã vào rất nhiều, cạnh tranh rất dữ dội và làm khó cho nông dân Việt Nam rất nhiều rồi. Đó là chưa kể làm khó cho cả người tiêu dùng vì hàng Trung Quốc thường được mọi người nhìn nhận như những sản phẩm có thể mang nhiều yếu tố độc hại theo đó. Tôi cho là ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước một sức ép cạnh tranh toàn diện.”

Bên cạnh thách thức bao giờ cũng tạo ra nhiều cơ hội, chuyên gia Phạm Chi Lan, người từng là thành viên ban tư vấn kinh tế cho thủ tướng chính phủ,  cho rằng Việt Nam phải bắt đầu ngay, không thể chần chừ được việc chuyển đổi mô hình sản xuất. Bà nói:
Thủy sản: tôm xuất khẩu
Thủy sản: tôm xuất khẩu (AFP)
“ Nếu TPP chủ yếu là hàng chăn nuôi thì từ cộng đồng kinh tế ASEAN và từ RCEP giữa 10 nước ASEAN và 6 nước trong khu vực là Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Ấn Độ, Úc và New Zealand đang đàm phán, làm tăng thêm sức ép cạnh tranh trên các sản phẩm khác nữa của ngành nông nghiệp. Vì vậy có thể coi là ngành nông nghiệp chịu sức ép cạnh tranh toàn diện trên tất cả các sản phẩm. 

Trước yêu cầu như thế, rõ ràng Việt Nam phải thúc đẩy mạnh mẽ cải cách nông nghiệp mà phải thực hiện một cách triệt để. Dù sao nó cũng tạo ra một cơ hội cho thấy Việt nam không thể phát triển nông nghiệp như từ trước đến nay được nữa mà phải buộc đi vào phát triển theo kiểu một mặt thì hiện đại hóa, một mặt phải thương hiệu hóa rất cao cách sản xuât các mặt hàng nông sản…nghĩa là phải căn cứ vào yêu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất chứ không phải cứ làm như từ trước đến nay và xảy ra tình trạng nhiều khi dư thừa và bán với giá rất thấp nữa.”

Cải cách mạnh mẽ không chần chờ

Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ Hà Nội nhận định về những giải pháp sản xuất tập trung, dù Việt nam có đặc thù ruộng đất nhỏ lẻ. Thí dụ dồn điền đổi thửa góp ruộng nhỏ thành ruộng lớn, mà ở đó vai trò chủ thể của người nông dân không bị mất. Theo lời ông Nguyễn Trí Ngọc vai trò lớn thuộc về các doanh nghiệp liên kết các hộ nông dân với nhau, tạo thành một chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị từ sản phẩm đầu vào cho tới đầu ra và đã có nhiều mô hình được thực hiện. 

Ông Nguyễn Trí Ngọc nhấn mạnh:
“Bản chất của người nông dân mang tư duy làm chủ sở hữu trên mảnh ruộng của mình của bao nhiêu đời nay, thì rõ ràng để họ nhận thức được điều này không phải một sớm một chiều mà cần tác động của nhà nước, của các tổ chức, của cả hệ thống chính trị với các hộ nông dân và nếu người nông dân không thay đổi theo hướng đó, thì bản thân họ cũng khó có thể tồn tại trên chính mảnh ruộng của họ. Vì vậy cần có cải cách thể chế và chính sách để giúp cho người nông dân nhận thức được điều đó. Đây còn là câu chuyện chắc chắn phải có thời gian, trong đó có cả vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động, nhất là lao động nông thôn, chuyển dịch sang lĩnh vực lao động khác.”
Tôi nghĩ là 10 năm là đủ dài nếu như thực sự thực hiện cải cách bắt tay vào ngay. Đối với quy trình sản xuất nông nghiệp thì 10 năm đủ để tạo ra thay đổi rất căn bản, một cuộc cách mạng cho nông nghiệp cũng có thể làm được.
-Bà Phạm Chi Lan

Hiệp thương mại tự do đầu tiên Việt Nam tham gia sau cuộc đổi mới hướng tới kinh tế thị trường là AFTA mà Việt Nam ký vào năm 1996, thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Nhà nước Việt Nam có thể đã không thúc đẩy cải cách tích cực vì lộ trình áp dụng dành cho Việt Nam chậm và có nhiều ưu đãi. Với tất cả 12 FTA tham gia, Việt nam vì là nước nghèo nên luôn được dành cho lộ trình chuyển tiếp hợp lý. Mới nhất trong TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, Việt nam có 10 năm để chuẩn bị trước khi mặt hàng thịt như thịt gà tràn vào với thuế suất bằng 0.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định:
“Tôi nghĩ là 10 năm là đủ dài nếu như thực sự thực hiện cải cách bắt tay vào ngay. Đối với quy trình sản xuất nông nghiệp thì 10 năm đủ để tạo ra thay đổi rất căn bản, một cuộc cách mạng cho nông nghiệp cũng có thể làm được. Ở Việt Nam thì cả về hai mặt tổ chức sản xuất cũng như về mặt kỹ thuật nông nghiệp. Với kinh nghiệm học được từ các nước khác thì 10 năm có thể đủ để làm, nhưng nếu không làm gì cả mà cứ lần chần cứ chậm chạp thì 10 năm chứ 20 năm cũng không thể đủ được và nếu không thể cải cách được, thì nền nông nghiệp Việt Nam thực sự đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn và cũng sẽ không hình dung nổi sẽ đi đến đâu, nhất là số phận của nông dân Việt Nam vẫn là một bộ phận rất đông đảo của xã hội sẽ đi tới đâu nữa.”

Bà Phạm Chi Lan nói với chúng tôi là, sức ép nhiều mặt cũng như nhu cầu cuộc sống của người nông dân, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện cải cách nông nghiệp một cách rất mạnh mẽ, như một cuộc cách mạng nông nghiệp mà bà gọi là một cuộc cách mạng xanh.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Ô nhiễm không khí ở VN đã 'báo động'?


Ô nhiễm không khí ở VN đã 'báo động'?

  • 10 tháng 12 2015
Hà Nội
Khách du lịch và người dân quan tâm tới môi trường ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
Việt Nam đã xuất hiện ô nhiễm môi trường không khí ở đô thị do các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, tuy nhiên do giám sát 'chưa chặt chẽ' nên chưa thể kết luận ở mức báo độ như thế nào, theo một nhà khoa học từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
Khi được hỏi liệu môi trường khí ở các đô thị của Việt Nam, trong đó có Hà Nội, hay TP. Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, có ở mức báo động hay chưa, PGS. TS. Nguyễn Thị Huệ, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường thuộc VAST nói.
Do khả năng giám sát của mình (Việt Nam) chưa chặt chẽ cho nên cũng chưa thể kết luận rằng là môi trường không khí của Việt Nam ở mức báo động đến như thế nào.

“Thế nhưng thực chất do quá trình đô thị hóa của chúng ta quá nhanh và khả năng phát thải từ do phương tiện giao thông hoặc do hoạt động sản xuất của chúng ta mà chưa được quản l‎y’ chặt chẽ, chúng ta chưa ra được những chế tài để có thể xử phạt những doanh nghiệp mà có khả năng phát thải những khí thải ra môi trường.
"Cho nên là chúng ta cần phải siết chặt những tiêu chuẩn mà xả thải, để chúng ta có thể đưa ra được các chế tài xử phạt và chúng ta có thể có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm một cách tốt nhất.”

Có số liệu tức thì

Nhà nghiên cứu môi trường cho biết thêm về ô nhiễm không khí ở đô thị Việt Nam.
Bà nói: "Theo quan điểm riêng của tôi môi trường không khí ở Việt Nam cũng bắt đầu có sự ô nhiễm bởi vì sự gia tăng của đô thị hóa, cũng như quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.
"Cho nên chúng ta đánh giá toàn diện về môi trường không khí thì bản thân chúng ta (Việt Nam) cũng thấy là các chỉ tiêu về bụi cũng như là một số các khí thải từ hoạt động của giao thông hoặc là sản xuất của các khu cụm công nghiệp cũng phát thải rất nhiều khí độc, kể cả những bụi kim loại như bụi chì, hay là các hơi acid hay là các dạng dung môi hữu cơ."
Mới đây, Trung Quốc đã công bố mức cảnh báo cao nhất về ô nhiễm không khí ở thủ đô Bắc Kinh với các chỉ số đo đạc ô nhiễm cụ thể.

Khi được hỏi liệu tại Việt Nam, các thông tin đo đạc, quan trắc ô nhiễm môi trường khí đô thị có được truyền thông tới công chúng hay không và ra sao, nhà khoa học nữ đáp:

“Có, thí dụ như ở Việt Nam, ngay Hà Nội chúng ta có một trạm quan trắc tự động có thể báo cho từng giờ khả năng phát thải các loại khí thí dụ như khí CO2, hay là NOx chẳng hạn, hoặc là bụi, bụi kim loại v.v…, thì chúng ta (Việt Nam) vẫn có số liệu ngay tức thì.”


Về các công nghệ, tiêu chuẩn sử dụng trong quan trắc, xử l‎ý ô nhiễm môi trường khí đô thị, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết:
Thực ra Việt Nam đã có các quy chuẩn, gọi là Quy chuẩn Việt Nam, đối với việc giám sát khí thải công nghiệp hoặc các bụi thải hoặc là các dạng khí lò đốt, thì chúng ta (VN) đã có rồi và cũng đã ngày càng update (cập nhật) theo các thông tin và cũng đã siết chặt các tiêu chuẩn rồi.
Tuy nhiên tôi thấy rằng để làm toàn diện hơn nữa, chúng ta cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chẳng hạn như các nước phát triển với lại việc hỗ trợ các công cụ, chẳng hạn để chúng ta có thể quan trắc, giám sát một cách chặt chẽ hơn về khả năng biến đổi, về chất lượng của môi trường không khí.
Hà Nội
Quá tải dân số với mật độ giao thông cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường khí ở đô thị, theo chuyên gia.
“Bởi vì riêng việc giám sát chất lượng môi trường không khí nó khó hơn rất nhiều khi chúng ta giám sát môi trường về nước thải, hoặc là tại các khu vực sản xuất, nhà máy, chẳng hạn. Bởi vì khí thải khuếch tán rất là nhanh trong môi trường,” nhà khoa học nói với BBC.

Ô nhiễm tiếp tục tăng

Báo chí và truyền thông Việt Nam gần đây tiếp tục phản ánh thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đô thị ở Việt Nam, đặc biệt với thủ đô Hà Nội, các thông tin cho hay ô nhiễm đã 'vượt giới hạn' cho phép ở một số chỉ tiêu.
Theo tờ Lao động, tháng 11.2015, Vụ Môi trường (Bộ GTVT) công bố, Hà Nội ô nhiễm bụi vượt giới hạn cho phép.
"Theo số liệu thống kê thì ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần tiêu chuẩn.

"Theo đó, số liệu về ô nhiễm khói, bụi do các chuyên gia đo được ở Hà Nội vào giờ cao điểm đều vượt giới hạn cho phép của Bộ Tài nguyên & Môi trường.
"Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, Nguyễn Xiển, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn 5-7 lần mức cho phép.
"Các khí ô nhiễm khác như CO, SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng lên.
"Qua một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, trên địa bàn TP.Hà Nội có đến 72% số hộ gia đình mắc bệnh do ô nhiễm không khí (liên quan đến hô hấp), trong đó quận Hoàng Mai chiếm tỉ lệ cao nhất, 91,4%; thấp nhất là quận Tây Hồ với 55%," tờ Lao động cho biết thêm.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, December 9, 2015

Trung cộng đi về đâu trong năm 2016

 
  

Trung cộng đi về đâu trong năm 2016















1. Thượng tầng giới tài chính Hoảng loạn

Theo hãng tin Bloomberg giới tài chính của Trung cộng đang "sống trong sợ hãi" khi cơ quan chức năng tiến hành một loạt vụ bắt giữ những nhận vật cấp cao trên thị trường chứng khoán. Theo đó, đã có ít nhất là 16 quan chức, lãnh đạo và nhân viên của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư bị bắt giữ, trong đó có ông Yao Gang, Phó Chủ tịch Ủy Ban Chứng khoán Trung cộng, người giữ vị trí quan trọng nhất trong các vụ IPO trên thị trường chứng khoán nước này. Các vụ bắt giữ này là một phần trong chiến dịch loại trừ các hoạt động giao dịch bất hợp pháp bị cho là đã khiến thị trường chứng khoán Trung cộng giảm điểm chóng mặt vào tháng 6 trong năm 2015 làm bốc hơi hơn 3.500 tỷ đô la.

Theo báo Business Insider và South China Morning Post vừa cho hay, ông Yim Fung, CEO của Tập đoàn tài chính Hồng Kông, Guotai Junan International Holdings (GJIH), và cũng là công ty môi giới chứng khoán trực tuyến (Brokerage) lớn thứ nhì sau Citic Securities International Brokerage ở Lục địa, đã “mất tích”. Cụ thể, kể từ ngày 18-11, những nhân viên của Tập đoàn Guotai Junan International đã tìm mọi cách để liên lạc với ông Yim Fung nhưng không thành công. Công ty đã tuyên bố với Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào ngày 23-11 rằng, ông Yim “mất tích” và "hiện không thể thực hiện nhiệm vụ của mình" nên đã cử ông Wong Tung Chin thay thế. Ngoài ông Yim Fung "mất tích" còn có hàng loạt vụ "mất tích" bí ẩn khác của những CEO chứng khoán, tài chính Trung cộng lẫn Hong Kong.

Vụ ông Yim Fung "mất tích" xảy ra 5 ngày sau khi cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ ông Yao Gang, ông này là quan chức cao cấp của giới tài chính Trung cộng tưởng bị đem ra làm dê tế thần sau vụ thị trường chứng khoán Trung cộng sụp đổ nhưng có lẽ không phải như vậy khi biết ra ông này cũng đã từng phục vụ từ năm 1999 đến 2002 trên cương vị Tổng Giám Đốc của tập đoàn Guotai Hunan International Holding. 

2. Tìm ra thủ phạm? 

Những sự kiện trên cho chúng ta có nhận định rằng cơ quan chức năng tiến hành điều tra sau hơn 5 tháng mày mò đã đặt nghi vấn các thủ phạm gây ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Trung cộng trong tháng 6 vừa qua có liên hệ đến công ty môi giới chứng khoán trực tuyến Guotai Junan International Holding nhưng không thể bắt ngay ông Yim Fung, CEO của công ty GJIH, vì không đủ bằng chứng nên đã bắt hay có thể đã nhờ ông Yao Gang, để tìm thêm những yếu tố mới để có thể câu lưu ông Yim Fung và những CEO của những công ty khác có liên hệ với vụ việc. 

Ông Yim Fung "biến mất" hay bị câu lưu vì có liên hệ tới ông Gao Gang là điều chúng ta chưa biết nhưng điều chúng ta biết một cách chắc chắn là: Nếu công ty môi giới chứng khoán trực tuyến GJIH có liên hệ trong việc làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ vào tháng 6 vừa qua thì "hành động phạm tội" của công ty môi giới chứng khoán trực tuyến này là đã cấu kết với các quỹ đầu tư để cho các quỹ đầu tư này mượn thêm một số tiền khống, tiền gió, tiền không có thật để các quỷ đầu tư đủ khả năng tài chánh làm lủng đoạn thị trường chứng khoán Trung cộng trong tháng 6 vừa qua bằng chiến thuật NSS (Naked Short Selling).

3. Bí mật của giới Tư Bản Tài Chánh:

Naked có nghĩa là trần truồng, Naked Short Selling có nghĩa là mua xuống một cổ phiếu bằng tiền khống, tiền gió, tiền không có thật mượn từ công ty môi giới chứng khoán trực tuyến để làm giá một cổ phiếu. Hành động này được liệt vào hành động phạm pháp ở các nước Tây Phương và họ đã làm ra nhiều điều luật chặn đứng hay ngăn cấm để giữ cho thị trường chứng khoán được công bình nhưng không hiệu quả.

Năm 1929 công ty Jesse Livermore đã dùng chiến thuật NSS để đánh sụp thị trưòng chứng khoán New York gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ vào những năm 1930 trở đi nhưng phải vài năm sau khi điều tra vụ việc mới biết và từ đó chính phủ Hoa Kỳ mới làm ra luật để ngăn chặn chiến thuật NSS nhưng không thành công.

Năm 2005 chính phủ Hoa Kỳ mới tăng thêm nhiều điều luật khác (Regulation SHO) để bảo vệ các công ty nhỏ thường bị các quỷ đầu tư đánh sập bằng chiến thuất NSS nhưng cũng chẳng thành công.

Năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Hoa Kỳ cơ quan an ninh thị trường chứng khoán New York đã ban hành luật tạm thời cấm luôn chiến thuật NSS và không cho mua xuống 19 công ty tài chánh nhưng rồi cũng không sao ngăn cản được sự sụp đổ của các công ty Leghman Brothers, Bear Stearns, Thorburn và Washington Mutual. Riêng Bank American nhờ chính phủ và quỷ đầu tư Berkshire Hathaway của warrent Buffett bỏ tiền vào đầu tư mới đứng vững.

Đi sâu vào hoạt động của thị trường chứng khoán New York chúng ta thấy khi nào có những nạn nhân của chiến thuật NSS kêu cứu hay một nhà phân tích thị trường nêu ra tên của những cổ phiếu bị NSS thì hành động thiết thực và nhanh nhất của cơ quan an ninh thị trường là cấm mua xuống những cổ phiếu các công ty đó để ngăn cản chứ chẳng ai bị bắt và bị truy tố cả. Bởi thế, giới tư bản tài chánh trong phố Wall Street gọi chiến thuật NSS là "chiến thuật ma quỉ". Họ không thể tung hoành ở New York thì họ mang quỉ đầu tư sang Canada và tấn công ngược về New York đang làm điên đầu các cơ quan an ninh thị trường chứng khoán.

Có một điều rất đặc biệt mà các bạn đọc cần lưu ý là những tin tức liên quan đến chiến thuật NSS được giới truyền thông các nước Phương Tây giấu rất kỷ. Các ông chủ của giới truyền thông là các nhà tư bản tài chánh nằm trong phố Wall Street muốn giữ bí mật chiến thuật NSS để còn cơ hội kiếm ra tiền. Các viên chức chính phủ cần phải im tiếng để cho thiên hạ nghĩ rằng thị trường chứng khoán là nơi rất công bình và an toàn nên bỏ vốn đầu tư cho kinh tế quốc gia được đi lên. 

Năm 2011 khi các thanh niên bắt đầu phong trào Occupy Wall Street để chiếm những tổ chức thiếu đạo đức thì người viết bài này cũng đóng góp vài hàng trong bài viết "Wall Street, nơi tung hoành của những tên cướp thời đại" để chỉ rõ những hành động ma mãnh của các quỹ đầu tư trong tổ chức này. Nào ngờ vào năm 2015 những tên cướp thời đại này dời việc " thực hiện tội ác" qua một nơi rất xa bên kia trái đất, thị trường chứng khoán Trung cộng. 

Khi thấy thị trường chứng khoán Trung cộng lao dốc không phanh, người viết muốn báo tin mừng về một tương lai xán lạn cho anh em trong phong trào đấu tranh dân chủ ở quê nhà nhưng không nắm được những tin tức gì chính xác cả tuy vậy tôi cũng diễn đạt được những gì mình biết qua một bút hiệu khác, Vành Lưỡng Nghi, với vài bài viết về vụ việc.

Hôm nay qua sự "mất tích" của ông Yim Fung, CEO của tập đoàn tài chánh Gutai hunan International Holding tại Hong Kong và cũng là công ty môi giới chứng khoán lớn thứ nhì ở Trung cộng đã hé mở cho chúng ta biết sự sụp đổ thị trường chứng khoán Trung cộng phải do một bàn tay nào đó điều khiển. Bàn tay đó là ai và từ đâu thò ra để điều khiển sẽ không bao giờ được bạch hóa cũng như ông Yim Fung, cả ông Gao Gang và các CEO "mất tích" khác sẽ cũng chưa chắc bị kết tội vì cái việc kết tội các ông ấy có thể làm được một cách dễ dàng với luật rừng của người cộng sản nhưng cái giá đưa toàn bộ vụ việc ra ánh sáng thì quá cao. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ bắt chước chính phủ Hoa Kỳ im lặng và tìm cách đối phó để cho mọi người nghĩ rằng thị trường chứng khoán Trung cộng là nơi rất công bình và an toàn nên bỏ vốn đầu tư cho kinh tế quốc gia phát triển. 

4. Một con Vịt Què đã bắt đầu bị vặt lông

Thị trường chứng khoán Trung cộng và cả thị trường chứng khoán Việt Nam được giới tư bản tài chánh đánh giá là thị trường dổm (Scam Market), sòng bài của dân nghèo (ai vào chơi đều sạch túi) con vịt què (thiếu tự do thông tin), vừa đá vừa bóng vừa thổi còi. v.v...

Nó thành hình do các cấp lãnh đạo cọng sản già nua, dù Mỹ được các nhà tư bản tài chánh dụ khị mời đến Wall Street cho rung chuông khai mạc, trở về nước các con khỉ già này nổi tính bắt chước lệnh cho đàn em mở thị trường chứng khoán cho giống Mỹ.

Thị trường chứng khoán Trung cộng là đứa trẻ mới ra đời, nó phải từ chập chững đi rồi chạy nhảy để trở thành già nua như thị trường chứng khoán New York. Nó bị đánh sụp ngã trong tháng 6 năm 2015 cũng giống như thị trường chứng khoán New York bị đánh sụp vào năm 1929. Nó bắt đầu đánh hơi để biết được tại sao nó bị sụp ngã. Nó sẽ tìm ra những lỗ hổng làm cho nó sụp ngã.

Tôi không phải là một nhà tiên tri nhưng tôi dám bảo đảm cùng bạn đọc con vịt què này sẽ bị vặt lông trong suốt năm 2016. Ngày 27 tháng 11 năm 2015 thi trường chứng khoán Thượng hải rớt giá 5.48%. Đó là vụ vặt lông đầu tiên. còn chuyện đảng CS Tàu có bị sụp ngã theo con vịt què này hay không là chuyện ngoài khả năng hiểu biết của người viết.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Tuesday, December 8, 2015

Anh em hoạt động dân chủ VN gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện


Anh em hoạt động dân chủ VN gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện

Trong ngày đầu tiên của chuyến đi học hỏi kinh nghiệm từ phong trào dân chủ Miến Điện, một phái đoàn gồm nhiều anh em hoạt động dân chủ
trong và ngoài nước đã dừng chân trước nhà lãnh tụ Aung San Suu Kyi trước khi có buổi gặp gỡ chính thức với Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD)
do bà cầm quyền. Căn nhà bình dị bên bờ hồ Inya là nơi ở, và cũng là nơi mà nhà cầm quyền quân phiệt đã giam giữ bà suốt 15 năm trời.
Cũng tại đây, đằng sau cánh cửa sắt, bà đã từng xuất hiện mỗi cuối tuần để chào đón những người dân Miến Điện ủng hộ bà và Đảng NLD
đến để gặp gỡ và trao đổi với người lãnh tụ của họ.
Sau đó, tại trụ sở của Đảng NLD, phát ngôn nhân Đảng, ông Nyan Win, đã chào đón phái đoàn và tiếp theo Tướng U Tin Oo, Chủ tịch Danh Dự
của Đảng đã trao đổi với đoàn về vấn đề đối lập chính trị, một yếu tố cần thiết trong quá trình dân chủ hóa một đất nước. Tướng U Tin Oo từng
là tổng tư lệnh của quân đội Miến Điện. Ông cùng với bà Aung San Suu Kyi là một cặp bài trùng không thể thiếu của cuộc đấu tranh dân chủ
Miến Điện. Vào năm 1988, ông đã kết hợp với bà Suu Kyi thành lập đảng NLD. Sau đó ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Đảng NLD, và bà Suu Kyi
là Tổng thư ký Đảng. Ông cũng từng bị nhà cầm quyền phân phiệt bắt giam 15 năm vì những hoạt động đối lập của mình.
Tướng U Tin Oo đã chia sẻ nhiều bài học, đặc biệt là vai trò cũng như đường lối mà Đảng NLD thực hiện để góp phần đưa công cuộc dân chủ hóa
của đất nước Miến Điện đến ngày hôm nay.
Khi được cho biết rất nhiều người Việt Nam sung sướng với kết quả thắng cử vừa qua, ông nói: "Đừng! Khoan hãy mừng vội. Đó chỉ là một chặn đường
và chúng tôi chưa thành công. Chúng tôi còn nhiều điều phải làm để đất nước này khá hơn và thật sự dân chủ." Ông cũng chia sẻ rằng Đảng NLD đã
quyết định không bày tỏ sự hân hoan đối với cuộc bầu cử vừa qua vì đối với họ, đây vẫn chưa là một cuộc bầu cử tự do thực sự, khi 25% số ghế Quốc hội
vẫn do Quân đội chỉ định. Thêm vào đó, vì người dân có quá nhiều sự kỳ vọng vào đảng của ông trong vai trò là Đảng cầm quyền kế tiếp, thử thách đối với
Đảng NLD càng to lớn.
Với câu hỏi điều gì đã giúp các ông thành công trước 30 năm đàn áp của nhà cầm quyền, ông nói: "Lòng dân. Chúng tôi luôn đi sát với lòng dân. Chúng tôi
hiểu họ và đấu tranh cho họ, là tiếng nói của họ." Nói về đường lối đấu tranh của đảng NLD, ông nói: "Phải bất bạo động. Đó là chính sách và kim chỉ nam
của chúng tôi. Chúng tôi chống lại mọi hành vi bạo động kể cả việc trả thù với những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù chúng tôi.
Khi được cho biết có một số các anh em hoạt động đã bị chính quyền CSVN ngăn chặn khi sang Miến Điện kỳ này, người đại diện Đảng NLD cho biết họ
cũng từng đối mặt với khó khăn tương tự. Đã từng có thời gian, tất cả thành viên của Đảng NLD đã bị chính quyền quân phiệt cấm xuất cảnh và họ cũng
phải tìm những phương cách để ra ngoài gặp gỡ quốc tế.
Tướng U Tin Oo trong phần trao đổi đã bày tỏ sự cảm kích đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Ông cho biết trong lúc phong trào Miến Điện đang đối đầu
với những khó khăn thì các chính phủ trong ASEAN đã không ủng hộ họ. Ngược lại, họ đã nhận được sự ủng hộ từ các phong trào dân chủ ở các nước
ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì vậy ông gởi lời cám ơn đến người dân Việt Nam đã ủng hộ người dân Miến Điện cho công cuộc đấu tranh vì ước mơ chung:
đó là tự do, dân chủ, và nhân quyền.
Để có cái nhìn sâu hơn về sự thành công của Miến Điện, các anh chị em đảng Việt Tân cùng với 7 anh em hoạt động từ Quốc Nội sẽ gặp gỡ thêm nhiều
tổ chức xã hội dân sự, truyền thông Miến Điện và tổ chức quốc tế trong những ngày sắp tới. Facebook Việt Tân sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.
Facebook Việt Tân


https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xlt1/t31.0-8/12357125_10154544249845620_6787759537858815706_o.jpg



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List