Nông nghiệp Nông thôn cần cuộc
cách mạng xanh
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-12-10
2015-12-10
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Cánh đồng lúa ở Ninh
bình (minh họa)
Nông
sản Việt Nam bấp bênh trước tốc độ hội nhập mau lẹ với thế giới. Thách thức
cũng như cơ hội đã bắt đầu, trong khi ngành nông nghiệp vẫn dậm châm tại chỗ
với các đề án tái cơ cấu.
Nông nghiệp trước thách thức và sức ép
70% người Việt Nam sống trong vùng nông thôn với hoạt động sản
xuất chủ yếu nông lâm thủy sản. Theo thống kê chính thức, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu nông sản nói
chung đạt 30,8 tỷ USD trong bối cảnh nông nghiệp tổng thể đóng góp 18,2% GDP
Tổng sản phẩm nội địa.
Thu nhập bình quân đầu
người ở nông thôn hiện nay đạt 24,4 triệu đồng/người một năm, một con số
quá thấp và quá cách biệt so với thành thị. Tuy vậy Bộ Nông nghiệp Phát triển
Nông thôn cho là thành tựu, vì đã tăng 1,9 lần so với năm 2010.
Hiện nay cánh cửa hội nhập đã và đang rộng mở, đưa tới cơ hội tăng
xuất khẩu nông sản, đồng thời cũng là thách thức vì nông sản nước ngoài tràn
vào và nông dân Việt Nam không thể cạnh tranh. Trong số 12 Hiệp định thương mại
tự do FTA mà Việt Nam tham gia thì 8 Hiệp định đã có hiệu lực thi hành. Cụ thể
là từ 2015, Việt Nam đã gần như mở cửa hoàn toàn thị trường nông sản trong khu
vực ASEAN, khoảng 90% các
mặt hàng từ các nước ASEAN có thể luân chuyển trong nội khối với thuế suất 0%.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
Sức ép cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thì đang tăng
lên từ rất nhiều phía. Không cần chờ đến TPP hoặc các hiệp định khác, riêng
cộng đồng kinh tế ASEAN thôi khi VN mở cửa hoàn toàn cho các nước ASEAN khác,
thì VN đã khó cạnh tranh với nông sản từ những nước như Thái Lan hoặc các nước
chung quanh VN rồi.
-Bà Phạm Chi Lan
“ Sức ép cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thì đang
tăng lên từ rất nhiều phía. Không cần chờ đến TPP hoặc các hiệp định khác,
riêng cộng đồng kinh tế ASEAN thôi khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các nước
ASEAN khác, thì Việt Nam đã khó cạnh tranh với nông sản từ những nước như Thái
Lan hoặc các nước chung quanh Việt Nam rồi. Chưa kể mảng với Trung Quốc tức là
ACFTA giữa ASEAN và Trung Quốc mà Việt Nam là một thành viên ký kết, được thực
hiện tăng dần lên hàng năm, cũng tạo nên sức ép hàng hóa kể cả nông sản của
Trung Quốc có thể vào cạnh tranh với Việt Nam.
Những năm gần đây có thể nói
hàng nông sản của Trung Quốc tương tự như nông sản của Việt Nam đã vào rất
nhiều, cạnh tranh rất dữ dội và làm khó cho nông dân Việt Nam rất nhiều rồi. Đó
là chưa kể làm khó cho cả người tiêu dùng vì hàng Trung Quốc thường được mọi
người nhìn nhận như những sản phẩm có thể mang nhiều yếu tố độc hại theo đó.
Tôi cho là ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước một sức ép cạnh tranh
toàn diện.”
Bên cạnh thách thức bao giờ cũng tạo ra nhiều cơ hội, chuyên gia
Phạm Chi Lan, người từng là thành viên ban tư vấn kinh tế cho thủ tướng chính
phủ, cho rằng Việt Nam phải bắt đầu ngay, không thể chần chừ được việc
chuyển đổi mô hình sản xuất. Bà nói:
Thủy sản: tôm xuất khẩu (AFP)
“ Nếu TPP chủ yếu là hàng chăn nuôi thì từ cộng đồng kinh tế ASEAN
và từ RCEP giữa 10 nước ASEAN và 6 nước trong khu vực là Trung Quốc Hàn Quốc
Nhật Bản Ấn Độ, Úc và New Zealand đang đàm phán, làm tăng thêm sức ép cạnh
tranh trên các sản phẩm khác nữa của ngành nông nghiệp. Vì vậy có thể coi là
ngành nông nghiệp chịu sức ép cạnh tranh toàn diện trên tất cả các sản phẩm.
Trước yêu cầu như thế, rõ ràng Việt Nam phải thúc đẩy mạnh mẽ cải cách nông
nghiệp mà phải thực hiện một cách triệt để. Dù sao nó cũng tạo ra một cơ hội
cho thấy Việt nam không thể phát triển nông nghiệp như từ trước đến nay được
nữa mà phải buộc đi vào phát triển theo kiểu một mặt thì hiện đại hóa, một mặt
phải thương hiệu hóa rất cao cách sản xuât các mặt hàng nông sản…nghĩa là phải
căn cứ vào yêu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất chứ không phải cứ làm như
từ trước đến nay và xảy ra tình trạng nhiều khi dư thừa và bán với giá rất thấp
nữa.”
Cải cách mạnh mẽ không chần chờ
Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm
Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ Hà Nội nhận
định về những giải pháp sản xuất tập trung, dù Việt nam có đặc thù ruộng đất
nhỏ lẻ. Thí dụ dồn điền đổi thửa góp ruộng nhỏ thành ruộng lớn, mà ở đó vai trò
chủ thể của người nông dân không bị mất. Theo lời ông Nguyễn Trí Ngọc vai trò
lớn thuộc về các doanh nghiệp liên kết các hộ nông dân với nhau, tạo thành một
chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị từ sản phẩm đầu vào cho tới đầu ra và đã có
nhiều mô hình được thực hiện.
Ông Nguyễn Trí Ngọc nhấn mạnh:
“Bản chất của người nông dân mang tư duy làm chủ sở hữu trên mảnh ruộng
của mình của bao nhiêu đời nay, thì rõ ràng để họ nhận thức được điều này không
phải một sớm một chiều mà cần tác động của nhà nước, của các tổ chức, của cả hệ
thống chính trị với các hộ nông dân và nếu người nông dân không thay đổi theo
hướng đó, thì bản thân họ cũng khó có thể tồn tại trên chính mảnh ruộng của họ.
Vì vậy cần có cải cách thể chế và chính sách để giúp cho người nông dân nhận
thức được điều đó. Đây còn là câu chuyện chắc chắn phải có thời gian, trong đó
có cả vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động, nhất là lao động nông thôn, chuyển
dịch sang lĩnh vực lao động khác.”
Tôi nghĩ là 10 năm là đủ dài nếu như thực sự thực hiện cải cách
bắt tay vào ngay. Đối với quy trình sản xuất nông nghiệp thì 10 năm đủ để tạo
ra thay đổi rất căn bản, một cuộc cách mạng cho nông nghiệp cũng có thể làm
được.
-Bà Phạm Chi Lan
-Bà Phạm Chi Lan
Hiệp thương mại tự do đầu tiên Việt Nam tham gia sau cuộc đổi mới hướng
tới kinh tế thị trường là AFTA mà Việt Nam ký vào năm 1996, thiết lập khu vực
mậu dịch tự do ASEAN. Nhà nước Việt Nam có thể đã không thúc đẩy cải cách tích
cực vì lộ trình áp dụng dành cho Việt Nam chậm và có nhiều ưu đãi. Với tất cả
12 FTA tham gia, Việt nam vì là nước nghèo nên luôn được dành cho lộ trình
chuyển tiếp hợp lý. Mới nhất trong TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương,
Việt nam có 10 năm để chuẩn bị trước khi mặt hàng thịt như thịt gà tràn vào với
thuế suất bằng 0.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định:
“Tôi nghĩ là 10 năm là đủ dài nếu như thực sự thực hiện cải cách bắt
tay vào ngay. Đối với quy trình sản xuất nông nghiệp thì 10 năm đủ để tạo ra
thay đổi rất căn bản, một cuộc cách mạng cho nông nghiệp cũng có thể làm được.
Ở Việt Nam thì cả về hai mặt tổ chức sản xuất cũng như về mặt kỹ thuật nông
nghiệp. Với kinh nghiệm học được từ các nước khác thì 10 năm có thể đủ để làm,
nhưng nếu không làm gì cả mà cứ lần chần cứ chậm chạp thì 10 năm chứ 20 năm
cũng không thể đủ được và nếu không thể cải cách được, thì nền nông nghiệp Việt
Nam thực sự đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn và cũng sẽ không hình dung
nổi sẽ đi đến đâu, nhất là số phận của nông dân Việt Nam vẫn là một bộ phận rất
đông đảo của xã hội sẽ đi tới đâu nữa.”
Bà Phạm Chi Lan nói với chúng tôi là, sức ép nhiều mặt cũng như
nhu cầu cuộc sống của người nông dân, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện cải cách
nông nghiệp một cách rất mạnh mẽ, như một cuộc cách mạng nông nghiệp mà bà gọi
là một cuộc cách mạng xanh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.