Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, April 2, 2016

“Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu”


“Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu”

Thế Kha

Dân trí Sau khi đọc hai câu thơ đó trước hội trường Quốc hội sáng 1/4, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) giải thích: “Nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành khối đại đoàn kết dân tộc, nhờ nó mà đất nước, dân tộc này tồn tại hơn 4.000 năm qua”. Giữ “nỏ thần” là giữ cho đất nước trước họa xâm lăng và có điều kiện phát triển văn minh, thịnh vượng.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: Quochoi.vn).
Theo ông Trương Trọng Nghĩa, đất nước chúng ta đang phải đối diện với cả ngoại xâm và nội xâm. “Tức là chúng ta đang bị xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm bằng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việc xây dựng và phát triển đất nước đang bị đe dọa và thách thức nghiêm trọng. Bây giờ chúng ta phải làm gì?”- ông Nghĩa đặt vấn đề và đưa ra hàng loạt giải pháp căn cơ, mạnh mẽ.

Trước hết, ông Nghĩa đồng ý với nhận định được nêu trong báo cáo của Chính phủ, đó là phải đột phá trong đổi mới tư duy, tư duy phát triển, nhất quán và đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân làm mục tiêu cao nhất.

“Tôi muốn nhấn mạnh vào hai cụm từ “quốc gia dân tộc” và “người dân”. Tôi nhận thức rằng, hàng ngàn năm qua ông cha ta giữ vững được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chính là nhờ vào bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó tôi xin bổ sung vào quan điểm phát triển, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, động viên lòng yêu nước của đồng bào, bảo vệ độc lập chủ quyền trong sự nghiệp xây dựng đất nước”- ông nói.

Ông Nghĩa kỳ vọng phải làm sao cho đất nước là nơi đáng sống, người dân và người nước ngoài muốn đến, muốn ở lại chứ không phải muốn ra đi. “Năm 1946 khi cụ Hồ sang Pháp dự hội nghị, nhiều trí thức thành đạt đã từ bỏ vinh hoa phú quý đi theo cụ về nước, về chiến khu kháng chiến, nhiều trí thức Việt Nam ở nước ngoài đã sẵn sàng ủng hộ kháng chiến chống Mỹ cho dù phải trả giá đắt về tiền đồ, cuộc sống, thậm chí tính mạng”- ông Nghĩa nêu lại câu chuyện lịch sử.

Rồi chính ông đau đáu trước Quốc hội về thực tế hiện nay có không ít trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi. Một bộ phận cán bộ công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho con, cháu mình được ra nước ngoài. “Không phải vì nghèo về tiền mà cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không đảm bảo đầy đủ, lo sợ đất nước bị lệ thuộc. 

Điều này ai cũng thấy và cũng biết. Phải đảm bảo cho người dân chưa giàu cũng phải thấy được tự do dân chủ, an toàn, an ninh, công bằng, công lý; được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, văn hóa, đạo đức tốt đẹp, làm cho người dân thấy tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển”- ông Nghĩa đau đáu.

Trong phát triển kinh tế đất nước, vị luật sư đến từ TPHCM cho rằng, phải động viên được 90 triệu đồng bào thắt lưng buộc bụng, cần cù siêng năng, thanh niên chăm học, chăm làm, bớt nhậu nhẹt, bớt tiêu xài phung phí. Người dân ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam, ưu tiên dùng hàng Việt Nam cho dù chất lượng chưa bằng hàng ngoại – như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. 

Doanh nghiệp nội địa không vì lợi ích thiển cận, ích kỷ mà dìm nhau, phá nhau trên thị trường, thậm chí đầu độc nhau bằng thực phẩm chế biến độc hại. Chấm dứt các dự án gây ô nhiễm, tàn phá thiên nhiên, qua đó hủy hoại môi trường sống của mình và con cháu mình.

“Cán bộ công chức phải giảm bớt lãng phí, thề không tham nhũng khi nhậm chức và trước mắt cố gắng giảm bớt tham nhũng”- ông Nghĩa thẳng thắn.

Đồng thời phải tăng cường mối đại đoàn kết 54 dân tộc, đoàn kết vùng miền, đoàn kết đồng bào trong nước – ngoài nước, hàn gắn vết thương quá khứ và không khoét thêm vết thương mới.

“Lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân làm mục tiêu cao nhất nghĩa là phải xác định cho đúng giữa ta và bạn – thù. Bạn là những ai ủng hộ nước Việt Nam độc lập chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Còn thù là những thế lực thù địch cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn và an ninh đất nước. Ngoài những thế lực thù địch ấy thì còn lại là ta và bạn của ta, cho dù có sự khác biệt về phương pháp, quan điểm và nhận thức”- ông Nghĩa bày tỏ.

Ông Nghĩa khẳng định việc xác định không đúng ta và bạn – thù có thể xảy ra tình hình là thay vì thêm bạn bớt thù thì lại thêm thù, bớt bạn hoặc coi bạn là thù và coi thù là bạn. “Thay vì đánh vào địch thì lại đánh vào ta, thay vì tăng cường đoàn kết thì lại làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc”- vị đại biểu Quốc hội nói.

Nhắc lại sự kiện lịch sử gắn liền với cái tên Diên Hồng – tên của Hội trường Quốc hội hiện nay, ông Trương Trọng Nghĩa khẳng định điều đó đã minh chứng cho một chân lý: Hàng ngàn năm qua dân tộc ta đã luôn phải chống lại những kẻ ngoại xâm, đông và mạnh hơn mình nhưng cuối cùng luôn luôn thắng lợi bởi luôn nuôi dưỡng được lòng yêu nước của toàn dân tộc và khối đại đoàn kết dân tộc.

Cuối bài phát biểu, đại biểu Quốc hội TPHCM xin được nhắc lại câu thơ của Tố Hữu nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của đất nước hiện nay: “Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu” (câu thơ gốc trong bài thơ “Tâm sự” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1967 là “Nỏ thần vô ý trao tay giặc/Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”).

“Nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành khối đại đoàn kết dân tộc, nhờ nó mà đất nước, dân tộc này tồn tại hơn 4.000 năm qua. Nhờ nó mà dân tộc Việt Nam sẽ giữ vững được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đất nước ta sẽ ra nhập đội ngũ những quốc gia phát triển trong nửa đầu thế kỷ này. Người dân Việt Nam sẽ tự hào không chỉ vì là một dân tộc anh hùng, mà còn vì là một dân tộc biết cách trở thành văn minh, thịnh vượng”- ông Nghĩa kết thúc bài phát biểu.

T.K.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, April 1, 2016

NGƯỜI VIỆT ĐỘC ÁC VỚI NHAU TỪ BAO GIỜ VÀ BAO GIỜ SẼ THÔI?


 
NGƯỜI VIỆT ĐỘC ÁC VỚI NHAU TỪ BAO GIỜ VÀ BAO GIỜ SẼ THÔI?
Trần Trung Đạo
12932790_866976160078298_6700108689861124561_n
Theo tổng kết của WHO được báo chí đăng lại, mỗi năm, Việt Nam có thêm 200.000 người mắc ung thư và trong số đó 70.000 phải chết. Theo tỉ lên dân số, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về tỉ lệ mắc và chết vì ung thư. Nguyên nhân chính đến từ thực phẩm nhiễm độc. Người Việt đầu độc nhau.

Hai câu hỏi, đúng ra là hai câu than thở thường nghe: “Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau?” và “Người Việt bắt đầu độc ác với nhau từ lúc nào?”

Thật ra, người Việt cũng giống như bất cứ giống dân nào trên thế giới, khi sinh ra có cả tốt lẫn xấu trong người chứ không chỉ biết độc ác với nhau mà thôi. Chính các điều kiện xã hội, cơ chế chính trị đã khơi mầm tội ác và ngăn chận những mầm tốt được sản sinh.

Nhật Bản là một ví dụ. Trước 1946, Nhật không phải là một nước hiền hậu, nhân bản như ngày nay. Bước chân của đạo quân Nhật đi qua cũng để lại những điêu tàn, thảm khốc không khác gì vó ngựa của đạo quân Mông Cổ đi qua trong nhiều trăm năm trước. Chính sách chinh phục và cai trị tàn bạo của Nhật đối với dân tộc Triều Tiên chẳng hạn là một bằng chứng tội ác khó mà quên. Ăn cướp tài sản của người dân trong vùng bị quân đội Nhật chiếm là hành vi phổ biến. 

Nạn đói tại Việt Nam năm 1945 với hàng triệu đồng bào miền Bắc chết một phần là do chính sách ác độc tịch thu thóc để nuôi ngựa của quân đội Nhật.
Thế nhưng điều kiện xã hội thay đổi sau hiến pháp dân chủ 1946, đã làm cho con người Nhật tốt hơn, thương yêu nhau hơn, kính trọng nhau hơn và tôn trọng luật pháp mà chính họ đặt ra chứ không do ai gán ghép. Phần nhập đề của Hiến Pháp Nhật 1946 khẳng định Nhật Bản dứt khoát từ bỏ quá khứ và xây dựng một Nhật Bản dân chủ thịnh vượng do dân và vì dân.

Trong giải túc cầu thế giới trên sân vận động Johannesburg ở Nam Phi 2010, khi tàn trận đấu, các hàng ghế đầy rác rến, lon, ly v.v. ngoại trừ khu người Nhật. Họ đứng lên và dọn rác của mình trước khi ra về dù đang rất buồn vì hôm đó đội Nhật thua. Nước Nhật là một quốc gia được cả thế giới kính trọng không phải chỉ về mặt kinh tế mà nhất là văn hóa.

Những hiện tượng bất nhân, độc ác đang thấy tại Việt Nam chỉ là quả chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí hái hết trái trên cây đi nữa sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra.

Tội ác sẽ không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại.
Người Việt sẽ không bao giờ bằng người Nhật? Tại sao không. Người Việt có khả năng vươn lên như bất cứ dân tộc, quốc gia nào trên thế giới nếu có cơ hội, và cơ hội đó không do ai ban phát mà phải tự tạo cho chính mình.
Trần Trung Đạo


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Thursday, March 31, 2016

LS Lê Quốc Quân nhận định về kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13

 

LS Lê Quốc Quân nhận định về kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-03-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10109894-622.jpg
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
AFP
Quốc hội Việt Nam từ hôm qua bắt đầu hoạt động bãi nhiệm chức danh đầu tiên là chủ tịch của tổ chức này. Theo kế hoạch trong những ngày tới của kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13, thêm hai chức danh nữa bị bãi nhiệm là chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ.

Can thiệp thô bạo lên hiến pháp?

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê Quốc Quân từ Hà Nội về vấn đề này cũng như kỳ bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng năm tới đây. Trước hết luật sư Lê Quốc Quân trình bày ý kiến:
LS Lê Quốc Quân: Quốc hội đang tiến hành các công việc theo các chương trình họ đã đề ra trong nhiệm kỳ cuối này. Điều rất đáng lưu tâm là toàn bộ các tiến trình này lẽ ra phải được tiến hành bởi một quốc hội mới mà được nhân dân bầu lên; Có nghĩa là nó phải xảy ra sau tháng 5 hoặc tháng 6, tức là vào kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới. Quốc hội mà có dân vào đó thì nó sẽ kiện toàn bộ máy nhà nước bằng việc bầu lên chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước mới. Sau đó chủ tịch nước lại đệ trình lên cho quốc hội để phê chuẩn chức danh thủ tướng chính phủ và chính phủ mới. Tuy nhiên, điều bất thường ở đây là toàn bộ công việc này được tiến hành trước khi có quốc hội khóa mới và nó tiến hành bởi quốc hội hiện hành. Và đây là kỳ cuối cùng của quốc hội. Rõ ràng đây là một sự hết sức bất thường nhưng mà nó cũng đúng với kiểu của Việt Nam mà đảng Cộng sản lãnh đạo thôi. Người ta chỉ đạo nên có thể làm rất là ngang nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.

Gia Minh: Trước đây thì họ nói cũng đã có tiền lệ rồi, không có gì bất thường cả. Như luật sư nhận định, một nước mà chỉ có một đảng lãnh đạo như vậy thì những việc này đã và đang xảy ra. Luật sư thấy những giải thích của những người có chức trách thì thuyết phục đến đâu?

Các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.
-LS Lê Quốc Quân

LS Lê Quốc Quân: Tất nhiên, ở Việt Nam thì mình phân biệt rất rõ: một bên theo hiến pháp, pháp luật, một bên theo sự lãnh đạo của đảng. Hay nói cách khác : một bên là luật, một bên là nghị quyết; Rồi một bên là nhà nước. Nhà nước thì phải điều hành bằng văn bản, chứng từ nhưng phía bên đảng thì có thể bằng nghị quyết của mình để lãnh đạo. Đối với bên đảng thì nhiều người bảo đây là “kiện toàn một bước” thôi. Và họ căn cứ vào điều 4 hiến pháp là cho quyền lãnh đạo rồi. Trong hiến pháp lại cho đảng quyền lãnh đạo nhà nước và không chỉ nhà nước mà cả xã hội nữa. 

Do vậy, họ có quyền lãnh đạo và có thể làm. Và ờ đây, người ta dùng cái từ gọi là “kiện toàn một bước”. Đó là xét về mặt đảng. Còn xét về mặt hình thức và đặc biệt là luật sư, chúng tôi phải căn cứ vào trình tự pháp lý về mặt tổ chức nhà nước hoặc căn cứ vào hiến pháp. Rõ ràng, những câu chuyện thay thế toàn bộ ban lãnh đạo ở đây, gồm có chủ tịch quốc hội, miễm nhiệm cả chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ. Ba vị trí như thế vào cùng một lúc thì những nhiệm kỳ trước là chưa có. Thật sự là chưa có tiền lệ đâu. 

Điều người ta có thể biết là miễn nhiệm một vài người mà trước đó đã cách rất lâu. Ở đây thì cơ bản là thay thế toàn bộ.Việc này, xét về mặt pháp lý, đối với tôi thì những hành động này phô diễn sự lãnh đạo rất là quyết liệt, thô bạo của đảng Cộng sản lên nhà nước. Tuy nhiên, những người theo đảng Cộng sản họ vẫn bênh và bảo “tôi có quyền lãnh đạo thì tôi lãnh đạo thế nào cũng được.” Và đó là việc của họ.

Gia Minh: Trong diễn tiến thời sự, nhiều người quan sát và nói rằng sắp đến đây ông tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam trong tháng 5, phía Việt nam mong muốn nhóm lãnh đạo trong 5 năm tới sẽ trực tiếp đón người đứng đầu nước Mỹ. Đối với nhận xét này, luật sư thấy như thế nào?
LS Lê Quốc Quân: Thật ra, tôi nghĩ chuyện đó là một lý do trong rất nhiều lý do mà có thể biện minh cho việc này nhưng mà theo tôi, lý do cơ bản nhất vẫn là tương quan của Việt nam và quốc tế. Sự ảnh hưởng lên Việt Nam mình bây giờ là trong quá trình 10 năm lãnh đạo, ông Dũng đã làm được việc là đưa đất nước mặc dù còn yếu, còn non nhưng cũng hội nhập mạnh và sâu rộng trong quốc tế. Vì vậy tính quốc tế hóa của Việt Nam bây giờ không thể cưỡng lại được nữa.
LQQ7-400
LS Lê Quốc Quân cùng vợ và 2 người em trai hôm 27/06/2015. Photo courtesy of DLB.

Do đó chuyến viếng thăm của ông Obama đến Việt Nam cũng là một lý do quan trọng nhưng không phải quan trọng đến mức phải trình bày những khuôn mặt mới. Tư duy đó là tư duy cũ. Bởi nếu như đó là thiết chế nhà nước mà thiết chế trên cơ sở pháp lý, pháp luật thì dù có 1 ngày, hay 1 giờ thì người ta vẫn đại diện cho nhà nước. Và nhà nước đảm bảo cho tính ổn định, bất biến. Dù cho ai “lên”, hay như nhân dân có câu “cục đất cưỡng lên ông Bụt” tức là dù chỉ là cục đất nhưng khi đã được bầu lên thì nó trở thành ông Bụt hết rồi, thành linh thiêng hết rồi, thành đại diện cho nhà nước. Vì vậy không phải là cần một khuôn mặt mới hay khuôn mặt cũ nhưng ở đây, tôi thấy tính quốc tế hóa của Việt Nam đã rất cao. Đặc biệt, những mâu thuẫn ngày càng tăng ở biển Đông với sự gia tăng rất là lớn của những phương tiện chiến tranh, như tàu bè pháo Trung Quốc đưa ra nhiều nên khả năng tăng căng thẳng. Và vì như vây nên đảng Cộng sản phải tổ chức những quản trị điều hành thống nhất hơn bằng việc những ai được bầu vào ủy viên bộ Chính trị rồi thì bây giờ sắp xếp cho họ những cương vị ngay lập tức để họ có quyền lực thực tế để họ làm những việc lãnh đạo theo đúng ý định của đảng.

Gia Minh: Hiện nay Việt Nam cũng đang chuẩn bị bầu cử và năm nay cũng có một số người ứng viên độc lập nhiều hơn những lần trước. Luật sư thấy rằng là sẽ có những tín hiệu gì khác với trước không, thưa luật sư?

LS Lê Quốc Quân: Theo tôi, nó không hề khác gì cả vì kinh nghiệm của tôi hai lần rồi. Vào năm 2007, tôi bị bắt ngay trong khi trên tay tôi cầm hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội. Vào năm 2011, tôi bị đấu tố và sau đó bị loại ngay ở tổ dân phố một cách hết sức là thô bạo. Tôi nghĩ những chứng minh đó không chỉ là đối với tôi mà đối với rất nhiều người khác nữa. Nó vẫn sẽ lập lại. 

Tất nhiên là ở những mức độ khác. Tuy nhiên, phải nói là đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo Việt Nam mà cái việc họ chấp nhận chia sẻ cho ai mặc dù là “quân xanh, quân đỏ” gì vào thì cũng phải nằm hoàn toàn 100% trong sự kiểm soát của người ta. 

Đó là quan điểm mà tôi biết được vì chính đảng công khai nói rất rõ là họ lãnh đạo triệt để và toàn diện xã hội Việt Nam này. Rõ ràng tính toàn trị rất lớn. Đảng Cộng sản không chấp nhận việc cho phép những ứng viên khác ngoài ý kiến họ đưa ra. Giả sử vào được mà sau này có nói thì họ cũng loại ra ngay.

Gia Minh: Và thực tế, luật sư thấy đối với những ứng viên gọi là độc lập mà luật sư biết thì cho đến nay, luật sư thấy đã có những động thái gì mà như luật sư nói là sẽ bị loại?

LS Lê Quốc Quân: Thông thường thì khi loại là họ loại ở tổ dân phố bằng cách lấy ý kiến của nhân dân. Vì dụ như tôi trước đây, ở cơ quan của mình nên ý kiến cũng tốt thôi. Gần như anh em cũng đã vượt qua cáo vòng đấy. Quan trọng nhất là ý kiến tại tổ dân phố. Họ sẽ “bày binh bố trận” làm trước đi để cho mình “được” một cái tỉ lệ ủng hộ rất là thấp. 

Tuy nhiên, cũng có tín hiệu vui là anh Hoàng Dũng được 7%. Con số 7% dám chống lại ý kiến người ta đã ràng buộc trước, tôi cho đó là một bước tiến tích cực. Tôi nghĩ sẽ rất khó có người nào mà quá 50% để có thể tiếp tục lọt vào vòng phía sau.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, March 30, 2016

Hiệu ứng cánh bướm


Hiệu ứng cánh bướm

Sương Quỳnh

Hiện tượng này rằng đầu tiên chỉ một cái vẫy cánh của con bướm, rồi nhiều con đã tạo ra làn gió nhẹ và rồi cả bầy đàn thì đã tạo nên một cơn gió và hiệu ứng đồng loạt sẽ thành cơn bão.

Vâng, lúc đầu chỉ 10 thanh niên khi đọc báo thấy đưa tin rằng ngày 26-3 TP. HCM sẽ hạ đốn và di dời 300 cây đại thụ hơn 100 năm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng để làm đường metro trên cao và ga tàu. Nhóm nhỏ này tự động làm biểu ngữ và 4 giờ chiều ngày 25-3-2016 đã đứng trước cổng Đại học Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng giơ biểu ngữ phản đối việc đốn hạ cây xanh. Các bạn trẻ mong muốn gây được chú ý và mong muốn người dân Sài Gòn cùng lên tiếng. Các bạn trẻ đã thuyết phục các sinh viên Sài Gòn cùng tham gia và một số em đã tham gia cùng giơ biểu ngữ phản đối chặt cây và kêu gọi giữ lá phổi xanh cho Thành phố.

Thông tin đưa lên facebook đã được share rộng lan tràn và nhiều ý kiến đồng ý với cả hơn 2000 like hưởng ứng. Ngày hôm sau là thứ 7 ngày 25-3 nhóm bạn trẻ đã lên đến hơn 20 người tham gia, và cũng có một nhóm thanh niên Green Trees cũng đã chăng biểu ngữ đòi giữ gìn cây xanh. Và rồi chiều và tối từng tốp nhỏ đứng giơ biểu ngữ trên đường Tôn Đức Thắng vẫn liên tiếp nối nhau.
Và sáng chủ nhật 27-3 hơn 40 người tham gia giữ cây. Rồi trang facebook của Đại học Sài Gòn cũng kêu gọi các sinh viên có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường với lời cuối: Chặt cây là tội ác. Một số báo cũng đưa tin “Người dân Sài Gòn phản đối việc chặt cây đại thụ 100 tuổi”.
Nhưng cũng có một số phản bác việc làm này và cho đó là vì công trình metro nên mới phải chặt và sao không ngay từ đầu phản bác dự án này. 

Tôi đã viết trên FB:
TẠI SAO KHI BẮT ĐẦU LÀM DỰ ÁN KHÔNG TÍNH TOÁN MÀ CHỈ NGHĨ PHƯƠNG ÁN CHẶT CÂY?

Một số phản ánh nói rằng từ khi làm dự án cũng đã chặt hơn 100 cây rồi sao không phản ứng lúc đó, giờ làm rồi mới phản ứng? Vậy thông tin chặt cây để làm đường metro có loan rộng rãi cho Dân biết không? Có trưng cầu ý Dân trước không? Người Dân chỉ biết khi báo đưa tin, lúc đó mới biết mà phản ứng.

Việc tính toán ban đầu khi làm công trình phải nghĩ đến việc bảo tồn cây cả trăm năm và phá đi ảnh hưởng thế nào với môi trường chứ? Sao lại trách Dân là khi làm rồi mới phản ứng? Người Dân có phải người vẽ ra dự án này đâu mà biết tường tận mọi việc?

Như Hà Nội đốn cả gần 3000 cây, trơ cả mấy con đường thì người Hà Nội mới biết và biểu tình rầm rộ. Dân Sài Gòn cũng vậy thôi.

ĐỪNG NGỤY BIỆN VÀ ĐỔ TẠI DÂN LÊN TIẾNG MUỘN.
Và chiều ngày Chủ Nhật dù trời rất nắng nóng, những nữ sinh Sài Gòn với chiếc áo dài truyền thống vẫn ra đứng cùng các bạn trẻ giơ biểu ngữ phản đối. Cả ba ngày đó luôn có một lực lượng công an, dân phòng theo dõi bao vây chặt chẽ những người dân Sài Gòn đứng phản đối việc chặt hạ cây xanh của Thành phố; họ không có động thái bắt bớ hay đàn áp tuy vẫn lăm lăm máy quay phim như để lấy bằng chứng sau này xử lý. Bất chấp, các bạn trẻ vẫn xuống đường.

Dư luận càng lúc càng ủng hộ việc làm của các bạn trẻ. Người dân không chỉ ở Sài Gòn, mà cả Hải Phòng, Hà Nội và nhiều nơi khác lên tiếng. Hôm sau, thứ hai ngày 28-3, lãnh đạo Thành phố tổ chức họp giao ban báo chí đã cho đăng tin ngưng việc chặt cây và sẽ di dời cây đến Thảo Cầm Viên, và hứa rằng sau này việc làm chặt đốn cây sẽ tham khảo ý kiến của các nhà khoa học. Đó là một việc làm chưa có tiền lệ.

Tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn chưa yên lòng. Làm sao di dời cây đại thụ 100 năm tuổi với hơn hai vòng tay ôm như vậy? Việc di dời có làm cây sống được không hay vô Thảo Cầm Viên cây sẽ chết và vẫn thành gỗ? Với chiến lược lâu dài, các bạn đã tổ chức lấy ý chữ ký phản đối trên mạng (ở đây) kiến nghị lên UBND TP của nhóm VÌ SÀI GÒN XANH (do nhóm bạn trẻ mới thành lập) trên trang facebook, đã có hơn 700 thành viên tham gia.
Dù rằng từ nhận thức đến lên tiếng và rồi hành động là cả một khoảng cách. Nhất là xưa nay những việc này luôn bị các nhà chức trách bưng bít thông tin và ngăn cản, đe dọa và cả bắt bớ làm người Dân trở thành hèn nhát và thụ động dẫn đến vô cảm. Nhưng nếu biết trách nhiệm công dân, vượt qua nỗi sợ và hiểu được QUYỀN CON NGƯỜI thì chỉ cần như một cái vỗ cánh của một con bướm cũng có thể gây ra cơn bão để quét đi những điều làm tai hại cho môi trường, cộng đồng và cả xã hội.

S. Q.
Tác giả gửi BVN.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Việt Nam đã làm gì trong lúc Thái Lan lo chống hạn từ vài năm trước?


Việt Nam đã làm gì trong lúc Thái Lan lo chống hạn từ vài năm trước?

Năm 2016 mới chỉ trôi qua được 3 tháng, nhưng có vẻ như nó đã chỉ ra những thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam chứ không hứa hẹn và tươi sáng như chúng ta đã kỳ vọng.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên chỉ đạt 5,46%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,12% cùng kỳ năm 2015. Đành rằng yếu tố tác động chủ đạo đến sự sụt giảm đó phần lớn đến từ các yếu tố thiên tai và biến đổi khí hậu, mà tình trạng hạn hán và xâm mặn kỷ lục ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là điển hình. Tuy nhiên, trên thực tế hậu quả đó có thể được giảm thiểu đáng kể nếu như chúng ta có sự chuẩn bị từ trước và không bị rơi vào tình thế “nước đến chân mới nhảy” như hiện tại.

Nếu như không có sự thay đổi về tư duy và tầm nhìn, và vẫn để tình trạng “nước đến chân mới nhảy” này diễn ra, thì hậu quả nghiêm trọng sẽ không chỉ dừng lại ở ngành nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, mà sẽ còn diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế và trên phạm vi toàn quốc.

Nếu đặt vấn đề trách nhiệm trong vụ việc hạn hán và xâm mặn kỷ lục được xem là lớn nhất trong vòng 100 năm qua tại đồng bằng sông Cửu Long, thì ngoài yếu tố biến đổi khí hậu do El Nino gây ra khiến lượng mưa giảm khoảng 40%, ngoài yếu tố các con đập khổng lồ trên thượng nguồn của Trung Quốc khiến lượng nước ở hạ nguồn không đủ, thì còn có trách nhiệm của chính Việt Nam khi đã không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng dù đã có cảnh báo từ trước đó rất lâu. 

Các yếu tố này đều đã được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra từ lâu. Nhưng tất cả đã không được lắng nghe và Việt Nam đã gần như không có sự chuẩn bị nào cho kịch bản tồi tệ nhất nếu nó xảy ra, và nó đã xảy ra. Phải đến khi nước mặn xâm nhập 8/13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long thì chúng ta mới vội vã tìm cách ứng phó.

Một trong những điều đáng chú ý nhất của câu chuyện hạn hán tại các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong trong đó có Việt Nam là sự khác biệt về nhận thức và cách thức chuẩn bị để ứng phó với nguy cơ này. Có những quốc gia đã có sự chuẩn bị từ rất sớm và ít phải chịu những tác động nghiêm trọng từ tình trạng hiện tại và Thái Lan là điển hình. Và cũng có những quốc gia gần như không có bất cứ một sự chuẩn bị nào và đang hứng gần hết những hậu quả nghiêm trọng nhất, mà Việt Nam là ví dụ.
Ngay từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các con đập lớn trên sông Lan Thương (tên Trung Quốc của sông Mekong) để phát triển thủy điện, đồng thời để dẫn nước vào sử dụng trong công nghiệp và đưa vào hồ chứa cho tiêu dùng ở tỉnh Vân Nam, thì Thái Lan đã ngay lập tức có biện pháp ứng phó. Trong nhiều năm, Thái Lan đã bắt đầu xây dựng hệ thống thủy lợi bao gồm hồ chứa và hệ thống dẫn nước khá quy mô và đồ sộ sử dụng nước từ các phụ lưu của sông Mekong. Giờ đây khi tình trạng hạn hán trên diện rộng diễn ra, cũng là lúc người Thái bắt đầu vận hành hệ thống quy mô của mình để dẫn nước tới các khu vực đang chịu tình trạng hạn hán và thiếu nước, như Nọng Khai và các tỉnh vùng Đông Bắc của nước này. Dù không giải quyết được toàn bộ tình trạng hạn hán ở nước này thì nó cũng làm giảm thiểu phần lớn tác động do hạn hán gây ra.

Còn Việt Nam thì gần như ngược lại. Chúng ta đã gần như không làm bất cứ điều gì để ứng phó với nguy cơ hạn hán được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Các hồ chứa và các công trình ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã không được xây dựng, khiến cho tốc độ xâm mặn lớn đến mức 8/13 tỉnh thành bị nước mặn xâm nhập, tàn phá nông nghiệp và đẩy người dân ở các tỉnh này vào tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Đến lúc này chúng ta mới bắt đầu vội vã ứng phó và đương nhiên, chúng ta phải đón nhận  cho thảm họa này – thảm họa không chỉ tàn phá nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, mà còn đang là tác nhân kéo lùi tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế một cách nghiêm trọng nhất.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm họa này, không gì khác ngoài tình trạng “nước đến chân mới nhảy” quen thuộc trong cách xử lý các vấn đề của nền kinh tế khá thường thấy trong những năm qua. Nhìn rộng ra một chút, thì tình trạng này tràn lan trong hầu khắp các lĩnh vực nền kinh tế, mà gần đây chúng ta có thể thấy thông qua một số vụ việc như áp thuế nhập khẩu cho thép nhập khẩu từ Trung Quốc hay thậm chí là nợ công quốc gia.

Theo kế hoạch đến hết năm 2016 thì nợ công sẽ kịch trần ở mức trên 64% GDP và sẽ giảm dần kể từ năm 2017, nhưng trong bối cảnh tốc độ tăng nợ công phi mã từ 3-4%/năm như những năm qua mà muốn không những không tăng mà còn giảm đi chỉ trong vòng 1 năm ngắn ngủi thì quả thực là điều khó có thể xảy ra.

Điều tương tự cũng đang diễn ra trong hầu khắp nền kinh tế, và đang bị cảnh báo có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại lớn và quan trọng mà Việt Nam ký kết sắp đi vào hoạt động, thì tình trạng “nước đến chân mới nhảy” này có thể dẫn tới những hậu quả khó lường. Đã có không ít cảnh báo về việc nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị, thì sẽ phải hứng chịu các tác động tiêu cực từ các hiệp định này, như các doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm và sáp nhập, thị trường nội địa lọt vào tay doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. Đó đều là những hậu quả rất lớn, và để tránh khỏi những nguy cơ đó cần phải có sự chuẩn bị lâu dài, trong khi thời gian chuẩn bị cho các hiệp định thương mại cho Việt Nam chỉ diễn ra từ 1-2 năm mà thôi. Và thực tế Việt Nam đã chuẩn bị những gì về pháp lý, hành chính, về sức cạnh tranh của doanh nghiệp… trong thời gian vừa qua? Gần như là rất ít.

Câu chuyện về thiên tai, hạn hán và xâm mặn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện tại đang là một lời cảnh báo đắt giá hơn bao giờ hết về những gì Việt Nam sẽ phải hứng chịu nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng “nước đến chân mới nhảy” hiện nay, trong nền nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong một thế giới toàn cầu hóa, nơi mà thế giới biến động và thay đổi liên tục trong từng phút từng giây, thì rõ ràng bất cứ một sự chậm chân nào cũng đồng nghĩa với những hậu quả khôn lường.

Hạn hán và xâm mặn kỷ lục lần này mới chỉ kéo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I xuống còn 5,46%, nhưng nếu những hậu quả và tác động diễn ra trong các lĩnh vực khác cũng như toàn bộ nền kinh tế thì đó sẽ là một con số thiệt hại khổng lồ. Một tầm nhìn xa không chỉ có ý nghĩa là nhìn ra được các cơ hội trong tương lai, mà còn mang ý nghĩa giảm thiểu tác động từ các tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF)


TÌNH HÌNH THỦY HỌC CỦA SÔNG MEKONG

(Từ ngày 14 đến 28 tháng 3 năm 2016)
Nguyễn Minh Quang, PE
28 tháng 3 năm 2016
Trạm thủy học ở hạ lưu vực sông Mekong [MRC]
Dựa theo dữ kiện đăng tải trên website (http://ffw.mrcmekong.org/) của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), tình hình thủy học (mực nước và lưu lượng) ghi nhận được tại các trạm thủy học của MRC như sau:
1.  Sau khi Trung Hoa loan báo xả nước sông Mekong từ đập Cảnh Hồng từ ngày 15/3, mực nước tại trạm Chiang Saen, Thái Lan bắt đầu tăng nhanh từ 1,91 m trong ngày 7/3 đến 3,26 m trong ngày 14/3 và duy trì ở mức đó cho đến ngày 28/3. Lưu lượng tại trạm nầy tăng từ 950 m3/sec trong ngày 7/3 lên 1.980 m3/sec trong ngày 14/3 và duy trì ở mức đó cho đến ngày 28/3.  Như vậy, số lượng nước do Trung Hoa xả thêm, khoảng 1.000 m3/sec, đã đến Chiang Saen.
2.  Nước xả thêm từ đập Cảnh Hồng xuống đến trạm Luang Prabang vào ngày 15/3, trạm Chiang Khan vào ngày 18/3, trạm Vientiane vào ngày 21/3, và trạm Nong Khai vào ngày 22/3. Lưu lượng tại các trạm nầy duy trì ở mức 2.400 m3/sec ở Chiang Khan, 2.500 m3/sec ở trạm Luang Prabang, 2.400 m3/sec ở trạm Vientiane, và 2.300 m3/sec ở trạm Nong Khai.  Mực nước tại Nong Khai tăng từ 1,53 m trong ngày 18/3 lên 2.95 m trong ngày 28/3.
3.  Tính đến ngày 28/3, tức 6 ngày sau khi đến trạm Nong Khai, nước xả thêm từ đập Cảnh Hồng chưa được ghi nhận tại trạm Paksane cách trạm Nong Khai khoảng 140 km về phía hạ lưu. Khoảng cách nầy tương tự như từ Chiang Khan đến Vientiane nhưng nước chỉ mất 3 ngày, chứng tỏ số nước xả thêm từ đập Cảnh Hồng có thể đã biến mất sau khi đến Nong Khai, Thái Lan vì lưu lượng tại trạm nầy vẫn ở mức 1.000 m3/sec.
4.  Sau khi Lào loan báo xả nước thủy điện, khoảng 1.000 m3/sec, để giúp Việt Nam từ ngày 23/3, dường như từ đập thủy điện Theun-Hinboun, lưu lượng ở các trạm ở hạ lưu Nam Hinboun đầu tăng lên khoảng 1.000 m3/sec và đạt 3.000 m3/sec tại trạm Nakhon Phanom vào ngày 25/3; 3.000 m3/sec tại trạm Thakhek vào ngày 26/3; 3.700 m3/sec tại trạm Mukdahan vào ngày 27/3; và 5.100 m3/sec vào ngày 28/3. Như vậy, nước mất 3 ngày để đi từ Nakhon Phanom đến Mukdahan, cách nhau 100 km.
5.  Với một khoảng cách khoảng 850 km – từ Mukdahan đến Tân Châu – nước xả thêm từ đập Theun-Hinboun của Lào có thể phải mất thêm ít nhất 25 ngày mới đến Tân Châu, với điều kiện nó vẫn còn trong sông Mekong. Tuy nhiên, dữ kiện thủy học của MRC cho thấy đoạn sông từ Mukdahan đến Khong Chiam cũng bị mất một lượng nước rất lớn, tương tự như đoạn sông giữa Nong Khai và Paksane.
Bảng phân tích nầy sẽ được cập nhật hàng tuần, sau khi MRC cập nhật dữ kiện thủy học sông Mekong và đăng tải lên website nêu trên.
N.M.Q.
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, March 29, 2016

Hiện Trạng Kinh Tế Việt Nam



Diễn Ðàn Yểm Trợ Khối 8406
Diễn Ðàn Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ
Hội Ðồng Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho VN
Tranh Ðấu Cho Nền Dân Chủ Pháp Trị,Tôn Trọng Nhân Quyền & Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ
  
Audio Youtube

  Chủ Nhật March 20, 2016



Chủ Ðề:


Hin Trạng Nền Kinh Tế Việt Nam
Diễn Giả: Ông Đặng Tấn Hậu
Chuyên Gia Kinh Tế Tại Canada
  
  
Trân Trọng, 
  
Lạc Việt



Hiện Trạng Kinh Tế Việt Nam
Đặng Tấn Hậu
VN có cơ hội phát triển vượt qua con rồng TC sau ngày 30.4.1975; nhưng với giáo điều, ngu xuẩn của bọn chính trị CSVN nên họ đã áp dụng kinh tế bao cấp đưa VN đến tận cùng địa ngục trong thập niên 1975-1985. Kinh tế VN chỉ phát triển sau khi bắt chước theo đàn anh TC áp dụng kinh tế “đầu gà đít vịt”, vừa áp dụng tư bản bóc lột, vừa theo cộng sản độc tài tham nhũng có tên là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nên đảng viên và 5c mới có cơ hội làm giàu trên xương máu của dân Việt.

Do đó, có vài sự nghiên cứu ngoại quốc với sự hợp tác của CSVN đã tô hồng chế độ CSVN; thí dụ chính sách xóa đói giảm nghèo (mà thực chất là xuất cảng thanh niên thiếu nữ ra nước ngoài làm nô lệ tình dục và nô lệ lao công). Mục đích của các bản báo cáo về kinh tế VN cũng không ngoài mục đích “dụ” các nhà đầu tư ngoại quốc, Việt Kiều đầu tư ở VN. Bài viết thử tìm hiểu về hiện trạng kinh tế VN ngày nay.
Bản #1: Tương Đồng Giữa Y S ĩ và Nhà Kinh Tế
Tương Đồng
Y Sĩ
Kinh Tế Gia
Luật Nhân Quả
Vi trùng lao gây ra bệnh lao v.v
Hạ giá bán, số hàng bán tăng (1)
Quan Sát
Hỏi bệnh trạng, thử máu, rọi kiếng, so sánh
Thống kê, chỉ số, so sánh,
Phân Tích
Định bệnh (bệnh gì? nguyên nhân? cách trị?)
Nhận định
Giải Pháp
Trị liệu (mổ, thuốc, thể dục, kiêng cữ, vật lý trị liệu)
Mô hình kinh tế

1.    Có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác; thí dụ, giá bán của hãng cạnh tranh thấp hơn có thể ảnh hưởng đến số hàng bán của chúng ta dù chúng ta đã hạ giá bán v.v (multiple correlation)
Có nhiều sự tương đồng giữa cách làm việc của y sĩ và nhà kinh tế (bản #1). Cả hai đều áp dụng  định luật nhân quả, bắt đầu từ quan sát đối tượng (bệnh nhân), phân tích đối tượng (định bệnh) và đưa ra giải pháp (y sĩ gọi trị bệnh, kinh tế gia gọi là mô hình). Bài viết cũng dựa trên ba giai đoạn này. Cần biết, sở kiến của tôi về kinh tế quốc gia rất hạn chế, nhưng vì lòng tha thiết với quê hương nên tôi xin mạn phép trình bày gọi là gợi ý để chúng ta cùng nhau suy tư cho nền kinh tế thịnh vượng của đất nước VN.
Con bệnh có thể trong bề ngoài khoẻ mạnh; nhưng sau khi thử máu, rọi kiến, v.v. y sĩ có thể nhận xét con bệnh đang đau nhẹ hay nặng để đi đến quyết định dùng phương pháp chữa trị nhẹ như uống thuốc, dinh dưỡng hay nặng như mổ xẻ, cắt bỏ phần gây nguy hại trong cơ thể của bệnh nhân. Cùng thế đó, kinh tế của một quốc gia có thể trong khả quan; nhưng sau khi phân tích thì chúng ta có thể lạc quan hay bi quan nên có thể chỉ sửa chữa vài điểm nhỏ hay là thay đổi toàn diện cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế.
Kinh Tế Hiện Nay
Có một số tài liệu về kinh tế do “các tổ chức cố vấn ngoại quốc với sự hợp tác (hay mướn) của nhà cầm quyền CSVN” nghiên cứu về kinh tế VN nhằm mục đích chiêu dụ các công ty ngoại quốc đầu tư vào VN hay cho VN vay tiền. Tài liệu do PwC ở Anh Quốc đã tiên đoán VN đứng hạng 32 vào năm 2014; tiến lên hạng thứ 22 vào năm 2050. Trong khi đó, Úc Châu đứng hạng 19 vào năm 2014 thì tuột xuống ở hạng 28 vào năm 2050. Netherland ở hạng 26 năm 2014 trên VN, lại đứng cuối sổ vào năm 2050 ở hạng 32. Như vậy, người dân của Úc Châu và Netherland có thể sẽ trở thành di dân tỵ nạn kinh tế tại VN vào năm 2050 chăng? ( :-D).

Tổ chức Knight Frank phát hành bản Thịnh Vượng 2016 (Wealth Report) cho biết vào năm 2015, VN có 12,100 người có 1 triệu mỹ kim, 168 người có 30 triệu mỹ kim, 18 người có 100 triệu mỹ kim và 1 người có 1 tỷ mỹ kim. Điểm đặc biệt là độ tuổi trung bình của những người có 10 triệu mỹ kim tại VN là 48 tuổi so với HK là 57 tuổi (người HK làm giàu chậm hơn người VN). Tại sao? tùy theo sự diễn dịch của mỗi người (bản #2). 

Bản #2: Thịnh Vượng 2016 tại VN

.
Quan Sát & Phân Tích
Chúng ta thử quan sát vài yếu tố kinh tế tại VN và thử coi kết quả như thế nào? (bản #3). 
Bản #3: Kinh Tế VN Hiện Nay
Vài yếu tố kinh tế
Vài hậu quả
Chính sách tiền tệ
Phá giá liên tục, tiền mất giá, lạm phát cao,
Chính sách thuế má
Không công bằng, XNNN (2)  và nhóm lợi ích có đặc quyền, kém hiệu năng.
Kích thích thị trường
XNNN và nhóm lợi ích kém hiệu năng, nhưng hưởng chương trình trợ giúp KTTT
Chuỗi sản xuất
Chuỗi sản xuất hàng tới tay người tiêu thụ không hợp lý (Dung Quoc)
Luật đất đai
Luật bất động sản tạo ra sự bất công và tạo ra dân oan khiếu kiện, tham nhũng
Xã hội công bằng
Quan chức ưu tiên, dân nghèo thất học, hộ khẩu bất công, 5c ưu tiên nhập học/ có việc làm 
Tổ chức chính quyền
Cồng kềng, trùng lập (redundant), không hiệu quả, tham nhũng, phí tổn cao
Cơ cấu trong sạch
3 quyền không phân lập, không ai chịu trách nhiệm, việc làm không trong sáng
Quyền lợi thợ thuyền
Không được bảo vệ vì công đoàn và chủ là 1, không có nghiệp đoàn độc lập bảo vệ
Nhân công trẻ, rẻ
Có ưu thế hiện tại, nhưng chỉ số người già tăng tương lai trở thành gánh nặng cho xã hội (thí dụ, Nhật Bản, Đại Hàn ngày nay)
Xóa đói giảm nghèo
Xuất cảng thanh niên thiếu nữ ra nước ngoài làm nô lệ tình dục và nô lệ lao công
Bảo vệ môi trường
Phá rừng, mỏ bô-xít, kẹt xe trong thành phố, ô nhiễm không khí, nước và đất
Nông/công nghiệp
70% nông dân canh tác kém, giá phân bón cao, trung gian lấy lời cao, di dân (3)
Sáng kiến (4)
Không có phát minh, thiếu sự đổi mới vì giáo dục và chế độ nên người thợ chỉ quen chờ lệnh trên chỉ thị trước khi thi hành 
Luật lệ thành văn
khẩu lệnh có giá trị hơn luật thành văn đưa tới sự gia tăng sợ hãi và tham nhũng (5)
Giáo dục
Lệ phí cao, chương trình học giáo điều, đào tạo tay nghề kém và thiếu sáng kiến
Y tế
Y tế và giáo dục ảnh hưởng việc làm của người thợ. Chi phí y tế cao với câu đầu tiên (tiền đâu?)
Nợ
Nợ cao 65% GDP, trả tiền lời đủ chết, bán trái phiếu không có người mua, (6)
Xuất-nhập cảng
Nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, TC khống chế thị trường VN đè bẹp nhà sản xuất VN
So sánh với các quốc gia khác tại Á Châu
VN thua xa Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Hong Kong, kém hơn Thái Lan, Mã Lai, v.v ; kể cả Cao Miên (lắp ráp xe hơi) và Lào (hạnh phúc, môi trường)
Dịch vụ
30% dân số làm công nghiệp và dịch vụ; tay nghề kém, 94% du khách không trở lại VN

2.    XNNN và nhóm lợi ích có thể lấy hàng trong kho nhập cảng ra sớm và trả tiền thuế nhập thấp
3.    người di dân từ làng này sang làng khác, từ nông thôn lên thành thị không có hộ khẩu nên không có địa chỉ để xin việc làm, xin cho con cái vào trường học hay đi khám bệnh tại nhà thương v.v.
4.    sáng kiến (creativity) gồm có sự phát minh (invention) và sự thay đổi (innovation)
5.    thí dụ, chỉ thị 19 của đảng csvn không cho công an theo dõi hay điều tra đảng viên csvn dù họ có phạm pháp, ăn hối lộ, thụt két hay làm gián điệp, bán nước cho ngoại bang.
6.    65% dựa trên tiền mượn ngoại quốc; thực tế con số cao hơn nếu tính thêm tiền vay trong nước.  

Dựa phần trên, nền kinh tế VN rất yếu kèm do nền chính trị cộng sản độc tài đưa tới tham nhũng, tạo ra dân oan khiếu kiện do không có chính sách bất động sản; xã hội bất công vì chế độ hộ khẩu; quyền lợi thợ thuyền klhông được bảo vệ vì không có nghiệp đoàn độc lập; luật lệ không được tôn trọng vì khẩu lệnh có giá trị hơn lệnh thành văn, xí nghiệp công vừa kém hiệu năng làm việc, vừa phí tổn cao (vì tổ chức nặng nề, trùng lập), vừa áp chế đe dọa sự phát triển của các xí nghiệp tư  nhân.
Các chính khách ngoại quốc, tổ chức ngân hàng, tài chánh quốc tế đều khuyến cáo VN cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức kinh tế và chính trị nếu muốn có sự phát triển kinh tế; nhưng vì lý do tế nhị, ngoại giao, chính trị và vì không phải quyền lợi của họ nên họ thường tránh né đề cập đến ung nhọt chính của nền kinh tế thấp kém tại VN là sự độc quyền của đảng cộng sản tại VN kém hiệu năng, gây bất công xã hội và làm cho thợ thuyền, nông dân VN thiếu sáng kiến để có thể cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới.    
Mô Hình Kinh Tế (đề nghị)
Mỗi khi có căn bệnh mới, các nhà khoa học tìm ra thuốc mới và thử trên các con thú trước khi thí nghiệm trên con người. Khi nào kết quả thống kê cho biết có xác suất cao thì mới tung thuốc ra thị trường. Cùng thế đó, kinh tế gia đưa ra mô hình (model) với phương trình thử qua dạng mô phỏng (simulation) với kỹ thuật “what if”, nếu thấy kết quả khả dĩ thực hiện được thì mới đem ra áp dụng vào trong thực tế. 
Mô hình đề nghị (bản #4) không có đi qua tiến trình “mô phỏng” (simulation) và “what if?”, nhưng có tính cách gợi ý để tất cả chúng ta cùng nhau thảo luận cho con đường kinh tế VN tương lai. Mô hình dựa trên giả thuyết là chế độ cộng sản phải bị giải thể tại VN vì đây là ung nhọt, là ung thư làm hư hoại nền kinh tế VN trong hiện tại và tương lai. Đó là điều chắc chắn không thể biện minh.
Mô hình đề nghị nhấn mạnh 4 điểm chánh: - chiến thắng trên thị trường toàn cầu (trong nước và hải ngoại) - chú trọng đến phẩm chất đáp ứng đúng nhu cầu cho khách hàng - chú trọng đến sự chi tiêu hợp lý để giảm phí tổn tối đa – vai trò của chính phủ là không can thiệp vào nội bộ buôn bán của tư nhân và giữ vai trò cố vấn giúp cho tư nhân sản xuất buôn bán hàng hóa có hiệu quả.
·       mục đích
Mô hình đề nghị rất giản dị dựa trên 2 điểm căn bản là mức lời và thị trường toàn cầu. Nơi đây toàn cầu được hiểu là sự buôn bán cạnh tranh trong nước lẫn cả hải ngoại; thí dụ TC vừa là mối đe dọa cho sự sinh tồn của các nhà buôn sản xuất VN trong nước, vừa là đối thủ cạnh tranh hàng hóa VN trên thị trường toàn cầu trên thế giới.
Mục đích của mô hình kinh tế có hai vế là “tiền lời tối đa” tương đương với “tiền vốn tối thiểu” (*). Một vế chịu ảnh ảnh hưởng từ sự bán và một vế chịu ảnh hưởng từ sự chi tiêu. Muc tiêu thứ hai là sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu chịu ảnh hưởng từ hai áp lực là “phẩm chất cao” và giá bán thấp. Nơi đây, phẩm chất gồm có hai yếu tố là “chất lượng” (quality) và “nhu cầu của khách hàng” (needs).
·       phần thu
Các yếu tố liên hệ đến phẩm chất là giáo dục đào tạo tài năng, trí sáng tạo; y tế chăm lo sức khoẻ của người làm việc; lương căn bản tối thiểu cho người dân sinh sống. Cả 3 yếu tố này đều cần có nghiệp đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho thợ thuyền. Ngoài ra, người thợ cũng cần có tự do để có sáng kiến gồm có sự phát minh và sự cải tiến thay đổi. Yếu tố cuối khá quan trọng là môi trường vì sự ô nhiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của thợ thuyền, nông dân VN như không khí, nước, đất đai và ngập lụt v.v.  
Bản #4: Mô hình kinh tế VN tương lai

·       phần chi
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất; thí dụ, luật đất cát minh bạch, luật pháp rõ ràng, bộ máy nhà nước không nặng nề dễ gây khó khăn cho nhà buôn, chuỗi sản xuất phải hợp lý từ lúc sản xuất đến tay người tiêu thụ, kế toán, thống kê chính xác giúp cho sự tiên đoán gần với thực tế, chi phí y tế và giáo dục phải thấp và có hiệu năng, xí nghiệp nhà nước (xnnn) và nhóm lợi ích không đe dọa cho sự phát triển xí nghiệp tư nhân là chủ lực cho nền kinh tế quốc gia vì xí nghiệp tư vừa có hiệu năng, vừa thu dụng (mướn) nhiều nhân công và làm giảm thất nghiệp trong xã hội.

·       nhà nước
Nhà nước chỉ giữ vai trò điều hành kinh tế hợp lý, không thiên vị, tạo sự công bằng xã hội để không gây xáo trộn trong sinh hoạt đời sống kinh tế thương mại. Nhà nước giúp đở cho giới nghèo (**) có cơ hội tấn hóa trong xã hội. Nhà nước cần bãi bỏ chế độ hộ khẩu để cho những người nông dân hay thợ thuyền có thể đi từ tỉnh này sang tỉnh khác làm việc và hưởng được điều kiện an sinh xã hội như y tế, con cái có thể ghi danh đi học v.v. Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu thị trường thế giới để giúp cho xí nghiệp tư trong nước hoạch định chiến lược buôn bán cạnh tranh có hiệu quả trên thế giới.

Chính sách tiền tệ và thuế má phải hợp lý và công bằng. Không một ai có đặc quyền hưởng giảm thuế hay vay nợ từ ngân hàng không có tiền bảo chứng hoặc nhận tiền trợ giúp chương trình “kích thích thị trường” từ chính quyền qua sự quen biết hay qua các chức vụ trong chính quyền vì sự chồng chéo này dễ tạo ra tham nhũng, kém hiệu năng, nhất là gây ra nợ xấu đưa tới sự phá sản cho nền kinh tế quốc gia.
Điểm cuối rất quan trọng là nhân viên nhà nước hoàn toàn không được kinh doanh vì dễ tạo ra sự bất công, thiếu trong sáng, kém hiệu năng làm việc v.v. Đảng viên cộng sản lại càng không được tham gia vào bất cứ cơ cấu nào của chính quyền và các hoạt động thương mại tư nhân để tránh trường hợp lạm quyền hoạt động có lợi cho đảng hay cá nhân thay vì cho quyền lợi quốc gia. Ủy ban giám sát, báo chí và tòa án phải độc lập với ban hành pháp để kiểm soát sự tham nhũng, việc làm tư lợi của nhà nước VN.   
        
Kết Luận
Điều #3 Hiến Pháp CSVN (***) chỉ là mớ giấy lộn vì con nít lên 3 tại VN cũng biết đảng CSVN nằm trên tất cả cơ cấu, tổ chức tại VN. Chúng có thể bán nước; nhưng người dân VN sinh ra và lớn lên từ bao đời tại VN không có quyền làm chủ mảnh đất quê cha đất tổ của mình. Do đó, không có lấy làm lạ tham nhũng” càng ngày càng gia tăng tại VN; công an hiếp đáp dân lành được coi là hợp pháp tại VN. Chưa có quốc gia nào có nhiều tướng như VN ngày nay mà đa số là các tên tướng công an CS “hèn với giặc và ác với dân”.

Kinh tế VN được tô hồng là con rồng Á Châu; nhưng chỉ là bánh vẽ nhằm mục đích chiêu dụ các con thiêu thân ngoại quốc, Việt Kiều và người dân trong nước đổ tiền vào /trong VN để nuôi cho cán bộ CSVN béo mập, để chúng chuyển tiền ra nước ngoài làm giàu cho bọn chúng từ cha ông tới con cháu của họ. Không một ai thương dân tộc VN. Ngoại quốc nuôi con heo VN cho lớn để làm thịt. Việt Kiều lợi dụng thời cơ để rút tỉa tiền của VN làm giàu cho họ. Đất mẹ, sữa mẹ VN đã cạn kiệt!

Cán bộ CSVN không bao giờ thay đổi chế độ vì họ ngu dại gì thay đổi khi mà họ còn có thể làm giàu cho bản thân, cho đảng của họ; khi mà ngoại quốc và Việt Kiều còn ngu dại đổ tiền nuôi sống họ. Ngoại quốc thấy xã hội VN ổn định vì người VN “hèn”, không dám đứng lên đòi quyền sống, vì quân đội nhân dân VN có trên triệu quân chỉ là đạo quân nô lệ phục vụ cho đảng cộng sản và mấy tên chóp bu bộ chinh trị “học không tới lớp ba trường làng”. CSVN không dại gì không đi “mượn đầu heo nấu cháo”, vay tiền bỏ túi hay “thụt két” và để cho con cháu VN trả nợ thế cho họ trong tương lai.
Tóm lại, chúng tôi rất bi quan về hiện trạng kinh tế VN, nhất là VN nằm dưới sự cai trị độc tài của đảng cộng sản VN. Chúng ta không thể nào sửa những sai lầm do đảng CSVN gây ra mà chỉ có thể giải thể chế độ cộng sản tại VN nếu chúng ta muốn cho dân giàu, nước mạnh và có tự do hạnh phúc thật sự. Tôi xin phép mượn bài thơ với tựa đề “Sửa và Sai” của tác giả “Phien Nong” (?) lấy từ internet để chấm dứt bài viết này:
[Có một cái giống này trên mặt đất :

Vừa sửa đã sai/ Không sửa cũng sai/ Sửa đâu sai đó/ Càng sửa càng sai/ Trước sửa sau sai/ Không sai vẫn sửa/ Sửa ít sai nhiều/ Tao sai mày sửa/ Sáng sửa chiều sai/ Nhận sai- Miễn sửa!/ Sửa nữa sai nữa/ Mãi sửa mãi sai/ Nay sửa mai sai/ Trên sai- miễn sửa/ Dưới sai- Mày sửa/ Dốt sửa giỏi sai.

Đố bạn là cái giống gì? Tips: (giống này chơi với nó đã mạt. Để nó lãnh đạo nữa thì chỉ có đi ăn mày)].       

20.3.2016
Ghi chú:
* Theo toán học, chúng ta có phương trình y=f (x), nếu y’=0 và y” lớn hơn hay nhỏ hơn 0 thì chúng ta có điểm tối tối đa hay tối thiểu.
** Nghèo có thể về thể xác, tiền hay tinh thần; thí  dụ , người nghèo vì không có tiền, nghèo vì bệnh do bẩm sinh hay là do yếu tố dân tộc thiểu số như đồng bào thượng, người Chàm v.v 
*** Điều #3 Hiến Pháp CSVN ghi: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”.



__._,_.___


Posted by: 8406news <

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List