Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, August 1, 2015

Khi chúng ta có thể quen cả với nỗi nhục!

Khi chúng ta có thể quen cả với nỗi nhục!

Song Chi.
Những thông tin gần đây về người Việt ăn cắp ở Thụy Sĩ, Nhật, Đức, phụ nữ Việt nhiều người bị chính phủ Singapore từ chối cho nhập cảnh…làm người Việt trong và ngoài nước xấu hổ, đau lòng và phẫn nộ.
Nhưng thật ra có phải đến bây giờ hình ảnh người VN nói chung mới trở nên xấu xí trong mắt nhiều dân tộc khác? Câu trả lời là không. Hình ảnh người VN, nhờ ơn Bác và đảng, nhờ ơn chế độ xã hội chủ nghĩa ngàn vạn lần tươi đẹp hơn các nước tư bản thối nát, đã xấu xí đi từ lâu rồi.

Từ cái thuở sinh viên VN đi du học ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đa số lo học chỉ một phần, phần còn lại-mà cái này mới là chính-lo mua hàng về nước bán kiếm lời để có đồng ra đồng vào và giúp đỡ gia đình ở nhà đang sống hết sức túng thiếu thời chiến tranh. Dù ở Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc hay Hungari, một hình ảnh quen thuộc của du học sinh VN là xếp hàng, mua càng nhiều càng tốt mọi thứ từ cửa hàng quốc doanh của nước bạn bán ra mà có thể tiêu thụ được ở VN, từ xà phòng, bàn là (tức bàn ủi), phích nước, nồi cơm điện, quạt máy…Có khi xếp hàng vòng đi vòng lại, mua hết sạch hàng của người ta. 

Rồi đến khi lên đường về nước người nào cũng tay xách nách mang, lễ mễ đồ đạc, nặng trĩu. Không chỉ sinh viên đi du học, giới nghệ sĩ, cán bộ miền Bắc đi công tác cũng “tranh thủ” mua hàng về bán. Đến nỗi có dạo nhiều cửa hàng phát sợ, cứ thấy mặt người Việt là không chịu bán hoặc chỉ bán đúng một cái mỗi món hàng.
Nhớ hồi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn sống, có lần vui chuyện ông kể dạo ông được nhà nước cho sang Moscow tham quan, suốt thời gian ở đó cho tới khi về nước, không thấy ông mua bất cứ món hàng gì ngoại trừ rượu ngon để uống, từ anh em nghệ sĩ trong đoàn cho tới những người Liên Xô tiếp xúc với đoàn đều…ngạc nhiên!

Rồi đến thời nhà nước VN ồ ạt cho người dân đi xuất khẩu lao động. Hết đợt này đến đợt khác, hàng trăm ngàn con dân Việt, từ những làng quê nghèo khó ở miền Bắc miền Trung lại kéo nhau lên đường đi làm thuê ở xứ người. Và dần dà những câu chuyện không hay, những thông tin xấu về cách hành xử của người lao động Việt lại xảy ra, ngày càng nhiều. Nào bỏ việc, bỏ chỗ làm, trốn ra ngoài làm chui, tìm cách ở lại. Nào ăn cắp vặt, có khi ngay cả ở chỗ làm.

Rồi thêm đội quân đi chui sang nước người tìm mọi cách ở lại hợp pháp hay bất hợp pháp, đi qua các nước Đông Âu, Anh, Nga…bằng nhiều nẻo đường khác nhau. Họp chợ, làm ăn buôn bán nhưng cách sống thì như những ngưởi ở trọ trên xứ người, không biết ngôn ngữ hoặc biết rất kém, không quan tâm học hỏi bất cứ thứ gỉ của nước người ta, chỉ sống quây quần giữa người Việt với nhau, nói tiếng Việt, ăn món ăn Việt, ngày đọc báo Công An, An ninh Thủ Đô, tối xem VTV4...

Hoàn cảnh sống bấp bênh trong khi khát vọng kiếm tiền và làm giàu nhanh đã làm nảy sinh ra đủ thứ tệ hại, trong đó ở khu vực các nước Đông Âu, Anh, người Việt nổi danh với nạn buôn lậu thuốc lá, trồng “cỏ” tức cần sa và ăn cắp.
Phụ nữ VN cũng không chịu kém. Chị em, mà phần lớn là từ miền Tây Nam Bộ, lại chọn con đường ra đi bằng cách lấy chồng Đài, chồng Hàn…Cô dâu Việt ồ ạt xuất khẩu nhiều đến nỗi có một dạo người Việt đau lòng trước những thông tin đại loại như trên những trang quảng cáo hoặc văn phòng môi giới hôn nhân ở các nước này còn quảng cáo kiểu như lấy vợ Việt vừa ngoan vừa rẻ vừa còn trinh, nếu không còn trinh sẽ hoàn lại tiền hoặc đổi cho cô khác v.v…Rồi các cô gái trẻ, cũng lại xuất thân từ những làng quê nghèo khó nhưng muốn kiếm tiền nhanh, chọn con đường đi sang các nước như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Cambodia…để làm “gái”. Đó cũng là lý do vì sao gần đây chính phủ Singapore lại khó khăn với nhiều nữ du khách Việt và không cho nhập cảnh.

Hình ảnh người VN cứ như thế xấu dần đi trong mắt nhiều dân tộc khác. Nhưng phổ biến nhất là…nạn ăn cắp vặt, nhiều đến mức người Nhật, người Đài Loan phải có những tấm bảng khuyến cáo bằng tiếng Việt. Không chỉ du học sinh, du khách mà cả tiếp viên hàng không, phi công cũng buôn lậu, tiêu thụ hàng ăn cắp bị bắt quả tang.

Đi ra nước ngoài thì như thế, còn ở trong nước, người Việt chúng ta cũng tạo nên một hình ảnh không mấy đẹp. Từ những câu chuyện nhỏ về hành vi ứng xử nơi công cộng như môt cô hoa hậu ngủ hết sức hớ hênh giữa máy bay, một cô ca sĩ có tiếng cho con tè vào túi nôn trên máy bay, nhiều người trong giới showbiz gây ra đủ loại scandal (thậm chí không loại trừ việc cố tình tạo scandal để mau nổi tiếng), chửi xéo nhau chơi xấu nhau giữa đời thực cũng như trên mạng, người Hà Nội chửi tục như hát hay đến mức chính quyền Hà Nội phải phát lệnh “tuyên chiến” với nạn nói tục, chửi bậy…

Nạn bún mắng cháo chửi, chửi khách ăn trong nước đã đành, với du khách nước ngoài thì tìm mọi cách chặt chém, móc túi, gian lận… khiến nhiều người đến VN một lần và không còn muốn quay lại. Nào nạn chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, khi được phát một món hàng miễn phí, nạn hôi của, sự vô cảm…

Dân thì như thế còn quan chức, nhà nước VN? Hình ảnh về nhà cầm quyền VN lại càng là một hình ảnh tiêu cực, xấu xí trong mắt bè bạn quốc tế. Một nhà nước độc tài độc đảng do đảng cộng sản lãnh đạo, mô hình chỉ còn lại vài nước ít ỏi trên thế giới, với một thể chế chính trị lạc hậu, thường xuyên xếp hàng chót cùng với một số quốc gia độc tài tệ hại khác trong những bảng xếp hạng về thành tích nhân quyền, kẻ thù của internet, nổi tiếng về tham nhũng, đi vay nợ của nước ngoài. Đất nước hòa bình đã mấy chục năm nhưng vẫn cứ lẹt đẹt đói nghèo và vác mặt đi vay, đi xin xỏ các nước, nhưng lại chẳng giúp đỡ gì nước khác.

Thú thật ngay như người viết bài này đang sống ở Na Uy, nếu có nghe được tin gì về VN trên báo, đài Na Uy thì cũng hiếm khi có tin tích cực, hầu hết là tin tiêu cực. May mà Na Uy xứ lạnh quá, dân số ít, vật giá đắt đỏ, dân nhập cư lậu khó sống nên số người Việt tìm mọi cách đi qua ở chui rồi phạm pháp cũng vẫn còn ít, nếu không thì cũng khó ăn khó nói hơn với người ta!

Nhìn lại đến bây giờ, chúng ta có gì để tự hào. Cái danh hão mà một thời đảng và nhà nước cộng sản VN rất hay đem ra để tuyên truyền, nhồi nhét vào đầu bao thế hệ người dân như VN rừng vàng biển bạc, một đất nước anh hùng đã từng đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất thời đại, VN là lương tâm của nhân loại, rằng nhiều người nước ngoài chỉ mơ ước một buổi sáng thức dậy thấy mình là người VN…Tất cả chỉ là trò tuyên truyền dối trá, còn thực tế, như đã thấy, vô cùng bẽ bàng.
Nào đâu rừng vàng biển bạc hay tất cả tài nguyên, khoáng sản của đất nước đã bị đào lên bán sạch, cả lãnh thổ lãnh hải cũng bị chiếm, bị bán rẻ đi. Chiến thắng Pháp, Mỹ làm gì khi chính cái lý tưởng, mục đích đấu tranh một thời cộng với toàn bộ cái học thuyết mà đảng cộng sản tôn thờ đã bị chính họ vứt vào sọt rác, chỉ còn giữ lấy cái vỏ để tiếp tục tại vị, khi chính họ bây giờ phải chạy theo năn nỉ các cựu thù cũ giúp đỡ về kinh tế cho tới quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ…
Nhìn sang các nước láng giềng từ Nhật, Hàn cho tới Thái Lan, thậm chí Lào, Cambodia mà đau lòng, xấu hổ.
Nhục riết rồi thành quen. Những câu chuyện, thông tin, hình ảnh xấu xí về nhà cầm quyền VN, về con người VN dần dần không còn làm cho chúng ta ngạc nhiên nữa. Và điều đó thật là nguy hiểm. Khi chúng ta có thể quen được với cả cái nhục!

VN bị coi thường. Người Việt và cái hộ chiếu VN bị coi thường ở nhiều nơi. Nhưng lạ lùng một điều là người Việt mình lại rất coi thường một số dân tộc khác. Không chỉ người Việt trong nước mà cả người Việt ở nước ngoài, nhiều người có đầu óc rất kỳ thị, phân biệt chủng tộc.Ví dụ như gọi người da đen là bọn “nhọ”, bọn “mọi”, dân Ả rập hay Trung Đông là bọn “rệp”, dân Pakistan là dân “ba khía”, (còn tất nhiên vì sao gọi dân Tàu là bọn “khựa” thì có lý do khác, do mối quan hệ chưa bao giờ là thật sự tốt đẹp giữa hai nước và do những gì nhà cầm quyền Trung Quốc từ xa xưa cho tới bây giờ đã và đang đối xử với VN). Chúng ta coi thường một số dân khác trong khi nhìn lại dân mình, nước mình đứng ở đâu trên thế giới?

Không có một dân tộc nào nhiều tính xấu hơn hay khiếm khuyết bẩm sinh về mặt tính cách, nhân cách hơn so với dân tộc khác. Người Việt cách đây mấy chục năm rõ ràng phần đông tử tế, lương thiện, có phẩm cách, sống theo phương châm “giấy rách giữ lấy lề”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “mất tiền là không mất gì cả, mất danh dự là mất tất cả”…Như nhiều người cũng đã phân tích, khi con người phải sống trong một chế độ, một xã hội mà nạn tha nhũng, ăn cắp, hối lộ, dối trá hoành hành tử trên xuống dưới thì cũng khó mà giữ cho mình cả đời lương thiện, tử tế.

Chính là cái thể chế chính trị, cái mô hình xã hội, do con người tạo ra và ngược lại, cũng ảnh hưởng đến con người. Chọn một thể chế chính trị sai lầm, một mô hình xã hội sai lầm tạo điều kiện cho cái xấu, sự không tử tế nảy nở và cái tốt, sự tử tế bị triệt tiêu thì không chỉ đất nước bị tàn phá mà nhân cách, đạo đức của con người cũng bị hủy hoại.

Hãy tẫy chay Việtnam !!....NHƯ THẾ NÀO LÀ NHỤC QUỐC THỂ?

 

 
Hãy tẫy chay Việtnam !!
Việtnam bây chừ đâu kòn quốc thễ nữa ...mà NHỤC !!
"Nhục quốc thể"

Tran Ly Na's photo.

NHƯ THẾ NÀO LÀ NHỤC QUỐC THỂ?
HÃY TẨY CHAY hãng xe NAM PHƯƠNG 269 PHẠM NGŨ LÃO ..sữa lại:
Hãy tẫy chay Vietnam ..
Marta (35 tuổi), David (39 tuổi), Lucia (5 tuổi) Max (2 tuổi) là một gia đình Tây Ban Nha du lịch vòng quanh thế giới sau nhiều năm tích cóp.
Họ tới Việt Nam đầu tháng 7 và đã có những trải nghiệm tuyệt vời về con người, phong cảnh cũng như lòng hiếu khách của cộng đồng couchsurfing Việt Nam.
Tối ngày 21/7, họ đón xe đêm từ Nha Trang về TP.HCM, ở lại TP.HCM ngày cuối cùng trước khi đón máy bay đi tiếp sang Singapore. Và ở đây họ bắt đầu một hành trình bi hài kịch về cái gọi là “lòng hiếu khách” của một bộ phận người Việt.
Trên chuyến xe giường nằm 21/7 từ Nha Trang về Tp.HCM, David đặt ipad iphone trên người trong khi ngủ. Tỉnh dậy lúc 3h sáng, David phát hiện ra 2 món này biến mất. Sau khi check kĩ chỗ nằm và các vị trí chung quanh, David biết chắc mình đã bị mất cắp. Dưới áp lực của vợ chồng anh, tài xế xe yêu cầu mọi người cho kiểm tra hành lý để tìm nhưng không thấy.
Sáng ngày 22/7, David quyết định đi báo cảnh sát để có xác nhận mất cắp để khai báo bảo hiểm. Sau khi bị hướng dẫn vòng vòng qua 3 trạm công an, họ được hướng dẫn đến số 66 Bùi Viện. Ở đây công an không chịu xác nhận với lý do họ bị mất cắp trên đường, không phải ở TP.HCM, đồng thời yêu cầu phải có người địa phương thông dịch mới đồng ý xác nhận, mặc dù:
- Họ mất cắp trên đường đi, không thể dừng xe ngay đêm khuya để đi tìm công an
- Công an nói tiếng Anh cực kì lưu loát nhưng vẫn nằng nặc đòi tất cả người báo cáo mất cắp phải có người địa phương đến phiên dịch thì may ra họ mới giải quyết.
Tôi là người địa phương duy nhất ở TP.HCM mà họ biết. Vì thấy nhục, tôi đã bỏ việc 3 tiếng đồng hồ để la lối, làm dữ, giằng co với công an và giúp được David có được tờ giấy xác nhận quý giá kia..
Nhưng chuyện không dừng lại ở đó.
Khi còn lang thang ở khu vực Bùi Viện, họ phát hiện ra ipad bị mất cắp đã được kích hoạt ở vị trí gần đó. Lần theo map, họ lên lại ngay chính chiếc xe (xe đò giường nằm) đã chở họ tới TP.HCM. Lúc đó tài xế đang ở trên xe và không thừa nhận trên xe có ipad. Tín hiệu kích hoạt ipad cũng tắt đi khi họ vừa tới.
Trước đó, tài xế xe này được tôi và David mời đi sang đồn công an để xác nhận có xảy ra mất cắp và anh ta đã nhờ tôi hỏi ID icloud của chiếc ipad với lý do “Bạn anh có thể lần ra ipad nếu có ID icloud. Sau khi tìm ra sẽ trả cho bạn anh 1 triệu đồng”. Marta đã không đồng ý.
Khi vào được chiếc xe, họ được vào lục soát chỗ ngồi lần nữa, nhưng vẫn ko thấy ipad. Họ quay lại văn phòng nhờ nhân viên hãng xe can thiệp. Nhưng không ai có động thái nào gây áp lực với tài xế và tất cả đều trả lời “không có”.
Đến khi tôi đến và yêu cầu được gặp người quản lý hãng xe, anh ta thấy người địa phương đến mới chịu gặp, nghe câu chuyện từ đầu và nói rằng “tín hiệu map từ ipad là ko thể sai”, nhưng “không thể gây áp lực với tài xế ngay bây giờ”. Tôi đành thuyết phục David cho họ 2 ngày để làm việc và liên lạc lại.
Không làm gì được, Marta đã bật khóc ngay trước cửa hãng xe. Lucia (5 tuổi)Max (2 tuổi) đã trải qua 1 ngày cuối cùng ở Việt Nam lang thang ngoài nắng từ sáng đến 8:00 tối, đói meo và rã rời sau 1 đêm không ngủ và 1 ngày gặp hết chuyện trời ơi này sang chuyện trời ơi khác.
4 ngày trôi qua không có ai liên lạc...
Hôm qua, tôi mất kiên nhẫn gọi lại và yêu cầu gặp quản lý. Lần đầu nhân viên tổng đài né tránh, nói em là nhân viên mới, em không biết, chị rất phiền. Lần thứ hai tôi gọi thì một nhân viên khác lớn tiếng nói không đồng ý cho gặp, và dập máy vô cùng thô lỗ. Dù tôi biết chắc đó chính là 2 nhân viên trực điện thoại đã chứng kiến cuộc nói chuyện của tôi, gia đình David và người quản lý của họ từ đầu đến cuối.
Dù tôi đã gây áp lực, gọi điện thoại quấy rối như một con điên, đến bây giờ, tôi vẫn không nhận được cuộc gọi nào từ quản lý hãng xe.
Tôi nhớ cảm giác lần ngồi trong taxi và chứng kiến 1 du khách nước ngoài bị giựt camera ngay góc Diamond Plaza. Cả một đoàn người và xe đứng chờ đèn đỏ mà không ai lao xe ra để cản tên ăn cướp, cũng không ai đuổi theo và phụ truy hô. Mất là mất. Ngu thì ráng chịu.
Tôi còn nhớ cảm giác bị 1 anh bạn người Pháp nói rằng “khi mày sang Pháp, mày bị chặt chém, ai cũng sẽ bảo vệ mày. Còn khi tụi tao sang VN, tao bị chặt chém thì mọi người nghĩ đó là chuyện đương nhiên”
Tôi không phụ bắt được tên ăn cướp trên góc đường Diamond, cũng không thể thay đổi tư duy về cách bán hàng cho Tây của cả một thế hệ người Việt. Nhưng việc sau đây thì tôi nhất định sẽ làm:
- Tôi kêu gọi mọi người share thông tin và tẩy chay hãng xe Nam Phương vì dịch vụ và thái độ vô cảm của họ đối với hành khách. Dù không quá lạc quan, nhưng tôi hi vọng động thái này có thể ảnh hướng ít nhiều đến kết quả kinh doanh của họ, đánh động để thay đổi tư duy và thái độ của họ.
- Tôi mong mỏi những anh chị phóng viên nào nhận được thông tin này có thể tìm hiểu sự việc sâu hơn. Không có hành khách nào muốn bị lấy cắp đồ bởi chính nhân viên trên chiếc xe cao cấp giường nằm ngay trong kì du lịch.
Thông tin về hãng xe:

Xe du lịch Nam Phương.
Văn phòng ở Tp.HCM: 269 Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM. Số điện thoại: Tel: 08. 39209868 - 39209879
Văn phòng Nha Trang (Khánh Hòa): 01 Nguyễn Thiện Thuật, Tel: 058. 3527588 - 3527589,

Facebook của Marta Marta Vizcaíno
(ảnh là gia đình của David, Marta, Lucia và Max khi du lịch ở VN)









__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Friday, July 31, 2015

Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?


Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?

Chân Như, phóng viên RFA
2015-07-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp? Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_APH2002061296192-622.jpg
Các bạn trẻ tại một trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP PHOTO
Mới đây viện khoa học lao động và xã hội vừa cho công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý 1 của năm 2015. Trong đó ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng. Điểm đáng chú ý là trong 3 tháng đầu năm, cả nước có đến hơn 1,1 triệu người thất nghiệp

Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Vì đâu mà tỷ lệ thất nghiệp lại quá cao như thế? Đó cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này, do Chân Như điều hợp cùng các bạn khách mời, mời quý vị cùng theo dõi sau đây.

Lo ngại phải bỏ tiền mua công việc

Chân Như: Sau bao năm đèn sách và trở thành những tân cử nhân thì các bạn ước mong điều gì nhất và lo sợ nhất điều gì?

Lâm Duy: Mình xin giới thiệu, mình là một sinh viên đã tốt nghiệp rồi trước đây chuyên ngành của mình là quản trị nguồn nhân lực, nhưng mình đang theo học chương trình văn bằng 2 về ngữ văn Anh để lấy một bằng đại học tiếp. Mình nghĩ đối với một người mà họ chuẩn bị bước vào học đại học hay là đang ngồi trên ghế nhà trường thì ước muốn của tất cả các sinh viên là sau khi ra trường họ sẽ tìm được công việc có mức lương phù hợp và một công việc họ cảm thấy hứng thú. Họ không phải làm công việc đó chỉ vì tiền mà là vì ham thích của họ.

Em muốn tìm được một chỗ làm công ty ổn định thì phải là công ty trong nước nói thẳng là công ty nhà nước. Tuy nhiên, để kiếm được chỗ làm trong công ty nhà nước thì em phải bỏ tiền ra để mua một công việc làm ổn định. Đó là điều em lo ngại hiện tại.
-Tiến Toàn

Kiều Mỹ: Em là một thành viên mới bước vào bước đường của đại học. Em có rất nhiều dự định và ước mơ. Em thấy ở tuổi của em và ước mơ hiện tại của em và cũng là của tất cả các bạn ở lứa tuổi em là hoàn thành khóa học một cách tốt nhất với thời gian phù hợp. Sau đó là tìm được một công việc phù hợp với lại ước mơ hoài bảo theo đuổi. Công việc đó nó sẽ, nói chung, là sẽ thỏa mãn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của tất cả mọi người. Có như vậy thì trong cuộc sống sẽ không bị áp lực. Điều lo sợ nhất em nghĩ là sẽ không làm được công việc mình thích. Đặc biệt, khi ra trường, chuyện ai cũng biết đó là thất nghiệp.

Tiến Toàn: Sau bao năm đèn sách và trở thành những tân cử nhân thì thứ nhất em mong muốn có được công việc làm ổn định và thứ hai là có thể kiếm được nguồn thu nhập có thể tự trang trải và nuôi sống được bản thân mình. Điều em lo ngại nhất là để kiếm được một công việc làm ổn định thì em sẽ không muốn làm việc trong những công ty nước ngoài vì sau một thời gian dài khi mình hết năng lực thì người ta sẽ không còn dùng mình tiếp nữa. Em muốn tìm được một chỗ làm công ty ổn định thì phải là công ty trong nước nói thẳng là công ty nhà nước. Tuy nhiên, để kiếm được chỗ làm trong công ty nhà nước thì em phải bỏ tiền ra để mua một công việc làm ổn định. Đó là điều em lo ngại hiện tại.

Chân Như: Tỉ lệ thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp đại học tại Việt Nam là khá cao, theo các bạn thì nguyên nhân do đâu?
000_APH2000060214221-400.jpg
Những người thất nghiệp ngồi chờ được thuê lao động thời vụ ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
Lâm Duy: Nếu mình nhớ không lầm thì trong một báo cáo của giới chức Việt Nam là có đến 72 ngàn người đã có bằng đại học hoặc cao đẳng đang bị thất nghiệp tính trong đầu năm 2014. Mình nghĩ thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân mà người ta thường nhắc tới đây là hậu quả của việc trong suốt một quảng thời gian dài chính quyền VN đã quá dễ dãi trong chuyện mở rất nhiều trường mới: trường đại học mới-có;Nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học cũng có.

 Cách đây khoảng từ 5-6 năm trước đó là giai đoạn mà người ta gọi trường đại học, cao đẳng mở như nấm mọc sau mưa. Suốt một khoảng thời gian dài như thế, đào tạo ồ ạt như thế khi ra trường cung đã vượt cầu nên tình trạng dư thừa nguồn nhân lực dẫn đến thất nghiệp là chuyện tất nhiên. Và thực tế ở Việt Nam không có hệ thống kiểm định hay là đánh giá chất lượng đào tạo để xem trường nào có uy tín và những trường nào là trường đào tạo theo kiểu chạy theo thành tích hay theo số lượng hay theo lợi nhuận; Không có những bảng xếp hạng đó để sinh viên hay xã hội có một cái nhìn tổng quan hơn để theo học.

 Một điều nữa, những chương trình đào tạo ở VN nói chung còn nặng về lý thuyết và họ chú trọng nhiều về bằng cấp và điểm số, về năng lực thực chất thì bị xem nhẹ, nên khi sinh viên ra trường rất ngỡ ngàng so với môi trường làm việc thực tế. Và đó cũng là nguyên nhân mà doanh nghiệp họ rất ngại tuyển dụng những sinh viên mới ra trường. Bởi như vậy họ sẽ mất một khoảng thời gian, chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực này và chưa chắc những người họ đào tạo có gắn bó dài lâu với doanh nghiệp hay không. Một mặt nữa là những bạn sinh viên mới ra trường phần lớn khá thụ động và không chứng tỏ được bản lãnh và khả năng của mình đối với nhà tuyển dụng; Do đó tỉ lệ mà các bạn không xin được việc làm khá là cao.

Tiến Toàn: Em cũng có một số nhận định thêm lời chia sẻ của bạn Duy. Em thấy thứ nhất phải xác nhận là do chính bản thân của sinh viên một khi đã bước vào trường đại học phải chọn ngành nghề như thế nào phù hợp với mình và xem mình có năng lực hay không và có phù hợp với công việc đó hay không để ra trường mình sẽ không bị mất việc. Thứ hai là nền giáo dục của VN mình nên cần phải chú trọng vào việc phải đi sâu vào những điều cần thiết để giảng dạy nhằm ứng dụng cho việc làm sau này chứ không phải chỉ dạy về mặt lý thuyết chung chung. Khi đi làm, thì nguồn nhân lực như thế sẽ bị lãng phí. Ra trường đi tìm một việc làm thì công ty đó hay một xí nghiệp đó phải đào tạo lại từ đầu thì mất rất nhiều thời gian.

Do không năng nổ, hoạt bát?

Chân Như: Có ý kiến cho rằng tình trạng thất nghiệp một phần là do lỗi chính những bạn trẻ ngày nay không năng nổ, hoạt bát. nói chung là khá thụ động trên con đường xin việc của mình. Ý kiến của các bạn về nhận định này?

Kiều Mỹ: Em thấy việc sinh viên thụ động rất ít vì đa số các bạn trẻ sống trong thời đại mạng đều khá là năng động nói chung là hoạt bát trong các công việc. Trong yếu tố dẫn tới việc không xin được việc có tác nhân từ xã hội lẫn gia đình. Thứ nhất có thể các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích dẫn tới bị thụ động. Yếu tố từ bên ngoài đặc biệt là về yêu cầu của công việc khá cao trong khi chất lượng sinh viên từ trong ghế nhà trường đưa ra trở thành các cử nhân thì không có. Việc đưa ra là đại trà trong khi việc thu vào từ các công ty thì mang tính chọn lọc. 

Tiếp theo là về lý lịch cũng như ngoại hình trình độ, ví dụ ở một số các công ty ở Việt Nam người ta yêu cầu về lý lịch và ngoại hình rất nhiều. Điển hình về lý lịch, trước đây, gia đình bạn có lý lịch không tốt thì bạn không thể đi xin việc hoặc ngoại hình bạn chỉ cần có một hình xâm thì người ta sẽ có một nhận định không tốt về người đó và người ta không thích nhận mình. Một phần khác em nhận thấy trên thực tế là chính quyền còn ưu tiên cho một số thành phần được các bạn trẻ gọi là “con ông cháu cha”. Các thành phần đó đường đi vào công việc rất dễ so với tất cả các bạn cử nhân đi bằng con đường chân chính của mình.
Yếu tố dẫn tới việc không xin được việc có tác nhân từ xã hội lẫn gia đình. Thứ nhất có thể các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích dẫn tới bị thụ động. Yếu tố từ bên ngoài đặc biệt là về yêu cầu của công việc khá cao trong khi chất lượng sinh viên từ trong ghế nhà trường đưa ra trở thành các cử nhân thì không có.
-Kiều Mỹ

Tiến Toàn: Cũng giống như bạn Kiều Mỹ, em nghĩ khi còn ngồi trên ghế đại học, các bạn có thể tham gia những hoạt động của trường tổ chức như phong trào văn nghệ hoặc mùa hè xanh.

 Như vậy, các bạn có thể tham gia và thể hiện mình ở giữa đám đông; Các bạn có thể trang bị cho mình một mức tự tin khi đứng giữa đám đông và có thể tạo một kỹ năng cho mình. 

Thứ hai điều em muốn nói là các bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải nắm được những kỹ năng. Giống như câu trả lời trước của em đã nói, các bạn cũng phải hiểu thêm về kiến thức. Kế tiếp là những ngành học mà gọi là ngành của “con ông cháu cha” như tài chính ngân hang, quan hệ quốc tế ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp thường ra trường các bạn phải lo sẵn một cái đầu ra. Chẳng hạn như quan hệ quốc tế thì sẽ đưa vào bộ ngoại giao làm thì các bạn phải là con ông cháu cha; Tài chính ngân hàng, tất cả đều phải có gốc ở trong đó mới đưa vào hết. 

Như vậy những người con lại- không phải “con ông cháu cha” sẽ đi về đâu? Đó là một dấu chấm hỏi lớn đối với em. Và về lý lịch không sạch chẳng hạn như bản thân của em một khi sau này em muốn xin được việc làm của nhà nước rất là khó xin vì gia đình em thuộc chế độ cũ.

Chân Như: Theo các bạn thì chính quyền đã có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng thất nghiệp khá cao này hay chưa? Và nếu được góp ý để cải thiện tình hình thì ý kiến của các bạn là gì?

Lâm Duy: Thật ra thực trạng của việc thất nghiệp một phần rất lớn liên quan về nền giáo dục nói chung ở VN hiện nay. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục tổ chức không biết bao nhiêu những hội thảo, không biết bao nhiêu những đề án để cải cách nền giáo dục này làm sao cho hướng tốt hơn nhưng cho đến bây giờ càng cải cách thì nó lại càng tụt hậu. Giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo rất đáng kính ở VN đã đánh giá thì ngành giáo dục ở Việt Nam như là một căn nhà cũ nó đã rách nát và cứ mãi kê nó chổ này và cứ sửa sang chỗ kia và nó trở thành một căn nhà dị dạng. Thật sự là giáo dục đại học ở Việt Nam lâm vào tình trạng gọi là khủng hoảng tại vì cách đào tạo không giống ai. 

Ví dụ như ở những nước tiên tiến khác như ở Âu Châu, khi tốt nghiệp trung học phổ thông xong thì các bạn phải hướng đi theo 2 hướng. Thứ nhất, các bạn phải tham gia vào một chương trình giáo dục gọi là khoa học ứng dụng và thứ 2 là các bạn đi vào lãnh vực mang tính học thuật. Những ngành khoa học ứng dụng sẽ trang bị đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp cho các bạn sau khi các bạn ra trường, tất cả những gì các bạn học sẽ đáp ứng một cách trọn vẹn nhất và những công việc thực tế doanh nghiệp sẽ cần.

Và thứ hai là một hệ thống khác đó là hệ thống theo hướng học thuật và họ đào tạo ra những chuyên gia nhằm cho những công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy. Họ phân ra thành 2 hệ thống như thế rất là rõ ràng. Một người sau khi tốt nghiệp xong phổ thông thì họ biết dựa vào những năng lực, những điểm số những sở thích của họ, để chọn cho mình một hướng đi đúng đắn.

Do đó việc cải cách giáo dục ở VN đã được đề cập rất lâu và rất nhiều nhưng hiệu quả của chuyện cải cách như thế nào thì còn là một dấu hỏi lớn và chưa ai có thể trả lời được.

Kiều Mỹ: Năm nay, em thuộc vào nhóm người đầu tiên tham gia vào cuộc cải cách của bộ giáo dục về việc thi tuyển sinh vào đại học. Em thấy nhà nước, điển hình là bộ giáo dục đã có rất nhiều đề án và rất nhiều hình thức cải cách cho việc đưa đầu vào của việc vào đại học và lọc học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức và không mang lại hiệu quả thật sự, chất lượng thí sinh không chắc chắn. Em thấy việc tổ chức thi năm nay không mang tính chất thuyết phục, điểm số không hề phản ánh được. Em muốn bộ giáo dục phải có một cuộc thi mà đánh giá được và chia xét trình độ học sinh theo những trình độ khác nhau và xiết chặt đầu ra đưa vào các trường đại học khác nhau với những trình độ tương ứng nhằm đào tạo ra những lớp thế hệ có thực tiễn để sau này có thể đi làm được chứ không phải là lý thuyết suông như trước đây nữa.

Tiến Toàn: Em thấy nhận định của 2 bạn là khá đầy đủ và nếu được góp ý để cải thiện tình hình thì em xin được nói như sau: thứ nhất hiện tại bây giờ là cần các sự giúp đỡ của chính quyền và địa phương giới thiệu các việc làm để giúp cho những người lao động khi ra trường hoặc những người đang thất nghiệp có thể có được những việc làm để mưu sinh. Điều đó có thể làm giảm xuống tình trạng tệ nạn xã hội xảy ra. Em nghĩ VN mình cần phải mở rộng ra các quan hệ quốc tế để có thể đưa các nguồn nhân lực còn lại có năng lực thật sự để ra nước ngoài làm việc để đáp ứng được nhu cầu và đưa VN mình ra phát triển chứ không phải là nằm thụ động ở một mức nào đó. Đó là câu trả lời của em.

Chân Như: Cám ơn phần chia sẻ của ba bạn Lâm Duy Tiến Toàn và Kiều Mỹ đã dành thời gian đến với chương trình tuần này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, July 30, 2015

Chênh lệch thống kê thương mại Việt - Trung do đâu?


Chênh lệch thống kê thương mại Việt - Trung do đâu?

  • 28 tháng 7 2015

Chênh lệch trong thống kê nhập khẩu từ Trung Quốc một phần là do tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết

Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa giải trình nguyên nhân dẫn đến sự chêch lệch trong thống kê về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Trong khi đó, ý kiến từ một chuyên gia cho rằng chênh lệch trong thống kê là điều thường thấy, nhưng chưa phải là "bài toán mang tính chiến lược" trong giao thương Việt-Trung.
Bản giải trình của Tổng cục Thống kê, được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Luật thống kê sửa đổi hôm 27/7, cho biết giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2014 thấp hơn 5 tỷ đôla so với ghi nhận của phía Trung Quốc là do "chênh lệch ở nhóm hàng điện tử, điện thoại mà Việt Nam gia công lắp ráp", theo báo Tuổi Trẻ.

"Hàng Việt Nam sau khi gia công được xuất sang nước thứ ba. Trung Quốc nhập hàng hóa (ghi xuất xứ từ Việt Nam) của nước thứ ba này, dẫn đến chênh lệch con số giữa hai quốc gia", báo cáo viết.

Về chênh lệch 20 tỷ đôla trong thống kê nhập khẩu hàng Trung Quốc của Việt Nam năm 2014 so với số liệu xuất khẩu sang Việt Nam do Trung Quốc công bố, bản giải trình nói số liệu này tập trung vào nhóm hàng "liên quan đến tiêu dùng, gia công, dệt may, buôn lậu và gian lận thương mại".
Bản giải trình đã gặp nhiều chỉ trích từ các đại biểu Quốc hội tham gia hội thảo, Tuổi Trẻ cho biết.

Báo này dẫn lời ông Trần Du Lịch, đại biểu TP.HCM, nói bản giải trình "không có giải pháp nào để khắc phục" chênh lệch thống kê, trong khi ông Trương Văn Vở, đại biểu tỉnh Đồng Nai, được dẫn lời "đề nghị làm rõ trách nhiệm giải trình của cơ quan thống kê".

Một số ý kiến khác cũng đặt nghi vấn trước tính khách quan và độc lập của Tổng cục Thống kê khi cơ quan này được cấp ngân sách từ chính phủ.

'Sờ voi'

Trả lời BBC ngày 28/7, Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, cho rằng "cơ quan thống kê là một cơ quan mang tính chuyên nghiệp, dù ngân sách được cấp từ đâu thì tính chuyên nghiệp vẫn phải đặt lên hàng đầu."


"Việc trực thuộc hay tách khỏi chính phủ không quan trọng bằng phẩm chất hay phương thức đánh giá của Tổng cục Thống kê", ông nói.

"Theo kinh nghiệm quan sát thì tôi thấy cấp trung ương họ tương đối có trách nhiệm, dù phương thức tính toán thì có thể chưa thật là khoa học."

"Tuy nhiên thống kê mang tính chất chế biến thì tôi nghĩ là ở địa phương thì cao hơn, nhất là khi vào các kỳ đại hội, các lãnh đạo lại lo lắng về vấn đề tăng trưởng kinh tế hơn."
"Về mặt số liệu thì ngay cả thống kê của Liên Hiệp Quốc hay các nước khác cũng có những cách tính khác nhau, ví dụ như tính theo giá FOB (tức miễn trách nhiệm trên boong tàu), hay giá CIF (bao gồm tiền hàng, bảo hiểm, vận chuyển đến cảng)."

Ông Khương cũng cho biết chênh lệch trong thống kê là điều thường thấy.
"Vấn đề thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cần có hội đồng nghiên cứu rất khoa học. Ngay cả số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc hay trên thế giới cũng có những cách tính khác nhau, ví dụ như cách dùng giá FOB hay giá CIF, nên chênh lệch 10, 20% vẫn có thể có", ông nói.

"Nhưng làm sao để giảm thâm hụt thương mại mới là bài toán mang tính chiến lược."

"Nếu phải đương đầu với các bài toán khó như thế thì chính phủ hoặc quốc hội nên lập các ủy ban độc lập, mời các chuyên gia trong nước, quốc tế, làm việc một cách hệ thống và có một báo cáo khoa học để những người làm chính sách cũng như tất cả các cơ quan hiểu bản chất vấn đề."

"Cách làm hiện nay [tại Việt Nam] vẫn là 'sờ voi', thấy vấn đề nào là la lên thôi, chứ chưa có những cách làm khoa học."


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, July 27, 2015

Đằng sau những quyết định khởi tố và bắt tạm giam khẩn đối với Nguyễn Xuân Sơn

 
Nợ công trên trăm tỷ đô?Đừng lo.Có núm ruột ngàn dậm bảo kê,trả giùm trong mười năm là hết trọi.Các 'đồng chí' cứ tiếp tục ăn chơi,móc ngoặc cho sướng.

On Friday, July 24, 2015 7:27 AM, dinhthong3Gmail <dinhthong3@gmail.com> wrote:

----- Original Message -----
From: Mike Duong
Subject:     Đằng sau những quyết định khởi tố
và bắt tạm giam khẩn đối với Nguyễn Xuân Sơn

XEM CHO BIET...THAM-NHUNG GAY HAU-QUA NO-CONG ...110 ty My-kim !

Đằng sau những quyết định khởi tố và bắt tạm giam khẩn đối với Nguyễn Xuân Sơn

Trúc Giang (Danlambao) - Truyền thông nhà nước CS đưa tin cựu chủ tịch tập đoàn Dầu khí Việt Nam ông Nguyễn Xuân Sơn vừa bị cơ quan điều tra bộ công an khởi tố bắt tạm giam về tội danh: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281- Bộ luật hình sự) và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 - Bộ luật hình sự)”. Đây là tội danh mà ông Sơn bị gán cho trong thời gian làm tổng giám đốc ngân hàng Ocean Bank - một ngân hàng có cổ phần của tập đoàn dầu khí Việt Nam đã làm ăn bết bát và bị ngân hàng nhà nước sát nhập với giá 0 đồng!


Một điều hết sức lạ lùng là trong khi các vị trí chủ chốt ở Ocean Bank đã bị khởi tố gần hết thì vị trí của ông Sơn không bị công an dòm ngó. Tệ hại hơn nữa không biết nhóm lợi ích nào đã tư vấn, ông ta còn được “đồng chí X” cân nhắc, bổ nhiệm lên chức chủ tịch tập đoàn Dầu khí Việt Nam thay cho ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu!? 

Trước đó, ngày 19/7, “đồng chí X” đã ký Quyết định số 1105 về việc cho thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đối với ông Nguyễn Xuân Sơn để về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương. Một quyết định hết sức khôi hài vì chưa thi hành thì đã bị công an khởi tố! 

Cũng vào hôm 21/7, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố cuối năm 2014, mức nợ công mà Việt Nam đang gánh khoàng 110 tỷ USD (tương đương mỗi người dân phải gánh 1.200 USD tiền nợ công) - một con số lớn hơn rất nhiều so với phía Việt Nam báo cáo láo khiến ai cũng phải giật mình và đau lòng.

Có gì liên quan giữa nợ công ngày càng gia tăng và việc khởi tố bắt giam những quan chức cấp cao của những tập đoàn kinh tế ở Việt Nam? Khỏi cần phải phân tích gì cao siêu thì ai cũng thấy rõ là chính sách bổ nhiệm và sử dụng người tài hết sức tệ hại của chính phủ Việt Nam bên cạnh sự độc tài, độc quyền giết chết nhân tài của chế độ CS đã sinh ra những tập đoàn độc quyền gây thảm cảnh nợ công đụng trần và làm nghèo đất nước như hiện nay. Việc bổ nhiệm nhân tài kiểu “con ông cháu cha” hay kiểu “lợi ích nhóm” của chính phủ ở những tập đoàn lớn tạo điều kiện cho những kẻ bất tài, những kẻ cơ hội tham nhũng, làm giàu bất chính và phá nát nền kinh tế gây mà hậu quả là nợ công ngập đầu của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo. Bài học về VinaShin, Vina Lines nói lên việc bổ nhiệm những kẻ bất tài vào vị trí chủ chốt vẫn còn ràng ràng đó mà chính phủ Việt Nam có học thuộc đâu? Còn nhớ cách đây gần 10 năm khi tôi còn làm ở một cơ quan nhà nước, để cứu vãng một công ty may mặc vốn 100% của nhà nước đang gặp khó khăn, chính quyền CS ở một quận nọ đã điều động một ông bí thư phường chẳng có chuyên môn về kinh tế sang làm giám đốc công ty may mặc. Kết quả: chưa đầy 2 năm sau công ty này phải phá sản và hậu quả là gần 500 công nhân sẽ phải thất nghiệp!

Có thể nói rằng: đằng sau những quyết định khởi tố khẩn, bắt tạm giam khẩn cấp mà ta thấy nhan nhãn trên báo là cội nguồn của những oan sai mà dân đen, những người đấu tranh cho dân chủ phải gánh chịu. Còn đằng sau những lệnh khởi tố các quan chức của những tập đoàn độc quyền là số nợ công ngày càng gia tăng mà người dân Việt Nam phải oằn lưng trả nợ. Trớ trêu thay, nợ công lại tỉ lệ thuận với mức độ giàu có của các quan chức CS: nợ công càng nhiều thì ngai vàng, biệt thự sơn son phết vàng 500 m2 trở lên của các ủy viên trung ương đảng càng bự. Rõ ràng thì dưới chế độ CS độc tài này, đằng nào thì dân đen, dân nghèo cũng cũng phải lãnh đủ thứ hậu quả từ những quyết định sai lầm tệ hại mà chính quyền CS gây ra.

SG, 23/7/2015

Trúc Giang
danlambaovn.blogspot.com



--
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH

Ban Điều Hợp VNSN
---

__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Sunday, July 26, 2015

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở Việt Nam

 

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở Việt Nam

RFA
2015-07-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Photo: RFA
Người Việt quan tâm nhiều đến khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng tăng ở Việt Nam.

Đó là kết quả khảo sát mới nhất của Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới cho thấy 19% người trả lời khảo sát hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay, trong lúc 47% lo ngại trước khoảng cách giàu nghèo tăng lên. Tuy vậy, vẫn theo báo cáo, 63% người tham gia khảo sát hy vọng là  thế hệ tương lai sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với 1.600 người được  hỏi và báo cáo được đưa ra thì phần lớn người dân ủng hộ mô hình kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân, yêu cầu minh bạch trong việc hoạch định và thực thi chính sách.
Một vài chi tiết đáng nói trong cảm nhận của những người được hỏi là hầu như đến 99%  tán thành việc chuyển đổi khu vực quốc doanh sang lãnh vực tư doanh.
Điểm quan trọng khác là nhận xét về những sự bất cập trong quá trình chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường và trên thực tế hệ thống kinh tế nhà nước và kinh tế thị trường chưa rạch ròi.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Người dân VN 'bớt lạc quan về tương lai'

 

Người dân VN 'bớt lạc quan về tương lai'

  • 9 giờ trước

So với báo cáo 2011, tỉ lệ lạc quan của người dân Việt Nam giảm đi

Một khảo sát mới tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ lạc quan của người dân về tương lai giảm đi so với vài năm trước.
Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo “Việt Nam chuyển đổi - Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam”.
Khảo sát gọi tắt là CAMS 2014 có sự tham gia của 1600 cá nhân thuộc 10 nhóm đối tượng đến từ các cơ quan nhà nước, chính phủ, UBND và sở ngành các tỉnh, cơ quan Quốc hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh, cơ quan báo chí.

Giảm lạc quan

Mặc dù tất cả đều lạc quan về tương lai, nhưng tỉ lệ lại giảm đi so với khảo sát CAMS 2011.
Mức độ lạc quan về tương lai trong khảo sát CAMS 2014 là 63% trong khi kết quả CAMS 2011 là 67%.
Một số nhóm có tỷ lệ lạc quan giảm, bao gồm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (-30%), cơ quan Đảng ở Trung ương (-12%) và cơ quan Chính phủ và các bộ ngành (-12%).
Trong khảo sát, duy nhất một nhóm lạc quan về tương lai hơn so với 2011 là UBND và các sở ngành cấp tỉnh (75%, so với 71% năm 2011).
Trong chỉ dấu cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi, 41% người trả lời đồng ý với nhận định “tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay tốt hơn so với 5 năm trước”, và có 23% không đồng ý với nhận định này.

Nhưng chỉ có 19% người trả lời hài lòng với tình hình hiện tại của nền kinh tế. Cần ghi nhận rằng so với 2011, tỷ lệ người trả lời CAMS 2014 hài lòng với tình hình kinh tế hiện tại tăng nhẹ, (2%).


Nhóm Các cơ quan Quốc hội có mức độ hài lòng với nền kinh tế hiện nay cao nhất (27%), tiếp đến là Nhóm UBND và sở, ngành cấp tỉnh, thành phố (26%) và Nhóm Doanh nghiệp dân doanh trong nước (23%).

Ba nhóm có tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay thấp nhất là từ các cơ quan báo chí (4%), Tổ chức nghiên cứu, giảng dạy (4%) và đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (6%).

Có tới 70% người trả lời cho rằng nguyên nhân bất ổn kinh tế 5 năm qua là vì mô hình kinh tế thị trường là tốt, nhưng do việc triển khai sai lệch của cán bộ gây nên.
Gần một nửa (47%) đánh giá khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong 10 năm qua (2005-2014) là lớn/rất lớn.

Ba nhóm có tỷ lệ cao nhất cho biết khoảng cách này là lớn/rất lớn là cơ quan báo chí (72%), Các cơ quan Đảng ở Trung ương (66%) và nhóm Đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (61%).

Khảo sát tiến hành năm 2014, kết thúc vào tháng Chín tại Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An.

Các tác giả báo cáo nhận định: “Người dân nhìn thấy một nền kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ, vận hành song song với một nền kinh tế nhà nước còn ảnh hưởng rất lớn, và tình trạng ‘lưỡng thể’ này khiến cho tốc độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường cũng như tốc độ chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân ở Việt Nam trong mấy năm gần đây chậm hẳn lại.”

Họ cũng chỉ ra rằng mặc dù quá nửa số người tham gia điều tra vẫn có niềm tin ở tương lai của con em, song tỷ lệ niềm tin trong CAMS 2014 đã giảm so với CAMS 2011.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List