Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, July 31, 2015

Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?


Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?

Chân Như, phóng viên RFA
2015-07-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp? Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_APH2002061296192-622.jpg
Các bạn trẻ tại một trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP PHOTO
Mới đây viện khoa học lao động và xã hội vừa cho công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý 1 của năm 2015. Trong đó ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng. Điểm đáng chú ý là trong 3 tháng đầu năm, cả nước có đến hơn 1,1 triệu người thất nghiệp

Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Vì đâu mà tỷ lệ thất nghiệp lại quá cao như thế? Đó cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này, do Chân Như điều hợp cùng các bạn khách mời, mời quý vị cùng theo dõi sau đây.

Lo ngại phải bỏ tiền mua công việc

Chân Như: Sau bao năm đèn sách và trở thành những tân cử nhân thì các bạn ước mong điều gì nhất và lo sợ nhất điều gì?

Lâm Duy: Mình xin giới thiệu, mình là một sinh viên đã tốt nghiệp rồi trước đây chuyên ngành của mình là quản trị nguồn nhân lực, nhưng mình đang theo học chương trình văn bằng 2 về ngữ văn Anh để lấy một bằng đại học tiếp. Mình nghĩ đối với một người mà họ chuẩn bị bước vào học đại học hay là đang ngồi trên ghế nhà trường thì ước muốn của tất cả các sinh viên là sau khi ra trường họ sẽ tìm được công việc có mức lương phù hợp và một công việc họ cảm thấy hứng thú. Họ không phải làm công việc đó chỉ vì tiền mà là vì ham thích của họ.

Em muốn tìm được một chỗ làm công ty ổn định thì phải là công ty trong nước nói thẳng là công ty nhà nước. Tuy nhiên, để kiếm được chỗ làm trong công ty nhà nước thì em phải bỏ tiền ra để mua một công việc làm ổn định. Đó là điều em lo ngại hiện tại.
-Tiến Toàn

Kiều Mỹ: Em là một thành viên mới bước vào bước đường của đại học. Em có rất nhiều dự định và ước mơ. Em thấy ở tuổi của em và ước mơ hiện tại của em và cũng là của tất cả các bạn ở lứa tuổi em là hoàn thành khóa học một cách tốt nhất với thời gian phù hợp. Sau đó là tìm được một công việc phù hợp với lại ước mơ hoài bảo theo đuổi. Công việc đó nó sẽ, nói chung, là sẽ thỏa mãn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của tất cả mọi người. Có như vậy thì trong cuộc sống sẽ không bị áp lực. Điều lo sợ nhất em nghĩ là sẽ không làm được công việc mình thích. Đặc biệt, khi ra trường, chuyện ai cũng biết đó là thất nghiệp.

Tiến Toàn: Sau bao năm đèn sách và trở thành những tân cử nhân thì thứ nhất em mong muốn có được công việc làm ổn định và thứ hai là có thể kiếm được nguồn thu nhập có thể tự trang trải và nuôi sống được bản thân mình. Điều em lo ngại nhất là để kiếm được một công việc làm ổn định thì em sẽ không muốn làm việc trong những công ty nước ngoài vì sau một thời gian dài khi mình hết năng lực thì người ta sẽ không còn dùng mình tiếp nữa. Em muốn tìm được một chỗ làm công ty ổn định thì phải là công ty trong nước nói thẳng là công ty nhà nước. Tuy nhiên, để kiếm được chỗ làm trong công ty nhà nước thì em phải bỏ tiền ra để mua một công việc làm ổn định. Đó là điều em lo ngại hiện tại.

Chân Như: Tỉ lệ thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp đại học tại Việt Nam là khá cao, theo các bạn thì nguyên nhân do đâu?
000_APH2000060214221-400.jpg
Những người thất nghiệp ngồi chờ được thuê lao động thời vụ ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
Lâm Duy: Nếu mình nhớ không lầm thì trong một báo cáo của giới chức Việt Nam là có đến 72 ngàn người đã có bằng đại học hoặc cao đẳng đang bị thất nghiệp tính trong đầu năm 2014. Mình nghĩ thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân mà người ta thường nhắc tới đây là hậu quả của việc trong suốt một quảng thời gian dài chính quyền VN đã quá dễ dãi trong chuyện mở rất nhiều trường mới: trường đại học mới-có;Nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học cũng có.

 Cách đây khoảng từ 5-6 năm trước đó là giai đoạn mà người ta gọi trường đại học, cao đẳng mở như nấm mọc sau mưa. Suốt một khoảng thời gian dài như thế, đào tạo ồ ạt như thế khi ra trường cung đã vượt cầu nên tình trạng dư thừa nguồn nhân lực dẫn đến thất nghiệp là chuyện tất nhiên. Và thực tế ở Việt Nam không có hệ thống kiểm định hay là đánh giá chất lượng đào tạo để xem trường nào có uy tín và những trường nào là trường đào tạo theo kiểu chạy theo thành tích hay theo số lượng hay theo lợi nhuận; Không có những bảng xếp hạng đó để sinh viên hay xã hội có một cái nhìn tổng quan hơn để theo học.

 Một điều nữa, những chương trình đào tạo ở VN nói chung còn nặng về lý thuyết và họ chú trọng nhiều về bằng cấp và điểm số, về năng lực thực chất thì bị xem nhẹ, nên khi sinh viên ra trường rất ngỡ ngàng so với môi trường làm việc thực tế. Và đó cũng là nguyên nhân mà doanh nghiệp họ rất ngại tuyển dụng những sinh viên mới ra trường. Bởi như vậy họ sẽ mất một khoảng thời gian, chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực này và chưa chắc những người họ đào tạo có gắn bó dài lâu với doanh nghiệp hay không. Một mặt nữa là những bạn sinh viên mới ra trường phần lớn khá thụ động và không chứng tỏ được bản lãnh và khả năng của mình đối với nhà tuyển dụng; Do đó tỉ lệ mà các bạn không xin được việc làm khá là cao.

Tiến Toàn: Em cũng có một số nhận định thêm lời chia sẻ của bạn Duy. Em thấy thứ nhất phải xác nhận là do chính bản thân của sinh viên một khi đã bước vào trường đại học phải chọn ngành nghề như thế nào phù hợp với mình và xem mình có năng lực hay không và có phù hợp với công việc đó hay không để ra trường mình sẽ không bị mất việc. Thứ hai là nền giáo dục của VN mình nên cần phải chú trọng vào việc phải đi sâu vào những điều cần thiết để giảng dạy nhằm ứng dụng cho việc làm sau này chứ không phải chỉ dạy về mặt lý thuyết chung chung. Khi đi làm, thì nguồn nhân lực như thế sẽ bị lãng phí. Ra trường đi tìm một việc làm thì công ty đó hay một xí nghiệp đó phải đào tạo lại từ đầu thì mất rất nhiều thời gian.

Do không năng nổ, hoạt bát?

Chân Như: Có ý kiến cho rằng tình trạng thất nghiệp một phần là do lỗi chính những bạn trẻ ngày nay không năng nổ, hoạt bát. nói chung là khá thụ động trên con đường xin việc của mình. Ý kiến của các bạn về nhận định này?

Kiều Mỹ: Em thấy việc sinh viên thụ động rất ít vì đa số các bạn trẻ sống trong thời đại mạng đều khá là năng động nói chung là hoạt bát trong các công việc. Trong yếu tố dẫn tới việc không xin được việc có tác nhân từ xã hội lẫn gia đình. Thứ nhất có thể các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích dẫn tới bị thụ động. Yếu tố từ bên ngoài đặc biệt là về yêu cầu của công việc khá cao trong khi chất lượng sinh viên từ trong ghế nhà trường đưa ra trở thành các cử nhân thì không có. Việc đưa ra là đại trà trong khi việc thu vào từ các công ty thì mang tính chọn lọc. 

Tiếp theo là về lý lịch cũng như ngoại hình trình độ, ví dụ ở một số các công ty ở Việt Nam người ta yêu cầu về lý lịch và ngoại hình rất nhiều. Điển hình về lý lịch, trước đây, gia đình bạn có lý lịch không tốt thì bạn không thể đi xin việc hoặc ngoại hình bạn chỉ cần có một hình xâm thì người ta sẽ có một nhận định không tốt về người đó và người ta không thích nhận mình. Một phần khác em nhận thấy trên thực tế là chính quyền còn ưu tiên cho một số thành phần được các bạn trẻ gọi là “con ông cháu cha”. Các thành phần đó đường đi vào công việc rất dễ so với tất cả các bạn cử nhân đi bằng con đường chân chính của mình.
Yếu tố dẫn tới việc không xin được việc có tác nhân từ xã hội lẫn gia đình. Thứ nhất có thể các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích dẫn tới bị thụ động. Yếu tố từ bên ngoài đặc biệt là về yêu cầu của công việc khá cao trong khi chất lượng sinh viên từ trong ghế nhà trường đưa ra trở thành các cử nhân thì không có.
-Kiều Mỹ

Tiến Toàn: Cũng giống như bạn Kiều Mỹ, em nghĩ khi còn ngồi trên ghế đại học, các bạn có thể tham gia những hoạt động của trường tổ chức như phong trào văn nghệ hoặc mùa hè xanh.

 Như vậy, các bạn có thể tham gia và thể hiện mình ở giữa đám đông; Các bạn có thể trang bị cho mình một mức tự tin khi đứng giữa đám đông và có thể tạo một kỹ năng cho mình. 

Thứ hai điều em muốn nói là các bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải nắm được những kỹ năng. Giống như câu trả lời trước của em đã nói, các bạn cũng phải hiểu thêm về kiến thức. Kế tiếp là những ngành học mà gọi là ngành của “con ông cháu cha” như tài chính ngân hang, quan hệ quốc tế ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp thường ra trường các bạn phải lo sẵn một cái đầu ra. Chẳng hạn như quan hệ quốc tế thì sẽ đưa vào bộ ngoại giao làm thì các bạn phải là con ông cháu cha; Tài chính ngân hàng, tất cả đều phải có gốc ở trong đó mới đưa vào hết. 

Như vậy những người con lại- không phải “con ông cháu cha” sẽ đi về đâu? Đó là một dấu chấm hỏi lớn đối với em. Và về lý lịch không sạch chẳng hạn như bản thân của em một khi sau này em muốn xin được việc làm của nhà nước rất là khó xin vì gia đình em thuộc chế độ cũ.

Chân Như: Theo các bạn thì chính quyền đã có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng thất nghiệp khá cao này hay chưa? Và nếu được góp ý để cải thiện tình hình thì ý kiến của các bạn là gì?

Lâm Duy: Thật ra thực trạng của việc thất nghiệp một phần rất lớn liên quan về nền giáo dục nói chung ở VN hiện nay. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục tổ chức không biết bao nhiêu những hội thảo, không biết bao nhiêu những đề án để cải cách nền giáo dục này làm sao cho hướng tốt hơn nhưng cho đến bây giờ càng cải cách thì nó lại càng tụt hậu. Giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo rất đáng kính ở VN đã đánh giá thì ngành giáo dục ở Việt Nam như là một căn nhà cũ nó đã rách nát và cứ mãi kê nó chổ này và cứ sửa sang chỗ kia và nó trở thành một căn nhà dị dạng. Thật sự là giáo dục đại học ở Việt Nam lâm vào tình trạng gọi là khủng hoảng tại vì cách đào tạo không giống ai. 

Ví dụ như ở những nước tiên tiến khác như ở Âu Châu, khi tốt nghiệp trung học phổ thông xong thì các bạn phải hướng đi theo 2 hướng. Thứ nhất, các bạn phải tham gia vào một chương trình giáo dục gọi là khoa học ứng dụng và thứ 2 là các bạn đi vào lãnh vực mang tính học thuật. Những ngành khoa học ứng dụng sẽ trang bị đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp cho các bạn sau khi các bạn ra trường, tất cả những gì các bạn học sẽ đáp ứng một cách trọn vẹn nhất và những công việc thực tế doanh nghiệp sẽ cần.

Và thứ hai là một hệ thống khác đó là hệ thống theo hướng học thuật và họ đào tạo ra những chuyên gia nhằm cho những công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy. Họ phân ra thành 2 hệ thống như thế rất là rõ ràng. Một người sau khi tốt nghiệp xong phổ thông thì họ biết dựa vào những năng lực, những điểm số những sở thích của họ, để chọn cho mình một hướng đi đúng đắn.

Do đó việc cải cách giáo dục ở VN đã được đề cập rất lâu và rất nhiều nhưng hiệu quả của chuyện cải cách như thế nào thì còn là một dấu hỏi lớn và chưa ai có thể trả lời được.

Kiều Mỹ: Năm nay, em thuộc vào nhóm người đầu tiên tham gia vào cuộc cải cách của bộ giáo dục về việc thi tuyển sinh vào đại học. Em thấy nhà nước, điển hình là bộ giáo dục đã có rất nhiều đề án và rất nhiều hình thức cải cách cho việc đưa đầu vào của việc vào đại học và lọc học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức và không mang lại hiệu quả thật sự, chất lượng thí sinh không chắc chắn. Em thấy việc tổ chức thi năm nay không mang tính chất thuyết phục, điểm số không hề phản ánh được. Em muốn bộ giáo dục phải có một cuộc thi mà đánh giá được và chia xét trình độ học sinh theo những trình độ khác nhau và xiết chặt đầu ra đưa vào các trường đại học khác nhau với những trình độ tương ứng nhằm đào tạo ra những lớp thế hệ có thực tiễn để sau này có thể đi làm được chứ không phải là lý thuyết suông như trước đây nữa.

Tiến Toàn: Em thấy nhận định của 2 bạn là khá đầy đủ và nếu được góp ý để cải thiện tình hình thì em xin được nói như sau: thứ nhất hiện tại bây giờ là cần các sự giúp đỡ của chính quyền và địa phương giới thiệu các việc làm để giúp cho những người lao động khi ra trường hoặc những người đang thất nghiệp có thể có được những việc làm để mưu sinh. Điều đó có thể làm giảm xuống tình trạng tệ nạn xã hội xảy ra. Em nghĩ VN mình cần phải mở rộng ra các quan hệ quốc tế để có thể đưa các nguồn nhân lực còn lại có năng lực thật sự để ra nước ngoài làm việc để đáp ứng được nhu cầu và đưa VN mình ra phát triển chứ không phải là nằm thụ động ở một mức nào đó. Đó là câu trả lời của em.

Chân Như: Cám ơn phần chia sẻ của ba bạn Lâm Duy Tiến Toàn và Kiều Mỹ đã dành thời gian đến với chương trình tuần này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin Cuối ngày-14/11/2024

My Blog List