Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, November 2, 2013

NGÀNH NÀO THAM NHŨNG LỚN NHẤT


 


NGÀNH NÀO THAM NHŨNG LỚN NHẤT


Minh Thư, theo TTVN

Doanh nghiệp trở thành nạn nhân của chính mình khi tiếp tục đưa hối lộ, nhằm tạo một lợi thế nào đó đối với các đối thủ còn lại.

Ngày 31/10/2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đã phối hợp cùng UK AID tổ chức chương trình hội thảo trước đối thoại về Phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 12 với nội dung “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam”.

Ngành nào tham nhũng lớn nhất?

Tham luận tại hội thảo, Bà Trần Thị Lan Hương (Ngân hàng thế giới) cho biết theo khảo sát, tham nhũng là một trong 3 vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay (cùng với thu nhập và giá cả sinh hoạt). 5 ngành tham nhũng nhất theo góc nhìn của doanh nghiệp là Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, xây dựng, thuế và hải quan. Đáng buồn, đây là những ngành có quan hệ mật thiết với hoạt động thường nhật của các doanh nghiệp.

Không ngạc nhiên khi Thuế, Hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành là 3 cơ quan dẫn đầu về mức độ gây khó dễ đối với doanh nghiệp. Trong hầu hết các chỉ tiêu được khảo sát, các doanh nghiệp Hà Nội than phiền nhiều hơn về việc gây khó dễ của các cơ quan công quyền. Việc đưa và nhận hối lộ khiến tham nhũng trở thành một vòng luẩn quẩn, có sự tham gia khá “tích cực” của doanh nghiệp.

Như vậy là, doanh nghiệp trở thành nạn nhân của chính mình khi tiếp tục đưa hối lộ, nhằm tạo một lợi thế nào đó đối với các đối thủ còn lại.

Đưa hối lộ có thực sự hiệu quả?

Tất nhiên, về mặt tổng thể, tham nhũng chỉ làm xấu đi môi trường kinh doanh, không thực sự mang lại một hiệu quả tích cực nào đối với các doanh nghiệp.

Khảo sát cho thấy, các tỉnh thành có hiện tượng đưa hối lộ ít hơn lại có khối doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, và ngược lại. Trên bình diện các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có tham gia hối lộ thì kinh doanh kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây, theo con số khảo sát đưa ra, là đâu thực sự là nguyên nhân, đâu là kết quả?

Phải chăng, những doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu quả, tự bản thân họ cảm thấy không cần thiết phải đưa hối lộ? Ngược lại, những doanh nghiệp “có vấn đề” – cần một sự hỗ trợ, ưu ái nào đó, sẽ có động lực đưa hối lộ lớn hơn.  Cũng nhắc lại một con số, có tới 75% doanh nghiệp đưa hối lộ cho biết họ không nhận được sự gợi ý hay đề nghị nào từ các cơ quan công quyền.

Như vậy là, với mỗi doanh nghiệp, việc đưa hối lộ có thể ngay lập tức giúp công việc “chạy” nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Theo TS. Đặng Quang Vinh, Chuyên gia PCI, Ban Pháp chế VCCI, các doanh nghiệp ngoài phải chịu sức ép từ sự “vòi vĩnh” của các cơ quan công quyền, còn phải chịu sức ép cạnh tranh không lành mạnh khi các doanh nghiệp cùng ngành hối lộ và dành lấy những lợi thế đáng ra phải được chia đều.

Nhưng không thể để điều này trở thành tình trạng chung. Môi trường kinh doanh phải thực sự trở nên minh bạch và lành mạnh.

Phát biểu tại buổi  hội thảo, ông Conrad F. Zellmann, Phó Giám đốc điều hành Tổ chức hướng tới minh bạch (Toward Transparent) cho biết các công ty lớn trên thế giới chống tham nhũng và hối lộ đồng thời bảo vệ bản thân bằng cách xây dựng chặt chẽ hệ thống ứng phó với các rủi ro cả từ trong nội bộ và bên ngoài, rủi ro từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, họ cũng tăng cường báo cáo công khai hệ thống phòng chống tham nhũng của họ, đồng thời tích cực tham gia vào các hành động tập thể.

Tất nhiên, vấn đề cơ chế để các doanh nghiệp có thể tham khảo các hoạt động nói trên vẫn là một câu chuyện khá dài…

 

Thế nào là tư bản đỏ?



 

Nguồn gốc các đại gia đỏ



 

Tư bản đỏ làm giàu cách nào?



 

 

Tổng Lú: Bao giờ Việt Nam tiến lên XHCN?



Biếm họa Pho (Danlambao)


 

1.11.13 67 COMMENTS 

 

 

Tiền Chùa Xây Biệt Thự


From: sangthai42
Subject: Tiền Chùa ....
To:

 


 

Tiền Chùa Xây Biệt Thự

 

(10/31/2013) 

Tác giả : Cô Tư Sài Gòn

 

Đó là chuyện ở Vĩnh Long, chuyện một nhà sư trụ trì 'thích' ở... biệt thự!


Bản tin trên trang nhà Chùa Phúc Lâm, ghi theo tin từ báo Người Lao Động, kể lại.


Bản tin ghi lời phóng viên:


“Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa.


Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.


Để chùa hoang vắng


Ngày 17-10, đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.


Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).


Có việc cần xử lý mới qua chùa


Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.


Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.


Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.


Điều đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự...” (ngưng trích)


Chuyện kể còn dài, trong đó nói rằng các gia đình nạn nhân vụ sập cầu cũng lên tiếng bất mãn. Bên các vị sư ở Tỉnh Hội nói rằng chưa biết chuyện này, sẽ cho xác minh rồi giải quyết.


Nhưng phần phản hồi, ghi ý kiến Phật Tử trên trang Chùa Phúc Lâm đều bày tỏ thất vọng, và đều nói là “rất buồn.” Thậm chí, một Phật Tử đề nghị Tỉnh Hội buộc nhà sư này hoàn tục.


Than ôi, ngày xưa Đức Phật từ bỏ cung điện để vào rừng, ngồi dưới gốc cây thiền định... Nào có bận tâm làm cho chuyện đời hư vọng. Nay người đã vào chùa tu rồi, lại trăm mưu ngàn kế lấy tiền Tam Bảo xây biệt thự ở riêng, trong khi cố ý để ngôi chùa hoang tàn nhằm gây quỹ. Rõ ràng là đi nghịch với giới luật rồi.


Không lẽ rồi cứ để yên, để mặc, để mọi chuyện cho chìm xuồng hay sao.

 

=======================

 


 

 

Sư trụ trì ở... biệt thự!


Thứ Sáu, 25/10/2013 21:50

 

Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa

Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.

Để chùa hoang vắng

Ngày 17-10, đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.

Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).

Có việc cần xử lý mới qua chùa

Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.



Ngôi biệt thự được sử dụng làm tịnh thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự

Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.

Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.

Điều đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.

 

Thùng tam bảo là… két sắt!
Trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho chùa. Điều bất ngờ là thùng tam bảo này lại là một cái két sắt thay vì thùng gỗ như ở một số chùa khác.
Chiều 22-10, trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Người Lao Động về những bức xúc của người dân xung quanh vụ việc này, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết ban chưa nắm được sự việc. “Ban Trị sự sẽ xác minh, làm rõ sự việc” - vị đại diện này khẳng định.

Bài và ảnh: Nhật Thanh

 

--

 

Ch tr v vĩnh vin khi không còn Cng Sn

Ch ngu si gì v làm bn vi đười ươi!!!

 

*********

Dù ai nói ngửa nói nghiêng
Vững tâm chống Cộng như kiềng ba chân.

_

 

 

Friday, November 1, 2013

IRAN TỎ DẤU HÒA DỊU VỚI HOA KỲ / NHẬT SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG


 

LÝ ĐẠI NGUYÊN

 

IRAN TỎ DẤU HÒA DỊU VỚI HOA KỲ

NHẬT SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG

 

Các tấm bích chương khổng lồ chống Mỹ, về việc Iran nghi ngại thực tâm của Mỹ trong cuộc đàm phán Hạt Nhân với Iran. Bất ngờ ngày 27/10/13, đã được gỡ bỏ khỏi các biển quảng cáo.
 
 Theo hãng tin Iran Fars đây là quyết định của Tòa Đô Chính. Giải thích về việc này, ông Hadi Ayyazi phát ngôn viên của đô trưởng Tehran tuyên bố: “Những áp phích đã được cài đặt mà không có sự đồng ý của chúng tôi”.
 
Đối với giám đốc công ty văn hóa và truyền thông Ooj, cơ sở làm ra những tấm bích chương ấy cho rằng: “Những tấm quảng cáo không bao hàm bất cứ một sự thù địch nào đối với các cuộc đàm phán với người Mỹ, nhưng thể hiện tâm lý thiếu tin tưởng Mỹ tại Iran”. Vì không tin tưởng dẫn tới thù địch chỉ là trong gang tấc.
 
 Nhưng riêng với ông tổng thống Iran, Hassan Rohani khi tiếp nhận cuộc điện đàm lịch sử với tổng thống Mỹ, Barack Obama đang trên đường ra sân bay rời New York để về Tehran sau khi tham dự khoá họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, thì nó đã là một đáp ứng tích cực với mong muốn của vị Tân Tổng Thống Iran này.

 

Về phần tổng thống Obama đã bất ngờ đưa ra thông báo rằng: “Cuộc trao đổi của hai người chủ yếu đề cập tới những ý định đang tiến hành , nhằm đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran”. Ông cũng lưu ý: “Cuộc tiếp xúc đầu tiên từ năm 1979 này, nhấn mạnh đến thái độ nghi ngại vốn vẫn tồn tại giữa 2 chính phủ”. Ông nói: “Con đường dẫn đến một thỏa thuận có ý nghĩa sẽ khó khăn. Đến giai đoạn này, hai bên vẫn còn lo ngại lớn cần phải được giải tỏa. Nhưng tôi cho rằng, chúng tôi có trách nhiệm phải theo đuổi bằng con đường ngoại giao và chúng ta đã có dịp để thúc đẩy tiến bộ với tân lãnh đạo Iran”.
 
Tổng thống Obama thêm rằng: “Các cuộc thảo luận sẽ được tiếp tục ở cấp bộ trưởng Ngoại Giao để chuẩn bị những điều kiện có một sự hợp tác cần thiết giữa hai nước”. Nhưng nhiều nhà phân tích Mỹ, vẫn tiếp tục tỏ ra không ít hoài nghi về sự mời chào quyến rũ của Hassan Rohani.
 
Còn ông Đạo Trưởng lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei đã đánh giá là “không thích hợp” một số hành động của ông Rohani tại New York, Trở ngại lớn nhất cho ông Rohani nằm ngay nơi ông đạo Khamenei này.

 

Nhưng ngay ông đạo Ali Khamenei cũng phải hiểu rằng, người đỡ đầu cho Iran hiện nay là tổng thống Nga, Putin. Nay thì ông Putin đã hợp tác với ông Obama để giải quyết kho võ khí hóa học ở Syria, Mỹ-Nga đã trở thành mối quan hệ Nước Lớn có ảnh hưởng ở vùng Hồi Giáo Trung Đông.
 
Nếu Iran cứ cố thủ chống Mỹ thì khó tránh khỏi việc Mỹ nhường cho Nga có ảnh hưởng lớn tại Iran, để đổi lấy việc Nga trực tiếp áp lực Iran phải hoà giải với Lục Cường gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Tầu, Đức, để khỏi bị trừng phạt của Hội Đồng Bảo An LHQ, buộc Iran phải từ bỏ tham vọng làm bom nguyên tử. Còn một mình Tàu thì không dại gì Tàu chống lại với toàn thế giới.
 
 Có lẽ vì Iran biết mình đang bị rơi vào thế kẹt này, nên họ thà rằng chủ động đi thẳng với Mỹ trước, vẫn hơn phải qua trung gian của Nga. Xem ra dù Do Thái đang vùng vằng trước việc Mỹ bắt tay với Iran. Nhưng việc vùng vằng đó chỉ là lý cớ để thúc đẩy Iran phải mau bắt tay với Mỹ  thôi.

 

Cơ quan hạt nhân Liên Hiệp Quốc – IAEA nói rằng: “Đường lối mới của Iran để thảo luận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, và rằng, hai bên dự trù sẽ họp vào tháng tới tại Iran”. Đại sứ Iran tại IAEA, ông Reza Najafi cũng bày tỏ; “Hy vọng về tiến bộ trong tầm tay”.
 
Đến đây thì nhân loại tạm thời thở ra nhẹ nhõm về chương trình bom nguyên tử của Iran. Quay sang Phương Đông thì Bắc Hàn vẫn chuẩn bị thử bom nguyên tử. Tuy nhiên, thế giới vẫn xem các cuộc thử bom của Bắc Hàn chỉ là màn hù dọa, hay ăn vòi, ăn vạ nhiều hơn là tạo ra cuộc chiến nguyên tử với Nam Hàn, vì Nam Hàn vẫn còn là bầu sữa đối với xứ Bắc Hàn đói khổ.
 
Nhưng về Biển Đông thì tình thế mỗi ngày một căng thẳng. Sau khi Tập Cận Bình chủ tịch Trungcộng công du vùng Đông Nam Á, “tung tài hóa, thu nhân tâm” hứa hẹn với Malaysia tăng cường giao thương lên 20 tỷ USA vào các năm tới. Theo tiết lộ của nhật báo Úc, The Australian ra hôm 23/10/2013, thì Malaysia tiến hành thành lập Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến và kế hoạch xây dựng một căn cứ Hải Quân tại vùng đá ngầm James - thuộc Trườngsa mà Trungcộng dòm ngó. Theo Jan’s Defence Weekly, chính quyền Kuala Lupur – Malaysia đã nhờ Mỹ giúp đỡ việc thành lập thủy quân lục chiến, chủ yếu là huấn luyện và trang bị vũ khí.

 

Về phần Nhậtbản, ngày 26/10/2013, thủ tướng Nhật, Shinzo Abe cho biết: “Sẵn sàng cứng rắn hơn với Trungquốc, trong trường hợp Băckinh đe dọa dùng võ lực để đạt được các mục tiêu ngoại giao trong khu vực Châu Á”.
 
Thủ tướng Shinzo Abe nói với Wall Street Journal rằng: “Trong những cuộc tiếp xúc gần đây với các nhà lãnh đạo trong khu vực, ông đã nhận ra rằng các láng giềng Châu Á trông cậy vào Nhậtbản để có thể tiến hành phản công ngoại giao, chống lại chiến lược của Trungquốc, được đánh giá là ngày càng thô bạo”. Thủ tướng Abe cho biết: “Một số quốc gia lo sợ là Trungquốc toan tính dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng, chứ không thượng tôn luật pháp. Nhưng nếu Bắckinh lựa chọn con đường này, thì họ sẽ không thể tìm ra được lối thoát một cách hòa bình”.
 
Đáp lời thủ tướng Nhậtbản, Báo chí nhà nước Trungcộng, hôm nay 29/10/13 đã đăng trên trang nhất những hình ảnh về đội tàu ngầm nguyên tử của nước này. Việc Trungcộng lần đầu tiên phô trương lực lượng tầu ngầm hạt nhân bí mật, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Nhâtbản và các nước láng giềng về tranh chấp chủ quyền biển đảo là một dấu hiệu bất ổn ở Châu Á.
 
 Trong tuần qua chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ USS Geroge Washington và  đoàn tầu hộ tống, đã đến khu vực Biển Đông, để trấn an các nước trong vùng. Tuy không ghé Việtnam, nhưng neo ở hải phận quốc tế, để đón các sĩ quan Việtnam lên tàu tham quan.

 

Xem ra Trungcộng chưa thật sự muốn có hoà bình, vẫn ngoan cố không chịu từ bỏ việc đòi chủ quyền ở toàn vùng Lưỡi Bò, vẫn muốn dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp các nước láng giềng. Nhưng Nhậtbản và Ấnđộ đang là Đồng Minh chiến lược của Mỹ và Úc, nên Nhậtbản và Ấnđộ là hai nước đủ sức mạnh để trở thành đối lực của Trungcộng ở trong vùng, mà Mỹ hốt nhiên là thế lực điều giải tranh chấp trong vùng, nhằm quân bằng thế lực quân sự, kinh tế, chính trị và văn hoá theo đúng nguyên tắc xoay trục chiến lược về Á Châu của Mỹ.
 
Chỉ buồn cho Việtnam, bọn lãnh đạo Việtcộng ngu muội cứ tự bưng tai, bịt mắt chui rúc vào nách Trungcộng, không thấy đường đưa Dân Tộc thoát khỏi tân viễn cảnh ngàn năm lệ thuộc người Tầu lần nữa. Tỉnh thức mau lên, Toàn Dân đã tới lúc phải vùng lên rồi - mở mắt ra mà nhìn, hàng ngàn người dân Quảng Ngãi nhất tề đổ xuống đường, chống tỉnh ủy cho nhà thầu hút cát ở Cửa Đại, làm sụp nhà dân, buộc bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng và chủ tịch tỉnh Cao Khoa phải xin lỗi dân, mà chưa yên.

LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 29/10/2013.

--

-------------------------------------------------------------
  www.TNCVOnline.com or www.thanhniencovangonline.com
Have a good day!

VN và nền văn hóa nhà mặt tiền


 

Ý kiến: VN và nền văn hóa nhà mặt tiền


Nguyễn Văn Đặng

Gửi cho BBC từ Hà Nội

Cập nhật: 12:40 GMT - thứ sáu, 1 tháng 11, 2013



Nhà mặt tiền có giá cao hơn nhiều nhờ điều kiện kinh doanh.

Nếu như ai đó sống ở Anh quốc, họ có thể đi xe ô tô chạy tới 120 km/h.

Sau khi đi ra khỏi nhà, hòa vào đường cao tốc, đáp ứng phù hợp di chuyển các công việc thường ngày. Đơn giản được như vậy nhờ sự quy hoạch tập trung cho các nhu cầu phục vụ xã hội như các siêu thị, cao ốc, văn phòng.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Các xí nghiệp, nhà máy được xây dựng xa trung tâm thành phố. Các khu dân cư, trường học bố trí hợp lý.

Nếu như ai đó nhận định xe máy cản trở quy hoạch đô thị thì ngược lại, chính tính ưu việt nhà mặt tiền tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thiết thực của người sử dụng xe máy dẫn đến phát triển “nền văn hóa xe máy”.

Khác với các quốc gia đang phát triển, tại Việt nam, hầu hết các nhà mặt tiền đều có giá rất cao. Sở dĩ như vậy vì nhà mặt tiền tận dụng, khai thác tối đa cho việc kinh doanh. Từ mua bán lẻ tất cả các mặt hàng “thượng vàng hạ cám”,các dịch vụ ăn uống, văn phòng công ty, trường học,… Điều này đã tạo thành nếp sống “văn hóa nhà mặt tiền”.

Việc dàn trải kinh doanh trên phục vụ đa số cho các nhu cầu cấp thiết sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ thôn quê, vùng ven vào thành phố, từ thành phố nhỏ đến thành phố lớn và những người có nhu cầu trong khu vực.

Thực tế người ta mua sắm theo yêu cầu hàng ngày không thể đi bộ một vài cây số, không thể đi phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, mà chỉ có văn minh xe máy mới đáp ứng hữu hiệu và thuận tiện. Kéo theo hình thành những vỉa hè làm nơi để xe máy, tiện lợi cho việc mua sắm nhưng lại cản trở giao thông, người đi lại.

Thực tế tồn tại là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng bố trí rải rác, manh mún ở mặt tiền các tuyến đường trong thành phố. Các phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng được yêu cầu đi lại hàng ngày thì việc sử dụng xe máy là nhu cầu tất yếu.

Chưa kể các trường học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học cũng chiếm mặt tiền trong thành phố. Việc chở con đi học trong một vài cây số nếu không sử dụng xe máy thì dùng phương tiện gì cho phù hợp. Giờ tan học là ác mộng của tất cả các phương tiện giao thông đi qua khu vực này.

"Văn minh mặt tiền"

"Quan chức có địa vị cao trong xã hội họ cũng mang nặng tư tưởng mặt tiền, tậu vài nhà mặt tiền và muốn giữ bầu trời riêng cho cơ quan mình giữa trung tâm thành phố"

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn kẹt xe, văn hóa mặt tiền góp phần không nhỏ.

Khẳng định rằng, nếu quy hoạch đô thị tập trung, hợp lý cho các đối tượng trên, khai thác chiều cao, bỏ văn hóa mặt tiền, tăng cường phương tiện giao thông công cộng và lộ trình các phương tiện này đáp ứng di chuyển hợp lý, cũng như hình thành tập trung các khu vực buôn bán lẻ, áp dụng và nhân rộng mô hình tương tự cửa hàng tạp hóa 7 Eleven cho các khu vực dân cư thì sẽ không có các vấn nạn trên.

Cần thực hiện một cách đồng bộ và quyết tâm thì lượng xe máy tham gia giao thông trong thành phố sẽ giảm rõ rệt, giảm ách tắc giao thông, phát huy dịch vụ giao thông công cộng, tạo thói quen mới cho người dân đi bộ khoảng cách gần.

Sự thay đổi này là khả thi, không tốn nhiếu thời gian, xuất hiện thêm nhiều quỹ đất phục vụ dân sinh, môi trường.

Nhất là tạo năng lực thông hành cao, giảm kẹt xe, làm tiền đề cho việc loại dần “nền văn minh xe máy, văn minh mặt tiền”.

Nhưng ở Việt nam hiện tại, có thể chẳng ai ủng hộ việc này. Quan chức có địa vị cao trong xã hội họ cũng mang nặng tư tưởng mặt tiền, tậu vài nhà mặt tiền và muốn giữ bầu trời riêng cho cơ quan mình giữa trung tâm thành phố.

Chính "Nền văn hóa nhà mặt tiền" của Việt nam đã tạo ra nền “văn minh xe máy” và cản trở sự phát triển của cộng đồng.

Bài thể hiện lối hành văn và phong cách của tác giả, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.

 

 

__._,_.___

Côn an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương


 


Công an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương


Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-31

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


giaminh10312013B.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

doan-huy-chuong-305.jpg

Anh Đoàn Huy Chương tại Sài Gòn ngày 15 tháng 05 năm 2008.

Citizen photo

 

Ông Đoàn Văn Diên, một cựu tù chính trị và là cha của tù nhân đấu tranh cho công nhân Đoàn Huy Chương hiện đang bị giam tại Trại Xuyên Mộc, Đồng Nai, cho biết về đợt làm việc trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 vừa qua với an ninh tỉnh Đồng Nai là nơi ông này hiện đang cư trú.

Có giấy triệu tập mà chưa gửi?


Gia Minh hỏi chuyện ông Đoàn Văn Diên và được ông cho biết:

Ông Đoàn Văn Diên: Tôi đọc tin trên trang mạng Dân Làm Báo thấy hình của con tôi Đoàn Huy Chương được nói đang tuyệt thực và bị trại giam o ép, nên tôi xuống an ninh Đồng Nai tôi hỏi vì tất cả những tù chính trị đều do an ninh quản lý. Xuống đó tôi chưa kịp hỏi chuyện của con tôi thì người ta đưa tôi qua bên cơ quan an ninh điều tra xét hỏi, đó là cơ quan tố tụng. Họ lấy laptop của tôi và đưa thiết bị vào phục hồi tất cả những dữ liệu trong đó. Trong đó không có gì vì máy của tôi mua chưa được một tháng. Những dữ liệu cũ tôi không biết, chỉ có những địa chỉ mới của tôi thì tôi nhận. Họ cũng lấy hết những danh bạ trong điện thoại của tôi và ghi lại. Họ kêu tôi ký.

Họ mở ra cuộc nói chuyện giữa tôi với ông Đoàn Việt Trung: đó là ý tưởng mà tôi nói với ông Trung về chuyện người ta thải hồi một số công nhân biên chế, công nhân hợp đồng thời vụ, thời hạn rồi quay trở lại nhận làm trở lại là công nhân thời vụ. Tôi nói chuyện đó với ông Đoàn Việt Trung thuộc tổ chức lao động người Việt ở bên Úc.

Chuyến này không phải họ mời tôi mà tôi tự động đến để hỏi về con trai tôi, Đoàn Huy Chương. Họ nói chúng tôi có giấy triệu tập mà chưa gửi thì ông đã đến đây rồi, nên giữ lại để tiếp tục điều tra.
-Ô. Đoàn Văn Diên

Hôm đó tôi bệnh nhưng nghe chuyện của con tôi nên tôi đi. Họ nói đưa tôi đi khám bệnh nhưng tôi nói tôi không tin tưởng việc khám bệnh của các ông. Chiều họ cho tôi về nhưng bắt viết cam đoan ngày hôm sau trở lại. Tôi chấp hành, về uống thuốc và ngày hôm sau trở lại. Họ tiếp tục làm việc trên vấn đề laptop của tôi. Họ bảo tôi mở niêm phong, nhưng niêm phong họ chỉ làm mặt trước còn mặt sau không làm; tôi không đồng ý nói rằng mặt sau  không niêm phong thì ông mở ổ cứng ra bỏ dữ liệu vào trong đó làm sao tôi chịu trách nhiệm. Anh Dương, công an điều tra nói chúng tôi không làm ‘trò mèo’ đó đâu. Tôi trả lời làm sao ai biết được. Tôi không chịu mở nhưng cuối cùng họ vẫn mở ra, trong máy không có dữ liệu gì nên chiều họ cho tôi về.

Chuyến này không phải họ mời tôi mà tôi tự động đến để hỏi về con trai tôi, Đoàn Huy Chương. Họ nói chúng tôi có giấy triệu tập mà chưa gửi thì ông đã đến đây rồi, nên giữ lại để tiếp tục điều tra.

Về vấn đề công đoàn công nhân tôi không có làm gì sai hết, tôi chỉ muốn xây dựng một đất nước lành mạnh.

Gia Minh: Sau hai ngày không có biên bản gì sao?

Ông Đoàn Văn Diên: Tất nhiên có biên bản họ hỏi tôi chứ. Họ hỏi tôi tại sao nói chuyện với ông Trung, làm như vậy là làm suy yếu đất nước, làm như vậy các nhà đầu tư không vào Việt Nam. Họ nói kinh tế Việt Nam đang tụt hậu như thế mà làm như vậy là nguy hại cho nền kinh tế đất nước; vậy muốn làm sụp đổ chế độ hay sao. Tôi nói không làm gì để sụp đổ chế độ. Chúng tôi và nhân dân vẫn đóng góp thuế hằng ngày, mỗi hạt gạo chúng tôi ăn đều có đóng nhiều thuế trong đó; tôi không làm gì suy yếu đất nước, tôi chỉ đóng góp thôi. Nhưng họ vẫn lập biên bản và nói cuộc nói chuyện với ông Đoàn Việt Trung là phạm vào Điều 79, âm mưu lật đổ chính quyền. Tôi nói tôi không làm gì lật đổ chính quyền cả, tôi chỉ nói về vấn đề công nhân mà thôi.

Gia Minh: Được biết trước đây ông cùng con trai và một số người khác thành lập hiệp hội công nông và rồi bị bắt?

Tôi không làm gì suy yếu đất nước, tôi chỉ đóng góp thôi. Nhưng họ vẫn lập biên bản và nói cuộc nói chuyện với ông Đoàn Việt Trung là phạm vào Điều 79.
-Ô. Đoàn Văn Diên

Ông Đoàn Văn Diên: Trước đây tôi cũng đứng ra thành lập Hiệp hội Công Nông Đoàn Kết để hỗ trợ người công nhân bị chủ nước ngoài chèn ép về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Tôi bị bắt và kết án 4 năm 6 tháng, còn con trai tôi bị 18 tháng. Con tôi tiếp tục làm theo mô hình công nhân đó nữa thì bây giờ bị án 7 năm cùng với Hùng, Hạnh.

Khi về tôi không tham gia gì, chỉ muốn sống cuộc sống yên ổn thôi; nhưng rồi có nhiều điều bức bách như tôi đã trả lời trong cuộc phỏng vấn trước: con út tôi không mắc nợ cô Nguyệt đó nhưng công an giữ xe chân đi làm của con tôi. Theo luật của Việt Nam là ông xiết nợ; trong trường hợp này thì chiếc xe cũng không phải của đứa  con út mà là của thằng anh nó. Tôi thưa hoài mà người ta không giải quyết cho tôi.

Gia Minh: So với trước nay ông thấy cuộc sống công nhân tại những nơi mà ông có thể quan sát được có cải thiện gì không?

Ông Đoàn Văn Diên: Sau những ngày tôi bị bắt, tôi thấy cuộc sống của người công nhân cũng có những cải thiện từ phía Nhà Nước như có bếp ăn tập thể, có suất ăn, tiền điện cũng hạ cho công nhân…

Tuy nhiên Công đoàn Việt Nam không có đề ra điều gì để giúp đỡ cho người công nhân ví dụ như tiền phòng trọ. Vấn đề nhức nhối nhất là thải hồi, cho nghỉ việc, đuổi việc một số công nhân biên chế, số lao động dài hạn; rồi tuyển trở lại làm công nhân thời vụ, tức có việc thì làm còn không thì nghỉ. Tôi thấy điều đó thiệt thoài cho công nhân nên tôi mới có ý tưởng nói ra không làm như thế vì sẽ có hại cho họ, và cuộc sống bấp bênh do đa số công nhân là người nhập cư.

Tôi không hiểu họ nói như thế là thế nào!

Gia Minh: Cám ơn ông Đoàn Văn Diên.

 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List