Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 1, 2013

Vì đâu du học sinh Việt hay bị tấn công? + Phóng túng từ khi chưa về nước


 

 

 

Date: Wed, 30 Oct 2013 10:31:19 -0700
From: stevenngo1947
Subject: Vì đâu du học sinh Việt hay bị tấn công? + Phóng túng từ khi chưa về nước


Shame on them!Most of them have been living in the communist regime, their  parents are so rich because of corruption,these students are uneducated in VN.

 

On Wednesday, October 30, 2013 9:23 AM, Alexandre Pham <> wrote:

 

On Wednesday, October 30, 2013 12:35 AM, Nien Ho <nien_ho> wrote:


 

 

 



Vì đâu du học sinh Việt hay bị tấn công?

image


Kính gửi tòa soạn và bạn đọc gần xa.

 

Gần đây, nhiều vụ du học sinh bị tấn công ở nước ngoài như Nga, Mỹ, Australia... đã dấy lên sự quan ngại cho học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài và phụ huynh ở Việt Nam.

Người dân lên án và chính phủ các nước liên quan cũng đã ra tay tìm và trừng phạt loại tội phạm đó. Nhưng không mấy người công khai nói lên nguyên nhân sâu xa của vấn đề này và tìm cách khắc phục.

 

Tôi sống ở bắc Mỹ và nhận thấy một trong nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc tấn công du học sinh, trong đó có học sinh Việt Nam, là thái độ của một số du học sinh đã châm lửa cho thành phần quá khích.

 

Rất nhiều lần, tôi đã chứng kiến và cảm thấy ái ngại vì hành vi của du học sinh, nhất là các em nam. Ở xứ sở tôi đang sống người ta rất lịch sự, tôn trọng nhau, tôn trọng người già, trẻ em, và phụ nữ. Ở nơi công cộng người ta rất trật tự, tự giác chấp hành luật pháp, nhường nhịn nhau theo thứ tự ưu tiên xã hội. Vậy mà, không ít lúc tôi thấy du học sinh không thèm xếp hàng ở trạm giao thông công cộng. Có em vì sợ trễ giờ hay sao mà chạy ào vào đứng ngay đầu hàng người đang xếp, trước bao nhiêu cặp mắt ngơ ngác của người khác. Nhiều khi trên xe buýt tôi thấy du học sinh châu Á ngồi ngay trên các ghế ưu tiên cho người già và trẻ em và thản nhiên ngồi đó khi mà những người già và phụ nữ thì đứng.

Khi các em đi thành nhóm thì các em nói chuyện lớn tiếng, cười nói ồn ào, mặc những người khác rất im lặng và trật tự. Cách ăn mặc và đầu tóc của nhiều em lại rất dị hợm, làm nhiều người nhìn với ánh mắt không thiện cảm. Tôi từng gặp nhiều lần du học sinh lên xe buýt mà không mua vé, tay cầm một cái vé cũ, úp úp mở mở, để đánh lừa tài xế (làm như thể là người đi vé tháng) tranh thủ chạy ào lên xe khi hành khách đang vào xe, và tài xế đã phải lôi em đó tống cổ ra ngoài. Tôi thật thấy xấu hổ vì hầu hết các em đó nhìn ngoại hình là đoán được người Việt hoặc người Hoa.

 

image

 

Nhiều du học sinh nữ sang đây không phải vì mục tiêu chính là đi học, các em hay lui tới những nơi tụ tập, cố tìm cách làm quen, mồi chài con trai ở đây để ở lại theo diện kết hôn.

Những hình ảnh và hành vi như vậy đã gây ác cảm cho nhiều người ba xứ, đặc biệt là các thanh niên quá khích. Do đó, những vụ tấn công du học sinh châu Á có phần xuất phát từ hành vi của chính du học sinh VN. Rất tiếc là trong nhiều cuộc tấn công, nạn nhân là các em ngoan hiền, không phải là du học sinh xấu, vì bọn tấn công cứ nhắm vào học sinh châu Á, không cần biết người tốt kẻ xấu là ai.

 

Việc du học hiện nay là chính đáng nếu như bản thân học sinh và gia đình có điều kiện đi học nước ngoài để được giáo dục cái hay, những văn minh tiến bộ mà trong nước chưa đáp ứng được. Ngược lại, nhiều người đua đòi, đi du học để khoe khoang, hoặc bố mẹ kiếm nhiều tiền quá làm con cái hư hỏng nên tống khứ ra nước ngoài, hoặc đi tìm cơ hội định cư... thì việc đó có thể gây hại cho người khác, đặc biệt là những du học sinh đứng đắn.


Hoàng Thanh Phương

 

Ý kiến bạn đọc:

 

Một bài viết quá chính xác !

Nền tảng ý thức của người Việt mình còn thấp hơn so với nước bạn nhiều. Do ý thức của du học sinh quá kém. Đó cũng là lý do bị đánh. Bài viết này quá chính xác !

Mr.D

 

--------------------------------------------------------------------------------

Thái độ của Du học sinh

Nhận xét của anh/chị rất chính xác. Rất nhiều du học sinh Việt Nam có ý thức công cộng rất kém, có lẽ là do cách giáo dục của XHCN từ nhỏ. Ngay như truờng mình ở Guangzhou - China, số luợng du học sinh Việt Nam đông thứ 3 sau Hàn Quốc và Thái Lan. Nhưng ý thức của sinh viên Việt Nam rất kém, thường xuyên bị nhắc nhở về mở nhạc to làm ảnh huởng việc học tập người khác, làm ồn ào... Tuy nhiên tình hình vẫn đâu vào đấy chẳng thấy sửa đổi. Các bạn ấy hình như không còn biết xấu hổ khi bị người ta nhắc nhở hay sao???

L.H.

 

--------------------------------------------------------------------------------

Thái độ của du học sinh

Kính gởi Tòa soạn, Tôi đang công tác trong một trường dạy ngoại ngữ, chuyên dạy luyện IELTS để đi du học. Theo tôi thấy ý thức của các bạn học viên ở trường tôi rất kém, không biết nếu sau này họ đi du học thì hình ảnh Sinh viên Việt Nam trong mắt bạn bè sẽ ra sao?? Vấn đề đơn cử như việc đi thang máy, các bạn đang chờ thang, thang vừa mở cửa là các bạn ùa vào, mặc dù người ở trong chưa ra. khi vào thang rồi thì bạn bấm tất cả các nút chọn tầng, mặc dù ở chỗ tôi chỉ có 4 tầng! nếu ở các tòa nhà có 20, 30 tầng thì sẽ ra sao?? Câu hỏi này xin dành cho các bạn nào có ý nghĩ tương tự như vậy trả lời nhé!

H.N.P.

 

--------------------------------------------------------------------------------

KHÁ ĐÚNG VỚI HIỆN TRẠNG Ở VIỆT NAM

Cảm ơn bạn đã nêu được nguyên nhân vấn đề, theo tôi tác giả nói khá đúng, vì đó đang là vấn nạn, là hiện trạng ở Việt Nam hiện nay. Ra đường ở Việt Nam ai cũng thấy điều đó, giờ hầu như chẳng còn tôn ti trật tự nào cả, là người trẻ mà tôi cũng thấy bức xúc, thấy tổn thọ khi phải chịu sức ép, căng thẳng ở mọi nơi.

Giao thông ở Việt nam ta giờ thật hỗn loạn, ô tô xe máy đi lẫn lộn, đến ô tô còn đánh võng, chen lấn. Văn hóa xếp hàng giờ hoàn toàn không còn trong suy nghĩ người Việt nam. Nhiều khi tôi ước mình không phải ra đến đường, vì tham gia giao thông căng thẳng quá, xe cộ đi vô tổ chức, tiếng còi xe inh ỏi.

Nếu ai đã từng sang Singapore rồi thì sau khi về nước thấy mệt mỏi, oải lắm, ở bên đó chẳng có tiếng còi xe. Đường phố Hồng Kong còn chật chội hơn mình nhiều, nó chỉ tương đương đường phố cổ Hà Nội mà chẳng tắc đường. Rộng đến như đường Trần Khát Trân, Hà nội mà cũng chật, xe cộ đi lộn xộn, loạn xạ

VINCT

 

--------------------------------------------------------------------------------

Thật xấu hổ.

Văn hoá giao tiếp cũng như ứng xử nơi công cộng của người Việt ta quá thấp. Giáo dục của ta đã gần như bỏ qua vấn đề này. Tôi có liên tưởng du học sinh VN ở xứ người giống như những đứa trẻ con nhà nghèo và không được giáo dục đến nơi đến chốn. Lớp người hoặc tầng lớp khác thì không nói làm gì, du học sinh mà như thế thì thật là thê thảm!

NPS

 

--------------------------------------------------------------------------------

Du học sinh

Đồng ý với bạn P. vì tôi cũng đã từng là 1 du học sinh. Người ta yêu hay ghét mình là do cách sống và cư xử của mình nhiều hơn là màu da, sắc tộc.

Trong thời gian du học, tôi cũng có kết bạn với nhiều sinh viên bản xứ và cũng nghe được họ phàn nàn về cách hành xử của sinh viên Châu Á nói chung (cũng là những vấn đề như bạn P. nêu trên). Tuy nhiên, họ vẫn coi trọng những sinh viên châu Á biết hòa đồng và thích ứng với văn hóa của họ.

Hy vọng là mỗi gia đình khi cho con em đi du học nên tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Đừng để người VN mình bị đánh giá thấp vì những cá nhân thiếu hiểu biết.

NHL

 

--------------------------------------------------------------------------------

Còn nữa...

Tôi định cư ở Mỹ vài năm trước và hiện đang học ở trường South Seattle Community College. Tôi rất lấy làm xấu hổ khi thấy các em du học sinh Việt Nam nói chuyện ồn ào trong thư viện trường rất tự nhiên, thậm chí chửi thề "rất nhuyễn" trong từng câu nói! Cũng may là những người khác không hiểu thứ các người này nói! Cùng học 1 lớp, trong khi mình và các bạn khác sắp xếp lại bàn ghế thì nhóm du học sinh VN vẫn điềm nhiên ngồi cười nói rôm rả. Mình là người VN mà nói thật không hề có tí thiện cảm nào với các bạn này!

L. N.

 

--------------------------------------------------------------------------------

Một sự thật!

Bài viết thể hiện sự chính xác gần như tuyệt đối, có nhiều trường hợp không còn cách nào ngoài cách "cho một trận nhớ đời". Chỉ đáng tiếc cho những người bị vạ lây... Cám ơn tác giả bài viết... mong rằng phụ huynh du học sinh đọc được bài này.

V.Nguyen

 

--------------------------------------------------------------------------------

Hành xử của giới trẻ hiện nay ở nước ta

Những ý kiến ở trên là xác đáng. Tôi đã quá tuổi "cổ lai hy" rồi, thấy rằng so với các thế hệ trước đây, thì thấy rõ cách sống của thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, chưa nói gì đến ý thức dân tộc, có quá nhiều vấn đề mà XHCN, ngành giáo dục và gia đình phái quan tâm rất nhiều. Nhiều khi người ta cứ thích nói đến ưu điểm, đến thành tích, mà coi nhẹ các khuyết điểm, các vấn đề mà theo tôi nghĩ đã trầm trọng.

Đ.C.

 

--------------------------------------------------------------------------------

đừng để cái tự ái nhỏ lấn lướt lòng tự trọng lớn

Kính gửi tác giả bài viết cùng các độc giả yêu mến chuyên mục Người Việt 5 Châu. Anh (chị) đã nói ra điều mà khá nhiều người cảm nhận được nhưng ngại không nói ra, chúng ta dễ thấy mỗi khi chúng ta nhìn thẳng vào sự thật để chỉ ra những thiếu khuyết trong văn hóa ứng xử của người Việt mình thì thường bị rất nhiều người phản ứng quyết liệt vì bị động chạm vào lòng tự ái của họ.

Tôi đã đi nhiều nơi tại nước ta và thấy thật đáng buồn khi tại những đô thị lớn thì những quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng càng không được số đông tôn trọng, tập trung nhiều nhất ở các bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh - sinh viên. Nhiều lần đi xem phim tại Vincom (Hà Nội), khi tan phim mọi người tập trung ra thang máy rất đông, những người đứng tuổi thường chậm (và ngại chen lấn) trong khi đó các bạn trẻ thì tranh dành một chỗ vào thang máy - hiếm có trường hợp nhường chỗ cho phụ nữ và người già.

Trên xe bus (ở HN và TP HCM), các nam sinh viên lên xe thì nói chuyện to và hay văng tục, cả khi ngồi trên xe và lúc lên xuống xe cũng thường bỏ qua quy tắc nhường nhịn cho người già và phụ nữ.

Có lần tôi uống trà đá ở Hà Nội và thấy tờ tiền có thể rơi ra khỏi túi quần bò của người phụ nữ bên cạnh, tôi nhắc họ thì họ nhét lại tờ tiền sâu vào túi rồi nhìn tôi với ánh mắt dò xét, không một lời cảm ơn - tôi cảm nhận được là chị ta không hiểu thiện ý tốt của tôi mà thay vào đó là sự nghi ngờ theo kiểu "nó mà rơi ra chắc là mày sẽ nhặt luôn".

Mong là người Việt chúng ta có tinh thần tự trọng, không để "cái tự ái nhỏ lấn lướt lòng tự trọng lớn" - có thế chúng ta mới xây dựng được một hình ảnh nước Việt Nam, con người Việt Nam thân thiện và văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.

V.H.

 

--------------------------------------------------------------------------------

Bài viết quá chính xác

Tôi hiện tại đang du học tại Nhật- thú thật đọc bài viết này tôi thấy quá đúng. thú thật rằng mỗi lần đi tàu điện hay xe bus mà đi với DHS_VN tôi toàn đứng riêng một chỗ vì nhóm DHS_VN lúc nào cũng nói chuyện to tiếng- đứng cạnh họ tôi cảm thấy xấu hổ- cảm giác như họ không nói to thì không chứng tỏ được với người khác rằng mình là DHS_VN nam hay sao í.

chưa hết- đến quán ăn cũng vậy- lúc nào cũng ồn ào- đi chơi các trò chơi ở khu vui chơi như Disneyland hay Universal thì 1 người xếp hàng chơi- mấy người đi mua thứ gì đó ăn cho cả hội rồi ngang nhiên chen ngang xếp hàng cùng người kia- tôi cảm thấy phát ngại- như vậy thử hỏi làm sao người khác tôn trọng được.

FPM

 

Phóng túng từ khi chưa về nước

 


 

Có thể khẳng định, đi du học không phải ai cũng có những ngày tháng sung sướng, đầy đủ và được “cung phụng”. Thế nên với nhiều teen du học, kì nghỉ Đông chính là thời điểm để ăn chơi thỏa thích.

Thứ nhất vì khi trở về nhà, sẽ được… tiếp thêm “năng lượng”. Do đó, không còn phải lo lắng những chuyện cơm, áo, gạo tiền. Tiếp sau, là thời điểm này, việc học hành cũng tạm hoàn tất, thế nên nhiều bạn cứ thế phóng lao vào những cuộc vui chơi sa đà từ khi chưa trở về nước.

Minh Phong (sinh năm 1992) là một trong những quý sờ tộc đi du học tự “thỏa mãn” những ngày tháng xa nhà bằng việc đốt tiền của bố mẹ. Trước ngày về, dù học hành, thi cử chẳng đến đâu, nợ đến mấy môn nhưng Phong vẫn ngang nhiên bỏ thi lại, để về… chơi cho sướng.

 

image

 

Anh chàng là du học sinh Mỹ, nhà giàu, nên đợi đến sát ngày mới mua vé. Ngồi máy bay cũng chẳng chịu ngồi hãng thường phải ngồi ở Bussiness Class, giá vé đắt đỏ hơn rất nhiều. Trước khi về là thời gian “thỏa thê” khi cậu chủ nhỏ xin bố mẹ tiền để “mua quà về cho nhà” nhưng thực chất toàn để mua bán, sắm sanh cho bản thân và cả khoản “quà cáp” lấy le với mấy bạn nữ anh chàng đang tia ngó.

Tính riêng khoản tiền sắm của Phong và tiền vé máy bay cho anh chàng về thì tháng đó gia đình Phong cũng đốt khoảng gần 200 triệu (10.000 USD). Ấy thế mà khi về đến nơi, cậu công tử vẫn “tay không” ngửa tay xin tiền bố mẹ lao vào những cuộc vui chơi, bar club. Hầu như tối nào, cũng thấy Phong lê lết trên sàn, say bí tỉ. Hôm nào cũng nôn ói đến mức ngủ lăn ngủ lóc trong nhà vệ sinh các quán Bar rồi chờ người kéo lôi kéo lết đi về.

 

image

 

Không khác Phong là bao, nhiều tiểu thư khi đi du học và trở về cũng ngốn của bố mẹ không ít tiền của. Nói cho cùng thì chỉ để người khác thấy sự giàu có, sang trọng của mình. Không ít cô cậu, còn đầu tư đi du lịch vài quốc gia để tiện shopping.

 

image

 

Trở về nước, một số teen du học đắm mình vào những party thâu đêm.

Đến đủ trò quậy tại quê hương

Trước khi về phóng tay mua bán, ăn nhậu chia tay bạn bè đã đành, về đến nơi, các quý sờ tộc còn tiêu tốn nhiều hơn thế. Đầu tiên, phải kể đến sự phóng tay của các công tử nhà giàu trong việc đầu tư cho các em “hot girl” hay việc nuôi sống và làm giàu cho các nhà hàng, quán bar, hàng hiệu nổi tiếng. Cả việc làm giàu cho những tệ nạn bán thuốc lắc, chơi “đá”, hay trở thành khách hàng thân thiết của các hãng bia rượu thật giả ngổn ngang.

 

image

 

Anna Trương (du học sinh Pháp) là một trong những cô nàng tiểu thư có kiểu chơi ngông có tiếng trên đất Pháp, và nó không mấy khác khi Anna trở về Việt Nam. Khuôn mặt “nhìn được”, dáng người dong dỏng cao. Anna Trương lại biết cách PR bản thân mình bằng những album show tủ hàng hiệu ngập lụt trong căn biệt thự nhà cô nàng.

Ngày ngày, thay vì trở về đoàn tụ với gia đình, Anna đóng đô ở các quán Bar, những quán cà phê nổi tiếng có “trai đẹp” hay giới nghệ sĩ giàu có đến để “xem và tia”. Anna hầu như chẳng bao giờ có mặt ở bất kì bữa cơm gia đình nào.

 

image

 

Chỉ có những bữa tiệc tùng, khoe mẽ của giới đại gia mới có sự xuất hiện của cô bạn. Ngoài những thú vui đó, không khác gì các chàng “công tử hàng ngoại”, cô nàng cũng lê lết trên sàn từ ngày này qua tháng khác. Chuyện “trong trắng” từ lâu đã là một khái niệm khá xa vời với cô nàng hay nhóm bạn “hạng sang” của Anna.

Bao giờ cuộc chơi mới kết thúc?

Lăn lội trong những cuộc ăn chơi, hầu như những teen quý sờ tộc chỉ tìm được cho mình được những người “bạn xã giao”. Cố gắng chen chân trong những cuộc vui, nhưng khi họ nhìn lại, vẫn chẳng ai sánh bước bên mình, chẳng ai để tin tưởng, yêu thương lâu dài.

Bên cạnh đó, chuyện học hành cũng chẳng đến đâu, nếu suốt ngày sa đà vào những cuộc vui không bờ bến như thế. Nhiều cô nàng, anh chàng quý tộc sau những đợt ăn chơi, còn vướng vào chuyện bệnh tật, mạng “nợ” vào người, rồi chuyện làm ảnh hưởng đến gia đình là những việc hiển nhiên không tài nào tránh khỏi.

 

image

 

Đành rằng kì nghỉ Đông là dịp “xả stress” sau thời gian học tập căng thẳng, nhưng thực tế, có rất nhiều kiểu giải trí lành mạnh, vừa đỡ hao tốn cho gia đình, vừa giúp ích cho bạn bè, bản thân.

Thêm nữa là một số bạn cứ nhầm tưởng việc ăn chơi sẽ giúp mình bớt cô đơn, hay tìm cho mình một nửa kia thật sự. Thế nhưng trong cái thế giới ăn chơi sáng đêm chiều tối ấy, cũng khó tìm được người thực sự tốt, hiểu hay yêu thương, trân trọng mình.

 

Theo : Zing

 

1 comment:

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List