Đắc Lắc: Ngân
hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) lừa đảo, chiếm đoạt hàng
chục tỷ đồng của dân
Kỳ 1: Xin được... trả nợ ngân hàng
Nghe có vẻ nực cười nhưng đó lại là chuyện có thật 100%, xảy ra đối với 8 gia đình và doanh nghiệp đã thế chấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tân Lập (viết tắt là NHNoN Tân Lập - đóng tại TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk - thuộc NHNoN Việt Nam - Chi nhánh TX Buôn Hồ, Đăk Lăk). Dù thời hạn vay đã hết từ lâu và họ đã nhiều lần mang tiền đến trả cho NHNoN Tân Lập nhưng không tài nào trả được… Điều oái oăm là có những trường hợp đã tiến hành nhận cọc để chuyển nhượng nhà và đất nhưng không thể làm thủ tục sang tên, cũng vì thế mà họ bị phạt cọc lên đến hàng tỷ đồng…
Nghe có vẻ nực cười nhưng đó lại là chuyện có thật 100%, xảy ra đối với 8 gia đình và doanh nghiệp đã thế chấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tân Lập (viết tắt là NHNoN Tân Lập - đóng tại TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk - thuộc NHNoN Việt Nam - Chi nhánh TX Buôn Hồ, Đăk Lăk). Dù thời hạn vay đã hết từ lâu và họ đã nhiều lần mang tiền đến trả cho NHNoN Tân Lập nhưng không tài nào trả được… Điều oái oăm là có những trường hợp đã tiến hành nhận cọc để chuyển nhượng nhà và đất nhưng không thể làm thủ tục sang tên, cũng vì thế mà họ bị phạt cọc lên đến hàng tỷ đồng…
Ngày 28/12/2009, ông Phạm Văn Hùng - chủ Doanh nghiệp TNTM&VT Hoàng Anh
(có trụ sở ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) mang GCNQ sở hữu nhà và sổ đỏ số
4001110141, do UBND tỉnh Đăk Lăk cấp ngày 11/9/2002 đến NHNoN Tân Lập thế chấp
để vay 1,7 tỷ đồng (Hợp đồng tín dụng số 5220-LAV-2009.01021).
Khoảng 3 tháng sau, ông Hùng được CQĐT CA tỉnh
Đăk Lăk mời đến lấy lời khai thì mới té ngữa vì nhận được “hung tin” tài sản
thế chấp của ông đã bị cán bộ NHNoN Tân Lập lấy ra ngoài để cầm cố, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Ông Hùng đã nhiều yêu cầu NHNoN Tân Lập chuộc tài sản thế chấp
về cho ông, cũng như nhiều lần ôm tiền đến trả nợ để lấy tài sản thế chấp về
bán giải quyết công việc kinh doanh nhưng đều không được phía ngân hàng đáp
ứng… Ông làm văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng không được ngân hàng trả
lời…
Kẹt vốn kinh doanh, ngày 16/01/2011, ông Hùng
chuyển nhượng nhà và đất cho vợ chồng ông Hồ Công Hoàng và bà Ban Thị Thanh Vân
với giá 4 tỷ đồng, dù 2 bên đã làm xong thủ tục đặt cọc nhưng mãi vẫn không làm
được thủ tục sang tên đổi chủ nên bên mua đã khởi kiện ra TAND TP Buôn Ma
Thuột. Đã túng còn gặp bí, ông Hùng đành phải chạy đôn chạy đáo kiếm đủ 1,6 tỷ
đồng để bồi trả tiền phạt cọc cho bên mua. Đến nước này ông Hùng chỉ còn biết
kêu trời…
Tương tự là trường hợp của bà Dương Thị Kim Hoa (trú ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột).
Ngày 8/1/2010, bà Hoa cùng chồng mang giấy tờ nhà đất đến vay NHNoN Tân Lập 400
triệu đồng (Hợp đồng tín dụng số 5220-LVA-2010.00013).
Ngày 10/2/2010, vợ chồng bà Hoa chuyển nhượng
nhà và đất nói trên cho bà Trần Anh Thúy Quỳnh với giá 1,05 tỷ đồng. Bà Hoa đã
nhận của bà Quỳnh 300 triệu đồng tiền cọc nhưng khi đến trả nợ vay để lấy sổ đỏ
ra thì NHNoN Tân Lập tìm cách lãng tránh và kéo dài thời gian.
Ngày 31/3/2010, khi CQĐT CA tỉnh Đăk Lăk mời lên
lấy lời khai, bà mới biết tài sản thế thấp đã bị cán bộ NHNoN Tân Lập đưa ra
ngoài cầm cố, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đang hoang mang, bà Hoa còn bị bà
Quỳnh khởi kiện để phạt cọc vì vi phạm hợp đồng.
Chưa hết, dù đã làm mất tài sản thế chấp - vi
phạm hợp đồng một cách trắng trợn nhưng sau đó NHNoN Tân Lập vẫn yêu cầu đóng tiền
lãi, vì chồng đang là cán bộ Nhà nước, sợ ảnh hưởng đến uy tín nên 8/9/2010, bà
Hoa đành đưa 22,14 triệu đồng đến đóng…
Đến bây giờ, trường hợp của vợ chồng ông Trương
Châu Thành và bà Nguyễn Thị Huệ(trú ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) có lẽ là bi đát nhất.
Ngày 24/12/2009, ông bà đưa sổ đỏ số AN717110
(do UBND TP Buôn Ma Thuột cấp ngày 7/1/2009) với diện tích 2.181m2 đến NHNoN
Tân Lập thế chấp để vay 800 triệu đồng (Hợp đồng tín dụng số 5220-LAV-200901017).
Không hề biết chuyện tài sản thế chấp đã bị cán
bộ NHNoN Tân Lập lấy ra ngoài cầm cố, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên ngày
5/12/2010, vợ chồng bà Huệ quyết định chuyển nhượng toàn bộ nhà và đất cho vợ
chồng ông Trần Quang Liêu và bà Trương Thị Lập với số tiền 12 tỷ đồng.
Sau khi nhận 2 tỷ đồng tiền cọc, bà Huệ đến trả
tiền gốc và lãi để lấy sổ đỏ về làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Liêu, bà Lập
nhưng cán bộ NHNoN Tân Lập lảng tránh không chịu thu tiền, bà xin photo sổ đỏ
thì bắt bà phải đóng 50 ngàn đồng tiền lệ phí… nhưng rốt cuộc NHNoN Tân Lập
cũng không photo mà trả 50 ngàn đồng lại cho bà. Bà làm đơn khiếu nại việc làm
tắc trách trên thì ngày 25/12/2010, NHNoN Việt Nam - Chi nhánh Buôn Hồ có văn
bản trả lời: “…Khi khách hàng đến giao dịch xin photo sổ đỏ, cán bộ tín
dụng, Trưởng phòng kinh doanh đơn vị chưa trả lời và giải thích đầy đủ cho bà
Huệ nắm đầy đủ thông tin “vụ việc Võ Thị Hồng Điệp lấy cắp sổ đỏ” để khách hàng
thông cảm và chia sẽ cùng với NHNoN khi bị mất cắp tài sản tại đơn vị; cho nên
NHNoN Buôn Hồ chân thành xin lỗi bà…”.
Trả lời việc bà Huện sẽ bị phạt cọc gấp đôi nếu
vi phạm hợp đồng: NHNoN Buôn Hồ “khuyên” bà nên thỏa thuận với khách hàng mua
lô đất nói trên để tạm hoãn vì sổ đỏ bị đem đi cầm cố ở ngoài chưa thu hồi được…?
Quá hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, ông
Thành, bà Huệ đành phải bán 2 xe ô tô tải, 2 xe máy và toàn bộ vật dụng có giá
trị của gia đình cũng như đi vay ngoài với lãi suất cao thêm 600 triệu đồng nữa
mới đủ để nộp 4 tỷ đồng tiền phạt cọc.
Gần 1 năm nay, không chỉ ông bà phải sống trong
cảnh “vườn không nhà trống” mà còn thường xuyên bị chủ nợ đến chửi bới, hăm dọa
để đòi tiền. Đã vậy, trong các ngày 21 và 30/6/2011, ông bà còn liên tục nhận
được 2 “Thông báo nộp gôc và lãi” và “Thông báo nợ quá hạn” của NHNoN Tân Lập,
yêu cầu bà phải trả 800 triệu đồng tiền gốc và gần 145,6 triệu đồng tiền lãi…?
Ngoài 3 trường hợp kể trên, còn thêm 5
nạn nhân nữa của NHNoN Tân Lập hiện cũng đang sống trong cảnh "có
nhà mà cũng như không", nhà không giấy tờ, nhà không thể mua bán, chuyển
nhượng và thực hiệc các giao dịch khác được. Hiện các tổ chức cá nhân này đã và
đang tiến hành khởi kiện để đòi lại sổ đỏ mà họ đã thế chấp cho NHNoN Tân Lập.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.