Philippines
rút lại lời tố giác Trung Quốc
Cập nhật: 06:18 GMT - thứ sáu, 25 tháng 10, 2013
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho bạn bè
- In trang này
Bằng chứng về các 'cọc bê tông của Trung Quốc' mà
Philippines đưa ra hồi tháng Chín
Trong một động thái gây bất ngờ, Tổng thống Philippines
nói nước ông đã sai khi tố giác Trung Quốc cắm cọc bê tông trên bãi
cạn Scarborough.
Manila gần như quay ngoắt 180 độ khi Tổng thống Benigno
Aquino nói rằng cáo buộc khi trước của Philippines là sai, "các
cột bê tông đã có ở [trên bãi cạn] từ lâu chứ không phải là điều
mới".
Các bài liên quan
- Philippines-Mỹ chuẩn bị tập trận chung
- Philippines 'sẽ dỡ cọc bê tông của TQ'
- Philippines tố cáo TQ 'xây cất trái phép'
Chủ đề liên quan
“Chúng ta không có lý do gì để quan ngại hơn về
chúng."
Phát biểu mới nhất này, đưa ra hôm thứ Tư 23/10, đã gây ra
đồn đoán về chiến thuật mới của Philippines tại Biển Đông, nhất là
khi mà mấy tháng trước Manila còn đối đầu khá căng thẳng với Bắc
Kinh trong vấn đề chủ quyền.
Hồi tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire
Gazmin đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chở cọc bê tông tới dựng trên
bãi Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, như một biện pháp
khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước cáo buộc này.
Philippines cũng đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc
tế về tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông của Bắc Kinh,
vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò'. Hiện chưa rõ triển vọng khiếu
kiện ra sao.
'Bẻ từng chiếc đũa'?
"Nếu Trung Quốc thành công trong việc 'bẻ từng chiếc đũa'
thì nỗ lực của các nước khối Asean trong đàm phán Quy tắc Ứng xử
tại Biển Đông (COC) sẽ thất bại nặng nề."
Tờ Financial Times của Anh dẫn lời Tiến sỹ Ian Storey,
chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore,
bình luận rằng phát biểu của Tổng thống Aquino chỉ là một trong các
động thái quay ngoắt mới nhất của Philippines trong tranh chấp lãnh
thổ với Trung Quốc.
Ông Storey nhắc lại hồi năm 2011 Philippines cũng từng cáo buộc
Trung Quốc chở vật liệu xây dựng ra bãi Amy Douglas (tiếng Việt gọi
là bãi Trung Lễ, thuộc quần đảo Trường Sa) nằm cách Palawan 125 hải
lý, nhưng không đưa ra được bằng chứng nào.
“Hành động đó như là tự bắn vào chân mình và lần này
họ lại lặp lại. Điều này không có lợi gì cho uy tín của họ
[Philippines]."
Căng thẳng hồi tháng Chín cũng đã khiến Tổng thống Aquino
hủy chuyến đi Quảng Tây tham dự Triển lãm Trung Quốc-Asean, bởi vậy
sự thay đổi đột ngột trong thái độ lần này thu hút khá nhiều sự
chú ý của giới quan sát.
Rommel Banlaoi, cựu giáo sư Học viện Quốc phòng Philippines,
cho đây là "bài học cho Manila phải kỹ càng hơn trong việc đưa ra
các bình luận hay tuyên bố vốn có thể gây thêm xung đột hay hiểu lầm
ở Biển Đông".
Gary Li, phân tích gia cao cấp tại tổ chức IHS Maritime, thì
nói việc ông Acquino thừa nhận sai lầm là khá bất thường vì xưa nay
Philippines nhiều lần lỡ lời nhưng sau đó ỉm đi và cũng chẳng xin
lỗi.
Có thể đây là hiệu quả của chiến lược "tăng cường
đối thoại" với các nước láng giềng Đông Nam Á của ban lãnh đạo
mới ở Trung Quốc, ông Li đặt câu hỏi.
Ông cũng cho rằng việc Việt Nam và Trung Quốc thống nhất
thành lập Nhóm công tác về hợp tác trên biển trong chuyến thăm Hà
Nội mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là "bước
đột phá".
Tổng thống Benigno Aquino nói Manila 'đã sai'
Phóng viên Hồng Nga của BBC thì nói, những động thái mới
đây cho thấy dường như Bắc Kinh đang đạt thắng lợi bước đầu trong việc
thuyết phục các nước Đông Nam Á phải đàm phán song phương với Trung
Quốc trong vấn đề chủ quyền Biển Đông.
"Nếu Trung Quốc
thành công trong việc 'bẻ từng chiếc đũa' thì nỗ lực của các nước
khối Asean trong đàm phán Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ thất
bại nặng nề," phóng viên của
chúng tôi nhận định.
Mới đây, một liên doanh dầu khí Philippines-Anh bắt đầu
thảo luận hợp tác với Trung Quốc về thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ
Rong (Reed Bank) ở Biển Đông.
Liên doanh Forum Energy plc và tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi
Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang đàm phán thăm dò khai thác gần Bãi Cỏ
Rong mà Việt Nam và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Nếu một thỏa thuận được đưa ra thì đây sẽ là lần đầu
tiên các công ty của Philippines và Trung Quốc cùng làm ăn trong vùng
biển tranh chấp.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.