Khi Đài Loan chuyển
rác vào Việt Nam
Lữ Giang
Hôm 18.7.2016,
khi phát biểu tại hội nghị do Hội đồng bầu cử Quốc gia tổ chức, ông Nguyễn Phú
Trọng nói rằng cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều thời cơ,
thuận lợi, đồng thời có không ít khó khăn. Cụ thể, tình hình hạn hán nghiêm
trọng ở miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố hải sản chết bất thường
ở một số tỉnh ven biển miền Trung, sự chống phá của các thế lực thù địch...,
đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử”.
Cả
thế giới đều biết cuộc bầu cử vừa qua chỉ là “cuộc bầu cử tiền định”
nên chẳng có biến cố nào ảnh hưởng đến nó cả, nhưng ông Trọng nói bâng quơ rồi
kéo vụ cá chết và “sự
chống phá của các thế lực thù địch” vào để biện hộ cho những chính sách
sai lầm đã bị phản đối mạnh mẽ trong những tháng qua, nhất là chủ trương “PHÁT
TRIỂN BẰNG MỌI GIÁ” bằng cách cho Đài Loan CHUYỂN RÁC từ Trung Quốc xuống
Việt Nam, đưa đất nước vào những ngày đen tối.
Những người không nắm vững
tin hình tin rằng các nhà đầu tư Đài Loan tại Việt Nam chỉ là tay sai của Trung
Quốc, nhưng thực tế không phải như vậy. Các nhà đầu tư Đài Loan đang làm ăn ở
Trung Quốc hiện nay nhận thấy “thời vàng son” ở Trung Quốc đã qua rồi nên đang
cùng với các nhà đầu tư Trung Quốc CHUYỂN RÁC xuống Đông Nam Á. Trong bước đầu,
Đài Loan đang thua Trung Quốc, nhưng về lâu về dài, với chủ trương “ĐẦU TƯ BẰNG PHONG BÌ”, Đài Loan sẽ
vượt xa Tung Quốc. Đài Loan tin rằng với phương thức đó, họ có thể đổ vào Việt
Nam những thứ mà các nước khác không chấp nhận. Họ đang làm như vậy ở Tiền
Giang (Mỹ Tho) và Hà Tĩnh và đang thành công.
THỜI LÀM ĂN Ở
TRUNG QUỐC ĐÃ HẾT
Trong
cuộc họp báo ngày 16.6.2016 tại Quốc hội Đài Loan, Các dân biểu Đài Loan nói rằng
nếu Formosa là
thủ phạm của hàng tấn cá chết thì có thể gây tổn hại cho chính sách của tân
Tổng thống Thái Anh Văn vì bà muốn xúc tiến đầu tư vào Đông Nam Á trong nỗ lực
giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Khi
Mỹ còn đánh phá Trung Quốc, Đài Loan và các nhà đấu tranh ở hải ngoại được coi
là “thành trì chống cộng của thế giới tự do” và “tiền đồn chống cộng ở Đông Nam
Á”. Đến năm 1971 khi Mỹ đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và công nhận Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Quốc, Đài Loan “trở cờ đón gió” rất lẹ, người Hoa ở hải ngoại
cũng đi theo. Năm 1990 Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc thì qua năm 1991,
Tổng thống Lý Đăng Huy tuyên bố rằng chính phủ của ông không còn tranh chấp
quyền cai trị với những người Cộng sản ở lục địa nữa. Sau đó, Đài Loan bắt chước
Mỹ, xâm nhập thị trường Trung Quốc. Đến cuối năm 2000, các nhà phân tích đã
đánh giá tình hình đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc bằng “ba con số không”:
50.000 dự án, 500.000 người và 50 tỉ USD. Nhưng đến năm 2001 nó đã tăng vọt lên
70.000 dự án, 1 triệu người Đài Loan và 100 tỉ USD. Thành phố Thượng Hải trở
trành một Đài Bắc thứ hai. Nhờ vậy, Đài Loan đã phát triển nhanh và trở thành
một trong 4 Con Rồng Kinh Tế Á Châu, bỏ Việt Nam xa: Đài Loan có diện tích
36.193 km2, dân số 23.496.068, GDP danh nghĩa là 505.452 tỷ USD. Việt Nam có
diện tích 331.698 km², dân số 94.444.200. nhưng GDP danh nghĩa chỉ có 239.719
tỷ USD.
Nhưng
ngày nay, thời vàng son ở Trung Quốc sắp hết. Bắc Kinh đã thực hiện tái cơ cấu lại
nền kinh tế, hướng vào các doanh nghiệp trong nước. Điều này đã thực sự tạo ra
trở ngại lớn cho các nhà đầu tư Đài Loan. “Thách thức”, “dè dặt”, “đầy ngờ vực”
là ba từ quen thuộc được các nhà đầu tư dùng để mô tả tình trạng đầu tư ở Trung
Quốc. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chi phí lao động cao hơn và những rào
cản đối với việc tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, những khó khăn trong việc
cạnh tranh với các công ty địa phương cũng đang là thách thức rất lớn với Đài
Loan.
CHUYỂN RÁC
XUỐNG VIỆT NAM
Dưới
đầu đề “Trung Quốc ồ ạt
đầu tư vào Việt Nam: Lành ít, dữ nhiều”, báo Vietnamnet.vn
của Nhà Nước ngày 11.11.2015 đã viết: “Thống kê từ Bộ KHĐT cho thấy, từ cuối
năm ngoái khi Hiệp định TPP chưa được ký kết, đã có khoảng 810 doanh nghiệp Trung
Quốc và Đài Loan đầu tư vào 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực
dệt, nhuộm có sự tăng trưởng đột biến. Nhiều chuyên gia cảnh báo về làn sóng đầu tư
này “lành ít, dữ nhiều’.
Nhưng
Đảng CSVN và các đảng viên có quyền lực lại cho rằng đây là một dịp may hiếm có.
Đảng đưa ra chủ trương “PHÁT TRIỂN BẰNG MỌI GIÁ” với hy vọng sẽ hốt mau và hốt
mạnh!
1.- Đầu tư từ
Trung Quốc
Theo
số liệu thống kê, tính đến hết năm 2015, Trung Quốc có 1.296 dự án, vốn đầu tư đạt
gần 10,2 tỷ USD. Các khoản đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó có nhiều dự án sản xuất, phân phối
điện, khí, nước, điều hoà. Tiếp theo là lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Những
điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Trung Quốc là: TP HCM, Bình Thuận, Hà Tĩnh,
Đồng Nai, Bình Dương, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Dựa trên
những ưu đãi về thuế và nhiều cơ chế khác, các nhà đầu tư Trung Quốc rót mạnh
vốn vào các ngành công nghiệp chế biến, dệt nhuộm… nhằm đón đầu xu thế khi Việt
Nam gia
nhập TPP.
2.- Đầu tư từ Đài Loan
Theo
Cục Đầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, chỉ tính riêng 4 tháng đầu
năm 2016, Đài Loan xếp
thứ 3/50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 39 dự án cấp
mới, 25 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 664,11
triệu USD.
Các
dự án đầu tư của Đài Loan phân bổ tại 17 trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt
Nam. Tiền Giang (Mỹ Tho) đứng đầu cả nước khi thu hút 34,5%
tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam, sau đó là Hà Tĩnh với 27,7% tổng vốn
đầu tư.
Mười
tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút FDI của Đài Loan là Hà Tĩnh với 36 dự
án, trị giá 10,27 tỷ USD; Đồng Nai 333 dự án trị
giá 4,83 tỷ USA, sau đó là Bình Dương (688 dự án), TP
Hồ Chí Minh (506 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu (28 dự án), Long
An (150 dự án), Hải Phòng (44 dự án), Hải
Dương (53
dự án), Ninh Bình (6 dự án) và Tây
Ninh (72 dự án)
CHIẾN THUẬT ĐẦU
TƯ BẰNG PHONG BÌ
Bây giờ
ở Việt Nam làm cái gì cũng phải có phong bì. Đi học cũng có phong bì, vào nằm
bệnh viện cũng có phong bì... Một sinh viên mới tốt nghiệp sư phạm, đến nộp đơn
xin dạy học. Nộp đơn đã lâu mà chẳng thấy gọi, trong khi thằng bạn mới nộp tuần
qua đã được gọi rồi. Hỏi anh ta làm sao để được gọi, anh ta viết xuống trên giấy:
60.000.000$ (khoảng 3.000 UDS)!
1.- Truyền
thống xử dụng phong bì
Chỉ trong
một thời gian ngắn, Đài Loan dã đầu tư vào Việt Nam trên 1.000 dự án một cách
dễ dàng và đứng hàng thứ 3 trong 50 nước đã đầu tư vào Việt Nam. Tại sao?
Tại
vì Đài Loan đã áp dụng chiến thuật đầu tư truyền thống của họ trong nhiều thế
kỷ qua, đó là Chiến thuật ĐẦU TƯ BẰNG PHONG BÌ. Từ anh Bí Thư
Đảng Ủy Xã đến anh Bộ Trưởng, Thủ Tướng hay Ủy Viên Bộ Chính Trị, cứ theo cấp
bậc, quyền lực, phần hành... mà quyết định bề dày của phong bì. Cầm phong bì
rồi là ký, chẳng cần luật lệ gì cả. Cứ nhìn lại vụ Formosa là thấy ngay.
2.- Xử dụng
phong bì khi xin giấy phép
Ngày 15.1.2008,
Công ty Formosa Hà Tĩnh gởi đơn xin đầu tư ở Vũng Án thì ngày 16.1.2008, tức chỉ một ngày sau,
ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, đã đích thân làm tờ trình xin Thủ
tướng cho phép Công ty Formosa đầu tư, không cần điều tra gì cả. Ông ta lại
ký hợp đồng cho thuê đất 70 năm thay vì 50 năm như luật định. Formosa đã đưa
bao nhiêu mà ông Cự làm nhanh như thế? 50.000 USD? 100.000 USD? Khó mà biết
được.
Chưa đầy 2
tháng sau, ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn
mang số 323/TTg-QHQT đồng ý cho thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh và khai thác
cảng Sơn Dương. Ngày 21.5.2008, Công ty nộp đơn xin chấp nhận Dự án đầu tư nhà
máy liên hợp thép và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương. Mới hơn nữa tháng, ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng
Hoàng Trung Hải đã vội ký Công văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà
Tĩnh thực hiện hai dự án nói trên.
Công
ty Formosa là một công ty chuyên sản xuất đồ nhựa, chưa có kinh nghiệm gì về sản
xuất thép, tại sao ký giấy phép nhanh như thế? Câu trả lời rất giản dị: PHONG
BÌ!
3.- Xử dụng phong bì khi đem chất thải đi chôn
Khi thực
hiện, Formosa cũng đã dùng PHONG BÌ để được các viên chức địa phương trợ giúp
làm bậy, bất chấp luật pháp và mọi hậu quả: Khoảng 14 tấn chất thải bùn đen của
Formosa được chôn trong công viên tại tổ dân phố Hưng Thịnh (phường Sông Trí)
và bãi rác ở xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh) được nói là để “trồng cây cảnh”. Khi bị
tố cáo, ngày 13.7.2016 ông Nguyễn Thượng Hiền, Cục trưởng Quản lý Chất thải và
Cải thiện Môi trường cùng một số cán bộ đã tới tổ dân phố Hoàng Trinh khảo sát
hiện trường chôn 100 tấn chất thải từ lò luyện cốc của Công ty Formosa. Ngoài
100 tấn chất thải này, Công ty còn khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn ép đang
được lưu kho, chưa được xử lý. Sẽ đổ đi đâu?
Chất thải Formosa
chôn khắp nơi
Nhiều
tài xế xe tải ở Hà Tĩnh cho biết họ được Công ty Phú Hà thuê chở chất thải từ trụ
sở ở xã Kỳ Tân ra Phú Thọ để xử lý. Tuy nhiên, khi đến gần tỉnh Phú Thọ, thấy
thùng xe tải có hiện tượng dầu nhớt tràn ra nên đã quay xe về Hà Tĩnh trả lại
hàng. Địa bàn Hà Tĩnh hiện có 7 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa
trên đất liền, trong đó tập trung chủ yếu ở thị xã Kỳ Anh. Nhà chức trách chờ
kết quả phân tích mẫu bùn thải được phát hiện trong trang trại ở phường Kỳ
Trinh. Bước đầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thừa nhận có thiếu sót lúc
lấy mẫu, dẫn tới sự thiếu khách quan khi đưa ra kết quả xét nghiệm ban đầu.
4.- Sự an toàn
khi nhận phong bì
Cở
như ông Võ Kim Cự làm đảng viên suốt một đời, kiếm được khoảng 100.000 USD đâu
phải dễ? Nay tự nhiên “của trên trời rơi xuống”, ngu gì mà không lượm? Mai sau
dù có thế nào, cũng còn có một chút để hưởng già. Số mạng của dân và đất nước
sẽ ra sao chẳng cần biết làm gì. Đó là tâm trạng chung của các cán bộ khi nhận
Phong Bì của Đài Loan.
Người
Tàu có truyền thống là khi đã đưa Phong Bì rồi thì không còn nghĩ đến nó nữa. Giả
thiết người nhận phong bì có lật lọng hay làm không được việc họ cũng chẳng đòi
lại, trả thù hay đi tố cáo, vì không muốn làm hỏng chuyện lớn, họ chỉ "cô
lập" người bất tín. Do đó, nhận phong bì của Đài Loan rất an toàn.
Giáo
dân Nghệ An biểu tình đòi đóng cửa Formosa
Chúng
tôi đưa vụ Formosa ra để làm một thí dụ cụ thể. Tất cả những vụ đầu tư khác của
Đài Loan trên đất nước, từ Bắc tới Nam, đều đi theo mô thức đó. Vì thế mới
có câu: "Đảng nhận Phong Bì, dân mang thảm họa!"
NGĂN CHẬN KẾ
HOẠCH TÀN PHÁ QUÊ HƯƠNG
Dưới
đầu đề “Phải dừng dự án
"bức tử sông Hậu"!, báo Tuỏi Trẻ của Nhà Nước ngày 27.6.2016 đã báo
động: “Các chuyên gia bày
tỏ lo lắng với Tuổi Trẻ về việc triển khai nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy
Lee & Man Việt Nam (của Hongkong)“bức tử sông Hậu” ở Châu Thành, Hậu Giang”.
Ông
Lê Bảo Kỳ, một hộ dân nuôi cá điêu hồng và cá chép bằng lồng bè Tân Phú, Cần
Thơ, đã nói: “Nếu sông bị bức tử thì cuộc sống của người dân ở đây cũng bị bức
tử theo. Gặp phóng viên tới đây chúng tôi mừng lắm vì nỗi bức xúc này
không biết nói ở đâu. Liệu bây giờ nhà máy đã xây dựng vậy rồi có dừng lại được
không, nếu được thì chúng tôi mừng lắm...”
Ai chẳng
biết vừa phát triển vùa bảo vệ môi trường là chuyện khó, nhưng không quốc gia
nào được quyền hy sinh môi trường để “PHÁT TRỄN BẰNG MỌI GIÁ”, vì chủ trương đó
sẽ tàn phá dất nước không phải chỉ hôm nay mà nhiều thế hệ tiếp theo nữa. Tuy
nhiên, các tập đoàn tham nhũng không quan tâm đến chuyện đó, họ chỉ muốn
vơ vét cho đầy túi, sống chết mặc bây. Vụ Formosa Hà Tĩnh là một thí dụ điển
hình trước mắt.
Nhưng
thời đại hành động độc đoán với những thủ đoạn gian trá như thời cải cách ruộng
đất không còn nữa vì dân trí ngày nay đã được nâng cao và guồng máy thông tin
điện tử toàn cầu sẽ đua ra ánh sáng tất cả mọi sự gian trá.
Sáng Chủ nhật 24.7.2016, gần
2000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên và Song Ngọc ở Nghệ An đã biểu tình yêu cầu
nhà cầm quyền phải đóng cửa Formosa và trả lại biển sạch cho dân. Mọi
người và mọi nơi phải cùng dân chúng ở Hà Tĩnh và Nghệ An đứng lên
ngăn chận kế hoạch tàn phá quê hương này.
Ngày
28.7.2016
Lữ Giang
__._,_.___