Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 3, 2015

DÂN OAN BIỂU TÌNH ĐỎ RỰC TRỜI HÀ NỘI


 DÂN OAN BIU TÌNH Đ RC TRI HÀ NI DP 10.10 chng 

chính quyn cướp đt, cướp quyn làm người ... cu dâ

LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA SAO?



image





Preview by Yahoo



Sáng nay, không hn mà nên, dân oan khp ba min Bc - Trung - Nam đng lòng đng lot kéo vào trung tâm Hà Ni biu tình đòi rung đt, đòi li tài sn đã b chính quyn đa phương các cp cướp đot. 


T
i tr s Mt trn T quc Vit Nam, 46 Tràng Thi, Hà Ni hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hi Phòng, Tây Ninh đem theo biu ng, khu hiu rp c mt góc tri:




Ti H Hoàn Kiếm, nơi tràn ngp biu ng, khu hiu, c đ sao vàng chào mng ngày "gii phóng" th đô 10.10 năm nay, bà con dân oan Dương Ni áo đ quen thuc li tô đim cho không gian càng thêm rc r.











Cui gi sáng, tt c đã t tp v tr s Mt trn T quc Vit Nam, du biết rng Ông Nguyn Thin Nhân xưa nay nói nhiu hơn làm:











Bui trưa, dân oan ngh ngơi la lit B H sau đó tiếp tc diu hành quanh h và hin ti 15h00 đang biu tình trước ca tr s báo Nhân Dân - cơ quan ngôn lun ca đng Cng sn VN:








Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

24.12.2014
Lễ Giáng sinh, một trong những ngày lễ trọng đại của hàng tỷ các tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn cầu, thuộc các giáo hội có chung một niềm tin về một Đấng Thiên Sai là Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh xuống thế làm người để cứu chuộc nhân lọai cách nay 2014 năm.
Theo niềm tin của các giáo hội và tín đồ Thiên Chúa giáo, vũ trụ vạn vật trong đó có con người đều do một Đấng tối cao tòan năng là Thượng Đế, là Thiên Chúa đã tạo dựng và cho nó vận hành, tiến hoá theo những quy luật chung cũng như riêng cho muôn lòai và mỗi lòai. Trong các sinh vật thụ tạo, con người được coi là cao trọng nhất, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, có năng lực làm chủ bản thân, xã hội và thiên nhiên để mưu cầu hạnh phúc.
Theo Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước vốn là nền tảng giáo lý Thiên Chúa giáo, khởi thủy, trái đất được Thiên Chúa dựng nên như môi truờng sống hòan hảo cho con người thụ hưởng hạnh phúc viên mãn đời đời. Thế nhưng, trước khi con người được hưởng cảnh sống hạnh phúc bất diệt nơi địa đàng này, Thiên Chúa đã làm một cuộc thử thách về lòng trung tín của hai con người được tạo dựng đầu tiên là Adam và Eva, tổ phụ lòai người. Thử thách đó là: Adam và Eva được quyền thụ hưởng mọi thứ có trong vườn Địa Đàng, trừ hoa trái của một cây “trái Cấm”. Nhưng trong một lúc yếu lòng, bị ma quỷ cám dỗ, Eva trước rồi Adam sau, đã ăn trái cấm này, vi phạm Thiên Luật. Hậu quả là Adam và Eva cũng như con cháu muôn đời mai sau sẽ mãi mãi sống trong cảnh trần gian khổ ải, bi hư nát đời đời. Thế nhưng, vì tình thương nhân lọai, vật thụ tạo của mình, Thiên Chúa đã cho con một là Đức Jesus Christ giáng thế, chịu khổ hình và sau cùng chịu chết treo trên thập tự giá, lấy máu và cái chết của mình như giá cứu chuộc nhân lọai. Nhờ công ơn cứu chuộc này, con người mới có điều kiện để được tái sinh trong nước hằng sống sau cái chết, là Thiên Đường cực lạc vĩnh cửu.Vì vậy, Lễ Giáng sinh đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo là một ngày vui mừng trọng đại, ngày khởi đầu công trình cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Tuy nhiên, ngòai ý nghĩa tôn giáo trên đây, ngày lễ Giáng Sinh còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa xã hội.
Về ý nghĩa lịch sử, ngày Giáng sinh được lịch sử ghi nhận về một nhân vật phi phàm có thật đã xuất hiên trên trái đất cách nay 2014 năm tại Bethlem, nay thuộc vùng Trung Đông từ lâu đã và đang có cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai dân tộc Do Thái và Palestine, chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Đây quả là điều nghịch lý, vì chiến tranh hận thù triền miên đã xẩy ra nơi chính quê hương Đấng Cứu Thế , người đã đến thế gian đem hòa bình, bình an, hạnh phúc vĩnh cửu đến cho mọi người. Nhân vật ấy có tên là Jesus Christ, đã và đang được hàng tỷ con người thuộc mọi sắc tộc trên thế giới tin yêu tôn thờ và ngày sinh của Người đã được chọn làm mốc thời gian Dương Lịch. Những cuốn Thánh Kinh của các Thánh sử như Luca, Mathew, Marco, Gioan, viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật phi phàm này đã có giá trị sử liệu rất cao.
Về ý nghĩa văn hóa xã hội thì sự ra đời của Đức Jesus Christ đã ảnh huởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội lòai người, làm thay đổi bộ mặt thế giới. Trong chừng mực nào đó, có thể coi Ngài là một nhà cách mạng xã hội, vì cuộc đời sinh ra trong khó nghèo, luôn bênh vực giúp đỡ người nghèo, bị con người sỉ nhục bách hại, song giáo lý vị tha của Ngài vẫn là dạy “Con người phải yêu thương nhau như chính mình” , không chỉ yêu người yêu mình mà yêu cả kẻ thù của mình.
Tựu trung, lễ Giáng sinh hàng năm, ngòai ý nghĩa tôn giáo, còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa xã hội. Vì vậy Mùa Giáng sinh, lễ Giáng sinh đã là những ngày vui chung cho mọi người, không riêng gì các tin đồ Thiên Chúa giáo thuộc mọi Giáo hội có chung niềm tin tôn thờ Thượng Đế. Riêng người Việt chúng ta ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác ở hải ngọai, cũng đã “nhập gia tùy tục”; 39 Mùa Giáng sinh qua, cũng đã hòa nhập niềm vui chung với người bản địa. Niềm vui chung ấy được thể hiện qua những sinh họat đặc thù trong mùa Giáng sinh, như chăng đèn kết hoa và các hình tượng về Giáng sinh trang trí bên ngòai và bên trong nhà cửa; như mua sắm quà Giáng sinh tặng cho nhau, gửi thiệp chúc mừng và nhất là những bữa ăn đòan tụ gia định, ông bà, cha mẹ, con cháu và bạn bè. Tất cả vào đêm Giáng sinh cùng quây quần quanh cây thông Giáng sinh, bóc quà trao tặng cho nhau, trong không khí thật vui tươi đầm ấm.
Tất nhiên mỗi độ Giáng sinh về, người Việt tha hương chúng ta không khỏi chạnh lòng nhớ lại những ngày Giáng sinh xưa tại quê nhà, dù thời ấy đang phải đương đầu với cuộc chiến tranh thôn tính của chế độ cộng sản vô thần Bắc Việt, nhưng người dân Miền Nam dưới chế độ dân chủ hữu thần Việt Nam Cộng Hòa, vẫn luôn được hưởng những ngày Lễ Giáng sinh vui tươi, an bình và đầm ấm. Ước gì, những ngày lễ Giáng sinh vui tươi, an bình và đầm ấm ấy sớm có được tại quê nhà, không chỉ cho các tín đồ Thiên Chúa giáo, mà cho mọi người thuộc mọi tín ngưỡng. Và cũng tất nhiên, ước mơ này chỉ trở thành hiện thực, khi Quê Mẹ Việt Nam của chúng ta không còn chế độ cộng sản vô thần, để các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các nhân quyền, dân quyền căn bản khác được tôn trọng, bảo vệ và hành xử.



Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Bao nhiêu ông Trần Văn Truyền mới bằng một Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?



Bao nhiêu ông Trần Văn Truyền mới bằng một Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

 27.12.14  Chân dung Quyền lực
Làm một phép toán so sánh giữa ông Trần Văn Truyền và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thấy ngay nhiều điểm giống nhau đến bất ngờ, có khác chăng là ở mức độ tầm vóc và quy mô. Nhớ câu chuyện chuột và bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây sẽ thấy ngay nếu ông Trần Văn Truyền là con “chuột nhắt” đã ra khỏi hang (về vườn) thì ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ắt hẳn phải là một con “chuột cống” vẫn còn nằm trong cái bình quý (đương chức và còn tham vọng quyền lực), vấn đề là làm sao đánh được con chuột cống này mà không làm “vỡ bình” như chính lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng mạnh miệng kêu gọi tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13, ngày 12/6/2014 vừa qua: “Có bao nhiêu ông cán bộ của chúng ta có số tài sản lớn, câu hỏi này chỉ có thể qua thanh tra, qua sự việc thì mới phát hiện một cách đầy đủ. Tôi hy vọng rằng, nhân dân cùng với các cơ quan chức năng sẽ làm tốt công việc phát hiện này trong thời gian tới!”. Thử so sánh qua một số điểm giống nhau nhưng khác biệt về đẳng cấp giữa hai ông:

1. Phát ngôn và việc làm của 2 vị đầu ngành về chống tham nhũng
Cả hai ông Trần Văn Truyền và Nguyễn Xuân Phúc đều là các lãnh đạo đầu ngành về công tác chống tham nhũng: Ông Truyền là nguyên Tổng Thanh tra chính phủ còn ông Phúc cũng là nguyên Phó Tổng Thanh tra chính phủ, đương kim Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng. Hãy xem so sánh những phát ngôn để đời của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng” này:
Xem ra phát ngôn của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc còn đanh thép hơn nhiều so với ông Trần Văn Truyền
Đó là phát ngôn, còn thực tế thì sao? Hãy so sánh khối tài sản tính theo bất động sản của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng”:

Ông Trần Văn Truyền sở hữu căn biệt thự cùng 4 căn nhà gỗ đặc biệt ở xứ tỉnh Bến Tre, rộng trên 16.000m2 ước tính 24 tỷ riêng tiền đất; 1 căn nhà 300m2 được cấp hồi làm bí thư tỉnh ủy; 1 nhà 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân; 3 cơ ngơi ở khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, do người thân quản lí.
Nhà đất có liên quan đến ông Trần Văn Truyền ước tính trị giá chưa tới 100 tỷ
Còn khối bất động sản của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì lại ở đẳng cấp quốc tế ước tính nhiều nghìn tỷ mà ông Truyền khó có thể so sánh:

Tài sản (tính theo bất động sản) của ông Trần Văn Truyền xem ra vẫn còn khiêm tốn lắm lắm so với khối bất động sản nhiều nghìn tỷ của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc
Nếu ông Trần Văn Truyền có cái dại của người miền nam là ruột để ngoài da, có bao nhiêu đem khoe hết nên bị trảm thì ngược lại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại có cái mưu mô xảo quyệt, khéo léo che đậy nằm trong bản chất nên khối tài sản nghìn tỷ của ông chẳng ai biết đến. Mãi cho đến thời điểm này mới được nhân dân phát hiện như lời ông hô hào và "hy vọng”: “…hy vọng nhân dân và các cơ quan chức năng phát hiện!” khi trả lời chất vất đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (12/6/2014) vừa qua.

2. Bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi rời nhiệm sở
Ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu đã chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) dồn dập tuyển dụng nhân sự một cách ồ ạt. Trong vòng 5 tháng (từ 3/2011 đến 8/2011), ông Truyền đã ký quyết định bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ, trong đó nhiều người không có quy hoạch.

Nhưng so với ông Nguyễn Xuân Phúc thì hành động gấp gáp này của ông Truyền hãy còn “non”, ngay từ khi chạy được vào Bộ Chính trị (tháng 1/2011), ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tính toán để lại mạng lưới chân rết của mình tại Văn phòng Chính phủ. Chỉ trong 10 ngày, ông đã ký hàng loạt các quyết định về bổ nhiệm cán bộ: 

-    Ngày 5/1/2011, ông đã ký các quyết định số 01, 02, 03 và 05/QĐ-VPCP bổ nhiệm:
·         Ông Tô Văn Tuấn (Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, Bộ Công Thương) giữ chức Phó Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
·         Bà Hoàng Thị Thu Hiền và bà Cao Nhật Quang giữ chức Phó phòng Công báo;
·         Bà Hoàng Thị Hà (nhân viên nhà khách 37 Hùng Vương) về làm chuyên viên Văn phòng Công đoàn.
 -    Ngay sau đó, ngày 10/1/2011, ông lại ký hàng loạt quyết định số 46, 48/QĐ-VPCP, từ số 51 đến 61 và 71/QĐ-VPCP bổ nhiệm:
·         Ông Đặng Duy Hưng (nhân viên nhà khách 108 Nguyễn Du) giữ chức Phó Chủ Nhiệm Nhà khách 108 Nguyễn Du;
·         Bà Nguyễn Thị Thúy (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Lưu trữ, Vụ Hành chính;
·         Ông Nguyễn Trọng Dũng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp;
·         Ông Lưu Văn Sáu giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp;
·         Ông Phạm Vũ Hùng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc tế;
·         Bà Cao Thị Lệ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ;
·         Ông Nguyễn Văn Hòa giữ chức Vụ trưởng thuộc Vụ Quan hệ quốc tế;
·         Ông Nguyễn Thanh Hải giữ chức Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế;
·         Ông Tạ Công Hoan, ông Nguyễn Đình Hào và bà Vũ Thị Mai giữ Hàm Vụ phó Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ;
·         Ông Đậu Xuân Cảnh và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung giữ Hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo - Văn xã;…
-    Và ngay trước khi rời chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ngày 6/5/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký thêm hàng loạt các quyết định bổ nhiệm:
·         Ông Nguyễn Trọng Dũng (trước đó đã được ông Phúc bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp trong quyết định ngày 10/1/2011) tiếp tục được ông Phúc cho giữ chức Vụ trưởng, hất cẳng bà Nguyễn Kim Toàn (đang là Vụ trưởng vụ này) về làm giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
·         Ông Trương Hồng Dương (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
·         Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó phòng Thi đua Khen thưởng) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
·         Ông Nguyễn Hữu Lâm (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương;
·         Ông Lê Vũ Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Nội chính;
·         Ông Nguyễn Quốc Hùng và và ông Vũ Quang Lâm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc gia;
·         Và hàng loạt quyết định thăng Hàm Vụ trưởng cho: Bà Nguyễn Thị Xa (Vụ Tổ chức cán bộ); ông Đào Trọng Trường (Vụ Nội chính) và ông Nguyễn Văn Vy (Vụ Kinh tế ngành). Hàm Vụ phó cho: ông Lê Hồng Minh (Vụ Kinh tế ngành);  bà Nguyễn Lệ Thủy (Vụ Pháp luật); ông Nguyễn Văn Hiền, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh và ông Trịnh Anh Tuấn (Vụ Kinh tế ngành);
Qua đó có thể thấy ông Truyền dại khi bổ nhiệm cán bộ trước khi nghỉ hưu còn ông Phúc "khôn" hơn vì có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng là ông chưa nghỉ hưu mà leo lên vị trí cao hơn nên chẳng ai dám ý kiến gì, dù hệ thống cán bộ ông để lại là quả đắng cho người kế nhiệm.

Dù sao thì ông Trần Văn Truyền cũng đã nghỉ hưu, mối họa ông để lại cho nhân dân cũng không lớn lắm nhưng còn ông Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì vẫn còn đang đương chức và có khả năng tiến xa hơn nữa nhờ các nhóm lợi ích sân sau, nhất là đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành và cả yếu tố Trung Quốc như độc giả đã biết. Đây mới là thực sự là nhân tố hút cạn máu Nhân dân, thậm chí là mất nước, một lần nữa khẩn thiết đề nghị Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW vào cuộc!

Được biết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang chạy bạc mặt khắp nơi, từ gặp các Ủy viên Trung ương, Đại biểu Quốc hội đến các vị lão thành cách mạng để giải trình, giải thích nhằm bảo vệ cái gọi là “tín nhiệm” mà ông tưởng rằng ông đang có. Theo ý của Nhân dân kính đề nghị Phó Thủ tướng đừng chạy nữa, chỉ tốn thời gian, sức khỏe, ngân sách nhà nước và cả chi phí riêng của gia đình mà ông đã cố gắng thu vén từ bấy lâu. Chỉ cần Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW thành lập ngay 4 đoàn kiểm tra: 1 đoàn kiểm tra ở miền bắc, 1 đoàn miền trung, 1 đoàn miền nam và 1 đoàn qua Mỹ kiểm tra và sau đó công bố cho Nhân dân biết ngay trên Cổng thông tin Chính phủ là mọi chuyện sẽ rõ!

Nguồn: Internet.




Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List