Cộng Sản Việt
Nam đàn áp người bất đồng quan điểm
Bài giảng của Linh mục
Giu-se Nguyễn văn Toản tại Saigon
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
·
·
·
Tin liên hệ
30.12.2014
Bộ trưởng Bộ Công an và Quốc phòng hôm qua, 29/12, cùng lên tiếng
cho rằng Việt Nam phải quản lý chặt vấn đề an ninh mạng trong năm 2015, dẫn tới
những suy đoán cho rằng Hà Nội sẽ không nương tay với những người có tiếng nói
trái với nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nói tại một hội nghị trực
tuyến của chính phủ rằng Bộ do ông lãnh đạo sẽ phối hợp “tăng cường quản lý
việc cung cấp các dịch vụ Internet, tập trung ngăn chặn việc phát tán các tài
liệu xuyên tạc trên mạng nhằm đả kích, bôi nhọ lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ”.
Báo chí trong nước dẫn lời ông Quang cho rằng Việt Nam cần phải
"giảm thiểu những thứ độc hại tác động vào nội bộ", đồng thời cho
rằng “còn rất nhiều sơ hở” trong việc “bảo vệ chính trị nội bộ và bảo vệ an ninh
thông tin, bí mật nhà nước”.
Cùng quan điểm với người lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Quốc phòng
Phùng Quang Thanh cho rằng “cần siết chặt” và “không thể thả nổi” lĩnh vực an
ninh mạng trong năm 2015.
Ông Thanh được trích lời cho rằng các thông tin bôi nhọ “gây phân
tâm, mất niềm tin trong nhân dân rộ lên khi nhà nước chuẩn bị quy hoạch cán bộ,
sắp tổ chức đại hội Đảng, lấy phiếu tín nhiệm”.
Các nhà quan sát từ trong nước cho rằng các tuyên bố của các nhà
lãnh đạo Bộ Công an và Quốc phòng đồng nghĩa với việc có khả năng sẽ có nhiều
vụ bắt bớ các tiếng nói trái chiều trong năm 2015.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Phương Uyên, từng bị tống giam về
tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Uyên nghĩ, chắc chắn rằng năm 2015, và đến kỳ kiểm định nhân
quyền của Liên Hiệp Quốc (UPR), họ tăng cường đàn áp, sách nhiễu và bắt bớ
những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền. Sự tăng cường đó là điều tất
yếu bởi vì một chế độ gần đây rất là khủng hoảng, đang rất lo ngại cho vị trí
đứng của mình. Nó không vững vàng như trước nữa, nên nó lo sợ rằng sẽ bị lung
lay, bị sụp đổ. Bởi vì vậy, đó là cái lý do họ tăng cường đàn áp, tăng cường
bắt bớ”.
Trong hai tháng cuối năm nay, có 3 bloggers đã bị bắt giữ tại TP
HCM, và 2 người trong số đó bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống Việt Nam” và
“lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, trong năm 2014, tình hình an ninh chính
trị “gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nghiêm trọng hơn năm 2013”.
Việt Nam bấy lâu nay vẫn tuyên bố không bắt giam những người bất
đồng chính kiến mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Những khối tự do
mậu dịch đang chờ đón Việt Nam?
·
·
·
·
· inShare
Có thể nói 2015 sẽ là một năm mang tính chất quyết định cho
tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi vì đây sẽ là năm hình thành những khối
tự do mậu dịch với sự tham gia của Việt Nam : Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu (Vietnam – EU AFTA) và
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trước hết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC, cộng đồng này theo dự
kiến sẽ hình thành vào cuối năm 2015 (nhưng theo nhiều chuyên gia thì có thể sự
ra đời của khối này sẽ bị dời lại cho đến sớm nhất là năm 2020).
AEC là nằm trong khuôn khổ kế hoạch “Tầm nhìn ASEAN 2020”, được thông qua vào
năm 1997 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập hiệp hội ASEAN. Đây sẽ là một thị trường
duy nhất và một cơ sở sản xuất duy nhất, mà trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
vốn và nhân công có trình độ sẽ được tự do lưu thông giữa các nước trong hiệp
hội. Đây cũng sẽ là một khu vực kinh tế cạnh tranh và phát triển đồng đều và sẽ
đi theo hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Cũng trong năm tới, Việt Nam sẽ ký hiệp định tự do mậu dịch với
Liên hiệp châu Âu, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thiết yếu và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường của nhau. Hiện nay,
hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nước châu Âu.
Trong khi đó, các vòng đàm phán về Hiệp định tự do mậu dịch
xuyên Thái Bình TPP đang được các quốc gia, trong đó có Việt Nam, tiến hành ráo
riết để có thể kết thúc đàm phán sớm nhất trong năm 2015.
Việt Nam chuẩn bị gia nhập ba khối tự do mậu dịch nói trên với
một nền kinh tế như thế nào? Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam
của Ngân hàng Thế giới, công bố vào đầu tháng 12 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam
trong năm 2014 đã có những “dấu
hiệu tích cực ban đầu” về quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Dựa trên những dấu hiệu tích cực này, Ngân hàng Thế giới dự báo
là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cả năm 2014 sẽ là 5,6%, cao hơn một
chút so với mức 5,4% của năm 2013. Theo Ngân hàng Thế giới, yếu tố chính khiến
cho Việt Nam chưa thể đạt mức tăng trưởng cao đó là do mức cầu nội địa vẫn còn
yếu.
Nhìn chung, trong năm qua, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh
giá là tiếp tục ổn định, với mức lạm phát trong tháng 11 đã giảm xuống mức thấp
nhất kể từ tháng 10/2009 (một phần cũng chính là vì nhu cầu tiêu thụ còn yếu).
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới ghi nhận là kinh tế Việt Nam còn
tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, chẳng hạn như tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn so
với chỉ tiêu đề ra, làm cản trở nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh tín
dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Về tình hình các doanh nghiệp, trong khi khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh
tế, thì các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn chưa ra khỏi tình trạng khó
khăn từ máy năm qua.
Số lượng các doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc tạm ngưng hoạt
động tiếp tục gia tăng. Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng này chính là do bị
hạn chế tiếp cận nguồn vốn, do vẫn không được cạnh tranh bình đẳng với doanh
nghiệp Nhà nước.
Trong khi đó, tiến độ cải cách trong khu vực Nhà nước ở Việt Nam
vẫn còn chậm hơn so với chỉ tiêu đề ra, mặc dầu đã được tăng tốc trong năm nay.
Trong lĩnh vực ngân hàng, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, việc giải quyết
nợ xấu trong hệ thống vẫn còn là vấn đề chính gây quan ngại.
Nhìn về trung hạn, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng triển vọng
kinh tế của Việt Nam sẽ vẫn chịu tác động của những yếu tố rũi ro. Thứ nhất,
tiến độ còn quá chậm trong việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng gây
tác động bất lợi cho tình hình tài chính vĩ mô, định hướng xuất khẩu của nền
kinh tế Việt Nam khiến nền kinh tế này dễ bị tác động của những diễn biến bất
lợi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước pháp triển, vốn là thị trường
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Với một tình hình kinh tế như vậy, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu và Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương trong năm 2015 đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức gì và
mang lại những thuận lợi gì? Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với tiến sĩ
Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội.
Việt
Nam trước ngưỡng cửa TPP
·
·
·
·
· inShare
Trong hai ngày 10 và
11/11/2014, Bắc Kinh đón tiếp Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ). Đây cũng sẽ là dịp để lãnh đạo các nước đang
tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Dương TPP gặp nhau. Hoa Kỳ và
toàn bộ 11 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP ( trong đó có Việt Nam) đều là
thành viên của APEC.
Thế nhưng, theo lời
đại diện thương mại của Mỹ Michael Froman tuyên bố ngày 31/10/2014, không có
khả năng sẽ đạt được thỏa thuận về TPP ngay trong cuộc họp thượng đỉnh APEC kỳ
này. Phát ngôn viên của Nhà Trắng Josh Earnest ngày 03/11/2014 cũng tuyên bố
Washington không dự trù sẽ có bước đột phá nào về đàm phán TPP nhân chuyến công
du Châu Á của Tổng thống Barack Obama trong tuần này để dự thượng đỉnh APEC ở Bắc
Kinh, thượng đỉnh nhóm 20 ở Úc và thượng đỉnh Đông Á ở Miến Điện.
Trước đó, trong một
cuộc họp kéo dài 3 ngày và kết thúc 27/10/2014 tại Sydney, Úc, Bộ trưởng các
nước đàm phán TPP đã không đạt được thỏa thuận nào nhằm kết thúc nhanh chóng
đàm phán. Điều này cho thấy là không dễ gì xóa được những bất đồng còn cản trở
con đường tiến tới hình thành một khối tự do mậu dịch chiếm tới 40% tổng sản
phẩm nội địa GDP của toàn cầu.
Tuy có đến 12 nước
tham gia đàm phán, nhưng chỉ riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới 80% GDP của
toàn khối mậu dịch Châu Á - Thái Bình Dương, cho nên thành công của đàm phán
tùy thuộc phần lớn vào những thương lượng, mặc cả giữa hai cường quốc kinh tế
này. Ấy là chưa kể đàm phán TTP còn phụ thuộc vào tình hình chính trị nội bộ
nước Mỹ, cụ thể là tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai đảng Cộng hòa và
Dân chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ tuần qua.
Riêng đối với Việt Nam
thì gay go nhất có lẽ là đàm phán với Hoa Kỳ. Khi tiếp Đại diện thương mại Mỹ
Michael Froman ngày 21/10/2014 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã tuyên
bố Việt Nam quyết tâm đàm phán thành công với Hoa Kỳ, cho dù có một số vấn đề
khó khăn. Nhưng ông cũng nhấn mạnh là Hoa Kỳ cũng như các nước tham gia TPP “cần
quan tâm đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước để có sự linh
hoạt cho nhiều quốc gia thích ứng với những tiêu chuẩn cao khi tham gia TPP”.
Tuyên bố này cho thấy
là Hà Nội muốn Washington tỏ ra “linh hoạt” không bắt ép Việt Nam phải tuân thủ
toàn bộ các điều kiện để gia nhập TPP, chẳng hạn như trên vấn đề quyền của
người lao động được thành lập công đoàn độc lập, một điều mà chắc chắc mà chính
quyền Hà Nội sẽ không bao giờ chấp nhận.
Trong một bài viết
trên trang web cá nhân, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp
định Thương mại Việt-Mỹ ( BTA ) đã lưu ý rằng, trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đưa
ra những đòi hỏi cao hơn nhiều so với những hiệp định tự do mậu dịch mà Việt
Nam đã ký với các nước khác.
Theo ông Nguyễn Đình
Lương, những đòi hỏi đó là tháo gỡ hết mọi rào cản thương mại, tự do hoá tối đa
các hoạt động đầu tư, dịch vụ, yêu cầu cao về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo
vệ môi trường và cả những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam như bình đẳng giữa
các doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp Nhà nước, quyền lập hội,
v.v…
Ông Nguyễn Đình Lương
cho rằng, “không có một hệ thống pháp luật và môi trường kinh hoanh phù hợp
với TPP, thì không thể khai thác được lợi thế của TPP”. Thế mà ở Việt Nam
hiện nay, cơ chế “xin-cho” vẫn còn tồn tại khắp nơi, tư duy và cung cách làm ăn
của thời bao cấp vẫn còn nặng nề, công cuộc cổ phần hóa thì quá chậm, nạn tham
nhũng thì đã trở thành căn bệnh nan y. Cho nên, ông đề nghị là Việt Nam “ phải
dọn nhà cho sạch trước khi vào TPP”.
Việc gia nhập khối Đối
tác xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại những mối lợi nào cũng như đặt ra những
thách thức nào cho Việt Nam, sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với tiến sĩ
Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, từ Hà Nội.
Tư liệu
Hướng đi nào để Kinh tế VN
phát triển nhanh và bền vững?
Anh
Vũ, thông tín viên RFA
2014-12-26
2014-12-26
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nền Kinh tế thị
trường XHCN (ảnh minh họa)
Tại
hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập:
Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” tổ chức ngày 22.12.2014. Nói về
Kinh tế VN, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng
"Chúng ta đang đi mà không biết đi đâu!".
Vậy hướng đi nào để kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Vậy hướng đi nào để kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Kinh tế mà không có
hướng đi rõ rệt?
Từ năm 1986, VN đã
tiến hành cải cách Kinh tế để chuyển từ nền Kinh tế Kế hoạch hóa sang Kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
Trong gần 30 năm qua,
cho dù VN đã tiến hành việc cải cách trên nhiều lĩnh vực, như cải cách doanh
nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng nền KT vẫn
tiếp tục phát triển chậm.
Theo Thời báo KT Sài
gòn, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết, Hàn Quốc thời thập niên 1960
kinh tế của họ cũng chỉ tương tự như VN. Sang đến thập niên 1980, Hàn Quốc đã
bước vào giai đoạn 2 của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn
một. Và cho đến nay, họ đã bước sang giai đoạn 3 thì VN vẫn ở giai đoạn 1.
Tôi cứ suy nghĩ mãi
một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì
không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được
Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Chí Dũng
Ngày 22.12.2014, tại
hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập:
Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu
chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ
chúng ta đi nhanh và bền vững được”
Bình luận về phát biểu
trên của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Nguyễn Quang A Nguyên Viện
trưởng Viện phản biện IDS nhận xét:
“Câu nói của ông Thứ
trưởng Bộ KH – ĐT rất chí lý, nó đánh thẳng vào cái mà ông Tổng BT Nguyễn Phú
Trọng trong suốt 10 năm qua và tới Đại hội Đảng lần thứ XII này ông ấy vẫn
cương quyết bắt Đảng CSVN phải theo là nền Kinh tế thị trường XHCN. Cái mà thực
sự chẳng ai biết nó là cái gì, không biết mục tiêu là gì, thì đúng như
ông Thứ trưởng ấy nói.”
Tư duy lãnh đạo là
nguyên nhân dẫn tới Kinh tế VN trì trệ không phát triển được, Chuyên gia KT Bùi
Kiến Thành thấy rằng lãnh đạo VN cần phải thay đổi tư duy một cách tích cực,
nếu không muốn đất nước tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Ông Bùi Kiến Thành nói:
“Bây giờ các vị lãnh
đạo đi ra nước ngoài cũng vẫn nói Việt Nam là một nền kinh tế thị trường,
yêu cầu Mỹ yêu cầu Châu Âu và khắp mọi nơi mà các vị đến, yêu cầu công nhận
chúng tôi là nền kinh tế thị trường. Như vậy rõ ràng chúng ta muốn hội nhập vào
nền kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng mà tiếp theo câu đó nó có sự không
ăn khớp, tức là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vấn đề này tư duy
chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh
tế thị trường được nữa?”
ông Tổng BT Nguyễn Phú
Trọng trong suốt 10 năm qua và tới Đại hội Đảng lần thứ XII này ông ấy vẫn
cương quyết bắt Đảng CSVN phải theo là nền Kinh tế thị trường XHCN. Cái mà thực
sự chẳng ai biết nó là cái gì, không biết mục tiêu là gì
TS. Nguyễn Quang A
Sự cần thiết của một
nền Kinh tế Tư nhân
Trả lời câu hỏi để
Kinh tế VN phát triển nhanh, mạnh và bề vững thì KT VN cần phải đi theo hướng
nào?
TS. Nguyễn Quang A cho
rằng, nền kinh tế thị trường gắn với định hướng XHCN là sự biểu hiện sự ôm đồm
không cần thiết của nhà nước. Đây là cái cần phải xóa bỏ ngay lập tức.
TS. Nguyễn Quang A
nhấn mạnh:
“Cái thứ nhất là phải
triệt để xóa bỏ đường lối sai lầm của Đảng CSVN là: KT Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Trên cơ sở đó có thể vạch ra các chính sách kinh tế thúc đẩy cho sự phát
triển của khu vực KT Tư nhân trong nước và tạo điều kiện cho chúng hoạt động
ngang ngửa, sòng phẳng và bình đẳng với các thành phần KT khác. Chỉ có trên cơ
sở đó thì nền KT của VN mới phát triển một cách bền vững.”
Chuyên gia kinh tế
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng
trong thời gian qua khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra hoạt động không hiệu quả,
cho dù nhà nước đã hỗ trợ cho họ rất lớn về mọi mặt.
Từ Hà nội, bà Phạm Chi
Lan cho biết:
Nền Kinh tế thuộc sở
hữu tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền
kinh tế chung phát triển
TS. Nguyễn Quang A
“Hiện nay doanh
nghiệp nhà nước vẫn chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng
các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải
làm ra lợi nhuận và hoạt động của các khu vực đó phải có hiệu quả cao. Khi họ
thua lỗ thì nhà nước ra tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực
sự cũng như động lực để cạnh tranh ”
Trả lời câu hỏi về vai
trò của khu vực KT Tư nhân trong sự phát triển chung của nền Kinh tế VN thế
nào?
TS. Nguyễn Quang A cho
rằng, nên hiểu bất cứ nhà nước nào cũng phải can thiệp vào thị trường bằng chính
sách của mình. Do vậy, đừng lo ngại việc Nhà nước không kiểm soát được khu vực
KT Tư nhân.
TS. Nguyễn Quang A nói
với chúng tôi:
“Nền Kinh tế thuộc sở
hữu tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền
kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong
một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà
thôi.”
Theo báo VnEconomy cho
biết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Chỉ
có xây dựng khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc
làm cho đất nước và doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi ngõ
ngách của cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội và làm cho chúng
ta bớt lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác”
Chỉ có xây dựng khu
vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn mạnh cả về
số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm cho đất nước
Bộ trưởng Bộ KH và ĐT Bùi Quang Vinh
Nói về biện pháp hiệu
quả nhất để có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong khu vực KT Tư nhân?
TS. Nguyễn Quang A
khẳng định:
“Tôi nghĩ biện pháp
quan trọng nhất là phải xóa bỏ tất cả những cái ưu ái, trước hết là các ưu ái
đối với DN Nhà nước, thậm chí cả những ưu ái đối với DN Đầu tư nước ngoài. Tôi
không nghĩ các DN Tư nhân cần có sự hướng dẫn hay hỗ trợ của Nhà nước, tôi tin họ
sẽ tự lo lấy của họ. Song cái quan trọng là phải để cho nó có một môi trường
thông thoáng và không bị ai chèn ép.”
Đường lối phát triển
kinh tế quốc gia có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và kích thích nền kinh
tế phát triển. Nếu chính sách kinh tế không rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính
khoa học mà chỉ nhằm thể hiện cho mục đích chính trị thì chắc chắn nó sẽ trở
thành lực cản khiến nền kinh tế sẽ không thể phát triển.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.