Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 3, 2015

Gừng càng già càng cay!


Gừng càng già càng cay!

Tô Văn Trường

Đang đọc để viết bình luận cho cuốn sách của PGS.TS Vũ Trọng Khải chủ đề “Phát triển nông nghiệp & nông thôn Việt Nam hiện nay –Những bức xúc và trăn trở, tôi nhận được thông tin trên báo chính thống của nhà nước cho biết trong khi người dân nước mình loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn, những thành công lớn của họ đã mở ra nhiều cơ hội và những dự định táo bạo biến Việt Nam trở thành một “vựa rau an toàn Châu Á”.

Nhìn vào thành công của người Nhật, một đất nước rất nghèo nàn về tài nguyên, mới càng rõ thêm thất bại của Việt Nam trong nông nghiệp – vốn là sở trường hay điều kiện Cần mà ta rất sẵn. Thể chế hay cơ chế – điều kiện Đủ là cái đang rất có vấn đề, càng làm nhức nhối những người quan tâm đến sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta.

Ở Đà Lạt, Lâm Đồng, cách đây khoảng chục năm, người Việt đã mang giống oải hương (lavender) – loài hoa cho thứ tinh dầu đứng đầu bảng trong danh mục hương trị liệu [aromatherapy]) của Âu châu, dưỡng não (neurophysiology) về để trồng thử hàng hec ta và cũng… lặng lẽ biệt tăm hơi!

Cái căn bệnh “hữu sinh vô dưỡng” đã và đang tràn lan khắp các ngành, chẳng riêng gì nông nghiệp – một thứ “virus” cực kỳ nguy hại, không ký sinh trên cây trồng vật nuôi – mà ký sinh … trong đầu con người! Đà Lạt có một thế mạnh vô song là khí hậu và thời tiết. Miền đất này, đã từng được người trong và ngoài nước tặng cho nhiều mỹ danh: thành phố ngàn thông, thành phố sương mù, tiểu Paris, v.v. nhưng xem ra cái tên mỹ miều và chính xác nhất mà người Đức đã trao tặng thành phố của mùa xuân vĩnh cửu (“Stadt des ewigen Frühlings”) .

 Quả thật, khí hậu Đà Lạt nó kỳ diệu đến mức tới cả cây cối mà còn… “mắc lừa” . Rất nhiều loài tra trong các sách khảo về sinh trưởng đều ghi rất rõ chỉ trổ hoa vào mùa xuân nhưng về Đà Lạt chúng nở quanh năm tưng bừng. Ở bất kỳ nước nào mà muốn tạo được mội trường mô phỏng như Đà Lạt thì phải chi hàng ngàn đô la cho một mét vuông – của “trời cho” là vậy, đã có “bột” là vậy mà không gột nên “hồ” thì đau lòng và hổ thẹn biết chừng nào!

Lãnh đạo nước ta lâu nay vẫn cứ loay hoay với bài toán tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) kể cả sử dụng nhiều nguồn vốn ODA, và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất và nước nhưng ngành vẫn không phát triển, cuộc sống của người nông dân (cống hiến nhiều nhất, thiệt thòi nhiều nhất) vẫn kham khổ nhất, chẳng khác gì như vướng mắc khi giải bài toán NP-hard.
Mọi chủ trương, chính sách cứ sửa lỗi này lại phát sinh lỗi khác có khi còn trầm trọng hơn. Hơn một nửa thế kỷ từ khi đất nước độc lập chúng ta đã đào tạo ra hàng ngàn chuyên gia về các lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều người tham gia và rất có uy tín trong các chương trình quốc tế về nông nghiệp, nông thôn. Vậy mà tại sao những ý tưởng, giải pháp, kinh nghiệm của họ ít được phổ biến, sử dụng?
Căn bệnh của ngành nông nghiệp, tôi đã phân tích trong bài: “Toàn cảnh bức tranh màu xám của ngành nông nghiệp” tiềm ẩn từ lục phủ, ngũ tạng mà không chịu chữa, chỉ loay hoay trị những triệu chứng nhỡn tiền ngoài da thì hết chỗ này tới chỗ khác “được mùa, mất giá”, hết việc này tới việc khác sẽ … lần lượt theo hiệu ứng đô-mi-nô mà sập xuống. Con đô-mi-nô đầu dãy (đầu têu) là cái đầu, nó lật là cả chuỗi sập theo!

Nhiều nhà quản lý giáo dục thiếu ý thức phát triển tư duy phán xét hiện tượng, quy luật khách quan, học lý thuyết thụ động, thực hành có lý luận quá ít. Người ta kêu chúng ta nhiều thầy hơn thợ… nhưng éo le thay, thợ của chúng ta cũng chưa đủ kiến thức và kỹ năng thực hành với quy trình thực tế cụ thể.

Trong toán học, để đánh giá độ khó (độ phức tạp) của các bài toán, người ta chia các bài toán làm hai loại: Loại thứ nhất gồm những bài toán mà người ta có thể tìm ra thuật toán giải với thời gian giải tăng tương đối chậm theo kích cỡ (size) của bài toán, nôm na kích cỡ bài toán là số biến của nó, cụ thể nếu kích cỡ là n thì thời gian tính chỉ là một đa thức nào đó theo n (chẳng hạn n bình phương, n lập phương, v.v.). Loại thứ hai gồm những bài toán chỉ có thể giải được với thuật toán mà thời gian giải tăng theo hàm mũ của kích cỡ n (chẳng hạn 2 mũ n). Loại sau này gọi là NP-hard. Vì tăng theo hàm mũ là tăng cực nhanh như 2 mũ 64 đã là con số cực kỳ lớn, lớn hơn rất nhiều so với 64 bình phương, cho nên nói nôm na NP-hard có thể hiểu là cực khó.

Cuốn sách ”Phát triển nông nghiệp & nông thôn Việt Nam hiện nay – Những bức xúc và trăn trở” của PGS.TS Vũ Trọng Khải thuộc típ “gừng càng già, càng cay” góp phần chỉ ra hướng giải cho bài toán NP hard nói trên. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài viết của tác giả xuyên suốt trong quá trình dài nghiên cứu và giảng dậy về “tam nông”. Lời văn, nhiều chỗ tự sự, càng làm nổi bật sự trăn trở, bức xúc với những thực trạng ngang trái quan sát được trên thực tế cuộc sống và luôn suy nghĩ để đề xuất những giải pháp trí tuệ với mong muốn cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn của nhà khoa học tâm huyết trong lĩnh vực quản lý nông nghiệp, nông thôn ở một giai đoạn dài của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trong thời kỳ đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

Các bài viết dẫn chứng những sự kiện trong quá khứ và gần đây mà tác giả đã phát hiện các nguyên nhân bất cập, thẳng thắn phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài, kể cả biện pháp “đột phá” đến nay có thể nói đã được kiểm chứng thể hiện sự quan sát tinh tế, tầm nhìn và tư duy có tính hệ thống rất sâu sắc của tác giả. Tiếc thay, những ý tưởng và kết quả nghiên cứu đó ít được tiếp thu và phổ biến áp dụng.

Theo tôi biết, anh Khải là người ham mê đọc sách, nghiền ngẫm liên hệ với thực tế, để vắt óc ra từng con chữ đắt giá của riêng mình. Anh viết được nhiều bài hay, sâu sắc là nhờ ý thức trách nhiệm của một công dân – nhà chuyên môn, ngay ở hoàn cảnh khi đó chỉ qua nghiên cứu thông tin còn ít ỏi, anh đã thấu hiểu ở Hungary, các nhà khoa học nông nghiệp nước này không theo học thuyết của Lyshenco, mà lại nghỉên cứu cái mà ở Liên xô cũ người ta coi là phản động, là học thuyết Mendel-Morgan, kết quả là nông nghiệp nước Hung phát triển mạnh… nhưng về sau sự trì trệ lại có nguyên nhân khác, thuộc về phạm trù quản lý hơn là khoa học thuần tuý.
Vũ Trọng Khải là con trai út của Cụ Vũ Trọng Khánh, một trí thức danh tiếng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên trong Chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh. Anh đã tiếp thu được nhiều nét giáo dục văn minh từ truyền thống gia đình, nhưng cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình. Sự nghiệp của anh Khải có những éo le, phải chịu thiệt thòi nhưng cũng là hoàn cảnh chung, do ảnh hưởng ý thức hệ của hầu hết những người trưởng thành ở giai đoạn này, nhưng những đóng góp cống hiến của anh cho xã hội, rất đáng ghi nhận.

Nếu anh Khải may mắn hơn, theo nguyện vọng thời đó, được đi tu nghiệp ở các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc…) cũng khó bổ túc được gì tốt hơn, bởi vì giai đoạn đó các đường lối quản lý nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nước XHCN cũng đang tù mù, bế tắc. Ngay cả khoa học công nghệ trong nông nghiệp (một phần của công nghệ sinh học) họ chỉ tôn sùng học thuyết “làm vườn” của Lyshenko và Michurin, tổ chức nông trang cũng không khác gì Hợp tác xã ở Việt Nam, có hơn chỉ là quy mô và cơ giới hóa nhưng vẫn không cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho nước họ.

Trong cái rủi, có cái may, chính nhờ thử thách, “lửa thử vàng” trong môi trường khắc nghiệt và thực tế ở Việt Nam, bằng sở trường ham học, trí tuệ, và bản lĩnh “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, Vũ Trọng Khải đã trở thành một trong các nhà khoa học đầu ngành có danh tiếng về nông nghiệp của Việt Nam.
Những kinh nghiệm và trải nghiệm, phương pháp luận khoa học của anh Khải thật đáng quý, nếu được nghiên cứu bổ sung thêm nâng lên thành lý luận (tiếp thu những thành tựu tổng kết ở các nước phát triển) đề ra những giải pháp cho hoàn cảnh mới hiện nay (những bất cập của Hiến pháp và Luật sửa đổi đất đai) sẽ rất có giá trị khoa học để giải quyết các vấn đề đang còn nhiều nguy cơ, thách thức lớn trong vấn đề đất đai, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhìn tấm hình của tác giả ở trang cuối (417) thật ấn tượng với mái đầu tuy đã bạc “lứa tuổi xưa nay hiếm” nhưng nụ cười và ánh mắt vẫn tinh anh, kèm theo câu nói thẳng thắn như xoáy vào tâm can những người đang chịu trách nhiệm về quản lý và điều hành ngành nông nghiệp nước nhà:

Một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy…Hám lợi chụp giật, thì chỉ có thể bán cho Trung Quốc…

Vì sao, một nhà khoa học gạo cội như Vũ Trọng Khải, đang ở giai đoạn “gừng càng già, càng cay” lại chán nản, rửa tay, gác kiếm, cưa được nickname là “Hèn đại nhân”?! Mới thấm thía tư tưởng của nhà văn Nam Cao thể hiện trong tác phẩm Sống mòn rằng làm người tử tế trong bối cảnh xã hội nhiễu nhương cũng rất khó. Chẳng lẽ bây giờ vẫn khó sao? Phản biện xã hội, đóng góp trí tuệ, tri thức cho xã hội là một việc thiện rất cần thiết, chân cứng đá mềm, không ngừng nghỉ, vì sao lại nghĩ đến kết thúc… Anh Khải ơi!
T. V. T.
Tác giả gửi BVN.

*******************

Chào 2014: Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp – Những cơ sở khoa học của nó

PGS. TS. Vũ Trọng Khải

Chuyên gia độc lập về Kinh tế nông nghiệp và PTNT
Bài viết mang tính chiến lược về kinh tế nông nghiệp, một yếu tố hết sức quyết định thành – bại của toàn bộ nỗ lực thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, của một trong những chuyên gia hàng đầu, đã bị cắt xén tùy tiện đến mức không còn nhận ra trên vài tờ báo gần đây như Tuổi Trẻ, Nông nghiệp VN. Báo Tuổi Trẻ còn hết sức tự nhiên tự cho mình cái quyền biến một bài lai cảo nghiêm chỉnh của nhà khoa học thành một mẩu “ý kiến bạn đọc”!!! . 

Có lẽ trên thế giới ngày nay, chỉ có báo chí Việt Nam mới coi rẻ người viết thế này.Chẳng hiểu vì sao?

Hay có gì “nhạy cảm”, “chính chị chính em” trong đó? Cùng với những thông tin mới nhất về việc ngăn cấm xuất bảnvà thu hồi mấy cuốn sách, người dân không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng Thông điệp “Dân chủ” đầu năm của người đứng đầu chính phủ đã bị phản pháo ngay ở lĩnh vực tiên phong của nền dân chủ là quyền Tự do ngôn luận?

BVN xin trân trọng giới thiệu toàn vẹn bài viết quan trọng của PGS TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp & Phát triển Nông thôn II tại TPHCM (thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn).
BVN

Năm 2014 đã tới. Năm 2013 qua đi và đã chứng kiến nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp những khó khăn, thách thức lớn lao. Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng: nền nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng, trở thành “trụ đỡ”, là “bình phong trú ẩn chắc chắn” cho cả nền kinh tế đang gặp “cơn bão” suy thoái trầm trọng. Tôi nghi ngờ nhận định này.

Sản xuất nông nghiệp không đủ sống, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì cần ít hay thậm chí không cần đến kỹ năng, mà chỉ cần cơ bắp, vẫn có thu nhập cao hơn, mặc dù rất bấp bênh, khiến họ phải sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ trở thành công dân hạng 2, sống trong các khu nhà ổ chuột,làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, không được hưởng các phúc lợi và tiện ích công cộng, dù với mức tối thiểu, về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng văn hóa, cung cấp điện sinh hoạt và nước sạch… so với cư dân thành thị. Khi “cơn bão kinh tế” ập đến,hàng ngàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh, họ mất việc làm, đành trở về quê hương bản quán với hy vọng tìm được nơi trú ẩn tạm bợ.Nông thôn vốn đã thiếu việc làm, nay lại càng thiếu việc làm trầm trọng hơn. Người vô cảm, theo kiểu “điều gì không thấy tức là không có”, cho rằng nhờ vậy mà tỷ lệ người thất nghiệp giảm đi. 

Mức sống thấp, khiến họ không dám và không có tiền chi tiêu cho những nhu cầu dưới mức tối thiểu để tồn tại, làm cho chỉ số giá cả (CPI) gia tăng thấp (trên 6% trong năm 2013). Thế là người ta xướng lên thành tích đã kiềm chế được lạm phát! Thống kê nhà nước nói chỉ số giá cả tăng thấp, nhưng các bà nội trợ lại kêu giá cả tăng cao thường xuyên, liên tục, làm teo tóp túi tiền vốn đã eo hẹp của họ. Như vậy, nông nghiệp chỉ là “trụ đỡ” cho những thành tích ảo, là “bức bình phong” che khuất những nỗi cơ cực của người nông dân trước con mắt của những người vô cảm, thích tự sướng!

Nhưng mặt khác, người ta vẫn hô hào phải tái cơ cấu nông nghiệp, từ bỏ mô hình tăng trưởng nhờ tăng đầu tư, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng sức lao động giá rẻ, xuất khẩu nông sản thô với giá trị gia tăng thấp, chuyển sang mô hình tăng trưởng dựavào đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ mới, làm gia tăng giá trị nông sản, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, sản xuất thân thiện với môi trường…
Vì vậy, trước khi bàn đến giải pháp cụ thể, cần có sự đồng thuận, nhất quán về những khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản để xây dựng lại nông nghiệp.

1.     Xây dựng lại (Reengineering, Perestroika) và cấu trúc (hay cơ cấu)lại (Restructuring)?
1.1.         Cấu trúc(hay cơ cấu) lại chỉ là sự sắp xếp lại một cách hợp lý hơn những yếu tố cấu thành vốn có, đang tồn tại của một chỉnh thể (ở đây là nền nông nghiệp) theomột kiểu nào đó để đạt được những mục tiêu cao hơn hiện tại. Vì thế, nó không làm thay đổi về chất của thực thể nền nông nghiệp đang hiện hữu. Cho nên, nền nông nghiệp nước ta hiện nay đã gần như hết “dư địa” để tăng trưởng và phát triển, càng không còn “dư địa” để phát triển bền vững và toàn diện, khắc phục triệt để và căn bản những yếu kém của nó trong thời gian qua.

1.2.         Xây dựng lại là tạo ra những yếu tố mới và kết hợp chúng lại với nhau theo một kiểu cấu trúc nào đó trong một chỉnh thể mới, được vận hành theo một cơ chế quản lý phù hợp với cấu trúc của nó, để tạo ra những thuộc tính khác hẳn về chất, vốn không tìm thấy ở chỉnh thể cũ, cũng như trong mỗi yếu tố cấu thành nên chỉnh thể mới. Chất lượng của chỉnh thể mới sau khi được xây dựng lại, được thể hiện bằng những tiêu chí phản ánh mục tiêu của nó. Đó chính là tiêu chí nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả về vật chất và văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.

2.        Những khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản với tư cách là cơ sở của việc hoạch định các giải phápxây dựnglại nền nông nghiệp.

2.1.         Việc xây dựng lại nền nông nghiệp phải được coi là một bộ phận căn bản của sự nghiệp phát triển nông thôn, hay là xây dựng nông thôn mới, theo cách thường gọi. Phát triển nông thôn mới lại là nội dung cơ bản của cả quá trình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam một cách toàn diện và bền vững, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Như vậy, xây dựng lại nền nông nghiệp cũng như phát triển nông thôn mới là một quá trình dài, cần đầu tư lớn về “chất xám” và tiền vốn, không thể nóng vội, chạy theo thành tích để đạt các danh hiệu thi đua, như chúng ta đã thấy trong thời gian qua.
2.2.         Thực chất của việc xây dựng nông thôn mới là một quá trình phát triển bền vững và toàn diện cả kinh tế, xã hội và môi trường, để nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Do vậy, nội dung phát triển nông thôn mới bao gồm 4 quá trình:
–        Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, vừa giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp, vừa gia tăng khả năng thu hút, sử dụng sức lao động dôi dư từ nông nghiệp để phát triển kinh tế – xã hội nông thôn.

–        Đô thị hóa nông thôn, tạo ra những đô thị nhỏ văn minh, bố trí rộng khắp ở các vùng nông nghiệp sinh thái, vừa để tạo ra các cơ sở kinh tế, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, thu hút sử dụng sức lao động nông nghiệp dôi dư nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, vừa du nhập lối sống văn minh đô thị vào nông thôn. Nhờ đó, người ta có thể hạn chế tối đa quá trình tự phát tạo ra các siêu đô thị cực lớn với đầy rẫy những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, khó khắc phục, như hiện nay.
–        Kiểm soát dân số cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như quá trình di dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và mỗi vùng.
–        Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn trong sản xuất và đời sống.
2.3.         Xây dựng lại ngành nông nghiệp.

2.3.1. Chiến lược và qui hoạch phát triển:
–        Phải xây dựng lại chiến lược sản phẩm trên phạm vi quốc gia, từng vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái,căn cứ vào dự báo thị trường trong và ngoài nước, dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của mỗi vùng, không theo đơn vị hành chính tỉnh (thành phố), huyện, xã.
–        Trên cơ sở đó, xây dựng lại quyhoạch và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, từ thủy lợi, giao thông, bến cảng, kho bãi, các cơ sở logistic (hậu cần)… trên phạm vi cả nước và mỗi vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, để phục vụ việc thực hiện chiến lược sản phẩm nói trên.
–        Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái để tạo ra các cơ sở dịch vụ đầu vào – đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
–        Thiết lập chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm và xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị nông thôn theo quy hoạch.

2.3.2.   Xây dựng nền nông nghiệp thể chế
– Áp dụng phổ biến mô hình quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, từ trang trại đến bàn ăn hay xuất khẩu đến mạn tàu, tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (Contract farming) ở mỗi vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng đầu vào – đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và các trang trại sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn cùng với các hợp tác xã đích thực của họ là những chủ thể quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng và mối liên kết sản xuất nông sản. Doanh nghiệp phải là “nhạc trưởng”trong việc tổ chức lại sản xuất theo hợp đồng, quản lý chuỗi giá trị ngành hàng và cùng với các trang trại và các hợp tác xã của họ thiết lập cơ chế phân chia trách nhiệm và lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ngành hàng. Đó chính là cơ sở kinh tế tạo ra tính bền vững của mối liên kết này.

-Trang trại là một tổ chức kinh doanh nông sản tự chủ, thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học,trong nền kinh tế thị trường. Do đó, luật pháp phải thừa nhận trang trại cũng tồn tại theo các hình thức tổ chức kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Nhưng do sản xuất nông nghiệp mang tính sinh học, loại hình trang trại tồn tại phổ biến, là lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu, ngay cả ở những nước phát triển nhất, là trang trại gia đình (kinh tế nông hộ – farmhouse) và trang trại cá nhân không có cấp quản lý trung gian (doanh nghiệp cá nhân trong nông nghiệp, luật Việt Nam gọi nhầm là doanh nghiệp tư nhân). Quy mô kinh doanh của chúng ngày càng mở rộng nhờ cơ giới hóa, hiện đại hóa, tin học hóa, chứ không phải nhờ gia tăng sức lao động trong mỗi trang trại đến mức phải thiết lập cấp quản lý trung gian như các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
– Hợp tác xã đích thực theo luật hợp tác xã 2012 chỉ được hình thành và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao, khi các thành viên chủ yếu của nó là các chủ trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo GAP. Trong chuỗi giá trị ngành hàng, hợp tác xã vừa là chủ thể tham gia hợp tác với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra cho nông nghiệp, vừa là đối trọng cạnh tranh của các doanh nghiệp ấy. Trong giai đoạn phát triển cao, nhiều hợp tác xã sẽ trở thành “nhạc trưởng” của chuỗi giá trị ngành hàng, cạnh tranh với các doanh nghiệp này.

– Các doanh nghiệp nông, lâm,ngưnghiệp nhà nước, đang được gọi với các tên khác nhau, cần được đổi mới theo hướng sau:
+ Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước này thành các công ty cổ phần, chuyên thực hiện dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp của các hộ công nhân nhận khoán và các trang trại khác trên địa bàn, thực hiện ngay việc quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng, áp dụng công nghệ cao, thực hiện GAPtrên diện tích đất nông nghiệp và chuồng trại, ao nuôi của mình. Tuyệt đối không chia nhỏ diện tíchđất nông nghiệp, ao nuôi của các doanh nghiệp này để biến công nhân nông nghiệp thành nông dân sản xuất quy mô nhỏ.
+ Các hộ công nhân nhận khoán của các doanh nghiệp này trở thành chủ thểcủa các trang trại dự phần (affiliated farm) hay công ty dự phần (affiliated company) trong nông nghiệp,chuyên thực hiện các khâu nông nghiệp mang tính sinh học,theo GAP,dưới sự chỉ đạo của doanh nghiệp, đồng thời có thể là cổ đông của công ty cổ phần nói trên.

Như vậy,về mặt pháp lý, doanh nghiệp là một pháp nhân kinh doanh trong nền kinh tế thị trườngthực hiện quản lý toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng diễn ra trên diện tích đất nông nghiệp, ao nuôi, được nhà nước giao quyền sử dụng. Nhưng trên từng thửa ruộng, vườn cây, chuồng trại, ao nuôi được giao khoán cho hộ công nhân, doanh nghiệp có vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra, buộc họ thực hiện sản xuất theo GAP; còn hộ công nhân nhận khoán có toàn quyền chủ động, kể cả đầu tư thêm vật tư và lao động ngoài mức nhận khoán để thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học trong khuôn khổ hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. 

Do đó, họ trở thành chủ thể dự phần trong các khâu sản xuất này của chuỗi giá trị ngành hàng.Quan hệ giữa các hộ nhận khoán – chủ trang trại dự phầnvới doanh nghiệp là quan hệ thị trường, bình đẳng trong giao dịch mua bán dịch vụ đầu vào – đầu ra.Nói cách khác, hình thức khoán hộ này, về bản chất là tái lập trang trại gia đình trong lòng các doanh nghiệp nông nghiệp có qui mô lớn.Mô hình này đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả cao qua các điển hình nông trường Sông Hậu trước đây và công ty Giống bò sữa Mộc Châu hiện nay.
– Nhà nước phải xóa bỏ các tổ chức kinh doanh không theo luật doanh nghiệp hiện hành.

+ Tổng công ty và các công ty thành viên của nó hiện đều được coi là doanh nghiệp, nên đã tạo ra cơ cấu doanh nghiệp cấp trên, doanh nghiệp cấp dưới theo kiểu hành chính, làm triệt tiêu tính tự chủ kinh doanh vốn có khách quan của doanh nghiệp. Ví dụ như Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), bao gồm hàng chục công ty thành viên, trong đótổng công ty hay công ty thành viên, tổ chức nào có đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh mới được luật pháp thừa nhân là doanh nghiệp. Mặt khác, cần xóa bỏ các hình thức tổ chức có những tên gọi bất bình thường như “công ty cổ phầnhay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – tổng công ty X” (ví dụ: Công ty cổ phần  – Tổng công ty xây dựngThủy lợi 4).
+ Tập đoànlà một thực thể kinh tế không có tư cách pháp nhân, nhưng hiện nay lại tồn tại với tư các là cấp trên của các doanh nghiệp thành viên. Do đó, cần xóa bỏ các tổ chức có tên gọi bất bình thường,như công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – tập đoàn Y (ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên – Tập đoàn công nghiệpCao su Việt Nam).

+ Công ty mẹ – công ty con là một cơ cấu được hình thành theo quan hệ sở hữu vốn, không theo cơ cấu hành chính cấp trên – cấp dưới. Công ty mẹphải là công ty tài chính hay ngân hàng thương mại, đầu tư vốn của mình để tạo ra các doanh nghiệp con với các hình thức khác nhau,theo luật doanh nghiệp. Nếu ngược lại như tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vật phẩm và hàng hóa dịch vụ lại lập ra các công ty tài chính hay ngân hàng thương mại với tư cách là công ty con, để huy động vốn nhàn rỗi trong nềnkinh tế, rồi cho công ty mẹ vay lại. Điều đó đã tạo ra khả năng tài chính để các doanh nghiệpnày (công ty mẹ) đầu tư ngoài ngành, không thuộc lợi thế của mình, nên đã gây ra khối nợ xấu khổng lồ và bong bóng bất động sản cực lớn trong nên kinh tế quốc dân.

+ Xóa bỏ các loại hiệp hội doanh nghiệp đang tồn tại như là cánh tay nối dài của các cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như hiệp hội lương thực Việt Nam VFA.
– Chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển của nhà nước chỉ theo ngành hàng và vùng sinh thái, tuyệt đối không theo chủ thể kinh doanh. Các tổ chức kinh doanh dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, hợp tác xã và trang trại, đều được bình đẳng trong kinh doanh, cùng hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước, nếu kinh doanh cùng ngành hàng trong cùng một vùng nông nghiệp sinh thái. Phải kiên quyết xóa bỏ sự độc quyền kinh doanh và các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nướchiện nay.

– Để tạo khung pháp lý bảo đảm việc cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo chiến lược và quy hoạch của nhà nước, cần có những chính sách như sau:

+ Xây dựng khung pháp lý để thị trường mua bán quyền sử dụng đất diễn ra lành mạnh, tạo ra những trang trại sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, theo GAP, áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất, làm giảm sức lao động trong nông nghiệp, chứ không phải chỉ làm giảm số công đầu tư cho sản xuất, tính trên một đơn vị đất nông nghiệp hay đầu gia súc, gia cầm, tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Nhà nước cần đầu tư đào tạo miễn phí để tạo ra một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp.

+ Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính (đầu tư, tín dụng, thuế…) đối với các doanh nghiệp, các trang trại và hợp tác xã, tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo GAP ở các vùng nông nghiệp sinh thái, theo chiến lược và quy hoạch phát triển của nhà nước.

+ Nhà nước cần gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ để có nền nông nghiệp công nghệ cao,chứ không phải chỉ tạo ra nhữngkhu nông nghiệpcông nghệ cao như hiện nay, gia tăng hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
Các khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản nêu trên phải là cơ sở đề ra các giải pháp xây dựng lạinền nông nghiệp ngay trong năm 2014 và trong suốtquá trình phát triển của nó,thì mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn về kinh tế, xã hội cũng như môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
V.T.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

My Blog List