Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, September 2, 2015

Gia tộc trùm khủng bố bin Laden- thế lực đáng gờm tại Trung Đông


Gia tộc trùm khủng bố bin Laden- thế lực đáng gờm tại Trung Đông

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Gia tộc của trùm khủng bố bin Laden thuộc hàng “trâm anh thế phiệt” và có mối quan hệ chặt chẽ với giới Hoàng gia Trung Đông.


 Trùm khủng bố Osama bin Laden (Ảnh AP)
Trùm khủng bố Osama bin Laden (Ảnh AP)
Gia tộc này chỉ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng kể từ khi Osama bin Laden- một thành viên trong gia tộc này trở thành thủ lĩnh của nhóm phiến quân al-Qaeda tiến hành vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ngay trên đất Mỹ.
Ông Mohammed bin Awad bin Laden (trái) cha của trùm khủng bố bin Laden và một Hoàng thân Saudi Arabia. Ảnh AP
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của gia tộc bin Laden được đại diện bởi Tập đoàn Saudi Binladin- một siêu tập đoàn dầu khí, quản lý tài sản và xây dựng có khả năng kiếm được tới 2 tỷ USD/năm và có trụ sở tại London, Dubai và Geneva.

Phát từ nghề xây dựng
Gia tộc này bắt đầu gây dựng được danh tiếng của mình từ việc ông Mohammed bin Awad bin Laden, một người Hồi giáo gốc Sunni ở phía Nam Yemen trốn sang Saudi Arabia ngay trước Thế chiến thứ 1.
Tại đây, ông mở ra một công ty xây dựng và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của Abdul Aziz ibn Saud- Quốc vương đầu tiên của Saudi Arabia nhờ một loạt các dự án xây dựng của mình.
Sau đó, ông được Quốc vương Abdul “thưởng” nhiều hợp đồng hậu hĩnh, trong đó có việc cải tạo lại khu thánh địa Mecca và dần trở thành công ty duy nhất có quyền tu sửa mọi thánh đường Hồi giáo và các công trình xây dựng ở Saudi Arabia và nhiều nơi khác.
Cho đến khi Quốc vương Abdul băng hà, ông Mohammed bin Awad bin Laden nắm quyền điều hành duy nhất việc sửa sang Thánh đường Al-Aqsa tại Jerusalem và dần dần mở rộng mạng lưới của công ty thành một tập đoàn xây dựng khổng lồ.

Gắn bó chặt chẽ với giới Hoàng gia Trung Đông
Mối quan hệ mật thiết với Hoàng gia Saudi Arabia được tiếp tục bởi các con của ông. Các con trai của ông Mohammed đều được theo học tại trường Đại học Victoria ở Alexandria Ai Cập.
Bạn bè học chung trường với chúng bao gồm Quốc vương Jordan Hussein, Kamal Adham người sau này là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Saudi Arabia dưới thời Quốc vương Faisal, các nhà thầu danh tiếng tại Trung Đông như Mohammed Al Attas, Fahd Shobokshi và Ghassan Sakr.
Khi ông Mohammed bin Laden qua đời năm 1967, con trai ông, Salem bin Laden lên quản lý tập đoàn của cha mình cho đến khi thiệt mạng khi máy bay riêng của ông đâm vào một đường dây điện tại San Antonio, Texas (Mỹ) năm 1988.
Ông Mohammed bin Awad bin Laden (trái) cha của trùm khủng bố bin Laden và một Hoàng thân Saudi Arabia. Ảnh AP
Ông Salem bin Laden là một trong 2 người bạn thân thiết nhất của Quốc vương Saudi Arabia Fahd.

Đứa con ghẻ Osama bin Laden
Osama bin Laden là con trai duy nhất của Mohammed bin Awad bin Laden với người vợ thứ 10 của mình là Alia Hamida al-Attas. Osama bin Laden học Đại học tại Saudi Arabia cho đến năm 1979 rồi gia nhập các lực lượng phiến quân Hồi giáo thánh chiến tại Pakistan.
Osama bin Laden chịu trách nhiệm gây quỹ cho các nhóm phiến quân bằng cách tuồn vũ khí, tiền và cả lính đánh thuê từ Arab vào Afghanistan và nhanh chóng khét tiếng trong các nước Arab. Đến năm 1988 Osama bin Laden thành lập al-Qaeda.
Năm 1994, gia tộc bin Laden đã trục xuất Osama bin Laden và Chính phủ Saudi Arabi cũng tước quốc tịch của hắn vì đã công khai phản đối việc Saudi Arabi cho phép quân đội Mỹ đồn trú tại nước này để chuẩn bị cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.
Sau khi thành lập căn cứ mới tại Afghanistan, tên Osama bin Laden tuyên bố chiến tranh chống Mỹ và tiến hành một loạt vụ đánh bom và tấn công khủng bố.
Osama bin Laden có tên trong danh sách 10 tên tội phạm được truy lùng gắt gao nhất và là trùm khủng bố khét tiếng nhất của FBI sau vụ đánh bom Đại sự quán Mỹ năm 1998.

Trùm khủng bố bin Laden cũng là người đứng đằng sau vụ tấn công khủng bố làm rung chuyển nước Mỹ ngày 11/9, kể từ đó, FBI đã treo thưởng số tiền 25 triệu USD cho ai bắt được hắn hoặc giúp họ bắt được hắn.
Đến ngày 2/5/2011, Osama bin Laden đã bị tiêu diệt tại tư dinh của mình ở Abbottabad, Pakistan, trong một chiến dịch do lực lượng Đặc nhiệm của Hải quân cùng Cục Tình báo Trung ương Mỹ tiến hành theo mệnh lệnh của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Kể từ đó, gia tộc bin Laden không còn là tâm điểm của truyền thông thế giới cho đến khi xảy ra vụ một máy bay cá nhân do Công ty Salem Aviation, một công ty của Saudi Arabia có trụ sở tại Jeddah, do gia đình trùm khủng bố bin Laden sở hữu khiến 4 người thiệt mạng tại Anh ngày 31/7.
Trong số những người thiệt mạng có mẹ kế và một người chị gái của trùm khủng bố Bin Laden
__._,_.___

Posted by: levan anhnguyen 

Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông"




 
Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông"
Hồng Thủy
20140425154334-china-slowdown
1Hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu Châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.
supdo2
Giáo sư Bùi Mẫn Hân, ảnh : Aspenideas.
Giáo sư Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân từ đại học Claremont McKenna, thành viên cao cấp quỹ German Marshall, Hoa Kỳ ngày 27/8 bình luận trên The National Interest về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ có cứu được cả Biển Đông hay không. Ông nhận định, hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu Châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.

Cách đây không lâu, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện những thác thức cả về lực hấp dẫn lẫn những dự báo. Bất chấp những năm tăng trưởng mất cân bằng, Bắc Kinh đã dựa vào đầu tư để tăng sức mạnh nền kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Sự say xưa trong tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đã mang lại tỉ lệ nợ lên tới gần 300% GDP, một mức độ nguy hiểm đối với một nền kinh tế trên trung bình đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Bong bóng bất động sản có lẽ là lớn nhất thế giới đã hình thành nhưng mới chỉ bị rò rỉ chứ chưa sụp đổ hoàn toàn.

Tăng trưởng kinh tế tưởng chừng "bất khả chiến bại" này đã khuyến khích Bắc Kinh theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng nhưng cũng rủi ro nhất trong vài năm qua.
Nhiều thành viên trong giới tinh hoa Trung Quốc đã xem sự suy giảm của Hoa Kỳ và phương Tây là không thể đảo ngược, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc với họ là không gì cản nổi. Chính sự kiêu căng, ngạo mạn này đã dẫn đến việc Trung Nam Hải theo đuổi các chính sách kinh tế và an ninh mà chắc chắn sẽ chôn di sản của Đặng Tiểu Bình xuống mồ sâu.

Thay vì duy trì cách tiếp cận giấu mình chờ thời, Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều cam kết kinh tế ở nước ngoài và bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ đang có chủ trương xoay trục.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỉ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng Châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ Con đường Tơ lụa mới, một loạt tổ chức tài chính và các cơ cấu được thiết kế để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài, tích cực cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có như Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới.

Trong thế giới đang phát triển, Trung Quốc cũng đặt cược nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỉ USD từ năm 2005. Ở Châu Phi, Trung Quốc đầu tư và cho vay ước tính vượt trên 100 tỉ USD.
Đối mặt với một đối thủ được hậu thuẫn của 4 ngàn tỉ USD dự trữ ngoại tệ, tất cả những gì phương Tây có thể làm là lo lắng và công khai phàn nàn về sự phá hủy môi trường cũng như quyền con người mà Trung Quốc gây ra trong các dự án đầu tư ở nước ngoài.
supdo3
Tập Cận Bình
Các bước táo bạo nhất mà Trung Quốc đã thực hiện trong bối cảnh sức mạnh kinh tế rõ ràng và không có bất kỳ nghi ngờ gì đó là cách tiếp cận leo thang bành trướng thực hiện yêu sách lãnh thổ, hàng hải (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông.
Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã cố tình gác lại các tranh chấp khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm ở Hoa Đông và Biển Đông, những người kế nhiệm họ hiện nay ở Trung Nam Hải đã có cách tiếp cận đối đầu nhiều hơn với niềm tin (sai lệch) rằng, với sức mạnh phát triển nhanh chóng về kinh tế và quân sự, Trung Quốc không cần phải tôn trọng lợi ích và sự nhạy cảm của Hoa Kỳ cùng đồng minh, đối tác trong khu vực.
Kết quả là chỉ trong 2 năm qua, Trung Quốc đã leo thang gây hấn bằng cách đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) gây tranh cãi ở Hoa Đông và bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông.

Bây giờ động lực của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng dừng lại và điểm yếu của nó đã bộc lộ có thể thấy rõ, câu hỏi rõ ràng đặt ra là liệu Bắc Kinh còn có thể tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại diều hâu của mình hay không.

Căn cứ vào những hành vi của Trung Quốc trong quá khứ và những hạn chế cứng hiện tại, có vẻ như nếu có bất kỳ điều gì tích cực xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc thì đó sẽ là một chính sách ngoại giao bớt hung hãn hơn.
Tập Cận Bình lựa chọn chính sách đối ngoại mang lại những rủi ro lớn, trong khi chủ nghĩa thực dụng và thận trọng lại là cách làm việc của những người tiền nhiệm thời hậu Mao Trạch Đông.

3 người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều nhận thức rất rõ sự chênh lệch về sức mạnh giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Như vậy họ có những nhượng bộ chính sách đối ngoại đáng kể khi nền kinh tế yếu kém.
Đặng Tiểu Bình đã không để vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Mỹ - Trung, còn Giang Trạch Dân kiềm chế rất lớn trong vấn đề Đài Loan cuối thập niên 1990 để Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Trung Quốc vào WTO.

Nếu tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn đòi hỏi phải xuất khẩu nhiều hơn sang phương Tây, sẽ không thể tưởng tượng nổi rằng Bắc Kinh có thể thành công trong nhiệm vụ này khi tiếp tục chính sách bành trướng mạnh mẽ ở Biển Đông.
Đồng thời, sự suy giảm kinh tế trong nước cũng hạn chế đáng kể năng lực của Bắc Kinh để tài trợ cho các dự án kinh tế khổng lồ và nguy hiểm mà Trung Quốc theo đuổi ở các nước đang phát triển.

Với giá cả hàng hóa giảm và các luận cứ kinh tế không rõ ràng trong các dự án này, dư luận có thể mong đợi một làn sóng vỡ nợ trong những năm tới, nó sẽ làm Bắc Kinh lúng túng và kiểm tra năng lực của Trung Nam Hải có thể tiếp tục "rót tiền vào hang thỏ" đến bao giờ.
Quan trọng hơn, sự tiếp tục suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải bố trí lại nguồn lực tài chính hạn chế của mình để duy trì tăng trưởng trong nước, vì đảng Cộng sản Trung Quốc có giữ được quyền lãnh đạo hay không phụ thuộc vào điều này.

Tập Cận Bình sẽ buộc phải lựa chọn giữa "vinh quang ở bên ngoài" và sự sống còn của chế độ, không có gì nghi ngờ về việc ông sẽ lựa chọn cái nào. Vì vậy hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu Châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ, giáo sư Bùi Mẫn Hân bình luận.
Hồng Thủy



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tuesday, September 1, 2015

CƠN SÓNG THẦN KINH TẾ ỤP XUỐNG HOA LỤC.


On Thursday, August 27, 2015 7:16 AM, Hoa Thuong Thich Tue Minh <> wrote:



2015-08-27 5:42 GMT-05:00 alice dupond <>:



CƠN SÓNG THẦN KINH TẾ ỤP XUỐNG HOA LỤC.

     Sóng thần kinh tế phát mạnh vào năm 2008 tại Hoa Kỳ, gây cho đệ nhứt SIÊU CƯỜNG đành phải thoái trào từ CƯƠNG thành XÌU một thời gian trải dài từ đầu nhiệm kỳ tổng thống da đen đầu tiên là Barack Obama, kéo dài tới hơn nửa nhiệm kỳ thứ hai mà tình hình cũng chưa hồi phục, thường hì hục vay nợ, làm cho công chức ở Mỹ lo âu vì chính phủ chưa thông qua mượn nợ thêm khi lưỡng viện còn bàn cải. Những hy vọng, thổi phồng về” bàn tay phủ thủy” của một tổng thống da đen đã thành mây khói, nổi thất vọng của chính những người Mỹ, khi khám phá ra là Obama:
Nói thì nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu.
Kinh tế Mỹ vẫn cương xìu, chưa khôi phục.

     Sóng thần kinh tế Hoa Kỳ đã lan sang Âu Châu, làm cho khối LIÊN ÂU còn LÂU YÊN ổn, gần như tan rả khối nầy từ năm 2012, kéo theo tình trạng nợ nần, làm qua ngại theo những nước sử dụng đồng Euro. Trong số những nước Liên Âu thì Hy Lạp là yếu nhứt, kế là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý….là những nơi dể bị song thần kinh tế quật nhào. Tuy nhiên Hy Lạp chính là mắc xích yếu nhứt, vì trong thời gian qua, chính phủ nầy rơi vào tay các đảng cánh tả, mị dân, tiêu xài nhiều mà không lo” tích cốc phòng cơ”, trái lại ỷ vào” núi tiền Liên Âu” mà ai cũng biết xài hoài thì núi cũng sạt. Luật cùng tất biến, Hy Lạp trở thành khối” ung thư kinh tế” Liên Âu và bùng phát từ tháng 6 năm 2015 khi chính phủ khuynh tả vở nợ, thương lượng vay thêm, còn dân thì thề quyết là không thèm trả nợ qua cuộc trưng cầu dân ý. Do đó tình trạng vở nợ của Hy Lạp vẫn còn nằm trong vòng nguy hiểm cho Liên Âu, dính vô luôn những nước nào có quan hệ giao thương, thế là kinh tế khủng hoảng lan ra nhưng dịch Ebola, làm thiệt hại không nhỏ cho những nước có chung mậu dịch mà Trung Cộng chính là nước mang tham vọng bành trướng theo lối cộng sản, thêm vào truyền thống” cướp đất, đồng hóa dân” của Hán Tộc, trở thành” dáo Tàu đâm Chệt”, bài học lập lại thời vàng son thuộc địa, khi mà người Tàu khám phá ra thuốc súng đầu tiên vào thế kỷ thứ 9, tới năm 1232 mới hoàn hảo, người Tây Phương tới Tàu qua đường Tơ Lụa, học cách làm thuốc súng, mang về chế súng, sau nầy mang súng qua xâu xé Tàu thành nhiều mảnh vào thời Mãn Thanh. Nay thì chính Tàu áp dụng:” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” trong tương kế tựu kế là tạm thời hợp tác với kẻ thù là” các nước tư bản phản động Tây Phương”, lợi dụng thị trường (WTO), mậu dịch, tiền tệ, khoa học kỷ thuật (chính thức và chôm chỉa)…đã tạo cho Trung Cộng tiến lên thứ hai, sau Độc Cô Cầu Bại. Tuy nhiên người ta thường nói” lớn thuyền thì lớn song” nên càng ra xa, càng gặp sóng to là chuyện đương nhiên.

     Biển ” thị trường chứng khoán” bao la, nhiều trắc trở rất nhiều so với” rừng Nho biển Thánh” Khổng Tử mà người Tàu lội hoài, hàng ngàn năm vẫn chưa thoát khỏi” vũng lầy Khổng giáo”. Do đó chú Chệt tưởng bở, say men chinh phục, mang chủ trương xâm lược kiểu mới là dùng kinh tế để khuynh đảo toàn cầu, gây áp lực chính trị, di dân….là giấc mộng trở thành đệ nhứt kinh tế hoàn vũ, nhưng Trung Cộng lãnh đủ khi mà sở trường kinh tế thị trường là của Tây Phương, nên Tàu mang sở đoản” kinh tế quốc doanh” ra, như trứng chọi với đá, như Hà Bá ở sông ngòi mà dám khiêu chiến với Long Vương…thì từ chết tới bị thương thôi.
KÊ TÍNH quốc doanh, làm KINH TẾ.
QUẢN LÝ sai lầm, QUỶ LÁNG tiêu.

     Trung Cộng đã bị” phục binh kinh tế” khi tiến vào thị trường chứng khoán, là nơi biến hóa khôn lường mà bát quái đồ trận của Tàu cũng không thể sánh bằng. Khi gia nhập kinh tế, mậu dịch thế giới thì phải đưa đầu vô Wall Street là nơi mà Mỹ là vô địch thiên hạ với bí kíp trấn môn” đô la thần chưởng” và những” quái chiêu” vô cùng lợi hại như tay Trung Nguyên Nhất Điểm Hồng, khi vung kiếm đâm, địch ngả gục mà không thấy máu chảy, chỉ thấy” điểm màu đỏ” nơi vết thương. Khi đã cho con thuyền kinh tế, tiền tệ mạo hiểm vô” biển chứng khoán” ở Wall Street là khó tránh khỏi những cơn thịnh nộ” tiền tệ”, hay những địa chấn đâu đó, gây nạn” sóng thần chúng khoán” làm sập láng những nơi tiếp cận hay cơ sở yếu kém.

    Tình hình Hy Lạp vẫn còn mịt mù như bầy vịt lạc trong sương mờ, thì sóng thần chứng khoán ụp vô Trung Cộng, làm cho một số nước quan hệ mậu dịch như Úc cũng phải chới với, trong ngày Thứ Hai Đen 24-8-2105 mất trắng hơn 60 tỷ và ngày hôm sau phục hồi được 40 tỷ, nhưng vẫn còn lỗ, mất 1/3 là lớn, kéo theo đồng Úc Kim chỉ còn 1 Úc Kim =71 xu Mỹ.

     Trung Cộng mất nhiều mà chưa lấy lại, do nền tảng” kinh tế quốc doanh” vẫn còn cứng nhắc so với các nước dân chủ. Những tin xấu càng dồn dập, nay Trung Cộng thiếu nợ tới 28,000 tỷ Mỹ Kim và từ tháng 11 năm 2014 tới nay, ngân hành nhà nước cắt lãi xuất lần thứ 5, nay là 4.6%, điều nầy chứng tỏ là nền kinh tế Trung Cộng đang chập chờn trong KINH TÉ. Theo luật kinh tế, hể ngân hàng trữ kim mà cắt lãi xuất thì nền kinh tế suy thoái hay chậm lại, nhưng ở Úc, dưới thời đảng Lao Động cánh tả từ thủ tướng Kevin Rudd tới bà Julie Gillard, mỗi khi ngân hàng trữ kim cắt lãi xuất thì tổng trưởng ngân khố là Wayne Swan và bà tổng trưởng tài chánh gốc Hoa là Penny Wong rất là” hồ hởi phấn khởi” tuyên bố là” kinh tế phát triển” khiến các kinh tế gia Úc muốn về hưu cho xong…cho nên nước Úc có hai nhà điều hành kinh tế mà” đéo” hiểu kinh tế nên sau 6 năm cầm quyền, đảng Lao Động cánh tả để lại cho quốc gia gần 400 tỷ Úc kim nợ, dù khi thủ tướng John Howard bàn giao lại, ngân sách thặng dư 42 tỷ (trả hết nợ 96 tỷ do chính phủ Lao Động để lại từ thời Bob Hawke tới Paul Keating). Như vậy thì những người làm kinh tế chịu ảnh hưởng” xã hội chủ nghĩa” thường sai lầm nên quốc gia không phát triển. Bất hạnh là nước Việt Nam lọt vô tay những con khỉ làm kinh tế theo xã hội chủ nghĩa” dốt mà làm lớn như con khỉ ngồi trên bàn”.

      Mặc dù Trung Cộng bơm vào thị trường hàng trăm tỷ Mỹ Kim để cứu nhưng vẫn chưa ổn định trong khi đồng Yuan hạ giá, vàng cũng bấp bênh….lạm phát gia tăng, kéo theo giá sinh hoạt làm cho hơn 13,5 tỷ người ảnh hưởng. Thị trường đọa ốc cũng lăn lóc thê thảm theo triều cường và” thoái trào chứng khoán”, là xương sống của nền kinh tế” phong kiến đỏ”. Mặc dù đảng và nhà nước cố gắng dùng những biện pháp kích cầu, bạo lực như hù dọa những người tham gia chứng khoán bán tháo chạy dài để tránh thiệt hại, hay ép những người có của mua chứng khoán….tuy nhiên giới trung lưu là thành phần chập chửng bước lên” tư bản đỏ” cũng chới với khi nhìn thấy tiền của mình bốc hơi trên các bảng niêm yết chứng khoán.

Theo nguồn tin tại Hoa Lục thì nhà nước túng quá nên có biện pháp lấy tiền của giới hưu bổng để cứu chứng khoán. Tình hình nầy làm cho thế giới lo một, nhưng Tàu lo mười, vì kinh tế suy sụp là nguyên nhân đưa tới bạo loạn, là bài học lập lại vào cuối các triều đại phong kiến, khi thất mùa, tham những, giặc “ thiệt” nổi lên khắp nơi, là lúc thay đổi chế độ. Ngày nay thời thiên tử Tập Cận Bình cũng lan tràn tham nhũng, nội bộ đấu đá tranh quyền, kinh tế chao đảo…thì có thể bài học cũ lập lại, quét sạch” triều đại phong kiến đỏ” do Mao tiên đế thành lập từ năm 1949. Tàu chới với thì chư hầu thái thú Vẹm nên tự hỏi” ngày sau sẽ ra sao?”…Khi mà” thiên triều đổ, thái thú diệt”. Còn những thành phần trở cờ theo Vẹm thì hãy nhớ câu:

Một mai thái thú tiêu rồi.

Thành phần theo Vẹm biết thời ra sao?

Trương Minh Hòa-  ______



---------- Forwarded message ----------
From: Hoa Thuong Thich Tue Minh <>
Date: 2015-08-27 5:51 GMT+02:00
Subject: Thích Giác Đẳng:Cho tôi hỏi đôi lời về sinh hoạt của một nhà sư GHPGVNTN

Giác Đẳng lấy tiền của thập phương cúng cho em trai mua BA CHIẾC XE của hảng xe TOYOTA dealer để đem về Việt-Nam ?
Lấy tiền của BÁ TÁNH đem chia cho NĂM ANH EM cùng cha; khác mẹ của Giác Đẳng etc...nếu quả thật là một việc làm của Giác Đẳng không thể tha thứ được.
Chúng tôi đã có bài bình luận trong một tháng vừa qua; trước khi chúng tôi đi qua bên Canada để hướng dẫn cho khóa tu MƯỜI NGÀY. 
Khi trở lại Mỹ thì những lời tiên đóan của chúng tôi đã đúng như thật: GIÁC ĐẲNG đã lộ nguyên hình và kéo theo một đám đồng lõa. Chúng tôi đã tạm giấu tên.
Trong những ngày; tranh đấu chống lại sự đàn áp Phật Giáo của Ngô triều; chúng tôi đã vào sanh; ra tử, và bao nhiêu Tăng-Ni đã hy sinh; bao nhiêu Phật Tử đã liều chết cho Phật Giáo để có một GHPGVNTN do Ngài Quảng Độ lãnh đạo sau cùng. Nhưng; UBLPBVPG do cố HT Thích Tâm Châu lãnh Đạo; HT Thích Trí Quang ;Cố HT Thiện Minh bị CSVN đánh chết; cố HT Huyền Quang đệ IV Tăng Thống khởi xướng từ miền Trung vào Nam đa số 99% là Bắc tông lãnh đạo từ Bắc tới Nam. Chỉ có 1% phái Tiểu Thừa: Chùa Kỳ Viên /Bàn Cờ và Chùa Pháp Quang ở Cầu Bình Lợi/Gia-Định được gia nhập vào UBLPBVPG hay GHPGVNTN ra đời sau ngày 1 tháng 11 năm 1963 đến sau đó một năm bản hiến chương ra đời của GHPGVNTN được Hội Đồng Quân Nhân duyệt ký mà hầu hết các Thầy Bắc Tông lãnh đạo và làm việc trên toàn cõi nước VNCH từ Vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau.
Nhưng oái ăm thay GHPGVNTN/VPII/VHĐ lại đặt cho hai ông Huyền Việt và Giác Đẳng làm mưa gió trong GHPGVNTN/VPII/VHĐ mà người đứng giựt giây là Võ văn Ái nằm tại Paris ???.
Đất nước miền Nam bị Bắc phương xâm chiếm và đem thứ văn hóa đồi trụy của Tàu khựa vào tiếm đọat miền Nam gây quá nhiều tệ tṛang và hư thối não tṛang xuyên qua các tay Quốc doanh Sư đem qua những khẽ hở của những tên lãnh sự Mỹ kiếm tiền qua những tay móc nối; vì thế mà những SƯ nằm vùng thừa dịp bảo lãnh những SƯ QUỐC DOANH qua Mỹ móc nối đem tiền Mỹ về nuôi Đảng. Hay đem tiền về cho Đảng. Đảng cho lấy vợ ở Việt Nam, và qua Mỹ để cho mặt người Phật Tử để giảng hay kiếm tiền nhiều để đem về VN cả hai đều có lợi.

Việc cất lên tiếng nói của Alice Dupond là tiếng nói trung thực. Nên chúng ta cần đem mổ xẻ và phát tán đi xa hơn để cho mọi Phật Tử hiểu rõ vấn đề và nên mổ xẻ thêm.Vì GHPGVNTN là của đa số 99% là do công trạng của quý thầy Bắc Tông đứng lên đấu tranh; trong đó có HT tôi bị bắt cùng với cố HT Thích Hộ Giác trong đêm CSDC tấn công vào đêm 20 tháng 08 năm 1963 tại Chùa Xá Lợi; mà tôi là trưởng ban trật tự, và bị đưa về nhốt tại Rạch Cát Q.8 với nhiều Tăng-Ni bị nhốt tại đây.

Có lẽ đất nước Việt Nam ta đến thời mạt vận nên; đàn con đua nhau chửi bới; sát phạt từ trong nước ra tới hải ngoại; không chỗ nào là không bị thương đau cả thể xác; lẫn tinh thần; khiến tôn giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề quá nên Trời đã xui nên một cặp lé và lùn kết hợp thành GHPGVNTN/VPII/VHĐ nên mới kết hợp chưa được một niên kỷ lại phải kẻ què giò; người cụt cẳng; vì thủ lợi không đồng; nên tìm cơ hội tẩu tán tài sản ?
Chúng ta chờ xem sự việc của GHPGVNTN này sẽ đi về đâu ? sau khi TGĐ lui vào hậu cung. THV sẽ làm gì ? hay là THV sẽ mở một tử lộ cho TGĐ tìm cách chuồng êm ?
Wait and see.

2015-08-26 4:32 GMT-05:00 alice dupond <>:


BÁO ĐNG Đ :
QUÝ PHT T ƠI : COI CHNG VP II - VHĐ ĐÃ RƠI VÀO TAY CS ???


On Wednesday, August 26, 2015




HÀNH TUNG SƯ GIÁC ĐẲNG

Kính thưa quý Phật tử,

Đã có nhiều email, thư từ cùng những lời khen tặng tài năng Phật pháp cũng như năng khiếu của TT Thích Giác Đẳng, không phải kể từ ngày ông nhậm chức Quyền chủ tịch Văn Phòng 2 VHĐ mà trước đó Phật tử vùng Houston, Dallas chúng tôi ai cũng biết, cho nên tôi không làm mất thì giờ nhắc những tính đặc biệt của một nhà sư.

Anh em chúng tôi từng chú ý là không có một vị tăng nào đi nhiều như TT Thích Giác Đẳng, thầy rời chùa Pháp Luân nhiều mà chúng tôi thường không biết thầy đi đâu? Gặp ai ? Làm gì? Thầy hoạt động năm châu, bốn bể xứ nào cũng có dấu chân của thầy. Tự hỏi thầy làm gì ? Lợi lạc gì cho Phật tử tại Hoa Kỳ và cho GHPGVNTN trong những chuyến đi âm thầm này?

Đêm nằm gác tay lên trán, đau lòng xót dạ cho nguời ở lại, cho HT. Quảng Độ bị quản thúc trong một căn phòng nhỏ hẹp mà CS lưu manh đày đoạ Đức Tăng Thống và tăng ni trong nuớc. Hải ngoại thì CS thao túng chia rẽ cộng đồng Việt Nam tỵ nạn. Nào là hai hội Không Quân, hai Chu Văn An, hai Hai Bà Trưng, hai Phan Thanh Giản, hai Võ Bị Thủ Đức, hai Phật giáo Hoà Hảo. 3, 4 GHPGVN. Ai có chút trí tuệ cũng biết tại sao? Con nít sinh đẻ ở Mỹ thì không biết nên chúng nghĩ : the more the merrier ! Xứ tự do. Nhưng chúng ta đã đi tù tới khòm lưng, mất nhà, mất mắt, mất tay, mất chân, có anh còn mất vợ con thì làm sao chấp nhận thủ đoạn của CS, làm sao các anh quên miết ? Nó chia rẽ để cai trị, nó chia rẽ để tiêu diệt.

Hội nhau 5, 7 anh em uống trà rồi nghĩ tới trường hợp TT Thích Giác Đẳng.

Bây giờ nói về Thầy Giác Đẳng. 5 anh em của Thầy đều đi tu, 4 người được đưa ra nước ngoài đào tạo, ai cũng có cao học, ai cũng có chùa to, Phật tử nhiều, đệ tử hâm mộ, sùng bái.

Em trai của thầy là TT. Thích Trí Tịnh có cái chùa đồ sộ ở San Petersburg, Florida. Năm nay  nhân dịp lễ Dâng Y, thầy Trí Tịnh mời ba ông sư bên VN qua chơi, truớc khi về VN, ba ông nhờ một Phật tử đưa ra hãng bán xe (Toyota dealer) mua ba chiếc xe đem về VN ?

Xin thưa, chưa có sư nào thuộc về GHPGVNTN theo thầy Quảng Độ được đi ra ngoại quốc, chỉ có sư Quốc Doanh đi mà thôi. Thử nhìn đám tang sư Thích Giác Nhiên, búng một cái tóc là cả trăm tăng ni Phật tử được cấp visa theo ngài về Vietnam để đám ma tổ chức "hoành tráng" tại Saigon.

Tháng 7 vừa qua, Thầy Giác Đẳng rước 3 ông sư bên VN qua nhân dịp anh của thầy là thầy Thích Trí Chơn từ Ấn Độ sang để mở khoá tu học Phật Pháp tại chùa Pháp Luân thành phố Houston. Họ ở hotel Mỹ để tránh mắt người tỵ nạn CS. Trong những ngày đó, thầy Giác Đẳng đưa thầy Thích Trí Chơn đi giảng chung với sư quốc doanh ở Thiền Viện Mây Từ ? Ai cũng biết đó là trung tâm của nhóm Phật tử theo thầy Quốc Doanh sáng lập. Chưa bao giờ có một vị sư nào xuất thân từ Văn Phòng II VHĐ hay GHPGVNTN đến MâyTừ giảng cả. Chỉ có Phật tử của GHPGVNTN đến nghe vì Văn Phòng II không  giảng pháp ở chùa, vì Phật tử khao khát học Phật Pháp. Không ai ngạc nghiên hay trách Phật tử khi biết thành viên của GHPGVNTN của ngài Quảng Độ lại đi nghe Phật pháp từ những giảng sư thuộc Giáo Hội Quốc doanh.

Xin hỏi thầy Giác Đẳng, chúng tôi biết ông là một TT có tất cả những gì mà một nguời xuất gia bình thường không có. Đức Tăng Thống giao cho Ông chức vụ cao nhứt trong hàng tu sĩ tại Hải ngoại. Ngoài này HT. Thích Hộ Giác truyền thừa cho ông ngôi chùa Pháp Luân và những Phật tử đã từng theo ngài. Vì sự kêu gọi của GHPGVNTN và HT. Thích Quảng Độ mà Phật tử ở hải ngoại mới bỏ ra tiền tài, tinh thần, vật chất và thì giờ để cùng ông đi vận động xin tiền tạo dựng Ngôi Chùa Chung cho Văn Phòng II VHĐ.

Chùa vừa ra mắt tăng ni, Phật tử xong, là thầy đi miết. Đi không ai biết thầy đi đâu mà về thầy cũng không bỏ chút thì giờ ra giảng pháp, cứ như vậy mà chùa Phật Quang trở thành một cái nhà bất an. Hàng trăm người tới dự Lễ Khánh thành. Nay rút xuống vài chục người trong lễ Phật Đản hay Lễ Huý Nhật Đức Cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ! Mỗi chủ nhật có chừng một chục, mười lăm người ! Người ta đến thì bị sư cô của thầy hỏi han tò mò xem như chúng tôi là người của CS hay tay sai của Viên Lý. Bạn bè HO của tôi bên Denver cho biết sư cô ở chùa Phật Quang chưa thọ đại giới, mới là Sa di ni thôi, vậy mà thầy Giác Đẳng luôn luôn giới thiệu ni cô là Sư cô. Phải chăng để nâng cao thầy. Cũng như cô giáo Chi Huệ bên Dallas hay đi sát cạnh thầy, thầy giới thiệu cô là giáo sư. Chức vụ thầy phải cần nguời có bằng cấp cao đế phục vụ thầy ư ?

Tôi biết thầy Giác Đẳng tham vọng, nhưng dài dòng để nhắc cho thầy nhớ là thầy ở một địa vị cao lắm. Điều tôi muốn hỏi đây là động lực nào đưa thầy vào ngõ bí để thầy không khâm tuân VHĐ ? Thà không báo cáo tài chánh để rồi phải từ chức Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II VHĐ. Chúng ta ai cũng biết từ Quyền chủ Tịch đến Chủ tịch không bao xa và một ngày nào Đại Lão HT. Thích Quảng Độ ra đi, thầy sẽ lên cao như diều gặp gió.

Động lực nào đưa đẩy thầy làm tan nát Văn phòng II VHĐ ? Hay chính thầy làm cho Văn Phòng II tan nát?

Mong thầy và Nhóm Riêng của thầy tự hỏi nhau, tự trả lời. Và trả lời cho chúng tôi được biết.

A Đi Đà Phật.

Tâm Thảo Huỳnh Ngọc Hiếu










__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

TRUNG QUỐC SẼ SỤP ĐỔ VÌ THAM VỌNG TẬP CẬN BÌNH



---------- Forwarded message ----------
From: giao tran



           TRUNG QUỐC SẼ SỤP ĐỔ VÌ THAM VỌNG TẬP CẬN BÌNH

          Nguyễn Cao Quyền

Trung Quốc tiến vào thế kỷ 21 với một tâm trạng vừa vui mừng vừa lo sợ,  Vui mừng vì trong những năm tháng gần đây uy tín của quốc gia này có chiều hướng đi lên.  Lo sợ vì thực trang kinh tế phát triển quá mau lẹ.  Phản ứng phụ nguy hiểm nhất của tốc độ phát triển nhanh trong một xã hội có nền chính trị độc tài và có thu nhập chỉ đủ sống là sự xuất hiện ngày càng trầm trọng của hố cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, và của nạn tham nhũng đe dọa sự sống còn của chế độ.
Những người lãnh đạo Trung Quốc ý thức đầy đủ mối nghuy hiểm nói trên và đang tìm cách hóa giải.  Còn người dân Trung Quốc thì hy vọng là với các thế hệ lãnh đạo thứ tư,  thứ năm… (ba thế hệ trước là do Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang trạch Dân đại diện) Trung Nam Hải sẽ có không gian chính trị rộng rãi hơn để có thể dân chủ hóa một cách tiệm tiến, hầu tránh một cuộc nổi dây của qaần chúng.
Trung Quốc là quốc gia có một dân số và kích thước của một tiểu lục địa.   Phần đất này, ngày nay, không còn sống biệt lập nữa, mà đã hội nhập gần như toàn vẹn vào sinh hoạt của thế giới.  Cho nên những gì đã và đang xảy ra tại Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến phần còn lại của nhân loại.
Việc tìm hiểu những chuyển biến chính trị đó rất cần thiết cho việc tiên liệu vấn đề an ninh và cuộc sống hòa bình của các dân tộc khác.  Cho nên, trong những đoạn viết tiếp theo, một số ý kiến sẽ được đóng góp với ước mong làm rộng dư luận cần quan tâm. Xin mời qúy độc giả đọc tiếp.
Trung Quốc dưới ba triều đại cộng sản đầu tiên
Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949 và có công thống nhất đất nước nhưng ông ta đã gây nạn đói trong các năm 1959-1961 và phát động Cách Mạng Văn Hóa trong 10 năm tiếp theo, làm nhiều triệu người chết.  Chiến tranh quốc-cộng tại Trung Quốc đã được thuật đi thuật lại nhiều lần, nên ở đây chỉ xin nhắc lại một số thông tin ít được phổ biến.
Năm 1948 khi đưa quân lên đánh chiếm căn cứ Mãn Châu, quân Quốc Dân Đảng của Tưởng dần dần xa cách Mỹ vì không được Mỹ viện trợ nữa.   Cuối năm 1948 Tưởng cho vợ là Tống Mỹ Linh sang Mỹ cầu viện nhưng Mỹ lờ đi không đáp ứng.  Cuối năm 1949  Tưởng thua và phải mang 2 triệu quân chạy ra đảo Đài Loan.  Ngày 1/10/1949 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô ở Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh.
Dư luận Mỹ chỉ trích và lên án tổng thống Truman đã để cộng sản chiếm Trung Hoa.  Joe Mc Carthy cho rằng việc ngăn chặn Tàu bành trướng cần phải chi viện nhiều và lâu dài hơn nữa.  Câu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa chưa bao giờ được trả lời công khai.  Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Truman từ 70% tụt xuống còn 30%.  Bộ trưởng ngoại giao Mỹ thời Truman bị đánh giá thấp.  Việc để mất Trung Hoa đưa đến nhiều hậu quả thảm khốc.
Năm 1950 Nga và Trung Cộng giúp Bắc Hàn xâm lược Nam Triều Tiên.  Mỹ phải đưa quân sang can thiệp.  Chiến tranh tiếp diễn mãi tới tháng 7/1953  mới chấm dứt.  Cũng từ  1950 Mao giúp Việt Minh chống Pháp thắng lợi.  Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ tháng 5/1954 nên đất nước Việt Nam bị chia đôi.  Mỹ phải nhảy vào bảo vệ và xây dựng miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng cho đến năm 1973 cuộc chiến mới ngã ngũ.  Mỹ đã phải rút lui trong “danh dự” khỏi miền Nam VN và chiu mang tiếng với đồng minh và thế giới.  Đó là những viêc xảy ra trên bình diện quốc tế.
Tại quốc nội Mao hăm hở lên kế hoạch Đại Nhảy vọt làm 37,5 triệu người chết đói.  Chết nhiều nhất xảy ra tại An Huy. Cam túc, Hồ Nam, Tứ Xuyên nhưng không ai dám lên tiếng.  Lầm lỗi này khiến Mao mất chức vụ chủ tịch nước.  Đó là một vụ chết đói lớn nhất lịch sử Trung Hoa.  Đói đến nỗi tại nhiều nơi người ta ăn thịt trẻ em bằng cách đổi con cho nhau  để tránh phải chứng kiến cảnh tượng ăn thịt chính con mình.
Vụ chết đói vừa chấm dứt thì Mao phát động cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa để trà thù những người buộc ông phải từ chức.  Chém giết lại xảy ra liên tục thêm 10 năm nữa và làm thêm 20 triệu nhân mạng phải hy sinh.
Như vậy, trong suốt 26 năm cầm quyền Mao đã giết hại 60 triệu dân và kéo lùi nước Tàu về thời Trung Cổ.  Mao đã biến nước Tàu thành một địa ngục đói khổ và tang thương thê thảm nhất.  Một người phạm tội ác chống nhân loại mà vẫn được ca tụng và sung ái  như Mao thì thật là một điều quái gở chỉ có thể có ở bên Tàu.
Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 và mất năm 1997.  Sau khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay được một thời gian ngắn thì Đặng Tiểu  Bình dần  dần nắm quyền kiểm soát cả đảng cộng sản và xã hội Trung Hoa.  Năm 1978 ông đưa đất nước ông vào kỹ nguyên cải cách “mở cửa”.  Năm 1979  ông sang thăm Mỹ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước  và ngay sau đó dạy cho Việt Nam một bài học nằm trong chính sách ngăn chặn ảnh hưởng Nga tại Đông Nam Á.
Cuộc biểu tình khổng lồ tại Thiên An Môn đã diễn ra dưới thời Đặng Tiểu Bình.  Nhiều người tin rằng ông ta đã nhúng tay vào máu trong cuộc thảm sát phong trào tại quảng trường này.  Sau biến cố họ Đặng rút khỏi chính trường.  Thiên An Môn gây chia rẽ trong đảng và quân đội, giữa hai phe bênh và chống.
Theo ước lượng của Mỹ có khoảng từ 4000 người đến 6000 người bị giết.  Khối Xô Viết ước tính có 10.000 người bị giết và khoảng 30.000 người bị thương.  Bằng chứng cho thắy rõ là những người công sản da vàng đã sẵn sàng dùng quân đội của họ bắn giết đồng bảo ruột thịt để bảo vệ địa vị của Đảng một cách mù quáng.
Giang Trạch Dân sinh năm 1926.  Ông là người được Đặng Tiểu bình chọn ra thay thế và trở thảnh lãnh đạo tối cao vào thập niên 1990.  Đặng Tiểu Bình chuyển hết quyền hành cho Giang Trạch Dân.  Chính sách mở cửa của Đặng rất khôn ngoan khiến nền kinh tế của Trung Quốc tiến nhanh và mạnh trong vòng ba năm.
Dưới thời Giang tệ nạn tham nhũng gia tăng như vũ bão.  Doanh nghiệp nhà nước đóng cửa nhiều.  Quan chức tham nhũng lấy đi 10% GDP của Quốc gia.  Tỷ lệ tội phạm phát triển chưa từng thấy tại các thành phố.
Năm 1999, Pháp Luân Công, một môn pháp tu dưỡng cơ thể và tinh thần tại Hoa Lục bị Giang Trạch Dân chỉ đạo đàn áp một cách dã man.  Tổng cộng có khoảng 7000 nạn nhân bị bắn giết hoặc tra tấn cho tới chết.
Bộ ngoại giao Canada thu thập nhiều bằng chứng tố cáo Trung Cộng cho mổ gan và thận tử tù đem bán với giá cao.  Tội ác tầy trời này được coi là chưa từng có trên trái đất.  Giang bị coi như người đàn áp diệt chủng Pháp Luân Công và bị kết án tù tại 17 quốc gia trên thế giới.  Nếu Giang đến các nước này y sẽ phải đối mặt với 20 năm tù giam vì tội diệt chủng nói trên.
Năm 2002 Giang nhường chức cho Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư đảng.  Các lãnh đạo cộng sản của Tầu từ Mao, Đặng cho đến Giang toàn là những tên uống máu người không tanh.  Bọn này giết hại đồng bào mình và bị cả thế giới, nhất là Tây Phương  khinh bỉ, ghê tớm và coi như thú vật.
Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ tư 
Hồ Cẩm Đào thuộc thế  hệ lãnh đạo thứ tư.  Ông sinh năm 1942 và tốt nghiệp đại học hạng ưu.  Sau khi đươc Giang Trạch Dân nhường ngôi, ông làm chủ tịch nước từ năm        2003 tới năm 2013.
Tự do hóa tư tưởng là làn sóng thứ ba được Hồ Cẩm Đào phát động vào thời gian Đại Hội 17 (tháng 10//2007) của đảng cộng sản Trung Quốc.  Làn song thứ nhất ám chỉ cuộc vận động mang tên “Thực hành là điều kiện duy nhất của sự thật” nhằm dẹp bỏ chủ thuyết Mao-Ít.  Làn sóng thứ hai, được đưa ra trong dịp Đặng Tiểu Bình đi khảo sát miền Nam năm 1992 , là thời gian áp dụng kinh tế thị trường.
Đại Hội 17 đưa ra lộ trình cho tương lai Trung Quốc.  Mục tiêu của thời kỳ này là xây dựng một “xã hội hài hòa” và phương tiện để đạt mục tiêu đó là chủ nghiã “dân chủ xã hội”.  Tính cho đến ngày nay, thời gian này là thời gian duy nhất dân Tàu được hưởng sự an bình và không có chém giết hoặc tù đầy ghê tởm trong nội bộ.
Theo Hồ Cẩm Đào, phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng ưu tiên cao nhất.  Không có phát triển kinh tế Trung Quốc không thể khắc phục được những khó khăn đang phải đối phó hiện nay.  Trung Quốc phải tiếp thu nhãn quan khoa học, nghĩa lả phải nhắm tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã nội.
Quan trọng hơn cả là phát triển phải hướng vào nhân dân.  Nói khác, chế độ phải mang tính xã hội chủ nghĩa nhân đạo.  Chỉ khi nào phát triển hướng về nhân dân thì mục tiêu xã hội hài hòa mới có khả năng thực hiện.
Dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc quan tâm khảo sát sự thực hành dân chủ xã hội ở Âu Châu.  Tuy nhiên với mặc cảm tự tôn Đại Hán, giới lãnh đạo đảng vẫn không chấp nhận hệ thống đa nguyên và vẫn tiếp tục tìm kiếm xem có cách nào đề một đảng chính trị có thể đại diện cho những quyền lợi kinh tế và xã hội khác nhau.
Một chế độ chính trị chuyên chế và một sự thịnh vượng kinh tế nhất định, vẫn có thể cùng xuất hiện trong một thời gian nào đó, như là điều đang xảy ra tại Trung Quốc hiện nay, nhưng sự thịnh vượng này sẽ không lâu dài.  Thiếu ba yếu tố hiện đại hóa Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được cấp độ phát triển tiếp theo.
Ba yếu tố đó là : thứ nhất, hiện đại hóa nhà nước thành một thiết chế bền vững, hiệu qủa, không phụ thuộc vào cá nhân con người; thứ hai, chế độ phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chỉ xuất phát từ luật pháp, đảng cầm quyền không được ngồi lên trên pháp luật; thứ ba, lập một hệ thống ràng buộc ràng buộc trách nhiệm của chính quyền.
Chế độ pháp trị và hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền không phải là những giá trị phương Tây.  Không có những giá trị này thì không thể có hiện ̣đại hóa theo  đúng nghĩa của ngôn từ này.
Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm
Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm.  Ông sinh năm 1953 và đậu tiến sĩ luật.  Tháng 10/2010 Tập được bầu làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương.  Ngày     15/11/2012 Tập được bầu làm tổng bí thư, rồi ít lâu sau lên làm chủ tịch Quân Ủy.  Ngày       13/3/2013 ông được bầu làm Chủ Tịch Nước.
Kể từ thời Mao đến nay chưa có một cá nhân lãnh đạo nào lại thâu tóm nhiều quyền lực vào trong tay một cách nhanh chóng như Tập Cận Bình.  Chưa có một lãnh đạo nào lại thúc đẩy một chương trình trọn vẹn phục hồi các giá trị cũ và sức mạnh thô bạo của đảng cộng sản như Tập Cận Bình đang làm.  Tại Trung Quốc hiện nay, những nhà tranh đấu ôn hòa cho một xã hội dân sự cũng bị nghiêm trị, khiến phải im tiếng.  Tập đang được gọi bằng mọi thứ tên, từ một nhà “độc tài mới” đến một “hoàng đế mới” của thời hiện đại.
Từ khi lên ngôi đến nay Tập đã bỏ tù những đối thủ chính trị của mình trong một chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn được mệnh danh là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”.  Chiến dịch này đã gieo sợ hãi và gây bất ổn tâm lý trong các cấp đảng viên từ thấp đến cao.  Hàng trăm quan liêu tham nhũng đã bị tống giam và mấy chục tỷ đô la tài sản tham nhũng đã bị tịch thu.
Một vị tướng có nhiều uy danh, tên Từ Tài Hậu, đã bị tống giam.  Một chính khách có thế lực nhất nhì trong nước tên Chu Vĩnh Khang cũng đã bị Tập tóm cổ và đem ra xử tội trước tòa án.  Dân chúng hoang mang tự hỏi “Nếu Tập có thể triệt luôn cả Chu Vĩnh Khang thì ai là người có thể thoạt khỏi bàn tay hung hãn của Tập ?”
Sự trỗi dậy của Tập Cận Bình được coi như một bước ngoặt vì ông đã xóa bỏ mô hình lãnh đạo tập thể của Đặng Tiểu Bình.  Theo mô hình này các quyết sách phải được thông qua do sự đồng thuận của chín ủy viên trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị rồi mới được đem ra thi hành.  Như vậy là để tránh dẫm lại tệ sùng bái cá nhân hay một cuộc Cách Mạng Văn Hóa thứ hai như dưới thời Mao cai trị.
Mặc dầu có người cha bị Mao Trach Đông hành hạ và bỏ tù nhưng Tập vẫn hướng đến Mao để tìm nguồn khích lệ.   Trong một tập tiểu luận xuất bản gần đây, Tập đòi hỏi các đảng viên không được từ bỏ tinh thần Mao Trạch Đông.  Tập đã đăng đàn diễn thuyết nhiều lần  để khẳng định : “vai trò của thủ lĩnh số một là then chốt”. 
Sáu cơ quan cao nhất trong Bộ Chính Trị được tái cơ cấu năm 2012.  Tập cầm đầu cả sáu cơ quan đó.  Nhờ thế mà ông đã có cơ hội đưa kẻ cựu thù không đội trời chung là Bạc Hy Lai ra xét xử.  Ông không chỉ nói mà còn hành động.  Báo chí Trung Quốc mô tả ông là một người xay mê quyền lực.
Trong khi lời khuyên của Đặng Tiểu Bình, là cả nước phải ẩn mình đề chờ đợi thời cơ, vẫn còn văng vẳng bên tai, thì Tập tin rằng những năm tháng ẩn mình đã qua rồi.  Tập muốn cùng với Mao và Đặng họp thành một bô ba lãnh tụ vĩ đại được nhân dân Trung Quốc và thế giới muôn đời kính phục.
                                                                                                *
Điểm qua lịch sử Trung Quốc ta thấy tham vọng nói trên của Tập Cận Bình chỉ là một tham vọng hồ đồ.  Tham vọng này xuất phát từ tính kiêu ngạo Hán Tộc.   Cố tật này đã kìm hãm dân tộc Trung Hoa không cho họ phát triển thành một cường quốc cùa thế giới.
Thật vậy, qua các triều đại của lịch sử Trung Quốc, ta thấy tính kiêu ngạo Hán Tộc đã là nguồn gốc của chiến tranh.  Chiến tranh liên tục từ đời này qua đời khác khiến nên kinh tế không thoát khỏi ngõ bí và đất nước nghèo nàn lạc hâu.  Cuối cùng Trung Quốc đã bị Tây Phương xâu sé và  phải chịu thân phận chư hầu cách đây hơn một thế kỷ.
Đến nay, khi  Mao Trạch Đông có cơ hội giải phóng và thống nhất đất nước thì cũng chỉ vì cái tật xấu này mà Mao đã giết chết 60 triệu sinh linh và làm tiêu tan đất nước.  Đặng Tiểu Bình tuy có khôn ngoan vực lại được nền kinh tế, nhưng với cái tính kiêu ngạo đó  vẫn giữ trong đầu, Đặng không cho Trung Quốc thoát khỏi gông cùm độc trị để trờ thành dân chủ.  Hồ Cẩm Đào  thông minh đưa ra sách lược cứu vãn tình thế nhưng sách lược này lại đang bị Tập Cận Bình sé bỏ.

Trong mấy thập niên gần đây, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, đã ồ ạt đầu tư vào Hoa Lục đề hưởng lợi vì nhân công rẻ.  Mỹ và Âu Châu ấu trỉ cho rằng khi nển kinh tế trở nên khá giả thì Trung Quốc sẽ từ bỏ chế độ cộng sản, nhưng việc đó vẫn không thể xảy ra.  Nhiều dư luận sốt ruột cho rằng đây là một sai lầm lớn vì Mỹ đã nuôi Trung Cộng cho béo để họ trở thành kẻ thù, là mối đe dọa cho toàn thế giới.
Tuy nhiên nếu căn cứ vào những nghiên cứu vững chắc hơn thì phải nói rằng còn khá lâu Trung Quốc mới có thể trở thành nguy hiểm.  Việc Trung Cộng có thể gây chiến tranh vào lúc này chỉ là một huyễn tượng.  Thứ nhất, Trung Cộng đang bị bao vây chặt chẽ bởi các nước xung quanh, Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thứ hai, nhất cử nhất động của Bắc Knh thường xuyên bị Ngũ Giác Đài theo dõi xát xao và sẵn sàng ứng phó.
Trung bình cải tổ một nền văn hóa phải cần từ vài thế hệ đến vài thế kỷ, mà Tập thì chỉ mới lên ngôi được có vài năm và chỉ còn trụ được nhiều nhất là vài năm nữa tại vị thế hiện nay.  Như vậy, dù cho tham vọng có lớn đến đâu, y cũng không có đủ thời gian để thực hiện.
Thêm nữa, lời khuyên của Đặng Tiểu  Bình vẫn chưa mất hết giá trị.  Tập còn rất nhiều việc phải làm ở trong nước trước khi có thể gây rắc rối với các nước xung quanh và thế giới.  Nước Tàu tuy đã có đôi chút tiến bộ về kinh tế nhưng chưa thể nói là đã trở thành một quốc gia hiện đại để có thể hành động như một siêu cường trong thế giới hiện nay.
Tập còn phải chiêm nghiệm sâu sắc hơn nữa và đọc đi đọc lại nhiều lần bài học về sự sụp đổ cũa Liên Xô.  Lúc này việc quan trọng nhất phải làm là lo cho nhân dân Hoa Lục học tập nếp sống văn minh để khỏi bị thế giới khinh bỉ.  Đó là một việc phù hợp với khả năng lãnh đạo của Tập và thực tế của đất nước.  Những việc vượt quá sức mình hãy để cho các thế hệ nối tiếp phụ trách, theo đà tiến và đòi hỏi của lịch sử.
Ngày nay, dưới ảnh hưởng của hai hiện tượng toàn cầu hóa và hiện đại hóa, sách lược bành trướng bằng con đường chiến tranh và bạo lực đả chấm dứt.  Trước mắt chỉ còn lại con đường hòa bình và dân chủ./.








__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Quả bóng nợ Trung Quốc căng thêm



 
Quả bóng nợ Trung Quốc căng thêm
Ngô Nhân Dụng
20140425154334-china-slowdown
Lên ngôi từ năm 31 trước Công Nguyên, hoàng đế La Mã Augustus cho đúc tiền thật nhiều, đồng tiền mang hình ảnh oai phong của ông, người đã mở mang đế quốc La Mã rộng gấp đôi, xóa bỏ chế độ Cộng Hòa.

 Các đồng tiền đúc ra cũng cho phép ông chi tiêu thoải mái, xứng đáng với một triều đại huy hoàng. Nhưng Augustus có thể coi là một người đầu tiên đã thi hành một chính sách “phát triển kinh tế bằng cách gia tăng khối lượng tiền tệ lưu hành.” Ông nới lỏng tín dụng, ấn định lãi suất thấp, chấp nhận lạm phát, để giá cả tăng lên kích thích công việc buôn bán làm ăn. Quá trình này có hiệu quả, ít nhất cho đến năm 10 TCN các khó khăn mới xuất hiện.

Người nối nghiệp là Tiberius phải cứu chữa nền tài chánh bằng cách thay đổi hoàn toàn, áp dụng một chính sách khắc khổ, tiết kiệm. Giá cả xuống, nhiều người vỡ nợ, gia sản bị chủ nợ tịch biên bèn thưa kiện, và không ai còn muốn cho ai vay tiền nữa. Khi một nghị sĩ báo cho một ngân hàng ông sắp đến rút tiền lớn, ngân hàng tuyên bố phá sản. Nhiều người đi rút tiền, thêm nhiều ngân hàng phá sản. Cơn sốt phá sản lan từ La Mã đi các địa phương, Lyons, Carthage, Corinth ở Hy Lạp, và Byzantium ở Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ. Sau cùng, Tiberius phải quay ngược chiều lần thứ hai, đem công quỹ phát tiền cho các ngân hàng, bắt các ngân hàng phải lấy lãi suất rất thấp suốt ba năm, có khi bằng zero!

Giáo Sư Michael Pettis, đang dạy kinh tế tại Bắc Kinh đã nhắc lại câu chuyện trên năm 2009, để cảnh báo chính quyền Trung Cộng không nên thả lỏng cho các món nợ công và tư ngày càng lớn lên trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông Pettis cũng nhắc lại tấm gương nước Mỹ; chính sách thả lỏng tín dụng, cho vay dễ dàng từ năm 2001 đã đưa tới cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế từ năm 2007.

Với tổng sản lượng nội địa (GDP) hơn 10 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, tổng số nợ ở Trung Quốc hiện nay lớn gần gấp ba, lên tới 28 ngàn tỷ đô la.
Vào năm 2008 tỷ lệ nợ trên GDP ở nước Tàu chỉ là 100%; rồi tăng lên từ chương trình kích thích năm đó, do phản ứng của Bắc Kinh khi kinh tế thế giới rơi vào cơn khủng hoảng, phát xuất từ cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ năm 2007, lan sang Châu Âu. Bắc Kinh đã bơm 800 tỷ mỹ kim làm thuốc ngừa, nhờ thế kinh tế Trung Quốc không bị suy thoái, tăng uy tín “kinh bang tế thế” của “mô hình Trung Quốc.”
Nhưng số tiền “kích thích” đó được sử dụng như thế nào? Hầu hết dùng trong “thế võ trấn sơn” của đảng là xây dựng, xây dựng, xây dựng. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước được vay nợ với lãi suất thấp đổ tiền vào xi măng, thép, nhôm, xây dựng thật nhiều. Số nhà cửa, xưởng máy, đường, cầu, phi trường, hải cảng gia tăng. Từ đó quả bóng địa ốc phồng to, căng lên dần dần dọa nổ.

Bắc Kinh đối phó với cơn khủng hoảng địa ốc bằng cách chuyển trọng tâm qua thị trường chứng khoán. Trong lúc hạn chế bắt ngân hàng bớt cho vay tiền để xây nhà, các ngân hàng do nhà nước sai bảo được lệnh đem tiền cho các nhà đầu tư mua chứng khoán. Ðồng thời, guồng máy báo đài cùng thúc đẩy việc làm giầu bằng chứng khoán. Không cần lệnh từ cấp trên, các nhà báo đã có thể viết bài ca tụng các công ty hay các người đầu tư, khi nhận được các phong bì, tạo nên ảo tưởng những cách làm giầu nhanh chóng.

Hậu quả là quả bom nợ lớn lên trong thị trường địa ốc đang bị kìm hãm lại được tăng thêm với những món nợ mới trong giới đầu tư chứng khoán. Một nền kinh tế không thể sống bằng nợ mãi mãi. Khi các món nợ tăng lên, sẽ tới lúc chúng tác hại. Ðó là bài học kinh tế của hoàng đế Augustus hơn 2000 năm trước.
Tỷ lệ tổng số nợ ở Trung Quốc lớn bằng 280% GDP đáng lo ngại, nhưng tốc độ gia tăng của các món nợ còn là những tín hiệu báo động mạnh hơn nữa. Năm 2010, số nợ của các công ty tư và các cá nhân ở Trung Quốc đã tăng lên một số tương đương với 35% GDP. Ðể so sánh, chỉ cần nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ở Nhật Bản những năm 1990 phát nổ khi số nợ tăng lên một năm lớn bằng 25% GDP. Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2007 khi tổng số nợ tăng thêm lớn bằn 15% GDP.

Các cơn khủng hoảng gần đây và phương cách cứu chữa lúng túng của chính quyền Bắc Kinh khiến không những người Trung Hoa mà cả thế giới đặt câu hỏi không biết họ có khả năng đưa nền kinh tế đi xuống một cách nhẹ nhàng, hay là sẽ gây đổ vỡ lớn.

Gần hai tháng trước, các thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến đã xuống giá đột ngột, Bắc Kinh tìm cách nâng lên giá cổ phiếu với nhiều biện pháp không bình thường: Ra lệnh người mua không được mua, người bán phải ngưng bán, và đưa thêm tiền cho người ta vay để mua cổ phiếu! Trên thế giới chưa có một chính phủ nào can thiệp vào giá cả trên thị trường chứng khoán như thế!
Nhưng các giải pháp bất thường này mất hiệu lực. Giữa Tháng Tám, sau khi đã hạ giá đồng nguyên trong hai ngày liền, tới ngày Thứ Tư, Ngân Hàng Trung Ương phải tăng giá để chặn không cho tiền xuống quá thấp. 

Từ ngày Thứ Hai, 24 Tháng Tám, Chỉ số Thượng Hải lại tụt xuống, trong hai ngày mất 8.5%, rồi 7.6% và sau khi Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã cắt lãi suất vẫn mất thêm 1.3% nữa. Tổng cộng giá trị các công ty Trung Quốc đã giảm 42% kể từ giữa Tháng Sáu, gần 5 ngàn tỷ Mỹ kim biến mất, các nhà đầu tư nhỏ cháy túi!

Ðể cứu vãn thị trường chứng khoán lần thứ nhì, Nhân Dân Ngân Hàng lại cắt lãi suất một phần tư điểm, xuống 4.6% một năm, và cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay nhiều hơn bằng cách giảm bớt số tiền dự trữ bắt buộc xuống 18%, giảm bớt nửa điểm. Cả hai biện pháp nhằm giúp các ngân hàng cho vay dễ dàng hơn, có thể đưa thêm tiền cho những người muốn vay để mua cổ phiếu. Chỉ cần giảm 0.50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng cho phép các ngân hàng cho vay thêm 678 tỷ đồng nguyên, tương đương với 106 tỷ đô la. Trong ngày Thứ Năm, 27 Tháng Tám, cơn sốt hạ nhiệt độ, thị trường Thượng Hải tăng lên được 5.3%.

Chính sách thả lỏng tín dụng này có thể giúp thị trường chứng khoán ổn định trong ngắn hạn nhưng sẽ khiến cho quả bom nợ càng nguy hiểm hơn. Người ta có thể kéo dài thời gian chờ bom nổ, nhưng nếu không tìm cách tháo ngòi thì cơn nguy biến sẽ tới.
Chưa có xã hội nào thoát khỏi hậu quả tai hại khi thả cho quả bóng nợ tăng lên mãi, Ðế quốc La Mã năm 10 trước Công Nguyên; Nhật Bản năm 1990, nước Mỹ năm 2007, đó là những bài học đắt giá.

Cả thế giới đang theo dõi tình hình kinh tế nước Trung Hoa vì tất cả các nước hiện nay đang liên hệ chặt chẽ với nhau. Trung Quốc đã từng nhập cảng 58% số quặng sắt, 58% số đậu nành, 31% số đồng thau, 15% số dầu lửa trên thế giới. Tất cả những nước cung cấp tiếp liệu cho hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ cùng xuống dốc với khách hàng của họ. Những nước này gồm từ Brazil qua Thổ Nhĩ Kỳ, tới Phi Châu. Công nghiệp Ðức bán máy móc cho các xí nghiệp Tàu đã chứng kiến số bán giảm 5% từ đầu năm tới nay.

Nước Mỹ có lẽ bị ảnh hưởng nhẹ nhất. Số thu trong nhờ giao dịch với Trung Quốc của các công ty Mỹ trong chỉ số SP500 chỉ lớn bằng 2% tổng số bán của họ trên toàn thế giới. Số xuất cảng từ Mỹ sang Tàu chỉ bằng 1% GDP; nếu có giảm bớt 10% thì cũng không đáng lo. Chủ tịch công ty Apple mới họp nhân viên thông báo rằng chi nhánh ở Trung Quốc vẫn yêu cầu gửi thêm hàng, mặc dù số điện thoại di động bán ở Trung Quốc đã giảm! Nhưng khi kinh tế các nước ở Châu Mỹ La tinh, Châu Âu, Châu Á xuống thì họ cũng chính là những khách hàng của Mỹ! Cho nên nước Mỹ cũng khó bình chân như vại!



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List