Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, July 24, 2017

Trang Lê mới nhất kiếp sau xin đừng làm người Việt Nam

Kinh Tế Chính Trị Học của “Quân Doanh”



Image en ligne

Kinh Tế Chính Trị Học của “Quân Doanh”

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2017-07-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một cửa hàng của Viettel, công ty của quân đội, ở Hà Nội. Hình chụp hôm 28/4/2014
Một cửa hàng của Viettel, công ty của quân đội, ở Hà Nội. Hình chụp hôm 28/4/2014
AFP
Kinh Tế Chính Trị Học của “Quân Doanh”
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

Giới chức lãnh đạo và cả dư luận Việt Nam đang có cuộc tranh luận về vai trò của Quân Đội trong kinh tế, cụ thể là Quân Đội có nên kinh doanh hay không. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chủ đề này, từ những giác độ mở rộng.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, tại Việt Nam ngày nay đang có nhiều cuộc tranh luận ở trong và ngoài chính quyền về việc quân đội có nên làm kinh doanh hay không. Vụ tranh luận có thể bùng lên từ những tranh chấp liên quan đến đất đai ở Đồng Tâm hoặc đến việc sân golf bên phi trường Tân Sơn Nhất đang cần mở rộng, nhưng thật ra đã manh nha từ lâu. Để rộng đường dư luận, xin đề nghị ông phân tích cho vấn đề này từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đi từ một chân lý thực tế là mọi chính trị gia đều nhắm vào ba mục tiêu, là thứ nhất nắm quyền, thứ hai duy trì quyền lực đó, và thứ ba là trong chừng mực nhất định thì quản lý được tối đa tài nguyên quốc gia để thực hiện hai mục tiêu đầu tiên là nắm quyền và giữ quyền. Tài nguyên quốc gia cần hiểu theo nghĩa rộng là tiền tệ, thuế khóa, đất đai và cả nhân lực, v.v…. Đây là quy luật chung, áp dụng cho mọi chế độ chính trị, dù là dân chủ hay độc tài, thuộc xu hướng cực tả hay cực hữu.
Nguyên Lam: Vì ông khởi sự từ một định đề hơi lạ, nên Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích thêm cho thính giả của chúng ta chuyện này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì “chế độ dân chủ là thế chế ít tệ nhất mà loài người đã áp dụng sau khi thử nghiệm mọi giải pháp khác” – đây là một thực tế được Thủ tướng Winston Churchill của Anh trích dẫn – người dân mong ước xây dựng thể chế dân chủ mà không nên quên rằng mọi chính trị gia đều nhắm vào ba mục tiêu nói trên. Trong nền dân chủ, mọi đảng phái chính trị đều muốn cầm quyền rồi tái đắc cử để duy trì quyền lực; khi nắm quyền thì họ cố áp dụng chính sách kinh tế tài chính trước tiên có lợi cho các thành phần ủng hộ họ. Vì chế độ dân chủ có hệ thống luật lệ công khai minh bạch và sự giám sát của nhiều cơ chế quyền lực khác lẫn của dư luận nên đảng cầm quyền chỉ có thể tiến hành quản lý tài nguyên quốc gia qua luật lệ, điển hình là đạo luật hàng năm về ngân sách quốc gia hay các đạo luật về cải cách thuế vụ, hay chế độ trợ cấp y tế, v.v… Vì ba mục tiêu hay ba yêu cầu đó, hiện tượng lạm dụng hay tham nhũng đều có thể xảy ra, nhưng khó hơn và dễ bị kỷ luật hơn; kỷ luật thông thường nhất là thất cử.
- Các chế độ độc tài thì khác, chúng tồn tại lâu hơn và tích lũy nhiều vấn đề kinh tế xã hội hơn cho tới khi khủng hoảng bùng nổ, mà khủng hoảng kinh tế sẽ là khủng hoảng chính trị. Việc quân đội làm kinh tế hay xây dựng chế độ “quân doanh” trong hệ thống quốc doanh cần được nhìn từ khía cạnh sâu xa ấy. Kỳ này, ta tập trung tìm hiểu về hiện tượng quân doanh trong các chế độ độc tài, mà trường hợp khá tiêu biểu nhưng không duy nhất chính là Việt Nam.
Nguyên Lam: Như vậy, xin đề nghị ông đi lại từ đầu về ba mục tiêu cơ bản mà ông vừa nói.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các chế độ độc tài tả hữu, đều có thể thành hình từ vụ đảo chính hay cướp chính quyền sau một chuỗi khủng hoảng hoặc sau một giai đoạn chiến tranh. Khi ấy, lãnh đạo chế độ lên nắm quyền thì nghĩ đến việc duy trì hay bảo vệ quyền lực đó. Thông thường, lực lượng quân sự là mũi nhọn có công trong việc nắm quyền nên cũng có quyền trong việc quản lý kinh tế. Hiện tượng “quân doanh” vì vậy dễ xảy ra. Không ai có thể lãnh đạo một mình nên lãnh tụ độc tài cần một thiểu số đắc lực giúp mình cầm quyền và phải ban phát quyền lợi cho thiểu số ấy. Gần đây, ta thấy hiện tượng đó tại Ai Cập dưới chế độ độc tài cực hữu của Tổng thống Hosni Mubarak trước khi ông bị truất phế năm 2011 sau gần 30 năm cầm quyền. Xa hơn một chút có nền độc tài cực hữu của Tướng Augusto Pinochet đã nắm quyền tuyệt đối trong 17 năm, từ 1973 tới 1990 tại xứ Chile. Dưới hai chế độ độc tài ấy, quân đội là thế lực kinh tế với các doanh nghiệp do quân đội quản lý, là nơi ban phát quyền lợi cho lực lượng bảo vệ chế độ. Bên dưới, ta cũng nên thấy quân đội là ưu binh được biệt đãi so với các thành phần xã hội khác. Tuy nhiên, ta cũng nên thấy một sự thể là các chế độ độc tài cực hữu còn có thể cải sửa được và lãnh đạo mới lên nắm quyền đã giải thể hệ thống quân doanh, cho áp dụng quy luật thị trường để tư nhân được sinh hoạt tự do nên tình hình kinh tế có cải thiện. Trường hợp tiêu biểu chính là Chile, một quốc gia Nam Mỹ ngày nay có mức độ tự do kinh tế đứng hàng thứ bảy của thế giới. Chế độ độc tài bên cánh tả thì tai hại hơn, điển hình là Cuba.
Nguyên Lam: Ông nhìn thấy sự khác biệt giữa hai thể chế độc tài cực hữu và cực tả, như vậy thưa ông, trường hợp của xứ Cuba cộng sản có gì là đáng chú ý?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta cứ mô tả sai rằng Cuba là quốc gia theo chế độ cộng sản, chứ sự thật là từ khi thành lập, Chính quyền Cuba là sản phẩm của quân đội không phải của đảng Cộng sản Cuba. Sau khi lật đổ chế độ độc tài Batista năm 1959, Fidel Castro lên cầm quyền và áp dụng chủ thuyết Mác-Lênin để cai trị. Nhưng như nhiều lãnh tụ Nam Mỹ, Fidel xây dựng và củng cố một tổ chức lãnh đạo trong tay các tướng lãnh thân tín với gia đình Castro. Sáu chục năm sau tổ chức ấy vẫn tồn tại và được củng cố. Số là sau khi cướp chính quyền với lực lượng quân sự, Castro dùng quân đội được mệnh danh là “Quân Đội Cách Mạng Cuba” để kiểm soát cả chính quyền lẫn toàn dân. Ông không tin vào đảng mà dùng nó như bình phong để mê hoặc người dân với lý tưởng độc lập của José Marti và tư tưởng Mác-Lê, chứ tập trung quyền lực vào quân đội và các tướng dưới quyền.
- Theo tổ chức của Castro, Cuba có quân đội ở trên, đảng và nhà nước cộng sản ở dưới. Điều ấy nghĩa là quân đội là một định chế vừa lãnh đạo vừa cầm quyền trong các lãnh vực chính trị, an ninh và kinh tế. Vì lối tổ chức ấy, các tướng lãnh có tiếng nói trong mọi quyết định của đảng và nhà nước. Sáu chục năm sau và qua hai bản hiến pháp, Chủ tịch Raúl Castro kế thừa bộ máy ấy của người anh là Fidel và hệ thống quân doanh nằm trong tay một viên tướng là con rể của ông Raúl. Thiếu tướng Luis Alberto Rodríguez López-Callejas là Chủ tịch tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất Cuba. Tập đoàn GAESA (Corporate Management Group SA) quy tụ 57 doanh nghiệp, đem lại từ 50 đến 80% nguồn lợi cho Cuba trong các ngành du lịch, khách sạn, đường, rượu và là bộ máy kinh tài của Quân đội Cách mạng Cuba với dự án phát triển hải cảng Mariel. Đấy là nơi ban phát quyền lợi cho các sĩ quan thân tín với gia tộc Castro để duy trì quyền lực.
Nguyên Lam: Bây giờ, ta bước qua Đông Á và tìm hiểu về hai chế độ Trung Quốc và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về việc Trung Quốc đã từ bỏ quan niệm quân đội làm kinh tế mà Việt Nam thì chưa và ngày nay vẫn còn tranh luận?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về Trung Quốc và Việt Nam thì ta không nên quên việc Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công Bắc Việt vào đầu năm 1979. Sau khi Mao Trạch Đông tạ thế, họ Đặng chủ trương cải cách kinh tế theo hướng “Tứ Hiện Đại Hóa” qua Hội nghị Kỳ ba của Khóa 11 vào Tháng 12 năm 1978. Nhưng bên trong, một số nhân vật cực tả vẫn giữ lập trường thủ cựu và chống chủ trương cải cách của họ Đặng. Thế rồi sau khi thấy tấn công Việt Nam mà bị tổn thất nặng, Đặng Tiểu Bình đã thuyết phục một số tướng lãnh ủng hộ đường lối của mình với hứa hẹn trao thêm quyền hạn cho quân đội, kể cả trong kinh tế. Hai chục năm sau là 1999 thì hệ thống quân doanh ấy làm quân đội bị biến chất và gây vấn đề. Vì vậy, thời Giang Trạch Dân, đảng Cộng sản Trung Quốc tiến tới việc không cho quân đội làm kinh tế nữa, ngược lại, các tướng lãnh được đề bạt vào Bộ Chính trị. Hơn chục năm sau thì việc giải tư hệ thống quân doanh mới hoàn tất, nhưng di hại thì vẫn còn khi hai Thượng tướng cao cấp nhất là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng trong Bộ Chính Trị bị kỷ luật về tội tham nhũng từ năm 2014.
Nguyên Lam: Trường hợp kỷ luật như vậy chưa xảy ra cho Việt Nam, nhưng người ta cũng đã thấy con một Đại tướng là Đại tá Tổng Giám đốc một Tổng công ty Xây dựng của Quân đội. Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ chúng ta đừng quên lãnh đạo Việt Nam đã học khá nhiều từ Bắc Kinh nên một Thượng tướng về sau làm Tổng bí thư là ông Lê Khả Phiêu đã nêu ý kiến từ năm 2007, là bảy năm sau Trung Quốc, rằng việc quân đội tham gia làm kinh tế thương mại là không còn hợp thời nữa. Vậy mà 10 năm sau thì ý kiến đó chưa được áp dụng, trái lại, bộ máy quân doanh còn phát triển mạnh hơn và gây vấn đề nên mới có tranh luận. Lý do vì sao thì ta lại trở ngược lên ba mục tiêu cơ bản là nắm quyền, bảo vệ quyền lực và chia chác quyền lợi để xây dựng vây cánh. Điều éo le là khả năng bảo đảm an ninh quốc gia của quân đội Việt Nam đang gây lo ngại khi Trung Quốc vừa tái tổ chức bộ máy quân sự cho tinh giản và hữu hiệu hơn nhằm thực hiện mục tiêu bành trướng của họ. Trong khi ấy, có ai biết quân đội của Hà Nội sử dụng bao nhiêu tài nguyên nào của quốc dân và hệ thống quân doanh đó đóng góp gì cho mục tiêu bảo vệ quốc gia? Đấy là ta chưa nói đến việc cướp đất của dân hay những gánh nợ chẳng ai kiểm kê được. Khi các ông tướng làm giám đốc và việc kinh doanh lại là bí mật quốc phòng trước một Quốc hội vô quyền thì chúng ta không nên lạc quan.
Nguyên Lam: Khi ông nhắc đến hai Thượng tướng Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc bị tù về tội tham ô và gánh nợ bất ngờ của hệ thống quân doanh Việt Nam thì ta nên kết luận ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi lại có kết luận hơi khác! Thứ nhất, gánh nợ của Trung Quốc thật ra rất lớn và hình như Việt Nam đang cố đuổi bắt cho bằng cái nước láng giềng này nên cũng sẽ gặp khủng hoảng tương tự. Thứ hai, khi hệ thống quốc doanh hay quân doanh mà vỡ nợ hay phá sản thì đấy không là khủng hoảng tài chính mà là khủng hỏang chính trị! Tôi xin giải thích:
- Khi gánh nợ vượt quá khả năng trang trải thì bài toán của lãnh đạo chính trị là gì? Nó không là phải cắt giảm công chi để trả nợ mà là bộ máy kinh tế hết khả năng ban phát quyền lợi cho thành phần ủng hộ chế độ. Trong một xứ dân chủ, nạn suy thoái kinh tế làm chính quyền không trả được nợ có nghĩa là chính quyền hết tiền cho các dự án mua chuộc lá phiếu cử tri của mình nên chính quyền thất cử, là bị khủng hoảng chính trị. Chúng ta thấy điều ấy trong nhiều nước của khối Euro bên Âu Châu. Trong một xứ độc tài mà nhà nước ăn cướp của dân để chia chác cho tay chân trong khi chất lên một núi nợ thì thành phần trung kiên của đảng và nhà nước mất dần quyền lợi. Họ sẽ tẩu tán tài sản, mất tinh thần trung kiên hoặc đi tìm thế lực chính trị khác, tức là đảng cầm quyền cũng bị khủng hoảng chính trị. Người dân có thể không được biết điều ấy, nhưng chẳng thể quên rằng họ và con cháu sẽ trả nợ, qua cách này hay cách khác.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Nhà nước nợ như chúa chổm, Nguyễn xuân Phúc chôm chĩa Đô la của dân

Không Lấy Được 500 Tấn Vàng Trong Dân, Nguyễn Xuân Phúc Bày Mưu Sang Mỹ ...

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List