Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 24, 2016

Những chỉ dấu khủng hoảng trước mắt




 
Những chỉ dấu khủng hoảng trước mắt
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa

000_FY6ZF.jpg
Thế giới đang có quá nhiều chỉ dất bất ổn, trong đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp tới tại Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ cùng chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa tìm hiểu xem người ta đã thấy những gì mà có kết luận u ám này…

Kinh tế Trung Quốc và Âu Châu đáng ngại nhất

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do cùng Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong mấy ngày qua, các thị trường tài chính đều chờ đợi xem Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định thế nào về lãi suất trong hai ngày họp định kỳ vào Thứ Ba và Thứ Tư của một ủy ban chuyên môn về chính sách tiền tệ và tín dụng. Nhưng trong khi đó, thế giới bên ngoài lại có nhiều dấu hiệu đáng ngại hơn là một vụ tăng lãi suất tại Mỹ. Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho bức tranh toàn cảnh về các dấu hiệu đáng ngại này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhìn riêng trường hợp Hoa Kỳ, bản thân tôi thì mong là Ngân hàng Trung ương Mỹ sớm ra khỏi tình trạng quá bất thường và bất lợi khi duy trì lãi suất mấp mé ở số không. Nhưng định chế này phải đắn do cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau nên chắc là chưa tăng lãi suất ngắn hạn kỳ này, và người ta còn phải nghe ngóng tình hình và quyết định về lãi suất vào kỳ sau, trong sáu tuần nữa. Nhưng như cô vừa nêu ra, thế giới bên ngoài có nhiều dấu hiệu kinh tế đáng ngại và tôi cho rằng đáng ngại nhất là tình hình kinh tế Trung Quốc và Âu Châu ở hai đầu Đông Tây của cả đại lục Âu-Á. Kỳ này ta sẽ tập trung vào hai nơi đó.

Nguyên Lam: Như vậy, xin nhờ ông mở đầu và nói về những dấu hiệu này.

Thế giới bên ngoài có nhiều dấu hiệu kinh tế đáng ngại và tôi cho rằng đáng ngại nhất là tình hình kinh tế Trung Quốc và Âu Châu ở hai đầu Đông Tây của cả đại lục Âu-Á.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tại Hoa Kỳ, người ta tưởng niệm vụ khủng bố 9-11 ngày 11 Tháng Chín năm 2001 với hậu quả là 15 năm sau vẫn còn lan rộng ra toàn cầu nhưng đa số lại đã quên vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 với sự sụp đổ của tập đoàn đầu tư Leman Brothers vào ngày 15 Tháng Chín. Về kinh tế, ta không nên quên biến cố đó vì hậu quả vẫn kéo dài cho đến nay chưa dứt. Hôm 15 vừa qua, một thống kê u ám từ Âu Châu cho thấy hậu quả đó, qua ngày 18, vụ bầu cử tại thành phố Berlin của Đức càng xác nhận chuyện này. Sau đó thì ta mới nhìn vào Trung Quốc, là nơi sẽ xảy ra một biến cố còn nguy ngập hơn vụ Lehman Bros. tại Mỹ.

Nguyên Lam: Nguyên Lam hiểu là ông nhìn trên toàn cảnh và chấm vào hai nơi có thể có nhiều biến động kinh tế nhất trong thời gian tới. Xin đề nghị ông giải thích cho chuyện đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thứ nhất, thống kê ngoại thương tại Âu Châu cho thấy xuất khẩu của Đức bị giảm 10% trong Tháng Bảy so với năm ngoái. Với sản lượng kinh tế đứng hạng thứ tư thế giới, Đức là một trụ cột của khối Âu Châu vì có nến kinh tế mạnh nhất, nhưng nhược điểm sinh tử của Đức là quá lệ thuộc vào xuất khẩu, với xuất khẩu chiếm 46% tức là gần 50% của Tổng sản lượng. Nếu hàng hóa dịch vụ bán ra ngoài mà sụt thì sản lượng kinh tế Đức có thể giảm 5% và nạn suy trầm tại Đức sẽ gây khó khăn cho Âu Châu. Thật ra Âu Châu đã bị nguy ngập từ năm 2008 và khối Euro bị khủng hoảng từ năm 2010 tới nay chưa dứt.

Vì vậy, Đức mới tìm cách bán hàng nhiều hơn qua Mỹ và qua Tầu. Khi ấy, và nhìn vào quan hệ tay ba Mỹ, Tầu, Đức, nếu Hoa Kỳ mua của Trung Quốc ít hơn thì xuất khẩu của Đức qua Tầu để bán cho Mỹ cũng sụt. Nếu Hoa Kỳ lại mua của Đức ít hơn thì hậu quả còn tai hại gấp bội. Kinh tế Mỹ lệ thuộc rất ít vào xuất khẩu trong khi khả năng nhập cảng của một thị trường tiêu thụ quá lớn lại là nguồn sống cho các nước xuất khẩu như Đức và Tầu. Mà từ vài năm nay, cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ đang chuyển theo hướng tự sản xuất nhiều hơn, nếu Hoa Kỳ mua hàng ngoại ít hơn thì hai nước kia sẽ bị tai họa lớn. Bây giờ ta mới nói qua chính trị và bầu cử.

000_9T2V5-622.jpg
Một trung tâm chứng khoán ở Fuyang, Trung Quốc hôm 20/4/2016.
Nguyên Lam: Nghe chuyên gia kinh tế trình bày quan hệ mua bán giữa các nước thì thính giả của chúng ta mới hiểu vì sao khi kinh tế toàn cầu còn suy yếu sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008, xứ nào càng lệ thuộc vào xuất khẩu thì càng bị rủi ro suy thoái kinh tế, đứng đầu có lẽ là nước Đức và Trung Quốc ở hai đầu của đại lục. Bây giờ ta mới nói tới chuyện chính trị của nước Đức trước khi ngó qua Trung Quốc. Thưa ông, chuyện ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta thấy là qua các cuộc bầu cử hội đồng hàng tỉnh tại Đức từ mấy tuần qua, gần đây nhất là hôm 18 tại Berlin, đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo theo xu hướng trung hữu của Thủ tướng Angela Merkel bị thua nặng. Bên cạnh đó, đảng Dân Chủ Xã Hội theo xu hướng trung tả cũng mất phiếu. Hai đảng truyền thống này mà gom lại cũng chưa đạt 30%. Trong khi đó, các đảng nhỏ ở ngoài lề, từ cực tả đến cực hữu đều thắng lớn. Năm tới, Đức lại có tổng tuyển cử, và nếu chiều hướng phân rã tiếp tục, với sáu đảng mỗi đảng chỉ có chừng 15% số phiếu thì bất ổn chính trị tại Đức ở trung tâm Âu Châu sẽ là bất ổn lớn cho cả khối. Kinh tế suy trầm và chính trị tanh bành là một rủi ro lớn cho Liên Âu, giữa vụ khủng hoảng về di dân và nạn khủng bố. Đấy là lúc ta quan tâm đến báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS cũng vừa công bố hôm 18. Đây mới là chuyện đáng lo nhất.

Nạn vay mượn quá nhiều

Nguyên Lam: Dường như ông trình bày bối cảnh chung rồi mới đi vào báo cáo đáng lo ngại này. Thưa ông, Ngân hàng BIS là gì và vừa báo cáo những gì mà ông cho là đáng lo nhất?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thế giới có Ngân hàng Thanh toán Quốc tế gọi tắt là BIS (Bank of International Settlement), là “ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương”, do các ngân hàng trung ương Âu-Mỹ thành lập từ năm 1930 với chức năng yểm trợ luồng trao đổi tư bản cho thông thoáng và ổn định. Nhưng BIS còn có trách nhiệm quan trọng hơn nữa, là theo dõi tình hình tài chánh toàn cầu để gióng chuông cảnh báo. Các phúc trình kinh tế của họ cho từng quý có giá trị chuyên môn rất cao nên được người ta đặc biệt chú ý.

Báo cáo mới nhất của họ nêu ra một rủi ro tài chánh lớn cho hệ thống ngân hàng trên thế giới. Dựa trên một số tiêu chuẩn chuyên môn khi so sánh lãi suất với hối suất tức là tỷ giá ngoại tệ, Ngân hàng BIS cho rằng các thị trường tài chính đã có sự lệch lạc tiên báo một vụ khủng hoảng và lần này có thể còn nghiêm trọng hơn vụ Lehman Brothers năm 2008.
Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo một rủi ro suy trầm toàn cầu, với đà tăng trưởng bình quân chỉ ở khoảng 2-3%, thì một vụ khủng hoảng tài chính sẽ là tai họa đáng sợ cho năm tới. Đáng chú ý hơn vậy là việc Ngân hàng BIS cảnh báo rằng chính Trung Quốc lại có thể bị khủng hoảng tài chính trong vòng ba năm tới đây vì nạn vay mượn quá nhiều.
Nguyên Lam: Bây giờ ta mới đi vào trọng tâm của vấn đề là khủng hoảng tài chính bên Trung Quốc. Thưa ông, Ngân hàng BIS nhận định thế nào về Trung Quốc?

Vụ khủng hoảng do Ngân hàng BIS cảnh báo càng dễ xảy ra nay mai. Và triệu chứng tiên báo sẽ là hàng loạt doanh nghiệp vỡ nợ. Vụ khủng hoảng sắp tới tại Trung Quốc sẽ là một chấn động toàn cầu, còn kinh hãi hơn vụ tập đoàn Lehman Bros. sụp đổ…
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin vắn tắt thế này: các chuyên gia kinh tế tài chính thường theo dõi tình hình từng nước và so sánh đà tăng trưởng của tín dụng với đà tăng trưởng của sản lượng kinh tế. Họ đề ra một cái ngưỡng đáng quan tâm là khi tín dụng cao gấp 10 sản lượng thì đấy là chỉ dấu tiên báo quốc gia này có thể bị khủng hoảng tài chánh, là trường hợp xảy ra cho Hoa Kỳ năm 2007 khi thị trường gia cư bị bể và dẫn tới vụ khủng hoảng năm 2008. Khi hệ số này lại có chiều hướng tăng tốc thì tình hình dễ thành nguy ngập.
Ngân hàng BIS theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm và thấy đà gia tăng ngày càng mạnh. Từ hệ số 6,7 vào năm 2011 đã vọt lên 22,1 vào năm 2014.

 Năm ngoái thì hệ số này lên tới 24,5 và vừa qua thì đã là 30,1! Nói cho gọn thì mức rủi ro này đã vượt các nước Đông Á trong vụ khủng hoảng tài chánh bùng nổ ngày hai Tháng Bảy năm 1997 và bỏ xa hệ số 10,6 của Mỹ trước vụ Lehman Bros. Tôi xin nhắc lại là Tháng Sáu vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế định chế IMF đã khuyến cáo Bắc Kinh là phải giải quyết chuyện này càng sớm càng hay, nhưng mãi tới nay, chưa thấy ai nhúc nhích vì họ không thể làm khác được là cứ phải theo lao.

Nguyên Lam: Vì chuyện này hơi chuyên môn nên Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích thêm cho thính giả của chúng ta hiểu vì sao mà sự cách biệt gia tăng giữa tín dụng và sản lượng lại là dấu hiệu của khủng hoảng.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thông thường, người ta đi vay với hy vọng dùng tiền đó tạo thêm tài sản cho tương lai và tài sản ấy phải cao hơn số tiền đi vay gồm cả vốn lẫn lời thì mới có lợi. Đấy là chức năng của tín dụng, đối chiếu với kết quả đo lường ở sản lượng. Nếu nghĩ rằng tài sản trong tương lai còn tăng giá mạnh thì người ta càng có khuynh hướng đi vay nhiều hơn và lấy rủi ro lớn hơn. Khi ấy, người ta có tinh thần đầu cơ, tức là đầu tư để kiếm lời nhiều và nhanh, nhưng cũng gặp nhiều rủi ro hơn nữa. 

Đây là trường hợp mà người ta gọi là bong bóng đầu cơ. Bước thứ ba còn nguy hơn vậy, là người ta vẫn có thể đi vay rất nhiều mà chưa chắc đã có khả năng thanh toán trong tương lai. Thực chất thì đấy là sự lường gạt, rất dễ xảy ra trong một hệ thống tài chính lỏng lẻo về kiểm soát và lệch lạc về chính sách. Trung Quốc đã bị nạn bong bóng đầu cơ và đang bị thêm nạn lường gạt tín dụng hay vỡ nợ vì chính sách.

Nguyên Lam: Ông vừa trình bày ba cấp tín dụng đo lường ở ba cấp rủi ro và giải thích ở chính sách của Trung Quốc. Tức là ông cho là vụ khủng hoảng tài chính sắp tới tại Trung Quốc lại xuất phát từ chính sách của nhà cầm quyền, thưa ông tại sao như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Xưa nay, Trung Quốc dùng đầu tư làm đòn bẩy, là sức bật cho sản xuất và sản xuất thừa thì xuất khẩu. Từ vụ khủng hoảng tài chính rồi Tổng suy trầm 2008-2009, số nhập khẩu của các nước có giảm và xuất khẩu của Trung Quốc cũng vậy như chúng ta vừa nói. Nhưng vì chưa thể cải cách cơ chế để lấy tiêu thụ nội địa làm đầu máy tăng trưởng, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn thúc đẩy đầu tư, chủ yếu là để tạo ra việc làm hầu tránh nạn thất nghiệp và họ tài trợ đầu tư bằng tín dụng. 

Vì tín dụng là từ các ngân hàng của nhà nước, và tài trợ cho các cơ sở sản xuất chủ yếu cũng của nhà nước, các khách nợ thuộc loại quốc doanh này bất kể tới rủi ro và thấy nhà nước bơm tiền thì dùng đồng tiền đó vào việc đầu cơ. Đây là lý do khiến cho lượng tín dụng tăng vọt từ mấy năm nay vì các doanh nghiệp đi vay còn nhiều hơn trước. Và mặc dù sản xuất ra hàng không bán được, hoặc trút tiền vào các dự án xây dựng có tính chất đầu cơ, tức là thổi lên bong bóng, người ta vẫn cứ đi vay, trong tinh thần lường gạt chủ nợ là nhà nước. Vì vậy, vụ khủng hoảng do Ngân hàng BIS cảnh báo càng dễ xảy ra nay mai. Và triệu chứng tiên báo sẽ là hàng loạt doanh nghiệp vỡ nợ. Vụ khủng hoảng sắp tới tại Trung Quốc sẽ là một chấn động toàn cầu, còn kinh hãi hơn vụ tập đoàn Lehman Bros. sụp đổ…

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.



__._,_.___



Monday, September 19, 2016

Trong khi một nhà máy sản xuất đạm trong nước lỗ nặng, cầu cứu Chính phủ, thì theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài Chính) số phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước đang ồ ạt vào Việt Nam.


Trong khi một nhà máy sản xuất đạm trong nước lỗ nặng, cầu cứu Chính phủ, thì theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài Chính) số phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước đang ồ ạt vào Việt Nam.
Tin liên quan
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp Việt Nam "rút hầu bao" hơn 736 triệu USD (khoảng 16.200 tỷ đồng) để nhập 2,69 triệu tấn phân bón các loại về phục vụ nhu cầu trong nước. Đáng nói, trong số này có gần 50% phân bón từ Trung Quốc.
Trong khi một số nhà máy phân bón trong nước gặp khó khăn, trong đó có thua lỗ của Phân đạm Ninh Bình thì phân bón nhập ngoại ngày càng đổ bộ vào Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 8/2016, ngành nông nghiệp nước nhà đã nhập trên 350.000 tấn, đạt giá trị hơn 82 triệu USD. Tính trung bình mỗi ngày, nhập nhập hơn 11.600 tấn, trong đó nhập từ Trung Quốc là hơn 5.000 tấn/ngày.

Số lượng nhập lớn, giá trị gia tăng từng tháng khiến 8 tháng đầu năm 2016, cả nước đã nhập 2,69 triệu tấn (trung bình 11.200 tấn mỗi ngày). Số phân bón nhập từ Trung Quốc cũng đạt 1,2 triệu tấn, với trị giá 305 triệu USD. Dù sản lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 8 tháng so với cùng kỳ năm trước có giảm đôi chút (2,8 triệu tấn, gần 900 triệu USD - 2015) nhưng vẫn ở mức rất cao.

Theo số liệu của Hiệp hội phân bón Việt Nam, trong năm 2015, sản lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam đã lên tới gần 4 triệu tấn, 20 nước nhập khẩu phân bón coi Việt Nam là thị trường hứa hẹn, trong đó có Trung Quốc chiếm tới 50% lượng nhập.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn tới các nước trong khu vực. Trong quý I/2016, sản lượng nhập khẩu các chủng loại phân bón như: Ure, SA, Kali, DAP và NPK trong đó lượng SA được nhập về nhiều nhất, chiếm 26%, đạt 246.5 nghìn tấn, tăng 5,4% về lượng nhưng giảm 3,17% về trị giá so với cùng kỳ.

Về nguồn cung ứng, phân bón Trung Quốc đang áp đảo thị trường với 1,2 triệu tấn trong 8 tháng qua, chiếm gần 50% lượng phân bón nhập về. Các thị trường cung ứng khác như Thái Lan đạt hơn 33.000 tấn; Indonesia hơn 140.000 tấn...
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành sản xuất phân bón Việt Nam hiện nay phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt về giá với các sản phẩm nhập khẩu, trong đó đặc biệt là từ Trung Quốc khi phân bón vô cơ của nước này được miễn 5% thuế khi vào Việt Nam theo thỏa thuận Hiệp định Thương mại tự do (AFTA) mà Việt Nam cùng các nước ASEAN ký với Trung Quốc.

Thời gian vừa qua, không ít nhà máy phân đạm của Việt Nam lâm cảnh khó khăn vì đuối sức trong cuộc cạnh tranh với phân bón nhập ngoại, trong khi giá thành sản phẩm trong nước cao, chi phí vận hành lớn do công nghệ lạc hậu.

Mới đây, như Dân Trí đã đưa tin, tỉnh Ninh Bình vừa có công văn "xin" Thủ tướng Chính phủ cứu Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng đang lỗ lớn trong 2 năm gần đây. Được biết, dự án được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vay từ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm. Đặc biệt, tổng thầu cho dự án nhà máy đạm trên thuộc về Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer đến từ Trung Quốc.

Về các giải pháp dài hạn, tại Hội nghị về thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vừa được Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đã chỉ ra 3 lệ thuộc của ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó là: giống, dịch vụ nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, máy và dụng cụ nông nghiệp và thứ 3 là thị trường). Việc lệ thuộc nguy hại nhất đó là do phân bón nhập khẩu giá rẻ, nên tính thương mại cao, nhà nông sử dụng nhiều. Trong quá trình canh tác, sử dụng quá nhiều phân bón nhập khẩu, không phù hợp với đặc tính đất, đồng ruộng của Việt Nam, khiến quá trình thoái hóa đất diễn ra nhanh chóng.

Chính vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của ngành nông nghiệp là đòi hỏi phải tự chủ được giống và dịch vụ nông nghiệp, sau đó ắt sẽ có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Nếu không, nông nghiệp lúa gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt bởi gạo Campuchia, Myanmar chứ chưa nói đến gạo Thái, gạo Ấn Độ về thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Theo Dân Trí



Đạm Ninh Bình:

Nhà máy 12.000 tỷ thua lỗ: 5 năm khốn khổ với phía Trung Quốc

19/09/2016  03:00 GMT+7
 Dù đã hoàn thành từ năm 2012, nhưng dự án đạm Ninh Bình 12.000 tỷsử dụng nhà thầu Trung Quốc vẫn tiếp tục gánh chịu nhiều rắc rối và hậu quả từ đối tác Trung Quốc.
5 năm 11 lần đàm phán
Tập đoàn hóa chất Việt Nam (VinaChem) báo cáo tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về xây dựng kế hoạch năm 2017. Trong đó, có đề cập đến những vướng mắc đang tồn tại ở dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình 12.000 tỷ.
Theo VinaChem, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành từ nhà thầu EPC vào ngày 24/9/2012 nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC (thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công) dẫn đến chưa quyết toán dự án hoàn thành.
Từ đầu năm 2014 đến nay, tập đoàn hóa chất Việt Nam và nhà thầu HQC Trung Quốc đã tiến hành đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của Hợp đồng EPC và bồi thường thiệt hại của nhà thầu do không đạt yêu cầu trong hợp đồng EPC.
Đạm Ninh Bình, Tập đoàn hóa chất, dự án nghìn tỷ thua lỗ, nhà thầu Trung Quốc
Dự án đạm Ninh Bình 12.000 tỷ vẫn chưa giải quyết xong rắc rối với nhà thầu Trung Quốc.
Kết thúc đợt đàm phán cấp cao tổ chức từ ngày 14/6/2016 đến ngày 17/6/2016 về cơ bản phương án giải quyết các tồn tại của dự án được hai bên đề xuất và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên để đưa ra quyết định cuối cùng.
Một số tồn tại vẫn chưa được giải quyết dứt điểm bao gồm: Thời gian chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Các thay đổi trong quá trình thi công liên quan đến thay đổi kết cấu, vật liệu cấu kiện sử dụng trong thi công, thiết bị của dự án, hồ sơ thiết bị… Nhà thầu cam kết sẽ cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan cho chủ đầu tư trước ngày 25/6/2016 nhưng tính đến thời điểm 5/9/2016 nhà thầu vẫn chưa cấp đủ.
Hồ sơ dự án, tài liệu hoàn công, báo cáo cuối cùng, nhà thầu cam kết sẽ cung cấp cho chủ đầu tư trước ngày 25/6/2016 tuy nhiên đến nay chủ đầu tư vẫn chưa nhận được.
Theo quy định về quyết toán dự án hoàn thành, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có văn bản yêu cầu nhà thầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tài liệu quyết toán gói thầu EPC dự án đạm Ninh Bình đến nay chưa nhận được văn bản trả lời của nhà thầu.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, sẽ tiếp tục rà soát các nội dung còn tồn tại để thanh quyết toán hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc về dự án Đạm Ninh Bình, đồng thời chuẩn bị các nội dung sau đàm phán cấp Tổng giám đốc để trình cấp có thẩm quyền Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo.
Thua lỗ lại xin ưu đãi
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - đơn vị vận hành nhà máy, năm 2013 công ty thua lỗ 906 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 738 tỷ đồng, năm 2015 số lỗ là 592 tỷ đồng. Đến năm 2016, nhà máy này cũng không khá khẩm hơn khi nửa đầu năm đã lỗ tới 456 tỷ đồng.
Như vậy, từ 2013 đến nay, nhà máy này đã lỗ tổng cộng 2.700 tỷ đồng. Công ty này thừa nhận tình hình tài chính đang lâm cảnh rất khó khăn, dòng tiền phục vụ sản xuất và trả nợ luôn trong tình trạng thiếu hụt.
Trong báo cáo mới nhất, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đã đưa ra hàng loạt kiến nghị như đưa phân bón Ure vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 0%, giảm giá bán than cho sản xuất phân bón bằng 80% giá hiện nay…
Đạm Ninh Bình, Tập đoàn hóa chất, dự án nghìn tỷ thua lỗ, nhà thầu Trung Quốc
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Ngân hàng phát triển Việt Nam thành vốn góp Nhà nước tại Tập đoàn để giảm hệ số lãi vay. Số tiền là hơn 2.700 tỷ đồng.
“Trong trường hợp không được chuyển nợ vốn vay thành vốn nhà nước đầu tư nêu trên, đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ 2016-2020”, Vinachem kiến nghị và ra thêm điều kiện là “không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.
Với khoản vay Trung Quốc, Vinachem cũng kiến nghị tương tự, tức được khoanh nợ khoản vay trong thời gian 5 năm từ 2016-2020 và không trả nợ gốc, không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.
Đáng chú ý, Vinachem kiến nghị thêm, trước mắt trong thời gian xem xét thì cho phép được giảm lãi suất đối với toàn bộ dư nợ gốc vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho dự án đạm Ninh Bình (hơn 371 tỷ đồng). Đồng thời Vinachem cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện vốn tại các ngân hàng thương mại như BIDV, Vietcombank, VietinBank… tiếp tục cho đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Mới đây, trong chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành vào ngày 13/9.
Tại buổi hội đàm, dự án đạm Ninh Bình cũng là 1 trong 3 dự án được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề cập vì các vướng mắc với nhà thầu Trung Quốc. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Bộ Thương mại Trung Quốc tích cực phối hợp, chỉ đạo các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang là tổng thầu EPC một số dự án như Nhà máy đạm từ than cám Ninh Bình, Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 và Dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư Việt Nam giải quyết các vướng mắc, tồn tại các dự án nêu trên.
Lương Bằng

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Lương tiến sĩ thấp hơn ô sin: Chán cảnh nịnh sếp


Lương tiến sĩ thấp hơn ô sin: Chán cảnh nịnh sếp

“Nếu chúng ta không thật sự tạo ra sự chân thành, thấu hiểu, chắc khó có thể níu giữ được người tài trong cơ quan nhà nước”.


 >> Lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
 >> Lương tiến sĩ thấp hơn ôsin: Lời thật anh tiến sĩ
 >> Nghịch lý lương tiến sĩ Việt thấp hơn lương ôsin 5 triệu/tháng

Sau khi đăng bài chia sẻ về câu chuyện “Lương Tiến sĩ thấp hơn ô sin”, nhiều trí thức cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài đã gửi ý kiến phản hồi. Nhiều người trong số đó đã chấp nhận bỏ việc tại cơ quan nhà nước để ra ngoài tự khởi nghiệp. Dưới đây là chia sẻ của anh Hoàng Văn H.- một Tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh học tại Úc về quá trình lập nghiệp đầy sóng gió của mình.

Chán nản cảnh nịnh nọt sếp
Chuyện tạo môi trường lành mạnh, dành thêm những ưu đãi để khuyến khích đội ngũ cán bộ, trí thức có trình độ, học tập ở nước ngoài về làm việc trong các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu tôi thấy đã nhắc đến rất nhiều. Nhiều ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia tôi nghĩ rất tâm huyết. Nhưng càng chờ đợi, tôi và nhiều bạn đồng trang lứa càng thêm thất vọng.

Tôi vốn là sinh viên một trường Đại học có tiếng về kinh tế ở Hà Nội. Với chất lượng đầu vào khá tốt, chúng tôi ngay từ năm nhất đã được học một chương trình đào tạo chuyện sâu bằng Tiếng anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhanh chóng nộp hồ sơ dự tuyển học bổng thạc sĩ tại Úc và cũng không phải chờ đợi quá lâu để nhận được giấy báo nhập học.

Thời gian ở Úc ngoài việc học ra, tôi cũng tranh thủ làm thêm, chủ yếu là để quen dần với môi trường bên này. Mọi chuyện với tôi thời điểm đó khá suôn sẻ và thuận lợi.

TS Hoàng Văn H.
TS Hoàng Văn H.

Kết thúc năm đầu tiên, tôi về thăm nhà và không quên mang theo một số đồ vốn được ưa chuộng tại đây làm quà như rượu vang, dầu cây chè, gấu bông chuột túi… Mọi người trong gia đình cũng như bạn bè nhìn những món đồ đó vừa lạ, vừa thích thú và có đề nghị tôi mua thêm để sử dụng.

Thấy đây có thể là cách hay để kiếm tiền, tôi lập một fanpade trên mạng xã hội và tiếp nhận mọi nhu cầu từ người thân, bạn bè, khách hàng không quen biết.

Thấm thoát 6 năm, vừa học lên tiến sĩ, tôi vừa gửi hàng về Việt Nam để kinh doanh. Có tháng 1 lần, khi nào hàng nhiều quá có thể 2 lần/tháng. Nhờ thời gian kinh doanh đó đã giúp tôi có thêm kỹ năng xâm nhập thị trường và tiếp thị sản phẩm.

Hành trang về nước là những kiến thức rất thực tế về quản trị kinh doanh cùng với kinh nghiệm thực tế bản thân, tôi đã không mấy khó khăn để vượt qua vòng tuyển dụng của một công ty nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Đi làm với sự háo hức, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng những gì trong suy nghĩ của mình quá đơn giản. Tôi cứ nghĩ làm ở đâu cũng không quan trọng. Quan trọng là mình đóng góp được gì. Nhất là môi trường nhà nước thì càng có sự quan tâm hơn của các ban, ngành.

Nhưng không, tôi đã nhầm. Cơ quan tôi từng làm rất lạ. Mà đó cũng có thể là đặc trưng của nhiều nơi hiện nay. Người nào làm vẫn cứ làm, người chơi cứ chơi. Nhưng nhiều khi kẻ làm nhiều, có tâm huyết lại không được nhìn nhận khách quan bằng kẻ biết quan hệ. Hơn 1 năm vào công ty tôi vẫn lẹt đẹt ở vị trí nhân viên. Thậm chí nhiều khi còn phải giải quyết những công việc không tên, do sếp, do đồng nghiệp để lại.

Tôi vẫn nhẫn nại không oán trách gì cả. Đợt xét tuyển nhân viên xuất sắc của phòng tôi trượt vì không nhận được nhiều phiếu bầu từ mọi người. Tôi cũng không nghĩ ngợi nhiều mà tặc lưỡi cho qua với ý nghĩ "có thể họ không thích mình".
Nhưng đến đợt ký hợp đồng chính thức, tôi tiếp tục bị đá sang một bên. Một người vào sau tôi khoảng nửa năm nghiễm nhiên được ưu ái, đặc cách dù năng lực cũng không phải quá xuất sắc. Sự khác biệt nằm ở chỗ anh ta biết làm vừa lòng sếp.

Uất ức, mệt mỏi bao lâu nay bỗng dưng dồn lại. Tôi ném thẳng những điều bức xúc bấy lâu nay vào mặt sếp và kẻ vừa được lên chức phó phòng. Sau đó tôi viết đơn xin nghỉ việc và rời khỏi cơ quan ngay chiều hôm đó.

Cần lắm sự chân thành, thấu hiểu
Nghỉ việc với tôi vào thời điểm đó coi như một thất bại. Tôi trắng tay. Bao nhiêu dự án kỳ vọng, những người đồng nghiệp tốt bấy lâu nay bỗng dưng tan biến.
Tôi nằm nhà một tuần suy nghĩ và đôi khi tức giận vì sự bồng bột của bản thân vào thời điểm đó. Giá như tôi biết kiềm chế hơn thì đã không mất việc, không mang tiếng nhân viên vô kỷ luật.

Nhưng cuộc đời không lấy đi hết của ai bao giờ. Tôi phải cảm ơn khoảng thời gian học tập 6 năm ý nghĩa tại nước ngoài.
Biết tin tôi vừa bị đuổi việc, mấy người anh thân thiết hồi cùng học bên Úc đã gọi tôi đến gặp mặt. Họ cũng chán cảnh làm nhà nước, chán cảnh làm thuê mệt nhọc bị bóc lột từ sáng đến khuya.

Nghĩ là làm, chúng tôi cùng nhau lên kế hoạch mở công ty riêng. Với số tiền tôi tích cóp được từ thời sinh viên cùng với sự giúp đỡ từ gia đình, tôi và 2 người bạn nữa chính thức thành lập công ty, kinh doanh nội thất.

Chúng tôi liên lạc với các chủ xưởng gỗ ở Đồng Kỵ, Vạn Điểm để học hỏi thêm kinh nghiệm và đánh những chuyến hàng đầu tiên. Công ty ban đầu vẻn vẹn có 5 thành viên cứ dựa vào nhau vượt qua những khó khăn. Có thời điểm chúng tôi điêu đứng, đã nghĩ đến việc giải thể vì thị trường gỗ chững lại hay không cạnh tranh nổi với những thương hiệu nổi tiếng.

Nhưng sự nhẫn nại, bền bỉ đã giúp chúng tôi vượt qua tất cả. Đến thời điểm này, ngoài trụ sở ở Hà Nội, chúng tôi có thêm cơ sở ở Đồng Kỵ và đang lên kế hoạch tiến sâu hơn vào thị trường miền Trung.

Tôi nghĩ rằng, không hẳn làm ở nhà nước đã tốt. Người trẻ đi học ở nước ngoài về hay ở trong nước hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện tự khởi nghiệp khi có những kiến thức đầy đủ nhất.

Chúng ta đang trong quá trình hội nhập hóa vì thế việc thay đổi và định hướng bản thân cực kỳ quan trọng. Và hơn hết đối với nhà nước, nếu không thật sự tạo ra sự chân thành, thấu hiểu, chắc khó có thể níu giữ được người tài.
TS. Hoàng Văn H.



Lương Tiến sĩ thấp hơn bà ôsin: Ám ảnh bàn nhậu

(Diễn đàn trí thức) - “Việc phải thường xuyên đi tiếp khách, nhậu nhẹt, làm vừa lòng sếp và đối tác khiến tôi quá mệt mỏi và quyết định quay trở lại Pháp”.

Đó là khẳng định của anh Phan Văn K. - một Tiến sĩ ngành kiến trúc đang sinh sống và làm việc tại Pháp với Đất Việt khi quyết định từ bỏ công việc nhà nước để được sống theo đam mê của mình.

Môi trường làm việc quá bí bách
Anh K. cho biết, do bố mẹ vốn là viên chức nhà nước nên ngay từ khi còn nhỏ anh đã sớm được định hướng nghề nghiệp. Sau khi tham khảo ý kiến người thân, anh quyết định lựa chọn ngành kiến trúc để sau này có nhiều cơ hội xin việc hơn.

“Do học tại trường chuyên lại yêu thích hội họa từ nhỏ nên năm ấy thi đại học tôi không quá vất vả để đỗ vào ngành kiến trúc. Trong thời gian học tại trường tôi cố gắng trau dồi khả năng nghe và nói tiếng anh. Có thời gian thì tự học ở nhà, trên mạng, khi chuẩn bị làm hồ sơ du học thì ra luyện thêm tại các trung tâm để thi chứng chỉ. Tôi có gửi 2 hồ sơ, một sang Pháp, một sang Úc nhưng phần nhiều vẫn nghiêng về Pháp hơn vì có gia đình chú tôi ở đó.

Tôi cũng phải chờ đến gần 4 tháng mới có giấy mời và tôi chính thức nhập học một trường đại học danh tiếng về kiến trúc hội họa tại thủ đô Paris”, anh K. chia sẻ.
Luong Tien si thap hon ba osin: Am anh ban nhau
Anh Phan Văn K.
Quãng thời gian học tập 5 năm tại Pháp cho anh thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Không chỉ là nền văn hóa Pháp mà còn cách ứng xử, làm việc đầy nghiêm túc, tận tụy và có trách nhiệm của người bản xứ.
“Tôi có tham gia một câu lạc bộ kiến trúc của trường. Chúng tôi cũng hay tổ chức các buổi thảo luận, tham quan, dã ngoại, giới thiệu nền kiến trúc các nước với nhau. Cơ hội đến với tôi khi chương trình thạc sĩ chuẩn bị hoàn thành. Tôi nhận được một xuất học bổng của trường và việc này giúp tôi được một vài công ty để ý. Họ mời tôi về cộng tác, làm việc cùng. Do kiến trúc của Pháp và Việt Nam cũng có khá nhiều nét tương đồng nên tôi nhanh chóng hòa nhập được. Tôi được trả lương khá hậu hĩnh và hoàn toàn tự chủ sắp xếp, bố trí giờ giấc làm việc cho phù hợp với lịch học”, anh K. kể.

Sau khi hoàn thành khóa học tiến sĩ, dù còn nhiều lưu luyến nhưng anh K. đã chia tay nước Pháp để trở về Việt Nam làm việc theo nguyện vọng của gia đình. Nhanh chóng có được một công việc ổn định tại một cơ quan nhà nước, anh K. tràn đầy tự tin đem những kiến thức mình đã học được từ nước ngoài về để ứng dựng vào nền kiến trúc Việt Nam. Tuy nhiên thực tế lại trái ngược với những điều anh nghĩ.

“Công việc có thể nói là khá buồn tẻ. Không có quá nhiều những công việc liên quan đến chuyên môn tôi được học. Tôi không làm ra sản phẩm hay đôi khi cho phép vắng mặt nghỉ ở nhà sếp cũng không mấy khi hỏi. Trước tình hình đó, tôi cũng có đề xuất những ý tưởng nhưng mọi người nói thời điểm này chưa phù hợp, để năm sau. Bị bác nhiều quá đâm ra tôi cũng chán, cảm thấy mình dốt và có vẻ như người thừa. Cố gắng xong thời gian thử việc, tôi nộp đơn xin nghỉ hẳn”, anh K. nhớ lại.

Nghỉ ngơi ở nhà khoảng 1 tuần, anh K. tiếp tục có cơ hội thử sức ở một môi trường mới với sếp thân thiện và đồng nghiệp trẻ tuổi cùng trang lứa. Nhưng thời điểm này cũng chính là quãng thời gian khiến anh quyết định rời Việt Nam để trở về Pháp làm việc.

“Nhiều cô cậu bằng tuổi tôi nhưng rất khéo lấy lòng sếp. Sếp dù không ưu ái bằng tôi nhưng chỉ cần quan sát tôi thấy rõ tính toán của họ. Cuối tuần cơ quan đi nhậu hay tiếp khách đối tác, sếp đều lôi tôi theo. Tuy nhiên tôi không thoải mái với điều này. Mọi việc từ lớn đến bé đều giải quyết trên bàn nhậu khiến tôi mệt mỏi. Những nền văn hóa tôi biết đều không như thế. Chắc chỉ có duy nhất Việt Nam chúng ta như vậy.

Tôi cảm giác chán nản khi 1 năm trời về Việt Nam, tôi chưa làm được điều gì ra hồn. Sự nhàm chán khiến tôi có ý định quay trở lại Pháp để làm việc. Liên hệ với công ty cũ, được sự chấp nhận, tôi nói rõ ràng quan điểm với gia đình và dù còn nhiều lăn tăn nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ tôi”, anh K. trải lòng.

Đừng tạo ra môi trường ảo 
Quay trở lại Pháp được gần 1 năm, anh K. cho biết đến thời điểm này công việc đã vào guồng trở lại. Anh được giao thiết kế những mẫu biệt thự cổ của Pháp và phác họa kiến trúc châu Á đặc trưng mang tính ứng dụng cao.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List