Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, August 7, 2015

Xôn xao vụ phi công trưởng Vietjet Air đánh nhau với hành khách


Xôn xao vụ phi công trưởng Vietjet Air đánh nhau với hành khách

5.08.2015, HÀ NỘI (NV) - Một chuyến bay từ Hà Nội đi Sài Gòn của Vietjet Air đã bị chậm giờ cất cánh liên tục, khiến hành khách bực tức dẫn đến xô xát với tiếp viên và phi công trưởng.



Hành khách đòi ra khỏi máy bay vì ngộp thở. (Hình cắt từ clip video)
Truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin, tối 4 Tháng Tám, Cục Hàng Không Việt Nam đã phát đi thông cáo giải thích về cuộc lộn xộn trên máy bay VietJer Air (VJ) 197, từ Hà Nội đi Sài Gòn của hãng hàng không VJ ngày 3 Tháng Tám, sau khi một clip video được tung lên mạng xã hội, cho thấy cảnh xô xát của hành khách với tiếp viên và một người nước ngoài mặc áo phi công của VJ.
Trước đó, truyền thông đã đăng tải thông tin cho rằng, phi công của chuyến bay từ buồng lái lao ra đánh hành khách đang đòi mở cửa máy bay khi hệ thống điều hòa của máy bay bị hỏng trong lúc hành khách đã lên máy bay ở phi trường Nội Bài sau khi đã bị đổi chuyến một lần rồi.

Tờ Thanh Niên dẫn phúc trình của VJ gởi lên Cục Hàng Không cho hay, chuyến bay VJ 197 có giờ cất cánh dự kiến là 1 giờ ngày 4 Tháng Tám.
Sau khi hành khách lên máy bay để chuẩn bị khởi hành, “vì điều kiện khai thác hãng phải tiến hành đổi máy bay. Trong quá trình đợi hoàn tất các thủ tục đổi máy bay, tiếp viên trưởng ở cửa trước máy bay thông báo và yêu cầu hành khách ngồi tại chỗ trong khoang và giữ trật tự.”

Tuy nhiên, một hành khách nam đã rời khỏi chỗ ngồi đi đến khu vực bếp phía trước máy bay và lớn tiếng với tiếp viên trưởng và tiếp viên người Thái Lan này. Tiếp viên trưởng đã giải thích các quy định liên quan của ngành hàng không đồng thời hướng dẫn hành khách quay về chỗ ngồi chờ hướng dẫn tiếp theo. Tuy nhiên, một vài hành khách đã tập trung ở cửa máy bay đòi xuống nhưng không được sự đồng ý của tiếp viên. Nhiều người bất chấp sự ngăn cản của tiếp viên, cố đi qua cửa máy bay.

Lúc này, một phi công tình cờ cũng là hành khách trên chuyến bay đã dùng kinh nghiệm và hiểu biết về các quy định an toàn bay đi lên khu vực bếp để giải thích và đề nghị hành khách bình tĩnh, nhưng một số đông hành khách không tuân thủ tiến lên khu vực bếp phía trước để đòi ra khỏi máy bay, xô ngã tiếp viên trưởng và viên phi công trên.

Thế nhưng, nhiều hành khách có mặt trên chuyến bay cho biết, hãng VJ đã bóp méo sự thật để né trách nhiệm. Cụ thể, giờ khởi hành ban đầu là 23 giờ ngày 3 Tháng Tám chứ không phải là 1 giờ ngày 4 Tháng Tám. Hàng khách được cho lên máy bay ngồi suốt một tiếng đồng hồ mà không hề có bất cứ một lời giải thích nào. Trong thời gian ngồi chờ, phi công đã tắt hết hệ thống điều hòa khiến không khí rất ngột ngạt, nhất là những người ngồi ở cuối máy bay vừa nóng, vừa ngộp.
Đến khi chịu hết nổi, mọi người đều đứng dậy yêu cầu mở cửa để ra ngoài nhưng không có ai giải quyết, chính vì thế một nam hàng khách mới to tiếng với tiếp viên. Trong suốt cuộc đôi co, anh này tuy có to tiếng nhưng chưa hề nói câu nào xúc phạm đến tiếp viên hay kích động mọi người. Sau một lúc căng thẳng lên cao thì mới xảy ra vụ xô xát.

Cục Hàng Không xác nhận chuyến bay này đã bị chậm chuyến kéo dài gây bực tức cho hành khách, nhưng lại bác bỏ hoàn toàn thông tin phi công trưởng của chuyến bay đánh nhau với hành khách.

Cơ quan này còn cho rằng, việc xảy ra tình trạng lộn xộn, gây rối trên máy bay xuất phát từ phía hành khách, bao gồm cả hành vi kích động từ một số hành khách, và đang cho điều tra. (Tr.N)


2016: Kinh tế Trung Hoa tan vỡ



 
2016: Kinh tế Trung Hoa tan vỡ
   Khuất Phong Nguyễn Đình Phung
china


Nền kinh tế của Trung Hoa trong vài thập niên qua đã phát triển vượt mức và đưa xứ này lên hàng cường quốc kinh tế thứ nhì, qua mặt Nhật Bản và chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng sự phồn thịnh này của Trung Hoa phần lớn dựa trên giả tạo và lừa bịp của chính quyền cộng sản Trung Hoa. Và sau cùng những gian dối cũng không thể kéo dài lâu hơn và sự thật sẽ đến. Là nền kinh tế của Trung Hoa nhiều phần sẽ tan vỡ trong năm 2016 sắp tới!

Dấu hiệu gần đây nhất là thị trường chứng khoán tại Shanghai và Shenzen bị sụp đổ. Dù chính quyền cộng sản Trung Hoa đưa ra hết biện pháp này đến biện pháp khác, tung tiền vào mua stock, cấm bán kiểu short sale, bắt các người có cổ phần nhiều trong công ty phải nhảy vào mua stock của công ty mình, cho người dân thường dùng nhà cửa cầm cố làm collateral để mua stock kiểu margin….. Nghĩa là đủ trò, đủ kiểu, không tiền khoáng hậu. Nhưng thị trường chỉ hồi lại chút đỉnh và tuần lễ vừa qua, tiếp tục đi xuống trở lại. Riêng ngày thứ hai 27 tháng 7, mất đi 8.5% và trong tuần còn xuống thêm. Hiện chỉ số của thị trường Thượng Hải đứng ở mức 3663, mất đi 1/3 kể từ tháng 6, 2015. Đây là chưa kể rất nhiều stock loại nhỏ bị chính quyền cho đông lạnh, người đầu tư nào lỡ mua rồi, muốn bán cũng không bán được. Nhưng điều đó có nghĩa khi nào cho phép mua bán lại, các stock nhỏ này sẽ bị bán ra ngay, còn xuống bạo hơn trước! Và việc sụp đổ crash của hai thị trường chứng khoán Shanghai và Shenzen sẽ còn kéo dài còn lâu, như một cuốn phim quay chậm và làm thiệt hại thêm cho uy tín của thị trường cũng như của chính quyền, đã đưa ra những biện pháp ngu xuẩn và vô hiệu quả! Dĩ nhiên lòng tin của người dân đầu tư sẽ mất đi nhiều hơn nữa, khi thấy stock của mình mỗi ngày xuống hơn 10% mà muốn bán để lấy lại chút vốn cũng bị cấm, chỉ còn ngồi nhìn đau xót!

Đặc điểm của thị trường chứng khoán tại Trung Hoa là đến 80-90% do cá nhân đầu tư, trái ngược với tại Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật, đa số là do các công ty hay các quỹ đầu tư mua bán stock, tư nhân ít hơn. Vì thế sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Hoa ảnh hưởng trực tiếp và lớn lao trên cả trăm triệu người chơi stock, sẽ làm những người này nghèo đi, không còn tiền mua sắm, làm kinh tế nội địa do tiêu thụ xuống dốc.

Từ trước đến nay, mô hình phát triển về kinh tế của Trung Hoa dựa trên xuất cảng hàng hóa, cũng như do việc xây cất hạ tầng cơ sở. Kinh tế nội địa do tiêu thụ được coi như không đáng kể, trái ngược với Hoa Kỳ, sự tiêu thụ của dân chúng chiếm đến 2/3 tổng sản lượng quốc gia GDP. Từ khi Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, tay này đã muốn thay đổi nền kinh tế làm gia tăng mức tiêu thụ của người dân để thay vào sự đi xuống của việc xuất cảng và xây cất. Chính quyền của họ Tập đã khuyến khích dân Tàu nhảy vào chơi stock và cố gắng để làm thị trường chứng khoán chỉ có lên mà không xuống, nhằm kích thích kinh tế nhiều hơn. Và trong mấy năm trước, thị trường chứng khoán Trung Hoa lên vùn vụt do chính quyền khuyến khích và tạo nhiều điều kiện dễ dãi. Nhưng cũng vì thế đã gây ra quả bóng về stock căng phồng. Và sau cùng đã vỡ tan trong tháng 7 vừa qua!
Như vậy ảnh hưởng của việc stock crash, chứng khoán vỡ tan này sẽ làm ảnh hưởng rất nặng đến mức tiêu thụ mua sắm của dân Tàu và sẽ làm kinh tế đi xuống nhiều, như lịch sử trước giờ đã cho biết!

Cột trụ khác của kinh tế Trung Hoa là xuất cảng hàng hóa hiện cũng đang trên đường đi xuống. Điều giản dị là các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Tây Âu đã nhận thức hiểm họa là Trung Hoa đã tiêu diệt hầu hết các kỹ nghệ sản xuất bản xứ khi cho xuất cảng hàng hóa đủ loại với giá thành quá rẻ, không nước nào cạnh tranh được. Việc hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Hoa là điều đương nhiên sẽ xảy ra, dù dưới danh nghĩa tự do mậu dịch, Hoa Kỳ và Tây Âu không thể ra mặt trực tiếp cấm đoán. Nhưng những biện pháp ngăn cản hàng hóa từ Trung Hoa đã bắt đầu được áp dụng, như những than phiền về phẩm chất của hàng hóa từ Trung Hoa đã tạo khó khăn cho các công ty sản xuất Tàu, không theo đúng được các tiêu chuẩn khắt khe. Ngoài ra những luật ngăn chặn như anti-dumping, bắt phạt hay hạn chế khi Hoa Kỳ cho rằng Trung Hoa sản xuất dưới giá vốn, bán tống bán tháo hàng hóa sang Hoa Kỳ để nhằm chiếm giữ thị trường và tiêu diệt các nhà sản xuất nội địa.

Ngoài ra hiện nay phong trào bài hàng hóa của Tàu cũng đã lên cao tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Những hô hào mua đồ nội địa như Buy America hay Made in America hiện đang lan rộng khi chính người dân Hoa Kỳ bắt đầu ý thức về tai họa Trung Hoa đang đe dọa thế thượng phong của chính Hoa Kỳ. Các công ty Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu tìm cách để đưa công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ, một phần vì vấn đề quyền lợi. Hiện nay giá nhân công tại Trung Hoa đã lên cao nhiều, không còn rẻ như hai, ba chục năm về trước, nên giá thành cho hàng hóa làm tại Trung Hoa lên cao không còn lợi thế nhiều như trước. Hơn nữa, các công ty Hoa Kỳ này đã bị chính quyền Trung Hoa ép buộc để chuyển nhượng kỹ thuật cho các công ty Tàu hợp tác. Nếu không chịu sẽ bị làm khó dễ không làm ăn được. Ngoài ra còn bị ăn cắp các bí mật về kỹ thuật hay về quản trị nên nhiều công ty Hoa Kỳ đã trắng mắt, không thấy lợi đâu, chỉ bị thiệt hại nhiều khi thiết lập các hãng xưởng sản xuất tại Trung Hoa. Hiện nay chỉ mới bắt đầu nhỏ giọt, nhưng trong tương lai sắp đến rất nhiều công ty Hoa Kỳ sẽ rút chân ra khỏi Trung Hoa, hoặc đem công việc sản xuất về nội địa Hoa Kỳ hay đưa sang các quốc gia khác như Việt Nam với giá nhân công rẻ hơn hoặc điều kiện dễ dàng hơn, không sợ bị đè ép hay bị ăn cắp các bí mật kỹ thuật sản xuất của công ty.

Với đà rút ra khỏi Trung Hoa của các công ty Hoa Kỳ và đầu tư sang các quốc gia khác, Trung Hoa sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế vì xuất cảng là yếu tố chính cho phát triển của Trung Hoa. Mất đi cột trụ xuất cảng, Trung Hoa sẽ lụn bại dễ dàng. Đây là chưa kể một khi thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương, Trans Pacific Partnership được thỏa thuận xong xuôi và thi hành, Trung Hoa bị gạt ra ngoài sẽ còn ảnh hưởng nặng hơn nữa về sản xuất hàng hóa và mậu dịch. Đáng nhẽ cuộc họp tại đảo Maui của Hawaii cuối tháng 7 vừa qua giữa 12 quốc gia sẽ đưa đến ký kết thoả ước này. Nhưng vẫn còn một số điểm dị biệt chưa được đồng thuận nên thỏa ước TPP này chưa ngã ngũ hẳn. Tuy nhiên một khi xong xuôi và chính thức thi hành, tầm ảnh hưởng của TPP sẽ không nhỏ và làm thiệt hại cho kinh tế Trung Hoa rất nhiều.

Cột trụ khác cho phát triển kinh tế của Trung Hoa là xây cất hạ tầng cơ sở. Trong hai thập niên 80’s và 90’s, các công trình xây cất đường xá, cầu cống, buildings chung cư cho dân chúng từ vùng quê đổ về thành thị đã làm Trung Hoa phát triển nhanh vì đây là những việc cần thiết để tân tiến hóa và kỹ nghệ hóa. Việc xây cất này đã làm gia tăng tổng sản lượng GDP lên nhiều và làm Trung Hoa phát triển ở mức 15-20% mỗi năm. Nhưng sau đó đã chậm lại và mức tăng trưởng GDP xuống cỡ 10% thập niên qua. Hiện nay, chỉ còn 7% cho mức tăng GDP. Nhưng mấy năm sau này con số tăng trưởng 7% không tin được. Lý do là Trung Hoa muốn giữ mức phát triển cao để lòe và gạt gẫm đầu tư ngoại quốc, nên đã cho xây cất lung tung những công trình không cần thiết! Những đường xá, cầu cống ở nơi hoang vu gọi là bridge to nowhere, những buildings lớn lao cho dân chúng nhưng không có ai ở. Những shopping malls vĩ đại không một bóng người. Ngay cả dự án xây hẳn một thành phố cho một triệu dân ở cùng phía Bắc hiện nay hoàn tất xong nhưng bỏ hoang, không dân nào về ở! Ngoài ra còn những khu kỹ nghệ dọc suốt con đường từ Thượng Hải đến Tô Châu, hoàn toàn vắng người. Ngay cả phi trường xây cất lớn lao nhưng không có phi cơ nào đáp xuống vì không cần thiết! Những nhà máy làm xi măng, làm thép xây lên nhan nhản để nhằm xuất cảng nay phải bỏ hoang. Tất cả những việc xây cất này đã trở thành một thứ bịp bợm, trước hết để lường gạt đầu tư ngoại quốc và giữ tiếng là Trung Hoa vẫn còn phát triển. Sau nữa để tạo công ăn việc làm cho dân từ thôn quê đổ xô về thành thị kiếm việc.

Những xây cất và đầu tư vô dụng, vô hiệu quả này theo một bản tường trình của Ủy Ban Phát Triển Quốc Gia năm 2014 và của Academy of Macroeconomic Research đã lên đến 41.8 trillion quan hay 6.8 trillion Mỹ Kim cho 4 năm từ 2009 đến 2013. Số tiền vĩ đại này như thế được coi như mất hết! Vì không dùng được vào việc gì! Điều tai hại hơn cả là những xây cất hạ tầng cơ sở vô dụng này đều do chính quyền địa phương của vùng hay tỉnh, quận, vay nợ để thực hiện. Hiện nay số nợ chung cho các cơ quan của chính quyền địa phương này tính đến cuối năm 2014 lên đến 5 trillion hay 5000 tỷ Mỹ Kim!

Điều này có nghĩa kinh tế Trung Hoa hiện đang nằm trên lò thuốc súng vì món nợ khổng lồ do xây cất phi lý và vô dụng. Lò thuốc súng này có thể nổ bất cứ lúc nào và khi đó chính quyền Tập Cận Bình sẽ hết đường để xoay sở một khi cả ba cột trụ kinh tế thi nhau ngã rụng một lúc. Ba cột trụ này, xây cất hạ tầng cơ sở, chế tạo và xuất cảng hàng hóa, tiêu thụ nội địa tan tành do stock crash, hiện nay được coi như đã bị mối ăn thủng hết chân móng, chỉ chờ ngày mục rữa và tan hoang bất cứ lúc nào.

Hiện nay những cố gắng của chính quyền Tập Cận Bình làm ổn định thị trường chứng khoán mang đầy vẻ tuyệt vọng như không biết làm gì khác hơn! Thí dụ cụ thể là cho phép người dân dùng giá trị nhà đang ở để làm collateral đặt cọc cho mua stock kiểu margin, là một hình thức đánh bạc. Điều này chưa bao giờ xảy ra tại thị trường chứng khoán của một quốc gia tiền tiến nào. Có nghĩa chính quyền họ Tập đã bị điên hoảng panic, tìm cách giữ thị trường chứng khoán không bị sụp với bất cứ giá nào và phương pháp nào, dù vô nghĩa và khôi hài đến đâu chăng nữa!

Nhưng khi căn bản là kinh tế sắp bị sụp đổ toàn diện đến nơi, thị trường chứng khoán có vỡ tan chỉ là dấu hiệu báo trước, chính quyền Tập Cận Bình dù có thi hành biện pháp nào đến đâu cũng chỉ là vô ích! Như vậy nhiều lắm là đến năm 2016 này, chúng ta sẽ thấy một sự tan vỡ hoàn toàn của nền kinh tế giả tạo và bịp bợm của quốc gia hiện đang là tai ương cho toàn cầu. Đó chính là Trung Hoa, kẻ thù muôn đời truyền kiếp của chúng ta vậy!

2 tháng 8, 2015



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Bong bóng chứng khoán Trung Quốc vỡ vì ai?


---------- Forwarded message ----------
From: H-Yến Trần <
Date: 2015-08-05 20:53 GMT-07:00
Subject: Bong bóng chứng khoán Trung Quốc vỡ vì ai?
To:


Thứ Tư, ngày 05 tháng 8 năm 2015

Bong bóng chứng khoán Trung Quốc vỡ vì ai?

Phản ứng của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn giao dịch chứng khoán tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 28/5/2015 (Ảnh: Chinatopix)
Phản ứng của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn giao dịch chứng khoán tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 28/5/2015 (Ảnh: Chinatopix)

Chỉ số chứng khoán mất điểm trên 30% chỉ trong vòng 1 tháng

Sau khoảng 7 năm gần như không có biến động lớn, thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc đã trải qua một làn sóng tăng điểm cực kỳ mạnh mẽ và liên tục bắt đầu từ tháng 6/2014 cho đến nửa đầu năm 2015. Cụ thể, các chỉ số Shanghai Composite Index (chỉ số tổng hợp Thượng Hải) và Shenzhen Composite Index (chỉ số tổng hợp Thẩm Quyến) đã tăng tới 190%. Bên cạnh việc tăng giá, khả năng thanh khoản của thị trường cũng đã tăng trưởng đột biến. Giá trị giao dịch trong giai đoạn gần đây đạt gần 400 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với một năm trước đó.

Tuy nhiên, ngày 15/06/2015 đã chấm dứt chuỗi ngày tăng điểm liên tiếp suốt một năm qua với việc xuất hiện những dấu hiệu đổ vỡ đầu tiên khi TTCK Trung Quốc bắt đầu lao dốc với tổng mức giảm trên 30%. Thị trường đã phải trải qua gần một tháng giảm giá liên tục trong tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Sau không đầy 3 tuần hồi phục trước những biện pháp giải cứu của chính phủ, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại hứng một cú sốc mới vào ngày 27/7 khi các chỉ số trượt dốc nhanh chóng ở cả 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. Ở Thượng Hải, mức độ rơi tự do của chỉ số chứng khoán trong ngày thậm chí còn là cao nhất trong 8 năm qua.

Nguyên nhân đổ vỡ của TTCK Trung Quốc

Sự đổ vỡ của TTCK Trung Quốc là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Tăng trưởng của thị trường chứng khoán không đi kèm với tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Trung Quốc đang nằm trong chu kỳ suy giảm kéo dài. Tăng trưởng kinh tế chậm lại với tốc độ tăng trưởng giảm dần bắt đầu từ năm 2010. Hiện tại tăng trưởng GDP chỉ đạt 7%; hơn nữa, chỉ số PMI (chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất) cũng liên tục giảm về mức 50 từ mốc 55 điểm của năm 2009.

Sự tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường chứng khoán không được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản, và cổ phiếu của Trung Quốc đã trở thành một trong những cổ phiếu được định giá cao nhất trên thế giới. Giá cổ phiếu tăng không đi kèm với sự cải thiện trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã khiến chỉ số P/E bị đẩy lên quá cao ở mức hơn 20 lần.

2. Các biện pháp kích thích kinh tế dẫn đến tăng trưởng nóng trên TTCK Trung Quốc

Trong những năm qua, việc kiểm soát thị trường tài chính Trung Quốc luôn nằm trong tay của chính quyền. Do đó, sự sụp đổ toàn phần của TTCK sẽ là một thất bại mang tính thảm họa đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bước sang năm nay, Bắc Kinh đã phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Hoạt động sản xuất đình trệ và các lĩnh vực xây dựng đã từng một thời bùng nổ nay đã xẹp hơi, khiến hàng triệu lao động nhập cư mất việc làm.

Nhằm kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, chính quyền nước này đã liên tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính quốc gia. Kể từ cuối năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã liên tiếp giảm lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lãi suất cho vay chủ chốt giảm 3 lần kể từ 11/2014 xuống còn 5,1%; lãi suất tiền gửi chủ chốt giảm xuống mức 2,25%. Tuy nhiên, lượng tiền cho vay lại không đổ vào nền kinh tế thực. Thay vì tái đầu tư, các nguồn vốn được huy động trên thị trường vốn lại quay trở lại thị trường chứng khoán.

3. Khuyến khích mua chứng khoán

Trung Quốc coi thị trường chứng khoán là huyết mạch của nền kinh tế. Bắc Kinh đã chỉ thị cho các phương tiện truyền thông nhà nước khuyến khích đầu tư chứng khoán, theo ông Lawrence W. Reed, chủ tịch Foundation for Economic Education (Quỹ Giáo dục Kinh tế). Trong năm 2014, các công cụ phát ngôn của chính quyền là Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo đã liên tục đăng những bài viết khuyến khích người dân đầu cơ vào cổ phiếu. Trong một bài báo đăng ngày 31/8/2014, Tân Hoa Xã nói rằng “sự phát triển về kinh tế và xã hội sẽ mang lại niềm tin quý báu và sự ủng hộ mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán.”.

4. Giá vàng, giá bất động sản giảm và lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức thấp khiến dòng tiền trong dân cư đổ dồn sang thị trường khoán.

Số liệu từ Công ty Lưu ký và Thanh toán chứng khoán Trung Quốc cho biết hiện có hơn 90 triệu người dân hiện đang tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 5/2015, nước này có thêm 40 triệu tài khoản đầu tư chứng khoán mới được mở. Riêng trong tháng 6/2015, Trung Quốc đã có thêm 7 triệu nhà đầu tư chứng khoán cá nhân.

5. Chất lượng nhà đầu tư thấp do tỷ trọng nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia thị trường cao

Số lượng tài khoản chứng khoán tăng nhanh tuy nhiên các nhà đầu tư mới đa số đều là các cá nhân có ít kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính cũng như trình độ học vấn thấp. Theo khảo sát của China Household Finance, hơn 2/3 (68%) số nhà đầu tư mới chưa học hết phổ thông, 25% học tiểu học và gần 6% mù chữ; tỷ lệ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 12%. Ngoài ra, nhiều người mua chứng khoán như là mốt thời thượng, bạn bè của họ đều mua cổ phiếu, và các phương tiện truyền thông và chính phủ liên tục khuyến khích đầu tư. Những người khác thì đánh hơi thấy cơ hội làm giàu, cùng với chính sách cho vay đầu tư chứng khoán nới lỏng nên nhiều người đã vay tiền từ ngân hàng hay các công ty môi giới để mua thêm cổ phiếu. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút dần ra khỏi thị trường Trung Quốc trong quá trình tăng điểm, để lại một quần thể cá nhân nhỏ lẻ với trình độ hiểu biết hạn chế, chạy đua theo xu hướng đầu tư phong trào.

6. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (vay margin) ở mức cao

Tỷ lệ vốn margin/ giá trị số cổ phiếu floating của thị trường Trung Quốc đạt gần 9%, cao gấp 5 lần so với mức trung bình ở hầu hết các thị trường phát triển. Trong đó, khoản vay ký quỹ là 2,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (350 tỷ USD) càng khiến cho TTCK của Trung Quốc trầm trọng thêm. Theo ước tính độc lập của Reuters, khoản vay thực tế vào khoảng 645 tỷ USD bao gồm cả các khoản vay từ hệ thống ngân hàng ngầm. Khoản nợ này được thế chấp bằng cổ phiếu, và khi giá cổ phiếu giảm (giá trị của tài sản thế chấp cũng giảm theo), nhà đầu tư buộc phải bán ra nhiều hơn để đáp ứng margin call (Margin Call là cảnh báo gửi khách hàng đề nghị họ nộp thêm tiền khi chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay bị giảm giá tới một giới hạn nhất định).

“Sự hoảng loạn đang lan rộng khi nhiều nhà đầu tư buộc phải thanh lý do đòn bẩy nợ tài chính. Thị trường càng suy giảm, các nhà đầu tư càng buộc phải bán ra. Đó là một vòng luẩn quẩn”, Zhou Xu, một nhà phân tích thuộc công ty Chứng khoán Nam Kinh, phát biểu với tờ Wall Street Journal.

Trung Quốc nên làm gì?

Thật sự đó là một câu hỏi kém nếu bạn tin rằng lời khuyên tốt nhất đối với các nhà hoạch định chính sách là họ nên bỏ việc và tìm những công việc thật thà hơn, ông Lawrence cho hay. Ở các thị trường tự do, họ biết cách nướng một cái bánh ngon. John Cowperthwaite đã làm thế tại Hồng Kông, và Ludwig Erhard làm thế tại Đức. Các nguyên liệu bao gồm chính sách tiền tệ hơp lý, để thị trường quyết định; quyền tư hữu và pháp quyền; thị trường tự do và khởi nghiệp.

Ông cũng nói thêm, nhưng chúng ta luôn phải lường trước về việc cần phải sửa cái bánh sau khi chính quyền cho thêm đủ thứ linh tinh vào bánh và vặn nhiệt độ lên quá cao. Đó mới là điều khó xử lý.

Sự đổ vỡ vẫn chưa kết thúc. Nếu lãnh đạo Trung Quốc mời thêm các chuyên gia hoạch định chính sách vào một bộ máy vốn đã cồng kềnh, thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán chỉ là một kết cục trong những nỗi lo mà họ sẽ phải đối mặt.

Tâm Minh tổng hợp.

(Đại Kỷ Nguyên VN)
--
 dieuam-Phương Đoan

__._,_.___

Posted by: Patrick03 Lew 

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List