Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, July 24, 2015

Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam


 
(Xã hội) - Thành phần nòng cốt trong “đội quân không tiếng súng” này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác “doanh nhân”, lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo vũ khí sinh học “hàng độc”. Với một kế hoạch chặt chẽ và kỹ thuật che giấu tài tình, đội quân này đang thầm lặng giết chết người dân Việt Nam, mang về hàng bao tải tiền củng cố cho sức mạnh Trung Quốc.
  •  
  •  
  •  
hang-tq-thump-230715
Nhằm đảm bảo tính bảo mật, sách lược dã man này được chia thành những giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: Tận thu
Một trong những sự kiện không thể không nhắc tới là hiện tượng từng đoàn doanh nhân Trung Quốc sang Việt Nam tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Hiện tượng này đã có vài năm nay, nhưng thời gian gần đây, số lượng bị “vét” lên quá cao và không có dấu hiệu nào cho thấy “cơn dịch vét hàng” sắp chấm dứt. Chỉ riêng điều này đã khiến vật giá leo thang ngay tại Việt Nam vì thiếu hàng để bán và người dân trong nước lãnh đủ.

Không chỉ vậy, báo Tuổi Trẻ từng dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết “nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất”. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, thời điểm đó đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác, “nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về”.

VASEP còn cho biết có tình trạng thương nhân Trung Quốc “tranh giành, đón mua” tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển. Các công ty Việt Nam thiếu hàng xuất cảng, đẩy giá mua lên cao mà vẫn không cạnh tranh nổi với độ vung tiền của các doanh nhân Trung Quốc. Miền Trung bị ảnh hưởng bởi “cơn dịch vét hàng” nặng nhất. Hậu quả là giá tôm trắng vọt lên 90,000 đông/kg, trong lúc năm ngoái giá mua chỉ là 57,000 đồng/kg.

Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú này còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.

Giai đoạn II: Triệt để cạn kiệt nguồn cung
Thủ đoạn tận thu này nay còn được biến tướng tinh vi hơn, mục tiêu nhằm vào những “mặt hàng lạ” mang tính chiến lược tận diệt nguồn hàng như thu mua lá mãng cầu, nụ thanh long, cau non, cam non, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, sừng, móng trâu bò đến đuôi trâu, phân trâu…

Trong khi đó tại ngoài khơi, ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam “gặp nạn” khi đánh bắt ở các vùng biển xa, bị tấn công bởi “tàu lạ” với trang bị vũ khí. Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn. Thực trạng này cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore. Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, “nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam”.

Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt hải sản tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Hàng năm Bắc Kinh vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để “bảo vệ nguồn hải sản”, lần gần đây nhất kéo dài trong hai tháng rưỡi từ 12h trưa 16/5, đến 12h ngày 1/8.

Điều đáng nói là, trong khi ban hành lệnh cấm, thì Trung Quốc vẫn để tàu thuyền “có giấy phép” tới đánh bắt ở khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ. Song hành cùng đó là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 “chặn đầu” một khu vực rộng lớn vùng biển Việt Nam, đồng thời hợp thức hóa việc đe dọa, tấn công tàu cá Việt Nam không ra khơi khu vực này.

Giai đoạn III: Tuồn “hàng độc” số lượng lớn
Sau khi hút hết “hàng sạch” của thị trường Việt Nam, đơn vị chế tạo và sản xuất vũ khí sinh học “hàng độc” cung cấp cho các thương buôn Trung Quốc vượt qua biên giới tuồn vào Việt Nam bán với giá vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc người dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “giàu ăn sạch, nghèo ăn độc”. Tượng trưng như:
hang-tq-1-230715
Gạo nhựa Trung Quốc:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của Việt Nam chở sang Trung Quốc. Liền sau đó, “gạo nhựa” được thương lái tung vào Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại gạo giả làm bằng khoai lang/khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Trung Quốc nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.
hang-tq-2-230715
Sữa độc Melamine:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn, đánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”.

Các hãng thông tấn nước ngoài cũng đã đưa tin về loại sữa độc này làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác mắc bệnh vào năm 2008. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại này. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí, rẻ hơn so với sữa bột khác. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.

hang-tq-3-230715
Lục phủ ngũ tạng của gia súc và gia cầm:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung. Hằng ngày, những con buôn Trung Quốc vẫn lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được thương lái Việt Nam chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…

Những sản phẩm đã được ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc này khi vượt qua biên giới, được cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại này, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để chuyển về Việt Nam tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.

hang-tq-4-230715
Trứng gà, vịt giả, nhiễm Melamine:
Loại hàng độc này tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn đến mua bán hàng, đặc biệt là mặt hàng trứng gà các loại. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.

Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Quốc chưa lắng dịu thì đã tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam.

hang-tq-5-230715
Trái cây nhập lậu từ Trung Quốc:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản, đặc biệt những sản phẩm chuộng trên thị trường như:
Táo: Quả táo nhập từ Trung Quốc, được bọc trong một lớp lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
Cam: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Quốc là loại cam quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
Quýt: Quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
Hồng: Hồng Trung Quốc rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bảo quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Quốc, gắn mác New Zealand. Loại dưa hấu này hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.

Một sự thật rõ ràng, Trung Quốc đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại, trong đó có Việt Nam. Và để đối phó với một âm mưu chặt chẽ như vậy, cần phải có sự đoàn kết mạnh mẽ, cái tâm và cái tầm của từng người dân trong nước, đặc biệt là những thương lái Việt Nam buôn hàng cho Trung Quốc.

Thiên Lý (Tổng Hợp)
__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí Petro Vietnam bị khởi tố

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí Petro Vietnam bị khởi tố

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trực thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trực thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam.

22.07.2015
Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, bị bắt vào chiều tối hôm qua (21/7), 2 ngày sau khi bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách chức.

Báo chí Việt Nam trích dẫn nguồn tin từ Bộ Công An cho biết ông Sơn bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo các nguồn tin này thì quyết định bắt và khởi tố ông Sơn đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn.

Hãng tin AFP hôm nay trích nguồn tin từ cảnh sát kinh tế Việt Nam tường thuật rằng ông Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc về những sai phạm trong đầu tư, làm cho Petro Vietnam lỗ 38 triệu đô la.

Theo tin Reuters, bộ phận sản xuất và phân phối khí đốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, PetroVietnam Gas, báo cáo là họ dự kiến lãi gộp của năm 2015 giảm 21,2%, trong khi doanh số giảm 5,4%.

Petro Vietnam là một cổ đông lớn của Ocean Bank. Trang mạng Rigzone.com hôm nay nói rằng các tội mà ông Sơn bị cáo buộc diễn ra trong thời gian từ năm 2008 tới 2010, khi ông Sơn còn là Phó Tổng Giám đốc của Ocean Bank, một ngân hàng tư mà ngân hàng nhà nước Việt Nam đã phải mua lại sau khi nổ ra một vụ tai tiếng lớn hồi năm ngoái, dẫn tới việc bắt ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.

Theo trang mạng này, ông Nguyễn Xuân Sơn phải chịu trách nhiệm về quyết định của Petro Vietnam đầu tư 36,6 triệu đô la, tức 800 tỉ đồng vào ngân hàng Ocean, sau đó bị mất trắng.

Trang mạng Rigzone.com cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ định ông Nguyễn Quốc Khánh, CEO của PetroVietnam, tạm thay thế ông Nguyễn Xuân Sơn trong chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Nguồn: Reuters, Global Post, Rigzone, Tuổi Trẻ, Đời Sống & Pháp Luật.



Thursday, July 23, 2015

Kịch bản “khất” nhân quyền sẽ lập lại với TPP?


từ thực tế tới hành động còn là một quá trình...ĐCSVN gia nhập TPP

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgk9WqORSEhdCzrS3oGB8EgV__UHeRk0JpRpPdmoxy1LfsVMeN0WRWOmo48NQIaFS4FgEs57SOWmXFr4umhRo-Pcjkcgme-4cHwrB6k4Z44uj6pl3H5D4E1JKfYO_rbqIfKcZnoS4SBWu4/s1600/lanhdaothoaihoa-danlambao.jpghttp://galerie.alittlemarket.com/galerie/product/13154/peintures-ville-moderne-abstraite-sur-toile-c-6902957-20131120-2030137215-0f2e2_570x0.jpg

Kịch bản “khất” nhân quyền sẽ lập lại với TPP?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-07-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
07152015-reform-to-realiz-ilo-declaration.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo thuộc các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 11 năm 2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo thuộc các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 11 năm 2014
AFP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Duơng TPP có triển vọng hoàn tất đàm phán trong năm 2015.  Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia sẽ phải tiến hành cải cách cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, trong đó có các cam kết đối với Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Điều này được xác định rõ trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ sau Hội đàm Barack Obama - Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 tại Nhà Trắng. Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề liên quan.

Nam Nguyên: Trong 4 nguyên tắc của Tuyên bố ILO 1998 thì đáng chú ý là Doanh nghiệp phải ủng hộ việc tự do thành lập hiệp hội và thừa nhận quyền thương lượng tập thể. Như thế Việt Nam sẽ phải soạn thảo và ban hành Luật lập hội, chấp nhận công đoàn độc lập, Giáo sư nhận định gì?

PGSTS Ngô Trí Long: Đây là vấn đề bàn thảo rất lớn hiện nay ngay từ trước khi tham gia đàm phán TPP. Việt Nam hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với Việt Nam bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sự.

Nam Nguyên: Thưa trong Hiến pháp có ghi là người dân có quyền lập hội, chỉ còn vấn đề thực thi Hiến pháp và bây giờ có phải là lúc tiến hành cải cách hay không?

PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung tư tưởng của Hiến pháp là tiến bộ nhưng thực thi bằng những luật, bằng pháp lệnh, nghị định, thông tư và quyết định thì còn là một vấn đề có khoảng cách rất là xa. Việc này tuy tư tưởng như vậy nhưng nhiều khi Hiến pháp ghi như vậy nhưng việc thực thi còn là vấn đề còn cần được bàn luận và còn nan giải mà vấn đề thực thi đó khó có khả năng dù Hiến pháp đã yêu cầu, mục tiêu của Hiến pháp đã đặt ra.
VN hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với VN bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sự
PGSTS Ngô Trí Long

Nam Nguyên: Một vấn đề khác trong Tuyên bố ILO 1998 là loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động và việc làm. Điều này có nan giải với nhà nước hay không, khi còn vấn đề qui hoạch cán bộ lãnh đạo và chức danh chủ chốt đều dành cho Đảng viên?
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015. AFP

PGSTS Ngô Trí Long: Tôi nghĩ nếu thay đổi được thì triết lý chính trị phải thay đổi về mặt lý thuyết là như vậy. Triết lý chính trị và quan điểm của họ chưa thay đổi thì vấn đề này khó thay đổi lắm. Thực tế đó là vấn đề tối tế nhị, vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng và bức xúc hiện nay mà người ta đang quan tâm. Nhưng để triển khai và thực hiện được những điều đó, tôi nghĩ là còn phải chờ đợi một quá trình của nó không phải là đơn giản.

Nam Nguyên: Thưa, có một câu chuyện mà người ta bàn tới đó là Việt Nam cuối cùng có thể vẫn gia nhập TPP nhưng còn khất một số điều kiện và sẽ chỉ hưởng lợi một phần, nghĩa là không được giảm thuế suất đúng mức. Điều này từng xảy ra trong quá khứ như BTA với Hoa Kỳ. Nhận định gì?

PGSTS Ngô Trí Long: Tôi nghĩ kịch bản này chắc chắn lập lại, tại vì triết lý chính trị hai bên khác nhau và trình độ, điều kiện của Việt Nam khác với các nước. Đấy là hai rào cản lớn nhất mà ngay khi đặt vấn đề với Tổng thống Obama của Hoa Kỳ thì Tổng Bí thư cũng đã nêu vấn đề này. Tổng thống Hoa Kỳ nói là do vấn đề triết lý chính trị khác nhau còn Tổng Bí thư có nói là trình độ phát triển của các nước khác nhau, của hai nước hoàn toàn khác nhau không thể tương đồng coi đây là những khó khăn và chính những điều kiện này sẽ là rào cản khó thực hiện những cái thuận lợi mà Hiệp định TPP đặt ra.

Tổng thống Hoa Kỳ nói là do vấn đề triết lý chính trị khác nhau còn Tổng Bí thư có nói là trình độ phát triển của các nước khác nhau, của hai nước hoàn toàn khác nhau không thể tương đồng coi đây là những khó khăn và chính những điều kiện này sẽ là rào cản khó thực hiện những cái thuận lợi mà Hiệp định TPP đặt ra
PGSTS Ngô Trí Long

Nam Nguyên: Vấn đề dân chủ nhân quyền cải cách đều bàng bạc trong nhiều lĩnh vực của đàm phán TPP hay là trong các FTA khác nữa. Xu hướng hội nhập rất là triệt để của Việt Nam đồng nghĩa với sớm muộn cũng phải cải cách cả chính trị lẫn kinh tế. Thưa Giáo sư nhận định gì.

PGSTS Ngô Trí Long: Trong văn kiện của Đảng cương lĩnh chính thống Tuyên ngôn của Đảng thì Đảng là một Đảng cầm quyền, từ những điều này thể hiện toàn bộ hoạt động. Theo tôi nghĩ từ thực tế tới hành động còn là một quá trình mà cũng không thể thay đổi ngay được một lúc. Cho nên trong bối cảnh trong tình hình như vậy nếu Việt Nam mà còn những rào cản đó chưa được dỡ bỏ; hoặc còn những tư duy đó; những triết lý chính trị như vậy thì chắc chắn trong quá trình hội nhập sẽ có những vấn đề hết sức là thiệt thòi đối với quá trình thực thi hoặc thực hiện một cách không hoàn hảo như vậy. Đây là những vấn đề rất tế nhị đối với quan điểm và triết lý chính trị cho nên không thể một sớm một chiều có thể thay đổi được…mà xu hướng thế giới, xu hướng thực tiễn nó sẽ trả lời mà vào lúc nào đó buộc Việt Nam phải tranh thủ.

Nam Nguyên: Thưa như vậy Giáo sư lạc quan hay bi quan về vấn đề cải cách  ở Việt Nam?

PGSTS Ngô Trí Long: Nói lạc quan thì nhìn nó như thế nào. 5 lạc quan và 5 không lạc quan tôi có thể nói như vậy. Chưa thể lạc quan và nói không lạc quan thì cũng không được. Có nghĩa là một nửa thôi, 5 lạc quan và 5 không lạc quan.

Nam Nguyên: Cảm ơn PGSTS Ngô Trí Long đã trả lời phỏng vấn.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, July 21, 2015

Bảy Ngày Ở Nga: Du Lịch Moscow


Matthew Trần:
Đễ zãi quyết các vấn đề nầy thiệt là zễ zàng: Chán zì chỗ/nơi thoãi mãi mà không đi, lại vác xát qua Nga, về Việtnam ... đễ mang lại sự bực mình!!
MT 

Bảy Ngày Ở Nga: Du Lịch Moscow

20/07/201500:00:00(Xem: 1235)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
* * *

Nga là quốc gia người Mỹ rất ít đi du lịch bằng máy bay. Phần đồng người Mỹ chỉ du lịch bằng tầu biển (cruise) một, hai ngày đến thành phố St. Petersburg của Nga. Đi kiểu này thì khách không cần xin visa vào Nga.

Theo thống kê năm 2013, mỗi năm 5 quốc gia trên thế giới người Mỹ đến nhiều nhất là Mexico (26 triệu), Canada (15.4 triệu), Anh quốc (3.5 triệu), Cộng Hòa Dominique (2.2 triệu), và Pháp (2 triệu). Chỉ có dưới 200,000 người đi Nga. Con số này còn ít hơn một nửa số người Mỹ đi Việt Nam (440,000 người, năm 2014). Giống như Việt Nam với phần lớn người Mỹ về Việt Nam là người Mỹ gốc Việt, số người Mỹ về Nga phần đông là người Mỹ gốc Nga. Số người Mỹ da trắng chính gốc Hoa Kỳ đi Nga rất ít.
blank
Cảnh đêm Moscow.

Ba tuần trước đây, vào ngày 18 Tháng Sáu vợ chồng tôi có dịp viếng thăm Nga một tuần: ở Moscow bốn đêm và St. Petersburg ba đêm. Trên đường về, chúng tôi ghé ngang Paris ở thêm năm đêm nữa.

Ai có ý định đi Nga thì nên vào trang web của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đọc để tìm hiểu trước đã, vì có thể đọc xong rồi sẽ chẳng dám đi: http://moscow.usembassy.gov/russian-visas.html. Họ cảnh cáo luật lệ về visa của Nga rất nghiêm nhặt, ai xâm phạm có thể bị bắt bỏ tù, phạt vạ, hay trục xuất. Chỉ một sai trật về mãn hạn visa có thể bị vào tù mà tòa Đại sứ không có quyền giao thiệp. Đi ra đường phải luôn mang passport Mỹ trong ví vì công an Nga có thể hỏi bất cứ lúc nào, không cần lý do. Không có passport xuất trình có thể vào khám. Và một điều cắc cớ nữa: luật lệ visa thay đổi như chong chóng, bổn phận của mình là phải biết và tuân theo!

Ngày xưa trong sở làm tôi có quen vài người Do Thái ở Nga sang định cư bên Mỹ nên họ cho tôi địa chỉ của dịch vụ lo visa Nga ở Hollywood, cách nhà tôi 35 phút. Đến làm tôi mới biết là trước khi xin visa, mình phải có giấy giới thiệu của khách sạn, tour du lịch, người nhà, trường học... ở Nga. Nếu làm qua một dịch vụ thì chính dịch vụ này sẽ cung ứng một nơi nào đó trong nước Nga giới thiệu mình. Có giấy này xong thì mới qua giai đoạn kế tiếp là xin visa.

Khác với tất cả các quốc gia khác khi xin visa mình chỉ đưa thẳng passport cho họ giữ tạm thời, khi xin visa đi Nga, ngoài việc cung cấp passport, họ còn hỏi những chi tiết khác như tên bố mẹ, học vấn đến đâu, sở làm, nghề gì. Ai quá khứ có bồ mà không còn nhớ tên bồ để khai báo, khi xuống phi trường thế nào cũng bị KGB xin tí huyết.

Nước Nga tính tiền visa là $280 dollars. Thêm tiền thư giới thiệu và dịch vụ, tiền tốn tổng cộng là $440 dollars một người. Tôi đã khảo giá, nơi nào cũng thế, có nơi còn đắt hơn một tí nên ông bà nào tiết kiệm muốn tìm giá rẻ hơn thì xin khỏi đi thăm đồng chí Lê-Nin.

Moscow có ba phi trường DME (Domodedovo, to nhất), SVO (Sheremetyevo) và VKO (Vnukono). Hãng hàng không Nga Aeroflot có máy bay trực tiếp từ Los Angeles đến SVO, thế nhưng vì chỉ có lèo tèo một hai chuyến nên ở phi trường LAX Aeroflot không có cổng riêng. Xe bus chở hành khách ra sân bay rồi khăn gói quả mướp dập dìu tài tử giai nhân bước lên cầu thang hai mươi bậc để vào máy bay.

Tôi thật tình không dám bay máy bay Aeroflot vì mấy ông phi công Nga nổi tiếng ẩu và bợm nhậu. Tháng 5 năm 2012, bay biểu diễn lần đầu tiên cho cho khách hàng Indonesia chiếc phi cơ Sukhoi Superjet 100, phi công Nga cho là máy móc phi cơ sai, tắt hệ thống báo động địa thế khi máy bay bay quá gần núi. Đã thế, cả phi hành đoàn lo đàm thoại với khách hàng không lo bay nên phi cơ đâm vào núi, giết chết tất cả 45 người trên máy bay, hầu hết là khách hàng và phóng viên báo chí của Indonesia và một vài người ngoại quốc. Nga yêu cầu Indonesia gửi chiếc "hộp đen" black box của máy bay rớt để điều tra, nhưng Indonesia không tin cậy Nga, từ chối, nói là chính Indonesia sẽ tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.

Thử vài trang web mua vé máy bay đi Moscow với chuyến về ngừng ở Paris năm đêm trước khi trở lại Los Angeles, tôi chọn Kayak.com vì giá rẻ nhất, bay đến phi trường DME (Domodedovo). Cùng với cái rẻ dĩ nhiên là có cái nhức đầu: chặng nào cũng có chuyển tiếp layover, và hãng máy bay thì loạn xạ cả lên. Từ Los Angeles, United Airlines bay ngừng ở Washington, DC, rồi Brussels, Belgium. Ở đây, chuyển qua Brussels Airlines bay đi Moscow. Sau khi ở Moscow một tuần, chúng tôi dùng Swiss Air bay qua Paris, ngừng ở Zurich, Thụy Sĩ. Đường bay từ Paris về lại Los Angeles thì dùng hãng máy bay Air Canada, ngừng chuyển tiếp ở Montreal.

Ai đã bay nhiều hãng hàng không quốc tế chắc chắn sẽ xếp hạng hãng máy bay Mỹ hạng chót về dịch vụ và tiếp viên hàng không. Điều này không sai. Sau khi Quốc Hội Mỹ ban hành Đạo luật Bãi bỏ Quy Định Hàng Không -Airline Deregulation Act vào năm 1978 nhằm mục đích ngăn chận hãng máy bay lớn nuốt hãng máy bay bé, ngăn chận độc quyền đường bay, tạo ra sự cạnh tranh với mục đích giảm giá vé cho công chúng, các hãng hàng không Mỹ trở nên tệ lậu: không còn cho ăn miễn phí, tính tiền đủ mọi sự, từ hành lý gửi đến ghế ngồi hơi rộng một tí, nhét hành khách đầy máy bay, trì hoãn hàng giờ ở phi đạo hay cổng đợi.

Các hãng máy bay lộng hành như thế nên Quốc Hội lại phải ban hành Đạo Luật Nới Rộng Quyền Lợi Hành Khách Hàng Không -Enhancing Airline Passenger Protection- vào tháng 4 năm 2011, nâng cao giá tiền hãng máy bay phải đền bù nếu số vé bán hơn số ghế, phạt hãng máy bay tối đa $27,500/ mỗi hành khách nếu máy bay đình trệ ở cổng đợi hay nằm trên phi đạo quá ba giờ đồng hồ.

Tiếp viên hàng không của các hãng ngoại quốc như Eva, Singapore, Malaysia Airlines là những cô trẻ gầy xinh đẹp thì tiếp viên hàng không của Mỹ tuổi trung bình là ông bà nội, không những già nua. Hành khách nào gây xáo trộn trên máy bay coi chừng. Các bà với cặp mông vĩ đại mà ngồi lên mặt kẻ quấy rối là nạn nhân ná thở, không cần gửi lính SWAT đến can thiệp.

Tôi là công dân Mỹ nhưng cũng không thích máy bay của Mỹ. Hành khách đã lên hết đúng giờ trên chuyến bay United Airlines của tôi ở phi trường LAX, thế nhưng viên phi công loan báo máy bay phải đợi một kiện hàng đến trễ nên sẽ bị trì hoãn. Tôi chỉ có 1 giờ 30 phút chuyển tiếp ở Washington DC lấy máy bay đi Brussels nên chửi cha ông địa khi máy bay cất cánh sau khi trễ 45 phút.

Tuy chỉ còn 30 phút để tìm chuyến bay kế tiếp, tôi may mắn vì cổng đợi của nó chỉ cách cổng đáp có hai số. Rất nhiều người khác cùng chuyến với tôi hụt chuyến bay tiếp nối đi những nơi khác vì thời gian chuyển tiếp giữa hai máy bay của họ ngắn hơn, và cổng máy bay xa hơn. Bao nhiêu người rủa xả United Airlines, trong đó có tôi. Tôi không hiểu làm sao phi công Untied Airlines có thể đặt ưu tiên trì hoãn giờ khởi hành chờ một kiện hàng, làm cho bao nhiêu hành khách bị hụt chuyến bay chuyển tiếp. Từ giờ đến chết (dù rằng chỉ còn không lâu nữa), tôi thề sông núi nhất định sẽ không bay United Airlines.

Sau 18 tiếng đồng hồ kể cả giờ chờ đợi, máy bay đáp xuống Moscow. Khu lấy hành lý của phi trường DME nhỏ, hành khách hầu hết là người Nga. Hai hành lý của chúng tôi theo kịp chủ nhân. Hành lang dẫn khách từ máy bay đến Công an Cửa khẩu hơi tối tăm, và khi đến nơi thì trần nhà rất thấp. Chúng tôi thấy một kiosque đổi tiền nên ngừng lại đổi. Cả một lỗi lầm tai hại vì trong phi trường giá đổi thật thấp. 1 dollar chỉ được 41 rubes, trong khi chúng tôi khám phá ra sau này ở ngoài phố đổi 1 dollar = 51 rubes: người đổi tiền mất toi 20% cho nhà nước. Sự khác biệt giữa chính quyền Cộng Sản Nga và chính quyền tự do chưa gì đã thể hiện rõ rệt: ở phi trường Tokyo của Nhật Bản, hối xuất thay đổi trong phi trường cao bằng, nếu không nói là cao hơn bên ngoài thành phố.

Thay vì mỗi một trụ kiosque cách quãng như ở những nơi Immigration khác, ở Nga có năm trụ như phòng gọi telephone công cộng nối liền vào nhau, giữa hai trụ là cổng sắt khi lính bấm đèn xanh thì khách mới có thể đẩy để qua cửa ải. Cả trụ kiểm sóat lẫn cổng sắt thiết kế bằng những song sắt i-nốc-xi-đáp, cộng với trần nhà thật thấp tạo ra một cảm giác một người ở trong khu giam giữ. Gương mặt anh công an nào cũng đằng đằng sát khí. Sau khi xem xét passport của tôi và đánh máy một hồi lâu, anh công an hí hoáy viết trên một mẫu đơn nhỏ và rồi chỉ ngón tay vào hai chữ X trên tờ giấy, nói tiếng Anh với tôi: "Sign!". Sau khi tôi ký hai lần, anh ta xé một nửa tờ giấy đưa cho tôi giữ. Trên tờ giấy tôi thấy có hai hàng chữ viết tay của anh ta.

Tôi vừa mới trở lại phi trường Los Angels LAX từ Việt Nam hai tuần trước đây. Ngoài việc LAX mới tái thiết khu vực phi trường quốc tế thêm rộng rãi, thêm nhiều cổng đợi, trần cao ngất ngưỡng, shopping hàng quán hiện đại tân kỳ, ở trạm Immigration bây giờ mới gắn thêm cả chục máy mới xem passport, khách đến chỉ để passport của mình vào, máy sẽ "scan" lưu giữ information, ấy thế mà ở đây công an Nga còn viết tay chi tiết vào mẫu đơn.

Anh công an Nga bấm nút xanh để mở khóa cổng cho tôi tiến vào khu lấy hành lý. Trên tường có một bảng cảnh cáo hành khách không nên dùng taxi tư nhân không có bảng hiệu taxi vì sinh mạng không an toàn.

Đến chỗ dây băng di chuyển hành lý, tôi tìm hai valise của chúng tôi không mấy khó khăn. Ở dây băng kế bên là hành lý của chiếc máy bay Vietnam Airlines xuống sau máy bay tôi độ nửa giờ đồng hồ. Valise toàn là tên Việt Nam và một mùi hôi thật nồng nặc như vào khu chợ cá tỏa ra khắp phòng. Tôi không hiểu sao kiện hàng nào hôi thối như thế lại có thể lên được máy bay phát xuất từ Việt Nam.
blank
Khách sạn Metropone gần điện Kremlin.

Xe hơi lái từ phi trường về hotel khá xa, khoảng một giờ đồng hồ, chạy trên đường thường, không phải xa lộ. Khách sạn chúng tôi ở là Metropole, ngay sát bên điện Kremlin ở Moscow. Tiếng Nga mẫu tự có vài chữ giống tiếng La-Tinh, vài chữ phát âm khác nhau.

Các tiệm ăn Âu Mỹ như McDonald's, Starbucks... không được dùng tiếng Anh mà phải đổi qua tiếng Nga.

Moscow như Paris, có hai vòng Périphérique chạy chung quanh thành phố. Không có xa lộ nên đường thành phố lúc nào cũng kẹt xe, dù rằng đường xá rất rộng, có nhiều lane. Sự sụp đổ của khối Cộng Sản Sô-Viết cũng mang đến sự sụp đổ của hãng xe Nga Lada, hiện giờ sáu chiếc chỉ có một xe Nga Lada. Đa số bây giờ là xe ngoại quốc: Mercedes, Renault, Kia, Hyundai, Toyota, Nissan....

Thành phố Moscow có 12.2 triệu người, tính luôn vùng đô thị là 19.4 triệu, lớn nhất ở Nga. Năm 1812 khi Napoleon xâm lăng Nga, dân thành phố Moscow đốt cháy dinh thự nhà cửa trước khi rút lui. Napoleon thất bại chiếm đóng Moscow vì hầu hết đội quân Pháp, 400,000 lính chết vì đói, lạnh, không có tiếp tế, chỉ chừng chục ngàn quân còn sống sót.
blank
Ăn tối tại The Four Seasons.

Nhà cửa ở Moscow cổ kính xưa như Paris, như khu nhà xưa ở Montreal, rất đẹp. Không có công an đầy dẫy như ở SàiGòn, lá cờ đỏ với cái lưỡi liềm ghê rợn cũng không thấy. Nói tóm lại, không thấy có sự hiện hữu của Cộng Sản, ngoại trừ nếu người nào đọc tiếng Nga sẽ thấy chữ Lê-Nin khắp nơi: Thư viện Quốc Gia Lê-Nin ở Moscow, Trạm Xe Lửa Lê-Nin ở Moscow.... Đường xá rất rộng, sạch sẽ, ít shopping hàng quán nhưng không thiếu những cửa hiệu sang trọng.

Không có xa lộ chạy vào thành phố nên giờ cao điểm đi làm hay tan sở là cả một ác mộng nếu lái xe. Kẹt xe ở Moscow là chuyện thường tình.

Tôn giáo chính ở Nga là Chính Thống Giáo (Russian Orthodox) với 75% đa số. Theo truyền thống, người Orthodox tin rằng cộng đồng Orthodox đầu tiên ở Nga là do sứ đồ Anh- Rê (Andrew, một trong 12 sứ đồ của Chúa Jesus) sáng lập. Chính Thống Giáo cũng tin Chúa, và niềm tin của họ gần với Công Giáo hơn là Tin Lành. Cơ cấu tổ chức cũng giống như Công Giáo: linh mục, Đức Giáo Hoàng, nhưng tên gọi khác nhau. Người hướng dẫn du lịch cho tôi biết các linh mục Chính Thống Giáo được nhà nước trả lương. Nhà thờ Orthodox nào của Nga cũng tuyệt đẹp và thiết kế rất đặc biệt, rất đặc sắc.

Vài nhà hàng đắt tiền chúng tôi đến ăn nguy nga, tráng lệ, nội thất tuyệt đẹp, khen là chí phải, như tiệm ăn này Turandot Palace, sang trọng quý phái vô cùng, nội thất vừa được tân trang với phí tổn 50 triệu dollars (phòng này chỉ là một phần của building)

Nhưng tôi khám phá ra là các nhà hàng của các dân tộc địa phương như Tatar, Bashkir, Chuvash, Chechen...và ngay cả Việt Nam, thiết kế nội thất rất đẹp, thức ăn ngon. Và một điều tôi hoàn toàn kinh ngạc, tôi phải cho điểm 20/20 cho Moscow: toilette của tiệm ăn nào cũng rất sạch, ngay cả trong quán ăn bình dân Việt Nam!
blank
Ảnh trong một nhà hàng Việt Nam tại Moscow.

Tiệm Hạ Long là quán bình dân, giá chỉ đắt hơn Mỹ một tí, có nghĩa là rẻ. Cả hai bên trong rất đẹp. So sánh với tất cả tiệm ăn Việt Nam tôi có dịp đến, kể cả Mỹ, thì tôi nghĩ tiệm ăn Việt Nam ở Moscow sạch, rộng, đẹp, thanh lịch nhất. Giá thì rất phải chăng, rẻ hơn Âu Châu và Úc.

Nga có một sản phẩm đặc biệt: búp bê gỗ chồng lên nhau Matryoshka, nên chúng tôi đi xem một xưởng xưa làm matryoshka, nay nơi này không làm nữa vì Trung Quốc bắt chước làm rẻ hơn. Xưởng này cách Moscow độ 70 km về hướng Bắc. Năm 1890, thấy một vài tượng gỗ ở đảo Honshu, Nhật Bản, đã làm cho Zvyozdochkin và Malyutin nghĩ ra ý kiến làm búp bê bằng gỗ mỏng dính chồng lên nhau. Ngày xưa họ chỉ sơn hình dạng phụ nữ, bây giờ thì làm đủ người, kể cả các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Nga. Búp bê nhiều nhất phá kỷ lục là 45 con chồng lên nhau. Khách trả tiền sẽ được tập sơn búp bê, dưới sự hướng dẫn của một công nhân viên nhà nước.

18 cây số về phía Nam của Moscow là cung điện Tsaritsyno. Vào cuối thế kỷ thứ 16, cung điện này thuộc về em gái của Nga Hoàng Boris Godunov, tên là Tsaritsa Irina. Hoàng Hậu Catherine the Great mua lại cung điện này vào năm 1775, vẫn giữ tên Tsaritsyno. Bà ta cho người xây thêm phòng cung điện mới để ở khi nghỉ hè nhưng sau khi xây xong, đến thanh sát bà ta mới thấy rằng phòng chật và tối tăm, không thể ở được. Bà ta đuổi người kiến trúc và ra lệnh phá sập phần mới xây.

Năm 1786, Catherine The Great cho khởi xướng xây cung điện mới với một kiến trúc gia mới. Thế nhưng chưa hoàn thành thì bà qua đời năm 1796. Cả cung điện này bỏ hoang 200 năm cho đến năm 2005-2007 thì nước Nga cho tu bổ lại hoàn toàn.

Nếu ai thích mua souvenir, đến chợ trời to nhất ở Moscow, Izmailovsky Souvenir Market, khoảng 10 cây số Tây Bắc của Moscow. Kiến trúc của các tòa nhà ở đây thật ngộ nghĩnh và khác lạ. Thứ gì cũng có ở đây, ngoại trừ nếu muốn mua AK-47 thì xin đến nói chuyện với Putin. Tôi để ý là nơi nào chúng tôi đến xem ở Moscow cũng đều có đám cưới chụp hình, và đây không nằm vào trong trường hợp ngoại lệ.

Moscow đứng thứ 10 trong danh sách mười thành phố đắt nhất thế giới, nhưng chỉ riêng về đi ăn ở tiệm Việt Nam, tôi thấy giá tương đối rẻ so với Paris. Moscow có hệ thống xe điện ngầm metro.

Điện Kremlin là một thành lũy xây vào niên kỷ 1400 - 1600. Hoàng tộc, Lenin, Stalin... sống ở đây (kế sát bên là lăng tẩm Lenin). Trong thời lịch sử hiện đại, đây là trung tâm của chính quyền Xô-Viết, Nga nên điện Kremlin thường được so sánh với tòa Bạch Cung của Hoa Kỳ.

Khi Napoleon xâm lăng Nga bất thành, trên đường rút lui vào tháng 10 năm 1812, Napoleon ra lệnh cho phá nổ Kremlin. Trong ba ngày liên tiếp 21, 22, 23 tháng Mười 1812, mìn nổ không ngừng phá sập một phần Kremlin nhưng may thay sau đó trời mưa, nước dập tắt mồi lửa. Năm 1816 đến 1819, người ta tái thiết những phần đã bị hủy hoại. Tôi không vào bên trong Điện Kremlin.
blank
Viện Bảo Tàng.

Tiếp giáp sát bên Kremlin là Viện Bảo Tàng Lịch sử Quốc Gia.

Saint Basil's Cathedral: Nhà Thờ Saint Basil thuộc về giáo phái Chính Thống Giáo nhưng vì Cộng Sản tin vô thần nên sau khi Lê-Nin lên cầm quyền, Lê-Nin ra lệnh quốc hữu hóa và biến nó thành một phần của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc gia từ năm 1928 cho đến nay.

Saint Basil xây vào năm 1555-1561, do lệnh của Ivan Terrible để ăn mừng chiếm hữu Kazan và Astrakhan từ quân Mông-Cổ. Tục truyền là sau khi xây xong, Ivan Terrible ra lệnh móc mắt hai người kiến trúc nhà thờ này, Barma và Postnik Yakovlev, để họ không còn có thể xây được một building nào đẹp hơn nữa. Thế nhưng tất cả sử gia đều cho tục truyền này là chuyện hoang đường: bốn năm sau khi Ivan The Terrible chết, hai ông này lại được thuê để xây thêm một nhánh nhà thờ nữa (Saint Basil có chín trụ, mỗi trụ là một nhà thờ). Hai người này cũng có kiến trúc thêm một nhà thờ ở Vladimir.

Khi lên cầm quyền, Stalin không thích nhà thờ Saint Basil vì nó nằm ngay giữa Công trường Đỏ Red Square, làm cản trở quân đội diễn hành. Khi kiến trúc sư Pyotr Baranovsky được lệnh phá sập Saint Basil, ông ta từ chối, thề sẽ tự cắt cổ nếu việc hủy hoại nhà thờ tiến hành. Lòng can đảm của ông đã cứu được Saint Basil khỏi bị phá, nhưng bù lại, Stalin giam ông vào tù năm năm.

Hồ nước trước nhà thờ Saint Basil, nơi ngày xưa dùng để chém đầu tội phạm

Cả nhà thờ Saint Basil, Red Square, và Kremlin được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tuy rằng đi dạo vòng vòng Moscow một người sẽ không thấy dấu hiệu Cộng Sản hay của một nền độc tài chuyên chế mà Putin là lãnh đạo, sự đe dọa ấy nằm ngấm ngầm bên trong không bộc lộ ra ngoài. Tôi hỏi nhiều người Nga ý kiến của họ về đời sống, ai cũng nói là tốt đẹp và thịnh vượng hơn thời còn là Xô-Viết, chỉ trừ một điều: đừng bao giờ chỉ trích Putin. Nhiều chính trị gia, luật sư, nhà báo... nổi tiếng chống đối Putin đều bị ám sát trong bí mật. Tôi chỉ liệt kê vài trường hợp nổi tiếng Âu Mỹ ở đây:

1. Alexander Litvinenko -2006: từng là gián điệp, chỉ trích Putin là tham nhũng và cho nổ những apartment của người Chechen. Litvinenko sang Anh, xin và được cho làm công dân Anh quốc. Vào tháng 11 năm 2006 ở Millennium Hotel, London, Litvinenko gặp hai người từng là gián điệp cho Nga, Andrei Lugovoi and Dmitri Kovtun, Litvinenko uống trà bị pha với chất độc phóng xạ polonium-210, trúng độc chết.

2. Anna Politkovskaya -2006: 48 tuổi, nhà báo, chuyên viết về tham nhũng trong chính phủ và xâm phạm nhân quyền, luôn chỉ trích Putin. Cô ta nổi tiếng ở phương Tây với những tường trình chỉ trích chính phủ, và một cuốn sách cô ta viết "Nước Nga của Putin". Vào ngày 7 tháng 10 năm 2006, ngày sinh nhật của Putin, ngay trước apartment ở, cô ta bị bắn chết với một viên đạn vào đầu, hai viên đạn vào ngực, một viên đạn vào bả vai.

3. Boris Berezovsky -2013: một trong những người rất giầu, có quyền lực ở Nga trong thời Tổng Thống Boris Yeltsin niên kỷ 1990. Có tin đồn là Yeltsin chọn Berezovsky là người nối tiếp quyền vị của mình. Thế nhưng Berezovsky và Putin không thích nhau nên Berezovsky chạy sang định cư ở Anh quốc. Ở Anh, Berezovsky liên tục lên tiếng chỉ trích Putin.

Vào tháng 3 năm 2013, Berezovsky chết trong apartment của mình. Cái chết theo tường trình của cảnh sát là "tự vẫn".

4. Boris Nemtsov -Feb 2015: Sau St Basil Cathedral là cái cầu Bolshoy Moskvoretsky. Khi tôi đi bộ đến đây thì thấy ở trên cầu có bàn thờ của Boris Nemtsov.

Nemtsov là Vật Lý gia, từng là Cựu Thứ Trưởng dưới thời Yeltsin, một người lãnh đạo phe chống Putin, chỉ trích Putin không ngừng từ năm 2000. Ngày 27 Tháng Hai 2015, trên đường đi bộ về nhà với cô bạn gái sau khi ăn ở một nhà hàng, ông ta bị bắn bốn phát đạn từ đằng sau. Lúc bị bắn chết, Nemtsov đến Moscow để tổ chức biểu tình chống Nga xâm lăng Ukraine, tạo ra tình trạng kinh tế khủng hoảng hiện thời. Putin hứa là sẽ truy lùng ra thủ phạm.

Kỳ tới: Du lịch Petersburg.

Nguyễn Tài Ngọc
--
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH


Công đoàn độc lập: Việt Nam dùng kế hoãn binh?


Công đoàn độc lập: Việt Nam dùng kế hoãn binh?

Sau khi Tổng thống Barack Obama được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh các hiệp định tự do mậu dịch, Hoa Kỳ đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với hy vọng sẽ kết thúc và trình hiệp định này lên Quốc hội trước khi diễn ra các cuộc vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
 

Nhưng riêng trong việc đàm phán với Việt Nam, một trong những hồ sơ còn gây bất đồng giữa hai nước, đó là vấn đề quyền của người lao động, bởi vì hiệp định TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao trong lĩnh vực này, đặc biệt là quyền thành lập các công đoàn độc lập.

Hoa Kỳ thì vẫn đòi Việt Nam phải cho người lao động được hưởng quyền này, trong khi Việt Nam diễn nhiên là muốn duy trì tình trạng như hiện nay, tức là chỉ có Tổng Liên đoàn Lao động, công đoàn chính thức. Nếu có bắt buộc phải thoả mãn điều kiện đó để có thể gia nhập TPP, không loại trừ là Hà Nội sẽ dùng kế hoãn binh, trì hoãn càng lâu càng tốt sự ra đời của các công đoàn độc lập. Nói cách khác, có thể Hoa Kỳ sẽ chấp nhận cho Việt Nam một lộ trình tiến dần đến công đoàn độc lập.
Dầu sao, trước khi hình thành các công đoàn độc lập, Việt Nam chắc là sẽ phải sửa đổi hoặc thông qua hoặc một số luật, chẳng hạn như luật về lập hội.

Tuy luật chưa cho phép, nhưng từ cách đây nhiều năm, một số người ở Việt Nam đã tự đứng ra thành lập công đoàn độc lập để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đầu tiên là Công đoàn Độc lập, ra đời từ năm 2006, nhưng các thành viên sáng lập đã bị bắt sau đó và nay vẫn bị quản thúc tại gia hoặc luôn bị theo dõi, cho nên bây giờ ít hoạt động.
Tiếp đến là Phong Trào Lao Động Việt (PT), được thành lập từ năm 2008, có hơn 10 người hoạt động, và dĩ nhiên là lúc nào cũng bị chính quyền theo dõi, dọa bắt bớ cầm tù.
Bên ngoài Việt Nam, một tổ chức vẫn rất tích cực hoạt động bảo vệ người lao động trong nước, đó là Uỷ ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam, được thành lập vào năm 2006.
Vào năm ngoái, ba công đoàn độc lập nói trên đã tập hợp lại trong một tổ chức có tên là Liên đoàn Lao động Việt Tự do.
Một trong những người đứng ra thành lập tổ chức Công đoàn Độc lập vào năm 2006 là luật sư Nguyễn Văn Đài, nhưng sau đó, vào năm 2007 đã bị bắt giam tù cùng với một thành viên sáng lập khác là Lê Thị Công Nhân cho đến năm 2011 và bị quản thúc cho đến năm 2015. Trong phần tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Hà Nội, nói về hiệp định TPP và vấn đề công đoàn độc lập ở Việt Nam:
LS Nguyễn Văn Đài, Hà Nội 18/07/2015 nghe
Trong khi đó, ở bên ngoài, Liên đoàn Lao động Việt tự do đang vận động với chính giới quốc tế, nhất là các dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ, để đề nghị họ thúc giục chính phủ Mỹ theo dõi việc Việt Nam thực hiện các cam kết trong khuôn khổ hiệp định TPP liên quan đến vấn thành lập công đoàn độc lập. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với chị Ca Dao, thành viên tại Pháp của tổ chức Liên đoàn Lao động Việt tự do:
Chị Ca Dao, Liên đoàn Lao động Việt Tự do 18/07/2015 nghe
 
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Sunday, July 19, 2015

Đất Nước Ăn Trộm Chó

Đất Nước Ăn Trộm Chó

RadioCTM - Mai Hương & Vương Đạo
Chotrom

Tôi suy nghĩ nhiều lắm khi đặt cái tít bài này. Vì dán nhãn một đất nước ăn trộm chó thì mình cũng khác nào thằng bắt chó. Nhưng đó là câu nói của thằng em họ tối qua khi nó mất đến con chó thứ 4, Những kẻ lưu manh lạ lùng trong xã hội này ngang nhiên cướp chó ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Bọn cướp dùng dây phanh làm một cái thòng lọng và tung vào cổchó. Kẻ đằng trước rú ga, con chó chống cự lại đến mức tất cả chân của nó trượt trên đường, bật máu, sau đó nó quỳ xuống, đầu gối lết trên mặt đường đá khô khốc, máu bật ra và nước mắt chảy. Khi lịm đi thì bọn cướp giật lên, ôm ngang người và bỏ chó vào bao tải.

Cậu em nhìn thấy liền lấy xe máy phóng lao theo, rượt theo lên đoạn cánh đồng làng trên, bọn trộm chó dừng xe, rút kiếm ra và vẫy cậu em lại. Thương chó lắm, nhưng nó đành lau nước mắt và quay xe. Nó bảo thương con chó vô cùng, đau buồn đến nỗi nghĩ đến chuyện uống thuốc tự tử hoặc tự mình làm một quả bom nổ tung xác.

Gọi nhờ tư vấn, nó bảo: “Anh Quân ơi, tồn tại làm chi giữa đất nước ăn trộm chó này nữa”. Tôi bảo bình tĩnh vì nếu không mấy thằng phản động sẽ cười vào mũi nó, nói: “làm cách mạng gì cái ngữ mày, mất có con chó quèn mà cũng dọa ôm bom lên ủy ban”. Thực tâm, thằng em chỉ muốn có chế độ mới không có kẻ trộm chó. Nó bảo ngày xưa Lão Hạc, Chị Dậu đói khổ đến mấy, nuôi được con chó vẫn có thể bán kiếm tiền. Còn bây giờ ông Nam trong làng nghèo, neo đơn, chỉ có con chó làm bạn mà cũng vưà bịcâu mất cách đây 3 tuần.

Theo nó, bắt trộm chó giờ đã trở thành phổ biến, trải dài từ thành thịđến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi. Đêm đêm kẻ trộm chà đi xát lại những vùng quê miền trung nghèo đói, xác xơ để tìm cách bắt chó. Nó bắt của người khá giả lẫn cả những người mà tài sản chỉ có một con chó. Chúng đi xe máy, rồ ga, vòng đi vòng lại, kích thích chó trong nhà lao ra sủa, khi đó nó sẽ tung dây thòng lọng ra xiết cổ lôi đi. 

Nếu chó khỏe, tỳ chân chống cự lại thì vung gậy sắt quật ngang mõm, chó bất tỉnh ngay lập tức và chúng bắt bỏ vào bao tải. Chú Kiên có con chó 40 cân, sợ không kéo đi được nên bọn chúng dùng thuốc để đánh bả. Thuốc độc mua từ Trung Quốc, 250 ngàn một viên rất nhỏ dùng đánh được cả mấy tạ chó. Chó chết người việt cũng ăn tất !

Không chỉ ăn trộm ở trong nước, kẻ trộm chó còn sang tận lào bắt hết chó Lào, chó ở Lào ít đi, Bọn trộm chó lại tràn sang bắt cả chó ở Thái Lan. Là đất nước theo đạo Phật, người Thái quý trọng và không bao giờ ăn thịt chó. Vì vậy, Chính quyền Thái đã bắt bỏ tù một số kẻ chuyên đi bắt trộm chó xuyên quốc gia. Nhưng những kẻ trộm chó người Việt vẫn chui lủi đi đập chó và vớt chó chết ở khắp vùng Đông Bắc Thái Lan.

Năm 1996, tôi gặp 1 khách du lịch Mexico anh ấy bảo: “Người Việt Nam vui vẻ nhưng sao họ cứ bắt chó nhốt trong lồng vậy. Những con chó đó đi đâu ? ”. 15 năm trôi qua, hôm nay qua mạng facebook cô bạn người Anh kiên quyết nói không bao giờ đi du lịch Việt Nam nữa: “Vì những ánh mắt khẩn nài của các con chó sắp chết bị chở đi trên đường phố cứ ám ảnh mãi”

Đã bao giờ bạn nuôi chó hoặc nhìn sâu vào ánh mắt của một con chó quý chưa ? Nếu rồi, chắc bạn sẽ  thấy sự khốn nạn của những tay trộm chó. Nhưng khốn nạn hơn là cơ chế nào để tạo ra những con người lương thiện Việt nam năm nào đã trở thành những kẻ ăn trộm chó lạnh lùng, thản nhiên. Có tên trộm bị dân đập chết, đốt xác, coi mạng người như mạng chó nhưng vẫn tiếp tục có nhiều người ăn cướp chó.

It đứa suy nghĩ sâu như thằng em họ. Nó bảo rõ ràng Chính quyền xã nó bảo kê cho bọn trộm chó. Nó bảo vì có những quan chức ăn cắp hàng tỷ đồng mà vẫn lên TV giảng đạo đức “oách” cho nên bọn trộm chó nó nghĩ mình tội trộm chó chỉ bằng trộm cái lông chân của dân nên cũng nhơn nhơn, thách thức.

 Nó bảo công an xã bảo kê vì có những chủ vựa chó trộm xây được nhà lầu, đào hầm ngầm để nhốt chó trộm ngay trong xã cứ 2 ngày xuất đi Hà Nội một chuyến hàng trăm con, dân biết hết mà Chính quyền vẫn làm ngơ. Sau đó nó trầm tư: “làm sao mà có được cái thòng lọng đểtrặc cổ chính quyền xã như trặc chó”. 

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List