Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, July 23, 2015

Kịch bản “khất” nhân quyền sẽ lập lại với TPP?


từ thực tế tới hành động còn là một quá trình...ĐCSVN gia nhập TPP

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgk9WqORSEhdCzrS3oGB8EgV__UHeRk0JpRpPdmoxy1LfsVMeN0WRWOmo48NQIaFS4FgEs57SOWmXFr4umhRo-Pcjkcgme-4cHwrB6k4Z44uj6pl3H5D4E1JKfYO_rbqIfKcZnoS4SBWu4/s1600/lanhdaothoaihoa-danlambao.jpghttp://galerie.alittlemarket.com/galerie/product/13154/peintures-ville-moderne-abstraite-sur-toile-c-6902957-20131120-2030137215-0f2e2_570x0.jpg

Kịch bản “khất” nhân quyền sẽ lập lại với TPP?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-07-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
07152015-reform-to-realiz-ilo-declaration.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo thuộc các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 11 năm 2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo thuộc các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 11 năm 2014
AFP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Duơng TPP có triển vọng hoàn tất đàm phán trong năm 2015.  Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia sẽ phải tiến hành cải cách cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, trong đó có các cam kết đối với Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Điều này được xác định rõ trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ sau Hội đàm Barack Obama - Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 tại Nhà Trắng. Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề liên quan.

Nam Nguyên: Trong 4 nguyên tắc của Tuyên bố ILO 1998 thì đáng chú ý là Doanh nghiệp phải ủng hộ việc tự do thành lập hiệp hội và thừa nhận quyền thương lượng tập thể. Như thế Việt Nam sẽ phải soạn thảo và ban hành Luật lập hội, chấp nhận công đoàn độc lập, Giáo sư nhận định gì?

PGSTS Ngô Trí Long: Đây là vấn đề bàn thảo rất lớn hiện nay ngay từ trước khi tham gia đàm phán TPP. Việt Nam hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với Việt Nam bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sự.

Nam Nguyên: Thưa trong Hiến pháp có ghi là người dân có quyền lập hội, chỉ còn vấn đề thực thi Hiến pháp và bây giờ có phải là lúc tiến hành cải cách hay không?

PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung tư tưởng của Hiến pháp là tiến bộ nhưng thực thi bằng những luật, bằng pháp lệnh, nghị định, thông tư và quyết định thì còn là một vấn đề có khoảng cách rất là xa. Việc này tuy tư tưởng như vậy nhưng nhiều khi Hiến pháp ghi như vậy nhưng việc thực thi còn là vấn đề còn cần được bàn luận và còn nan giải mà vấn đề thực thi đó khó có khả năng dù Hiến pháp đã yêu cầu, mục tiêu của Hiến pháp đã đặt ra.
VN hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với VN bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sự
PGSTS Ngô Trí Long

Nam Nguyên: Một vấn đề khác trong Tuyên bố ILO 1998 là loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động và việc làm. Điều này có nan giải với nhà nước hay không, khi còn vấn đề qui hoạch cán bộ lãnh đạo và chức danh chủ chốt đều dành cho Đảng viên?
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015. AFP

PGSTS Ngô Trí Long: Tôi nghĩ nếu thay đổi được thì triết lý chính trị phải thay đổi về mặt lý thuyết là như vậy. Triết lý chính trị và quan điểm của họ chưa thay đổi thì vấn đề này khó thay đổi lắm. Thực tế đó là vấn đề tối tế nhị, vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng và bức xúc hiện nay mà người ta đang quan tâm. Nhưng để triển khai và thực hiện được những điều đó, tôi nghĩ là còn phải chờ đợi một quá trình của nó không phải là đơn giản.

Nam Nguyên: Thưa, có một câu chuyện mà người ta bàn tới đó là Việt Nam cuối cùng có thể vẫn gia nhập TPP nhưng còn khất một số điều kiện và sẽ chỉ hưởng lợi một phần, nghĩa là không được giảm thuế suất đúng mức. Điều này từng xảy ra trong quá khứ như BTA với Hoa Kỳ. Nhận định gì?

PGSTS Ngô Trí Long: Tôi nghĩ kịch bản này chắc chắn lập lại, tại vì triết lý chính trị hai bên khác nhau và trình độ, điều kiện của Việt Nam khác với các nước. Đấy là hai rào cản lớn nhất mà ngay khi đặt vấn đề với Tổng thống Obama của Hoa Kỳ thì Tổng Bí thư cũng đã nêu vấn đề này. Tổng thống Hoa Kỳ nói là do vấn đề triết lý chính trị khác nhau còn Tổng Bí thư có nói là trình độ phát triển của các nước khác nhau, của hai nước hoàn toàn khác nhau không thể tương đồng coi đây là những khó khăn và chính những điều kiện này sẽ là rào cản khó thực hiện những cái thuận lợi mà Hiệp định TPP đặt ra.

Tổng thống Hoa Kỳ nói là do vấn đề triết lý chính trị khác nhau còn Tổng Bí thư có nói là trình độ phát triển của các nước khác nhau, của hai nước hoàn toàn khác nhau không thể tương đồng coi đây là những khó khăn và chính những điều kiện này sẽ là rào cản khó thực hiện những cái thuận lợi mà Hiệp định TPP đặt ra
PGSTS Ngô Trí Long

Nam Nguyên: Vấn đề dân chủ nhân quyền cải cách đều bàng bạc trong nhiều lĩnh vực của đàm phán TPP hay là trong các FTA khác nữa. Xu hướng hội nhập rất là triệt để của Việt Nam đồng nghĩa với sớm muộn cũng phải cải cách cả chính trị lẫn kinh tế. Thưa Giáo sư nhận định gì.

PGSTS Ngô Trí Long: Trong văn kiện của Đảng cương lĩnh chính thống Tuyên ngôn của Đảng thì Đảng là một Đảng cầm quyền, từ những điều này thể hiện toàn bộ hoạt động. Theo tôi nghĩ từ thực tế tới hành động còn là một quá trình mà cũng không thể thay đổi ngay được một lúc. Cho nên trong bối cảnh trong tình hình như vậy nếu Việt Nam mà còn những rào cản đó chưa được dỡ bỏ; hoặc còn những tư duy đó; những triết lý chính trị như vậy thì chắc chắn trong quá trình hội nhập sẽ có những vấn đề hết sức là thiệt thòi đối với quá trình thực thi hoặc thực hiện một cách không hoàn hảo như vậy. Đây là những vấn đề rất tế nhị đối với quan điểm và triết lý chính trị cho nên không thể một sớm một chiều có thể thay đổi được…mà xu hướng thế giới, xu hướng thực tiễn nó sẽ trả lời mà vào lúc nào đó buộc Việt Nam phải tranh thủ.

Nam Nguyên: Thưa như vậy Giáo sư lạc quan hay bi quan về vấn đề cải cách  ở Việt Nam?

PGSTS Ngô Trí Long: Nói lạc quan thì nhìn nó như thế nào. 5 lạc quan và 5 không lạc quan tôi có thể nói như vậy. Chưa thể lạc quan và nói không lạc quan thì cũng không được. Có nghĩa là một nửa thôi, 5 lạc quan và 5 không lạc quan.

Nam Nguyên: Cảm ơn PGSTS Ngô Trí Long đã trả lời phỏng vấn.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin Cuối ngày-14/11/2024

My Blog List