Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, November 1, 2014

Thời điểm cáo chung của đảng CSVN đã đến


Thời điểm cáo chung của đảng CSVN đã đến

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)



image





Preview by Yahoo

 



Nguyên Đức (Danlambao) - Mọi sự vật trên đời đều có ngày chấm dứt, ngày đặt dấu chấm hết cho một sự vật sự việc nào đó, văn hoa một chút ta gọi là ngày Cáo Chung. Đó là quy luật khách quan của sự vật. Không ai và không có "Ý Chí" nào có thể thay đổi được nó. Nó là một chu kỳ. Đảng CSVN đang ở trong chu kỳ đó, mục rữa và tự hủy. Ngoi ngóp, giãy chết và Cáo Chung vĩnh viễn.

Để xác định và nhận rõ được vấn đề này. Chúng ta nhìn vào các sự kiện và hiện trạng xã hội, cùng với những điều bất lợi mà đảng CSVN đang gặp phải hiện nay. Đó chính là những hệ quả tất yếu, những nắm đất cuối cùng lấp đầy huyệt mộ, vùi chôn một chủ nghĩa CS lỗi thời lạc hậu, xiêu niêu ọp ẹp, không còn theo kịp sự tiến bộ của thế giới Dân Chủ Văn Minh, mà ngược lại nó còn là vật cản trên con đường đi lên của một dân tộc.

Điều đầu tiên phải quan sát và nói đến là vấn đề ngoại giao chính trị. Đảng và nhà nước CSVN đang gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn các giải pháp chính trị. Vấn đề này luôn nằm trong tình trạng "Tiến thoái lưỡng nan". Đi theo đường lối chính trị Dân Chủ thì mất đảng, Giữ nguyên CNCS như hiện nay thì không thể, và có nguy cơ mất nước vào tay TC Đại Hán. Chính tình trạng khẩn cấp phải trong hai chọn một, mà con đường nào đích đến cũng là Cửa Tử. Buộc họ phải thực hiện giải pháp chính trị kiểu "Đu dây" nhằm mục đích kéo giãn thời gian và chờ đợi cơ hội...

Đường lối chính trị "Đu dây" của họ, có nghĩa là dùng cái này để kềm chế cái kia, hầu cân bằng cán cân chính trị. Lợi dụng sức mạnh quân sự của người Mỹ để kềm chế sự xâm lược của Trung cộng trên Biển Đông. Tỏ ra trung thành với con đường xây dựng XHCN và thân thiện với TC, nhằm tạo ra sự cần thiết của người Mỹ về một VN đồng minh trong chiến lược quay trở lại Châu Á mà người Mỹ đang cần, để tiến hành hạn chế sự bành trướng thế lực của TC ở Châu Á và trên Biển Đông.

Lợi dụng điều này, CSVN hy vọng người Mỹ sẽ thỏa mãn những điều kiện, những yêu sách cụ thể như vấn đề TTP hay nới lỏng lệnh cấm vận VN với những loại vũ khí sát thương. Nhưng thực tế đây chỉ là giải pháp chính trị hạ sách, hoàn toàn không hiệu quả như thực tế chứng minh. Dù VN có trở thành đồng minh của người Mỹ hay không? Thì Chiến lược quay về Châu Á vẫn được tiến hành. Nhà nước và đảng CSVN muốn đề nghị hay xin xỏ điều gì từ Nhà Trắng, vẫn phải chịu những điều kiện do họ áp đặt.

Như việc bắt buộc thực hiện các vấn đề về Nhân Quyền chẳng hạn. Chứng tỏ mối quan hệ Việt Mỹ cũng không phải là quan trọng then chốt như CSVN lầm tưởng.

Nói về TC. Người đàn anh "Môi hở răng lạnh". CSVN lợi dụng sức mạnh quân sự của Mỹ để hạn chế vấn đề xâm lược, thì TC vẫn cứ ngang nhiên chiếm đóng các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa như GacMa. Xây dựng và củng cố vững chắc như những tiền đồn, nhằm từng bước kiểm soát toàn bộ Biển Đông, và quốc gia chịu những hậu quả nặng nề nhất vẫn là VN. Qua những sự kiện đó chứng tỏ TC cũng chẳng e dè do dự gì cho lắm. Và một điều quan trọng và là nguyên nhân chính khiến giải pháp chính trị "Đu dây" của CSVN trở thành lố bịch, lỗi thời vô tác dụng, là người Mỹ và TC không còn tin vào cái mà ông TT Dũng gọi là: "Sự thành tâm chính trị". Do đó trong các quan hệ Việt Mỹ phần nhiều chỉ mang tính hình thức hoặc trao đổi có điều kiện, chứ không xuất phát từ sự giúp đỡ hay cộng tác nhiệt tình mà đảng và nhà nước CSVN mong đợi như dự tính.

Từ đó suy ra. Các giải pháp chính trị mà VN đang sử dụng, là hoàn toàn không khả thi, hạ sách và đang trên đà phá sản. hay nói thẳng ra đây là những biểu hiện bế tắc, những động thái sau cùng để bước vào thời điểm Cáo Chung vĩnh viễn không còn phương cứu vãn.

Về vấn đề kinh tế. Kinh tế phát triển được hay không còn lệ thuộc vào thể chế chính trị. Kinh tế Tập Trung XHCN đã đưa đất nước tụt hậu so với các nước trong khu vực đến cả vài chục năm, thâm chí có nước đến cả trăm năm. Cho đến hôm nay cũng vậy, họ đẻ ra cái gọi là: "Kinh tế thị trường, định hướng XHCN", đầu Rồng đuôi Rắn, nói tóm lại là một nền kinh tế mâu thuẫn ngay trong tự thân nó. đã khiến khu vực kinh tế vĩ mô đổ bể tan tành, cụ thể là các Cty quốc doanh, các ViNa của ông TT, và toàn hệ thống Ngân Hàng do nhà nước điều tiết quản lý.

Nền kinh tế Thị Trường đang phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 đã bị cái đuôi "Định hướng XHCN" quật chết, tạo ra suy thoái trầm trọng hơn một thập niên qua. Nợ công, nợ xấu là những bài toán nan giải, khó kiếm tìm đáp số, khi tất cả các biện pháp hóa giải đều nằm trong điều kiện tất yếu là phải thay đổi thể chế chính trị, mà thực hiện điều này chính là tự cầm dao đâm vào Tử Huyệt của mình. Nên đảng và nhà nước CSVN đang theo đuổi một đường lối chính trị ngoại giao mới. "Phát triển kinh tế để ổn định chính trị"

CSVN đang mở cửa một cách tích cực với các nước tư bản phát triển. Họ cử nhau đi Đông đi Tây. Như trường hợp ông Phú Trọng đi thăm Hàn Quốc, một điều khá là đặc biệt, không bình thường đối với con người lạc hậu bảo thủ này. Ông Bình Minh đi Mỹ, ông TT đi Châu Âu đi Ấn Độ, Ông Tư Sâu đi Nhật. Tất cả đều nhằm mục đích giao thương kinh tế là chính. Kêu gọi sự giúp đỡ các nguồn vốn, và trông chờ vào nguồn tiền đầu tư của các quốc gia này, để giải quyết vấn đề kinh tế khó khăn cấp bách trong nước như hiện nay. Kinh tế kiệt quệ sụp đổ, chính là ngòi nổ của quả bom mà đảng và nhà nước CSVN đang ôm trong mình. Họ ý thức và biết rõ về điều đó, nên rất nhanh nhạy khôn lanh.

Họ luôn có những đối sách chính trị phù hợp cho từng thời kỳ, ít nhiều cũng mang lại hiệu quả như đã từng có trong thời gian trước đây, khi họ vẫn có thể che giấu bưng bít sự thật với thế giới bên ngoài và người dân trong nước. Còn hôm nay, trong một thế giới phẳng, những chiêu trò họ đang sử dụng đã trở thành lỗi thời, không còn phù hợp khi thế giới luôn luôn bạch hóa mọi chuyện. Kể cả những chuyện bí mật kín đáo nhất như "Mật nghị thành đô", cũng đã được phơi bày ra trước thanh thiên bạch nhật. Và người dân VN khi biết về các Công Hàm, các điều khoản trong Mật Nghị Thành Đô, đã hiểu được đảng CSVN hiện nay là ai?... Được gia nhập TTP, hay được người Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, là một "Bửu Bối" mà CSVN vẫn luôn ước mơ có được.

Nhưng với bản chất lật lọng dối trá, hai mặt của đảng CSVN, khiến các ông lớn đã mất đi niềm tin, phải sử dụng đến sách lược "Cây gậy và củ cà rốt". Tất cả đều phải có điều kiện, hoàn toàn phải nằm trong sự áp đặt của họ. Một lối chơi không được bình đẳng cho lắm, khiến VN không dễ dàng gì trong việc tháo gỡ những bế tắc trong nền kinh tế bi đát, bất hợp lý như hiện nay. Một nền kinh tế không sản xuất được thành phẩm, không tạo ra được nguồn nguyên liệu phụ trợ. Chủ yếu là gia công, xuất thô các sản phẩm khai khoáng và các sản phẩm nông nghiệp.

Tình trạng kinh tế suy sụp như hiện nay, nếu không gia nhập được TTP, hay kêu gọi được nguồn đầu tư dồi dào, thì nền kinh tế VN sẽ ngày một khó khăn hơn, ta có thể thấy qua các chỉ số tiêu dùng của người dân, các Cty tuyên bố phá sản giải thể, chỉ số thất nghiệp tăng cao, đời sống công nhân nông dân ngư dân vẫn lây lất trong cảnh túng quẫn nghèo khổ, và đặc biệt nguy hiểm là sự phá hoại trực tiếp của TC bằng cách không nhập những nông sản của nước ta từ sau vụ HD981. gây khó khăn cho ta trong vấn đề thông quan cửa khẩu, làm hư hao nông sản và giá cả xuống dốc thảm hại. Nói tóm lại là một nền kinh tế phụ thuộc hơn 70% vào họ, thì việc thao túng thị trường VN có thể dễ dàng như việc lấy đồ chơi trong túi.

Kinh tế suy sụp phá sản, đã tạo ra một xã hội suy đồi mất ổn định về mọi mặt, đe dọa nền an ninh chính trị. Tạo ra những thành phần bất đồng chính kiến ngày càng nhiều. Những tổ chức Dân Sự hoạt động hiệu quả, nhất là những đảng viên phản tỉnh, họ đấu tranh ngay trong nội bộ đảng, đòi hỏi đảng phải bạch hóa nhiều chuyện mà trước nay vẫn úp úp mở mở hay cố tình bưng bít. Quốc nạn tham nhũng, đấu đá gay gắt thanh trừng lẫn nhau trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng, đó là những nguyên nhân dồn đảng CSVN vào bước đường cùng. Họ đang cố gắng tuyên truyền kinh tế định hướng XHCN vẫn đang tiến triển khả quan. GDP vẫn tăng trưởng và nằm trong tính toán, những công trình to lớn tầm vóc quốc gia vẫn đang được thực hiện như dự án sân bay Long Thành chẳng hạn. Dù biết đó là dự án lãng phí, bất hợp lý và chưa cần thiết vào thời điểm này, nhưng họ vẫn làm, như thể cố tạo ra một bộ mặt kinh tế vãn bình thường không có gì bất ổn, nhằm củng cố lòng dân và dư luận xã hội. Họ cố tình che giấu mị dân, như khoác bên ngoài chiếc áo màu sặc sỡ, để che đậy một thân hình ghẻ lở SiDa đang trong thời kỳ cuối. Nhưng họ đã nhầm. Với nguồn thông tin nhanh nhạy chính xác như hiện nay, thì việc họ làm như một trò hề, kịch bản và diễn viên đều kém cỏi lúng túng.

Việc phục hồi và phát triển kinh tế sẽ đem lại sự ổn định về chính trị, đó là điều đảng CSVN đang mong muốn và tích cực thực hiện. Nhưng nhìn vào bức tranh mang nhiều mảng màu tối xám ảm đạm, ta có thể nhận thấy CSVN đang bế tắc về mọi mặt. đường lối chính trị nửa vời, thiển cận thiếu dứt khoát. Kinh tế đang trên đà sụp đổ từ cao xuống thấp, nội bộ đảng chia phe chia cánh, đấu đá chí tử, tham nhũng đã trở thành hệ thống, nhà nước hoàn toàn bất lực không cách nào kiểm soát khống chế, và một điều hệ trọng hơn hết là niềm tin vào đảng không còn nữa trong nhân dân. Người dân ngày nay thờ ơ với vân mệnh quốc gia, không còn là hậu phương là chỗ dựa vững chắc của đảng, mất đi một sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn, để chống lại kẻ thù xâm lược và gìn giữ non sông đất nước. CSVN đang đơn độc lúng túng xoay xở một mình trên chính trường quốc tế, và ngay trong lòng dân tộc của mình. Đó là tất cả những gì họ phải gánh chịu do chính sách cai trị độc tài bạo lực 70 năm qua. Hệ quả tất yếu của chính sách độc tôn không cần nhân dân. Huyệt mộ đã đào, chỉ còn chờ ngày an táng thây ma CSCN.

Chúng ta cùng nhìn lại các mối quan hệ của CSVN. Người Mỹ luôn chừng mực trong mọi mối bang giao, hoàn toàn nằm trong sự trao đổi có điều kiện. Không cho không và cũng không trục lợi gì từ VN, đồng thời cũng không dễ dàng gì cho VN thao túng yêu sách. Người anh em TC cũng đã bộc lộ rõ sở đoản sở trường của họ, cho đảng CSVN sáng mắt và hiểu ra, 16 vàng 4 tốt chỉ là sách lược. Họ phỉ nhổ vào niềm tin ngây ngô ảo tưởng về một tình bạn, và hai quốc gia cùng một chí hướng của đảng CSVN, bằng các hành vi xâm lược đất liền biển đảo, như một cái tát thẳng vào mặt đảng và nhà cầm quyền VN. đảng CSVN hôm nay đã bớt đi mê muội, nhưng cũng khá là muộn màng.

CSVN là một nhà nước giỏi về mưu mô thủ đoạn, nhưng kém cỏi về kinh tế, nên việc thực hiện mục tiêu "Phát triển kinh tế để ổn định chính trị" là một điều "Không tưởng" mơ hồ. Cần đến một phép màu.

Không thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế, có nghĩa là đảng CSVN buộc phải thoái trào. Đó là điều tất nhiên trong "Quy luật đào thải". Khi một triết thuyết, một thể chế chính trị không còn phù hợp, và là lực cản cho một quốc gia dân tộc, thì ngày Cáo Chung của nó là điều không thể tránh khỏi.

Đảng CSVN đang loay hoay gỡ rối bằng những giải pháp chính trị tạm thời, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền và chờ đợi cơ hội phục hồi kinh tế. Nhưng tình hình "Nội công ngoại kích" và những khó khăn bất lợi đang trùng điệp bao vây. Họ đang như chú chuột mắc bẫy, chạy tới chạy lui trong lồng sắt chật hẹp, mong tìm được một lối thoát cho mình, nhưng hoàn toàn "Lực bất tòng tâm". Nếu may mắn chú chuột sẽ được chết nhẹ nhàng bằng một cú đập. Tức là tự rút lui trả lại quyền tự quyết về cho nhân dân. Còn bằng không. Nó sẽ phải chết từ từ, thảm khốc trên ngọn lửa hung hãn nóng bỏng. Ngọn lửa được thắp lên trong lòng một dân tộc, trong lòng mỗi người dân. Đang rực sáng lên xua đuổi những đêm đen CS. Sẽ đốt cháy và thiêu rụi tất cả những gì cản trở trên đường đi của nó. Cảm nhận được sự hủy diệt tàn khốc của ngọn lửa linh thiêng này. Đảng CSVN đang có những động thái cuối cùng, như những cơn co giật, xung huyết. Mạch máu não sắp sửa nổ tung. Giờ Cáo Chung của CSVN đã điểm.





Xin Đồng Bào Tỵ Nạn tại Hải Ngoại Tạm Ngưng Gửi Tiền về Việt Nam


CSVN ĐANG NGÁP NGÁP GẦN KHÁNH TẬN RỒI - BÀ CON HẢI NGOẠI XIN GIÚP MỘT TAY TẠM NGƯNG, HOẶC GIẢM GỬI NGOẠI TỆ VỀ.
Hiện nay tình hình sắp CHÍN MÙI rồi, CSVN đang GIÃY CHẾT, nợ công VN đã lên đến khoảng 90 tỉ USD, nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì khoảng 180 tỉ USD.
Hiện nay CSVN đang tìm cách BÁN ĐƯỜNG, BÁN RỪNG, BÁN ĐẤT... và BÁN CÔNG KHỐ PHIẾU để sống còn. Đây là thời gian gọi là "NGÁP NGÁP" của CSVN, chúng nó sắp té xuống giếng và chúng ta, những người VN trong và ngoài nước cùng nhau hợp tác đẩy cho nó xuống HỐ luôn cho xong việc.


Người Dân Trong nước cương quyết KHÔNG mua CÔNG KHỐ PHIẾU và người Việt Nước Ngoài xin tạm NGƯNG hoặc GIẢM gửi ngoại tệ về nước.
KHÔNG xa đâu, chỉ cần 6 tháng sau là chúng nó đủ "SỤM RỒI". Hãy cùng chung lòng thì mới diệt được bọn Cộng Sản nầy, dành được lại TỰ DO và DÂN CHỦ cho Việt Nam.
Xin hãy chung lòng!
Nguyễn Thùy Trang


"Ba vấn đề lớn của kinh tế VN"


Điếu Cày: 'Con tin chính trị' của Hà Nội
31 tháng 10 2014 Cập nhật lúc 19:50 ICT

Điếu Cày Phát Biểu về Lá Cờ


Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm 30/10, blogger Điếu Cày cho rằng, Hà Nội nên "khuyến khích" khi thả các tù nhân lương tâm, "nhưng trong việc Hà Nội bắt các tù nhân lương tâm và sử dụng tù nhân lương tâm như một con tin chính trị để đánh đổi lấy những thỏa thuận ngoại giao, thì đây là việc hoàn toàn không thể chấp nhận được".
"Nếu chính phủ Việt Nam suy nghĩ rằng việc bắt các tù nhân lương tâm là sai trái và bây giờ họ thả các tù nhân lương tâm ra, thì đó là điều nên khuyến khích," blogger có tên thật là Nguyễn Văn Hải, nói từ Los Angeles.
Ông cũng gọi tình trạng nhân quyền trong các trại giam ở Việt Nam là 'tồi tệ', và nói ông đã trải qua tổng cộng 11 trại tù.


"Ba vấn đề lớn của kinh tế VN"
30 tháng 10 2014 Cập nhật lúc 21:10 ICT

Trao đổi với BBC, bà Phạm Chi Lan, người từng nằm trong ban cố vấn về kinh tế cho thủ tướng, cho rằng đánh giá lạc quan của Chính phủ về tình hình kinh tế Việt Nam là chỉ ‘căn cứ vào những con số của Tổng cục Thống kê và những phân tích của các bộ, ngành’.
Trước đó, trong một phiên họp thường kỳ, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng kinh tế Việt Nam ‘đang tiếp tục đà phục hồi trong tất cả các ngành’ với các chỉ số như tăng trưởng GDP cao hơn, sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng thấp..
Bà chỉ ra rằng chính báo cáo của chính phủ cũng đã chỉ ra ‘không ít những vấn đề lớn vẫn còn tồn tại’.
Theo bà Lan thì ba vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam hiện nay là sức khỏe của các doanh nghiệp, nợ công và nợ xấu của các ngân hàng.
Bà chỉ ra rằng nợ công của Việt Nam đã rất sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội đặt ra và việc ngân sách dành ra đến 26% để trả nợ đã khiến bội chi ngân sách vẫn cao.
Bà dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp ngưng hoạt động vẫn tăng so với năm trước chứng tỏ ‘hoạt động của doanh nghiệp nói chung vẫn hết sức khó khăn’ khiến việc đóng thuế của họ giảm mạnh.
“Nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn rất lớn,” bà nói thêm.
Tuy nhiên, bà Lan cũng thừa nhận rằng ‘kinh tế vĩ mô có ổn định hơn’, rõ nét nhất là ‘lạm phát thấp’ mà bà cho là ‘chỉ số đáng mừng nhất của năm nay’.
Nhưng bà cũng lưu ý rằng lạm phát thấp phản ánh ‘sức mua đã xuống thấp’ và ‘đầu tư doanh nghiệp cũng xuống thấp’.
Do đó, bà Lan không tin tưởng lắm về việc chính phủ nói họ sẽ đạt được chỉ tiêu tăng trưởng là 5,8% trong năm nay.
“Liệu 5,8% có nói được thật sự xu hướng ở Việt Nam là hoàn toàn ổn định và có thể yên tâm với đà tăng trưởng tiếp tục hay không?”
“Không hiểu con số tăng trưởng này nguyên nhân là do đâu,” bà nói thêm, “Mức độ đầu tư nước ngoài đóng góp vào kinh tế Việt Nam là có hạn chứ không làm cho kinh tế phục hồi như vậy.”
“Trong khi khu vực trong nước là đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng thì vẫn còn khó khăn thì lấy đâu ra cơ sở để cho tăng trưởng Việt Nam tiếp tục lên trong những năm tới?”
Nợ công có an toàn?
Kinh tế gia cũng nói bà ‘không thật sự an tâm’ với lời khẳng định về nợ công sẽ an toàn của chính phủ.
“Nếu cộng thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước vào thì con số nợ công Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều chứ không phải 65% GDP,” bà phân tích.
Ngoài ra, theo bà Lan thì tình hình nợ công thực tế của Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với con số thống kê.
“Thời gian gần đây có tình trạng các địa phương, thậm chí cấp xã, cũng có thể có những khoản nợ doanh nghiệm như thường,” bà cho biết, “Khi họ muốn làm công trình này nọ họ sẽ thuê doanh nghiệp làm với cam kết sẽ có tiền ngân sách trả.”
Bà Lan cũng cảnh báo về khả năng trả nợ của Việt Nam là ‘rất đáng lo ngại’.
“Khu vực công đầu tư không hiệu quả và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài chính. Họ không làm ra được của cải – nhân tố có thể trả nợ trong tương lai,” bà giải thích.
Ngoài ra, theo bà Lan, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm ăn kém hiệu quả thì sẽ không đảm bảo phần nợ rất lớn của khối này sẽ được họ tự trả chứ không phải nhà nước đứng ra trả cho họ.
Vấn đề thứ ba trong khả năng trả nợ của Việt Nam là việc họ vay để đảo nợ, tức là phát hành trái phiếu vay tiền trong nước để trả những khoản nợ đã đến hạn. Bà Lan cho rằng các khoản vay để trả nợ như vậy ‘không làm ra sản phẩm để trả nợ’.
Chưa kể việc huy động trái phiếu trong nước để trả nợ nhiều như vậy còn làm ‘mất đi nguồn tín dụng có tiềm năng để cho doanh nghiệp vay’, bà Lan phân tích và nói thêm vay theo kiểu trái phiếu như vậy thì thời hạn trả nợ đến rất nhanh chỉ trong vòng 2, 3 năm càng làm việc trả nợ thêm khó khăn.
“Không có vốn vay thì càng dồn thêm gánh nặng cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cải thiện thì tình hình kinh tế không khá lên được,” bà nói.
Bà cũng phân tích rằng sau khi dành hết tiền để chi thường xuyên và trả nợ thì ngân sách chỉ còn lại 3% thì ‘làm sao đáp ứng nhu cầu đầu tư công’.
“Không có tiền đầu tư công, Nhà nước lại đi vay tiếp,” bà nói thêm. “Như vậy tạo thành cái vòng lẩn quẩn rất khó cho Việt Nam.”
“Trong thời gian tới nếu không cương quyết cắt giảm chi thường xuyên và cải thiện mạnh mẽ quản lý nợ công thì rất khó cho kinh tế Việt Nam khởi sắc.”




Xóm tạm bợ giữa lòng Đà Nẵng


Xóm tạm bợ giữa lòng Đà Nẵng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-10-31
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
TTVN10312014.mp3
Hẻm K 147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng với nguyên một dãy nhà lụp xụp dài gần cây số.
RFA PHOTO

Giữa thành phố được xếp vào diện giàu có và đẹp bậc nhất miền Trung, bên cạnh một trung tâm thương mại sầm uất một thuở mà ai nhắc đến Đà Nẵng không thể không nói đến nó: Chợ Cồn, vẫn có một con hẻm K 147 Lý Thái Tổ với nguyên một dãy nhà lụp xụp dài gần cây số. Trong đó có nhiều ngôi nhà tạm bợ ngoài sức tưởng tượng, mưa thì dột bốn bề, nước lỏng bỏng khắp nơi, chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ dồn vào trong mấy mét vuông, đôi khi thấy còn thê thảm hơn cả cái chuồng ngựa trong các phim Tàu.

Xóm nghèo như cổ tích

Nhà này do nằm trong khu vực giải tỏa nên chưa xây được, cũng mấy chục năm nay rồi. Trời mưa thì nó hay dột, thường thì mình phải lấy bạt, áo mưa che cho đỡ dột.
-Một cư dân Đà Nẵng
Một cư dân Đà Nẵng, sống trong hẻm K147, Lý Thái Tổ, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:
Nhà này do nằm trong khu vực giải tỏa nên chưa xây được, cũng mấy chục năm nay rồi. Trời mưa thì nó hay dột, thường thì mình phải lấy bạt, áo mưa che cho đỡ dột...!”
Theo thanh niên này, sở dĩ cả một con hẻm dài chỉ quanh quẩn trong việc giữ xe thuê và bán vài ly cà phê cóc, không dám xây dựng gì thêm cũng không dám kinh doanh bởi cả con hẻm này thuộc diện đền bù giải tỏa để mở rộng trung tâm thương mại Chợ Cồn. Và kể từ ngày có dự án mở rộng cho đến nay, mọi hoạt động xây dựng ở con hẻm này bị ngưng trệ, cấm cửa, chính vì thế, người dân trong con hẻm này cắn răng chịu đựng mọi khó khăn để tồn tại qua ngày.
Và một khi phải sống với tâm lý không ổn định, không xác tín được ngày mai sẽ ở đâu, di dời như thế nào, sẽ dẫn đến mọi sinh hoạt gia đình bị đảo lộn, không thể lựa chọn được bất kì dự án nào vững chắc trên chính ngôi nhà của mình, ngay cả việc mở một cửa hàng bán tạp hóa, bắt buộc người ta phải xây dựng quầy chứa hàng hóa, mà việc xây dựng này cũng nằm trong diện trái pháp luật, cuối cùng, không có lựa chọn nào khác, người dân trong con hẻm này chấp nhận hoặc là đi làm thuê, hoặc là giữ xe để sống qua ngày đoạn tháng.
Một người dân sinh sống ở hẻm K147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Hơn nữa, vấn đề tương lai của những thế hệ mới sinh ra hoặc đang đi học sống trong con hẻm này cũng bị chi phối, ảnh hưởng trầm trọng. Mưa dột, không gian chật hẹp, kinh tế gia đình èo ọp đã khiến cho không ít cô bé, cậu bé trong hẻm K147 phải bỏ học sớm để bươn chải ngoài đời kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Có nhiều trường hợp, bàn học của cô gái 18 tuổi, lớp 12, năm cuối của giai đoạn phổ thông trung học cũng là bàn ăn, bàn làm bánh đi bán ngoài chợ và bàn để chứa bánh sau khi ra lò.
Chỗ ngủ của cả gia đình sáu người là một cái giường cũ kĩ, ọp ẹp, trên trần có che miếng bạt bằng vải nilon để phòng khi trời mưa khỏi giọt nước vào mặt lúc đang ngủ, khỏi bị ướt giường. Không gian rộng chưa đầy mười mét vuông được tận dụng cho việc che phòng tắm, thiết lập bàn thờ, xây dựng nhà vệ sinh, làm phòng ngủ, làm bếp nấu ăn, làm lò nấu bánh, làm chỗ sinh hoạt và là góc học tập. Việc duy trì học tập đến cuối cấp phổ thông trung học trong một điều kiện chật chội, ngột ngạt như thế này là cả một vấn đề không phải ai cũng làm được. Đó là chưa nói đến điều kiện kinh tế nghèo khó, mọi thứ chi tiêu đều eo hẹp, hạn chế cho một con người đang độ tuổi thành niên.

Chờ đến bao giờ

Bà Bích, chủ một mái nhà có ba đứa con không cha, chưa có đứa nào lập gia đình riêng mặc dù các con của bà có đứa đã quá lứa tuổi cập kê, chia sẻ:
“Ở đây thì hơn mười năm rồi, cả hơn một trăm nhà không được xây dựng, chờ dự án, người ta nói mở rộng khu thương nghiệp chợ Cồn. Phải chờ dự án, đâu được xây dựng, vì nếu mình xây dựng thì đâu được đền bù, vì mình xây dựng sau dự án. Khi đã có dự án thì mọi vấn đề xây dựng phải phanh lại. Có người họ đã đến đo đạt, kiểm kê tài sản rồi... nên phải chờ dự án, bắt buộc phải giữ nguyên trạng, ở rách nát, dột thế này cả mấy năm nay rồi. Nó ảnh hưởng lắm chứ, ảnh hưởng nhiều, ngay cả con cái đi học, nó thấy hoài nó cũng nản. Bây giờ thì sắp sửa, mà cũng không biết sắp sửa là bao giờ, người ta cho mình xây dựng hay dời mình đi nữa, dự án nó treo cả mười năm nay rồi.”
Bây giờ thì sắp sửa, mà cũng không biết sắp sửa là bao giờ, người ta cho mình xây dựng hay dời mình đi nữa, dự án nó treo cả mười năm nay rồi.
-Bà Bích
Bà Bích cho biết thêm là gia đình bà thuộc diện hộ nghèo, trước đây thì không nghèo thế, nhưng sau này mọi thứ trở nên khó khăn, chỗ ở của bà quá chật hẹp nhưng bà không thể xây dựng để biến tầng trệt thành một quán ăn vì nhà bà thuộc diện giải tỏa đền bù, không được phép xây cất. Mọi hoạt động kinh tế của gia đình bà rơi vào bế tắt kể từ khi dự tính xây quán bị đình chỉ. Hằng ngày bà phải đi làm thuê vất vả, các con của bà cũng phải đi giữ xe thuê, đi phụ hồ mới có thể sống qua ngày.
Không khí chật hẹp, ngột ngạt của gia đình khiến cho mọi người không bao giờ thấy bình an được, mọi thứ cứ lẩn quẩn, lộn xộn, sinh hoạt chật chội, co cụm, đi vào đi ra đụng đầu, mưa thì dột, nắng thì nóng nực muốn điên cả người. Những lúc như thế, bà chỉ cầu mong sao nhà nước sớm giải tỏa, đền bù hoặc cho quyết định xây dựng để bà được xây thêm một tầng nữa, cơi nới không gian để có chỗ mà sinh hoạt. Rất tiếc đó chỉ là ước mơ của bà Bích, nguyên một con hẻm K147 vẫn nằm trong diện dự án giải tỏa đền bù và bị treo suốt gần mười năm nay, không ai được phép xây dựng.
Và cũng giống như mọi nhà khác, gia đình bà Bích cũng mòn mỏi chờ đợi dự án xây dựng, cơi nới trung tâm thương mại Chợ Cồn suốt gần mười năm nay, mọi hoạt động xây dựng, làm ăn hầu như án binh bất động, căn nhà mỗi lúc càng thêm chật chội, ngột ngạt bởi thế hệ sau tiếp tục sinh ra và lớn lên tỉ lệ với sự xuống cấp, dột nát của mái tôn lâu năm không được lợp lại vì chờ dự án.
Thời gian cứ như vậy trôi đi, những con người cùng chung số phận chật chội, ngột ngạt trong căn hẻm K147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng cứ sống mòn mỏi ngày này qua ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm nọ sang năm kia, mòn mỏi chờ đợi một quyết định từ trên cao có cái tên là dự án nhà nước. Không biết họ sẽ còn chờ đến bao giờ, chỉ biết là có rất nhiều số phận đã phải co thắt trong cơn ngộp gia đình và tương lai mỗi lúc càng tiến dần về phía bóng tối bởi cuộc sống nghèo khổ, khó khăn mọi bề!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Từ vụ tràn bùn đỏ, lựa chọn phát triển nào cho Tây Nguyên?

 

Từ vụ tràn bùn đỏ, lựa chọn phát triển nào cho Tây Nguyên?

Đặng Hoàng Giang

Các xe đào và xe ben đang chở đất để đắp thêm phần đập nhằm ngăn bùn tràn hôm 8-10-2014. Ảnh: Nguồn báo Nhân dân.

(TBKTSG) – Sự cố tràn bùn đỏ ở nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) báo hiệu những rủi ro khôn lường của dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Đối với các cơ quan hữu quan, việc đánh giá lại tính khả thi của dự án là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

Tuy nhiên, từ góc nhìn vĩ mô, vấn đề đặt ra không chỉ là nên khai thác bauxite như thế nào mà còn là nên phát triển Tây Nguyên theo hướng nào trong điều kiện mới? Vì khai thác bauxite, xét cho cùng, là biểu hiện cụ thể của một định hướng phát triển kiểu cũ –một định hướng đang cần được tư duy lại hơn bao giờ hết.

Một số đặc điểm của “mái nhà Đông Dương”

Tây Nguyên là một vùng đất vừa quan trọng vừa độc đáo trong hệ thống lãnh thổ của Việt Nam.

Về địa chính trị, do tọa lạc ở ngã ba Đông Dương, mọi diễn biến xuất phát từ Tây Nguyên đều có thể tác động trực tiếp tới cấu trúc an ninh – chính trị của ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào. Do đó, giới quân sự thực dân đã sử dụng khái niệm “mái nhà Đông Dương” để xác nhận tầm ảnh hưởng quyết định của Tây Nguyên đối với một địa bàn rộng lớn của Đông Nam Á lục địa.

Về địa sinh thái, hầu hết lãnh thổ Tây Nguyên thuộc phần đỉnh của dãy Trường Sơn Nam, là nơi phát nguyên của nhiều hệ thống sông lớn chảy xuống vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Ngoài ra, do sự qui định của điều kiện khí hậu và địa hình, trên vùng Tây Nguyên đã hình thành những hệ sinh thái nhiệt đới rất đặc trưng của vùng đầu nguồn, có chức năng cung cấp và điều chỉnh vật chất, năng lượng cho các cảnh quan sinh thái trung lưu và hạ lưu. Vì thế, mọi tác động tự nhiên hay nhân tác trên lãnh thổ Tây Nguyên đều ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sinh thái lẫn môi trường xã hội ở các vùng lân cận.

Tây Nguyên cũng là vùng hết sức giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đỏ bazan, tài nguyên rừng, tài nguyên nước và tài nguyên khí hậu. Trước 1975, nguồn tài nguyên này mênh mông, trùng điệp thuộc quyền sở hữu thiêng liêng của các Làng – vốn là đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất ở Tây Nguyên. Các Làng cổ truyền, thuộc nhiều dân tộc khác nhau, với đời sống văn hóa đa dạng, là chủ thể đích thực của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên độc đáo – cái mà về sau sẽ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

 

Tính đặc thù của Tây Nguyên

 

Toàn bộ các đặc điểm vừa nêu đã phản ánh tính đặc thù của Tây Nguyên, làm cho Tây Nguyên trở nên khác biệt so với phần còn lại của cả nước. Vậy, tính đặc thù của Tây Nguyên là gì? Có phải là sự giàu có về tài nguyên như quan niệm phổ biến lâu nay?

Thực ra, với Tây Nguyên, các lợi thế rõ rệt về tài nguyên chỉ là phần nổi, phần thứ yếu của một tảng băng. Phần chìm mới là phần đặc trưng nhất của nó: sự chi phối sâu sắc, quyết định, toàn diện của Tây Nguyên đối với các vùng ngoại vi. Ở đây, cụm từ “mái nhà” đã lột tả một cách đầy đủ và sinh động tính đặc thù của Tây Nguyên: nơi xuất phát, che chở, điều tiết, giữ nhịp cho cuộc sống của toàn bộ sinh thể tồn tại dưới mái nhà ấy, cụ thể là toàn bộ khu vực Nam Đông Dương. Trên lãnh thổ Việt Nam, không có vùng đất nào mà tầm ảnh hưởng đối với ngoại vi lại bao quát cả trên tầng mặt lẫn bề sâu như vậy. Cho nên, công tác qui hoạch Tây Nguyên không thể bó hẹp trong phạm vi một vùng cụ thể mà phải đứng trên một tầm nhìn rộng lớn, gồm cả nước và cả vùng tam giác Đông Dương.

Mặt khác, để tương ứng với chức năng mái nhà của Tây Nguyên, ý niệm về sự phát triển cần được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. Phát triển không hẳn là khai thác, bóc lột tài nguyên theo chiều rộng. Ngược lại, phát triển có nghĩa là khai thác vốn tài nguyên hiện hữu theo chiều sâu để bảo vệ, duy trì chức năng mái nhà của Tây Nguyên. Trong điều kiện ấy, Tây Nguyên không hưởng lợi từ con đường bóc lột mà từ sự giàu có, đa dạng tài nguyên của một vùng dự trữ đúng nghĩa. Giá trị của sự giàu có này sẽ được cụ thể hóa thông qua các công cụ phát triển: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái nhân văn… Nói theo cách của J. Dournes, đó là một con đường phát triển vừa sang trọng, bền vững, vừa phù hợp với “cơ địa” của Tây Nguyên(1).

 

Con đường Tây Nguyên đã và đang đi

 

Sau 1975, trong bối cảnh đất nước thời hậu chiến, khi đứng trước một Tây Nguyên trù mật, cao nguyên này đã chủ yếu được xem như là một kho tài nguyên thiên nhiên vô tận, của trời cho. Vậy nên, dưới góc nhìn qui hoạch, phát triển Tây Nguyên thực chất là tìm cách khai thác kho tài nguyên vô tận đó nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển của chính nó và của cả nước.

Để phục vụ định hướng khai thác Tây Nguyên, các chương trình, chính sách lớn đã được ban hành và thực hiện: quốc hữu hóa toàn bộ nguồn tài nguyên đất rừng để thành lập các nông lâm trường quốc doanh; di dân từ các vùng đất chật người đông để thành lập các vùng kinh tế mới, đồng thời, tiến hành định canh, định cư cho đồng bào dân tộc tại chỗ; ồ ạt phát triển cây công nghiệp và thủy điện bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; thực hiện đô thị hóa và công nghiệp hóa trên diện rộng. Với mô hình khai thác theo chiều rộng, trong các thập niên qua, Tây Nguyên đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Riêng giai đoạn 2002 – 2011, tốc độ tăng trưởng của Tây Nguyên ở mức 13,1% – vượt xa mức bình quân của cả nước (6,43%).

Tuy nhiên, định hướng khai thác cũng đưa đến nhiều hệ lụy ngoài mong đợi: phá vỡ hầu như toàn bộ nền tảng tự nhiên và các cấu trúc nhân văn cũ, hình thành nên một Tây Nguyên mới và khác hoàn toàn so với trước đó về điều kiện tự nhiên, dân số, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo.

Về tự nhiên, Tây Nguyên đang bị mất cân bằng sinh thái trầm trọng và mất khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tự nhiên. Nghiên cứu của tổ chức JICA (Nhật Bản) năm 2012 cho thấy, sự khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên cơ bản của Tây Nguyên (đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) đã vượt quá sức chịu đựng của môi trường sinh thái(2). Hiện nay, khi các nguồn tài nguyên cơ bản sắp cạn kiệt, cỗ máy khai thác lại chuyển hướng sang tài nguyên khoáng sản, với trọng tâm là khai thác bauxite. Nếu không có những điều chỉnh kịp thời, dự án khai thác bauxite chắc chắn khó tránh khỏi “lời nguyền tài nguyên”.

Về xã hội, dân số gia tăng đột ngột làm xáo trộn cơ cấu dân cư và dân tộc, tạo áp lực rất lớn lên khả năng đáp ứng của các nguồn lực tự nhiên. Trong 3 năm đầu sau giải phóng, dân số Tây Nguyên tăng trung bình 7,22%/năm. Giai đoạn 1979 – 1989, mức tăng trung bình của dân số Tây Nguyên là 5,7%/năm (gần gấp 3 lần tỷ lệ của cả nước); giai đoạn 1989 – 1999, con số này là 4,97%/năm và trong giai đoạn 10 năm sau đó (1999 – 2009), tuy tỷ lệ tăng có giảm nhưng vẫn ở mức cao (2,36%/năm). Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), ngưỡng chịu đựng sức ép dân số của một vùng là không quá 3%. Trong khi đó, từ 1976 – nay, mức tăng dân số cơ học của Tây Nguyên luôn cao hơn tỉ lệ đó(3).

Dân số gia tăng nhanh cũng là tiền đề phát sinh mâu thuẫn giữa các nhóm dân tộc. Bản chất của quan hệ mâu thuẫn là tình trạng bất bình đẳng giữa nhóm dân tộc tại chỗ và nhóm dân tộc mới đến trong khả năng tiếp cận, khai thác, sở hữu các dạng tài nguyên cơ bản, chủ yếu là tài nguyên đất.

Thực tế Tây Nguyên đã chỉ ra rằng, mâu thuẫn đất đai là nguyên nhân sâu xa của các vấn đề bất ổn chính trị, xã hội.

 

Vĩ thanh

 

Tóm lại, thực trạng Tây Nguyên hiện nay là hệ quả tất yếu của một lựa chọn phát triển đi ngược với bản chất và chức năng đặc thù của nó trong hệ thống lãnh thổ quốc gia. Do đó, việc từ bỏ mô hình khai thác theo chiều rộng để phát triển Tây Nguyên theo chiều sâu trở thành một đòi hỏi cấp bách và tất yếu.

Cần phải nhắc lại rằng, Tây Nguyên không chỉ là một vùng tài nguyên mà trước hết là mái nhà chung của Đông Dương, một vùng địa sinh thái đầu nguồn, một vùng địa chính trị chiến lược, một vùng địa văn hóa đặc sắc có vai trò chi phối mang tính quyết định, toàn diện đối với các vùng ngoại vi. Mọi tác động can thiệp trên vùng đất này đều ảnh hưởng sâu sắc đến các vùng lân cận, không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Rõ ràng, trong xu thế đi tới của vùng, dự án khai thác bauxite Tây Nguyên đang ngày càng hiện lên như một bản đàn lạc điệu …


Đ.H.G.

Nạn buôn người qua Trung Quốc bùng phát ở Tây Ninh


Nạn buôn người qua Trung Quốc bùng phát ở Tây Ninh

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-10-30

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10302014-hum-traff-to-cn-in-tayninh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh
Cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh
 RFA




Thời gian gần đây, các ổ mại dâm và đường dây tổ chức buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc tại Tây Ninh hoạt động ráo riết, nhiều phụ nữa bị lừa bán sang Trung Quốc vì có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì ham tiền và phần khác là vì ngờ nghệch, không biết gì, chân ướt chân ráo lên các thành phố lớn làm thuê, cuối cùng bị dụ dỗ trôi về Tây Ninh và nhận kết cục đau lòng là bị bán cho Trung Quốc.
Tôn giáo bị chiếu cố, tội phạm được bỏ ngỏ
Một thiếu tá công an đã về hưu hơn sáu năm nay ở Tây Ninh chia sẻ: "Nói là nói vậy thôi chứ khi nó bể rồi mới quan tâm. Chứ nó đâu có rảnh đâu mà quan tâm, thành ra nó đâu diệt được tận gốc. Đúng là phải diệt từ mầm mống, nhưng cái này bể ra nó mới diệt thành ra đâu diệt được. Nó đi qua cửa khẩu qua Campodia, nhưng đó là trường hợp quá cảnh thôi. Nó không có passport, nó đi đường lậu, qua đó nó bàn giao cho người khác. Theo nhận định của tôi thì nó điều tra nó cũng biết vậy, qua đó rồi nó mới đi nước thứ ba."
Theo ông thiếu tá công an này, chuyện mại dâm đã có mặt ở Tây Ninh từ rất sớm bởi vì sau 1975, thị xã Tây Ninh trở thành vùng xôi đậu, vừa là nơi của những tín đồ thuận thành của đạo Cao Đài sinh sống lại vừa là nơi của các đầu gấu, ma cô và dân buôn lậu hoạt động, càng về sau, các ổ mại dâm càng phát triển mạnh ở đây bởi không có vùng đất nào vừa hoang vắng lại có đường rừng giao thoa với các tỉnh khác cũng như có biên giới kết nối với nước Campodia như Tây Ninh.
Khi có biến, bọn tội phạm chỉ cần băng các rừng cao su để chuyển sang địa bàn tỉnh khác hoặc trốn sang Campodia theo đường cắt rừng, mọi chuyện trở nên khó khăn đối với các cơ quan an ninh. Càng về sau, hoạt động tội phạm ở Tây Ninh càng phát triển. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát tội phạm ở đây: Sự tĩnh lặng của tôn giáo và; Sự quản lý không chặt chẽ của nhà cầm quyền.
Bán hàng gần cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh. RFA
Bán hàng gần cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh. RFA
Ở nguyên nhân thứ nhất, ông cựu sĩ quan công an này cho rằng đa phần những tín đồ tôn giáo, từ Cao Đài cho đến Phật Giáo, thậm chí Thiên Chúa Giáo đều ít quan tâm đến chuyện thị phi xã hội, đặc biệt là những chuyện nhạy cảm họ càng không quan tâm bởi triết lý về duyên nghiệp, nhân quả hay định mệnh của các tôn giáo không cho phép các tín đồ xắn tay làm những chuyện không thuộc về chức năng của họ mà lại dính đến nhà cầm quyền. Tố cáo người khác kiếm cơm bằng nghề mại dâm cũng là điều mà các tín đồ ngại can thiệp nhằm giữ sự an tĩnh luân hồi.
Lợi dụng sự an tĩnh của tôn giáo, những kẻ bất hảo thường tìm đến Tây Ninh như một mảnh đất dung thân an toàn để hoạt động. Nhưng, cũng theo ông cựu sĩ quan này, còn một vấn đề khác khá nhạy cảm là đạo Cao Đài ở Tây Ninh phát triển rất mạnh và đã nhân rộng trên toàn thế giới, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành chiếc nôi tâm linh của tín đồ Cao Đài toàn thế giới. Chính vì vậy, mọi sự giám sát của ngành công an nhắm vào tôn giáo nhiều hơn là tội phạm.
Và đôi khi sự nở rộ tội phạm trên mảnh đất thiêng Tây Ninh cũng nằm trong một chủ trương nào đó nhằm kìm hãm sự phát triển của tôn giáo cũng như làm giảm uy tín của miền đất thánh này. Cho đến khi mọi sự đã đi vượt tầm kiểm soát, ngành an ninh mới loay hoay tìm cách đối phó, khống chế.
Nhưng đó cũng là sự đã rồi, đã có rất nhiều cô gái miền Tây bị bán sang Trung Quốc theo đường dịch vụ việc làm ngoài luồng, dắt mối làm osin, phụ giúp việc nhà, bị dụ dỗ lên Tây Ninh để sang Campodia theo đường du lịch, sau đó gặp các tay môi giới tại Campodia, lại trở về Việt Nam để đi sang Trung Quốc theo đường du lịch hoặc tìm cách đi thẳng từ Campodia sang Trung Quốc, bi kịch số phận của họ phủ xuống từ đó.
Thậm chí, việc mua bán nội tạng cũng diễn ra với tầng suất rất cao ở tây Ninh. Đó là nhận định của một cựu sĩ quan công an Tây Ninh mà theo ông kết luận thì việc này có tay của một số sĩ quan công an cao cấp ở tỉnh này nhúng vào.
Tình trạng rối rắm ở cửa khẩu Mộc Bài
Ông Phó, cư dân lâu năm của Tây Ninh, chuyên buôn hàng hóa từ Campodia về Việt Nam, chia sẻ: "Trung Quốc thì nó đi theo hướng đó. Qua bên Campodia thì đa phần thì họ đi buôn bán, còn lại là casino, gái gú, qua mấy khu ăn chơi bên đó toàn người Việt. Người Việt mình bên đó nhiều, nhưng đa số mình phải qua môi giới, tức là mình nhờ một người nào bên đó có chức quyền đứng ra lo hết, về mặt pháp lý, còn mình chỉ làm thôi, rồi tới tháng mình trả mấy đó. Đường dây nó cũng núp dưới bóng môi giới, một trùm nào đó bên đó."
Theo ông Phó, việc tội phạm có đất hoành hành trên Tây Ninh là chuyện đương nhiên, nó giống như hệ quả tất yếu của mọi thứ tiêu cực do nhà nước gây ra. Đặc biệt là cửa khẩu Mộc Bài giáp giới giữa Việt Nam và Campodia, có thể nói rằng sự tham ô, hối lộ trắng trợn ở cửa khẩu này là môi trường tốt nhất cho nạn buôn người phát triển.
Đơn giản, bất kì người nào đi qua cửa khẩu Mộc Bài, khi làm thủ tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh, đều phải kẹp tiền trong cuốn sổ hộ chiếu. Thấp nhất là 10 ngàn đồng, trung bình từ 20 đến 50 ngàn đồng, có những trường hợp đặc biệt phải kẹp đến tiền triệu. Khi làm thủ tục, nhân viên hải quan rút tiền trong hộ chiếu bỏ vào ngăn kéo và đóng dấu, cho đi qua.
Số tiền kẹp trong hộ chiếu càng cao, khả năng được duyệt giấy tờ để qua cửa càng sớm và đối tượng bị soi chiếu kĩ lưỡng ở hầu hết các cửa khẩu Việt Nam đều là đối tượng có dính líu đến chính trị, có từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc và từng hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Những đối tượng còn lại dễ dàng qua cửa, thậm chí đi rất nhanh nếu số tiền kẹp trong hộ chiếu cao hơn so với mọi người.
Các nhóm tội phạm buôn người đã dựa vào kẽ hở này, đưa các phụ nữ Việt Nam sang nước khác bằng con đường du lịch, chúng chỉ cần mua cho những con mồi tội nghiệp chiếc vé du lịch ở các hãng lữ hành, và trước đó là làm cho mỗi con mồi một hộ chiếu. Khi đưa con mồi đi, chúng chỉ cần nhét hơi nhiều tiền vào sổ hộ chiếu, mọi chuyện coi như trót lọt.
Và một khi tham nhũng, hối lộ, đút lót còn là vấn nạn của đất nước thì chuyện các nhóm buôn người tha hồ tung hoành ở Tây Ninh là chuyện đương nhiên, không có gì để bàn. Bởi, suy cho cùng, cách quản lý thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền đã đẩy đất nước này đi từ tệ nạn này sang tệ nạn khác!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.




Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !




image





Preview by Yahoo



Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List