Xóm tạm bợ giữa lòng Đà Nẵng
Nhóm phóng viên tường
trình từ VN
2014-10-31
2014-10-31
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
TTVN10312014.mp3
Hẻm K 147 Lý Thái Tổ, Đà
Nẵng với nguyên một dãy nhà lụp xụp dài gần cây số.
RFA PHOTO
Giữa thành phố được xếp
vào diện giàu có và đẹp bậc nhất miền Trung, bên cạnh một trung tâm thương mại
sầm uất một thuở mà ai nhắc đến Đà Nẵng không thể không nói đến nó: Chợ Cồn,
vẫn có một con hẻm K 147 Lý Thái Tổ với nguyên một dãy nhà lụp xụp dài gần cây
số. Trong đó có nhiều ngôi nhà tạm bợ ngoài sức tưởng tượng, mưa thì dột bốn
bề, nước lỏng bỏng khắp nơi, chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ dồn vào trong mấy mét
vuông, đôi khi thấy còn thê thảm hơn cả cái chuồng ngựa trong các phim Tàu.
Xóm nghèo như cổ tích
Nhà này do nằm trong khu
vực giải tỏa nên chưa xây được, cũng mấy chục năm nay rồi. Trời mưa thì nó hay
dột, thường thì mình phải lấy bạt, áo mưa che cho đỡ dột.
-Một cư dân Đà Nẵng
-Một cư dân Đà Nẵng
Một cư dân Đà Nẵng, sống
trong hẻm K147, Lý Thái Tổ, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:
“Nhà này do nằm trong
khu vực giải tỏa nên chưa xây được, cũng mấy chục năm nay rồi. Trời mưa thì nó
hay dột, thường thì mình phải lấy bạt, áo mưa che cho đỡ dột...!”
Theo thanh niên này, sở
dĩ cả một con hẻm dài chỉ quanh quẩn trong việc giữ xe thuê và bán vài ly cà
phê cóc, không dám xây dựng gì thêm cũng không dám kinh doanh bởi cả con hẻm
này thuộc diện đền bù giải tỏa để mở rộng trung tâm thương mại Chợ Cồn. Và kể
từ ngày có dự án mở rộng cho đến nay, mọi hoạt động xây dựng ở con hẻm này bị
ngưng trệ, cấm cửa, chính vì thế, người dân trong con hẻm này cắn răng chịu
đựng mọi khó khăn để tồn tại qua ngày.
Và một khi phải sống với
tâm lý không ổn định, không xác tín được ngày mai sẽ ở đâu, di dời như thế nào,
sẽ dẫn đến mọi sinh hoạt gia đình bị đảo lộn, không thể lựa chọn được bất kì dự
án nào vững chắc trên chính ngôi nhà của mình, ngay cả việc mở một cửa hàng bán
tạp hóa, bắt buộc người ta phải xây dựng quầy chứa hàng hóa, mà việc xây dựng
này cũng nằm trong diện trái pháp luật, cuối cùng, không có lựa chọn nào khác,
người dân trong con hẻm này chấp nhận hoặc là đi làm thuê, hoặc là giữ xe để
sống qua ngày đoạn tháng.
Một người dân sinh sống
ở hẻm K147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Hơn nữa, vấn đề tương
lai của những thế hệ mới sinh ra hoặc đang đi học sống trong con hẻm này cũng
bị chi phối, ảnh hưởng trầm trọng. Mưa dột, không gian chật hẹp, kinh tế gia
đình èo ọp đã khiến cho không ít cô bé, cậu bé trong hẻm K147 phải bỏ học sớm
để bươn chải ngoài đời kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Có nhiều trường hợp, bàn học
của cô gái 18 tuổi, lớp 12, năm cuối của giai đoạn phổ thông trung học cũng là
bàn ăn, bàn làm bánh đi bán ngoài chợ và bàn để chứa bánh sau khi ra lò.
Chỗ ngủ của cả gia đình
sáu người là một cái giường cũ kĩ, ọp ẹp, trên trần có che miếng bạt bằng vải
nilon để phòng khi trời mưa khỏi giọt nước vào mặt lúc đang ngủ, khỏi bị ướt
giường. Không gian rộng chưa đầy mười mét vuông được tận dụng cho việc che
phòng tắm, thiết lập bàn thờ, xây dựng nhà vệ sinh, làm phòng ngủ, làm bếp nấu
ăn, làm lò nấu bánh, làm chỗ sinh hoạt và là góc học tập. Việc duy trì học tập
đến cuối cấp phổ thông trung học trong một điều kiện chật chội, ngột ngạt như thế
này là cả một vấn đề không phải ai cũng làm được. Đó là chưa nói đến điều kiện
kinh tế nghèo khó, mọi thứ chi tiêu đều eo hẹp, hạn chế cho một con người đang
độ tuổi thành niên.
Chờ đến bao giờ
Bà Bích, chủ một mái nhà
có ba đứa con không cha, chưa có đứa nào lập gia đình riêng mặc dù các con của
bà có đứa đã quá lứa tuổi cập kê, chia sẻ:
“Ở đây thì hơn mười năm
rồi, cả hơn một trăm nhà không được xây dựng, chờ dự án, người ta nói mở rộng
khu thương nghiệp chợ Cồn. Phải chờ dự án, đâu được xây dựng, vì nếu mình xây
dựng thì đâu được đền bù, vì mình xây dựng sau dự án. Khi đã có dự án thì mọi
vấn đề xây dựng phải phanh lại. Có người họ đã đến đo đạt, kiểm kê tài sản
rồi... nên phải chờ dự án, bắt buộc phải giữ nguyên trạng, ở rách nát, dột thế
này cả mấy năm nay rồi. Nó ảnh hưởng lắm chứ, ảnh hưởng nhiều, ngay cả con cái đi
học, nó thấy hoài nó cũng nản. Bây giờ thì sắp sửa, mà cũng không biết sắp sửa
là bao giờ, người ta cho mình xây dựng hay dời mình đi nữa, dự án nó treo cả
mười năm nay rồi.”
Bây giờ thì sắp sửa, mà
cũng không biết sắp sửa là bao giờ, người ta cho mình xây dựng hay dời mình đi
nữa, dự án nó treo cả mười năm nay rồi.
-Bà Bích
-Bà Bích
Bà Bích cho biết thêm là
gia đình bà thuộc diện hộ nghèo, trước đây thì không nghèo thế, nhưng sau này
mọi thứ trở nên khó khăn, chỗ ở của bà quá chật hẹp nhưng bà không thể xây dựng
để biến tầng trệt thành một quán ăn vì nhà bà thuộc diện giải tỏa đền bù, không
được phép xây cất. Mọi hoạt động kinh tế của gia đình bà rơi vào bế tắt kể từ
khi dự tính xây quán bị đình chỉ. Hằng ngày bà phải đi làm thuê vất vả, các con
của bà cũng phải đi giữ xe thuê, đi phụ hồ mới có thể sống qua ngày.
Không khí chật hẹp, ngột
ngạt của gia đình khiến cho mọi người không bao giờ thấy bình an được, mọi thứ
cứ lẩn quẩn, lộn xộn, sinh hoạt chật chội, co cụm, đi vào đi ra đụng đầu, mưa
thì dột, nắng thì nóng nực muốn điên cả người. Những lúc như thế, bà chỉ cầu
mong sao nhà nước sớm giải tỏa, đền bù hoặc cho quyết định xây dựng để bà được
xây thêm một tầng nữa, cơi nới không gian để có chỗ mà sinh hoạt. Rất tiếc đó
chỉ là ước mơ của bà Bích, nguyên một con hẻm K147 vẫn nằm trong diện dự án
giải tỏa đền bù và bị treo suốt gần mười năm nay, không ai được phép xây dựng.
Và cũng giống như mọi
nhà khác, gia đình bà Bích cũng mòn mỏi chờ đợi dự án xây dựng, cơi nới trung
tâm thương mại Chợ Cồn suốt gần mười năm nay, mọi hoạt động xây dựng, làm ăn
hầu như án binh bất động, căn nhà mỗi lúc càng thêm chật chội, ngột ngạt bởi
thế hệ sau tiếp tục sinh ra và lớn lên tỉ lệ với sự xuống cấp, dột nát của mái
tôn lâu năm không được lợp lại vì chờ dự án.
Thời gian cứ như vậy
trôi đi, những con người cùng chung số phận chật chội, ngột ngạt trong căn hẻm
K147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng cứ sống mòn mỏi ngày này qua ngày khác, tháng này sang
tháng khác, năm nọ sang năm kia, mòn mỏi chờ đợi một quyết định từ trên cao có
cái tên là dự án nhà nước. Không biết họ sẽ còn chờ đến bao giờ, chỉ biết là có
rất nhiều số phận đã phải co thắt trong cơn ngộp gia đình và tương lai mỗi lúc
càng tiến dần về phía bóng tối bởi cuộc sống nghèo khổ, khó khăn mọi bề!
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.