Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 31, 2014

Đi tìm hạnh phúc trong thời kỳ khủng hoảng




Đi tìm hạnh phúc trong thời kỳ khủng hoảng
Thanh Vân

Vào thời kỳ mà kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng, thâm thủng ngân sách quốc gia là vấn nạn khó giải quyết ở các xứ từ Hoa Kỳ đến các quốc gia Âu Châu (ngoại trừ  Đức) : Tây Ban Nha, Ý, Pháp đến đổi như Hy Lạp, chính phủ gần như phá sản, phải đưa ra những biện pháp thất nhân tâm, như giảm lương, giảm tiền hưu trí  để cố gắng một cách vô vọng  cứu vãn cán cân tài chính. Thêm vào đó bịnh dịch Ebola đáng sợ ở Phi Châu có nguy cơ lan sang Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp… Rồi  sự nổi dậy của nhóm Quốc Gia Hồi Giáo ở Irak, Syrie với những hình ảnh giết người mạn rợ ; rồi  bão lụt, động đất thỉnh thoảng diễn ra nơi này nơi kia trên quả địa cầu…

Tất cả  những sự kiện đó ở đầu thế kỹ thứ 21 nầy làm cho con người , không ít hay nhiều, cảm thấy buồn chán , thất vọng, và nhìn tương lai qua gọng kính không được tươi sáng lắm.

Nhưng với bản tính sinh tồn trời ban, con người hơn bao giờ hết, đi tìm niềm vui, hy vọng và hạnh phúc ở một khía cạnh khác đơn giản hơn. Trước đó, vào thời kỳ kinh tế hưng thịnh, tiền bạc thâu kiếm dễ dàng, công việc làm ăn không thiếu, những hạnh phúc và niềm vui đơn giản đó bị xem như thứ yếu, không đáng quan tâm, hay có thể nói, được đánh giá là thấp kém.
Những thứ hạnh phúc đó là gì, mà hiện nay trong thời kỳ khủng hoảng, người ta lại quí trọng, lại muốn đi tìm?

Người ta đã định nghĩa như thế nầy về hạnh phúc : hạnh phúc giống như hiện tượng đi xe đạp, trước hết phải học mới biết xử dụng chiếc xe, phải tập để đừng bị ngả, và khi biết đi xe đạp rồi thì phải nhuần nhuyễn đi thường thì mới thực hiện môn thề thao nầy một cách hòan hảo.
Nghĩa là :

-      Hạnh phúc không phải là món quà trời ban mà muốn có hạnh phúc phải tự mình tìm tòi, và phải dầy công tập luyện.
Nhìn chung, có cái gì không ổn khi ngày nay chúng ta được chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng, được sống trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi. Để giải trí có máy truyền hình, để mở mang kiến thức và học hỏi ta có đầy đủ sách vở các loại, để chống lại bịnh tật có thuốc ngừa. Thế mà theo nghiên cứu, trên thế giới nầy ở mọi nơi trên quả địa cầu con người đều cho là số phận mình chưa được tốt đẹp lắm và muốn có một tương lai rạng rỡ hơn. Nghĩa là hạnh phúc còn là cái gì xa vời. Đó là hiện tượng mà người ta gọi “sự nghịch lý của những người Nhật Bản” ( le paradoxe japonais ). Thực vậy, cách đây 45 năm, người dân Nhật Bản có rất ít tiện nghi, không có điện thoại, không có hệ thống sưởi trong nhà, không có trò chơi điện tử, nhưng lúc đó, theo dò hỏi và thống kê, họ là dân tộc hạnh phúc nhất địa cầu. Vậy mà ngày nay, họ tiến bộ vượt bực, có tất cả mọi tiện nghi tân tiến, nhưng họ lại mắc bịnh trầm cảm, buồn chán khá đông. Tỷ lệ tự tử rất cao, đạt kỷ lục: trong số 1000 người có 25 người Nhật tự kết liễu cuộc đời. Mỗi năm, chính phủ Nhật đã hao hụt đi trong ngân sách 25 tỉ euros vì những ngưởi tự tử và bị bịnh trầm cảm bỏ việc làm (Le Monde 8/9/2010). Như vậy, tiện nghi vật chất không làm cho con người hạnh phúc và sung sướng.

Trường hợp những người sống trong nhung lụa nhưng không thấy vui và hạnh phúc không thiếu, như cô Christina,con gái nhà tỷ phú Aristote Onassis, như nhà tạo mẩu thời trang Pháp Yves Saint-Laurent, như cô ca sĩ trẻ người Anh Amy Winehouse có giọng ca khàn khàn tuyệt vời đã từ trần vào năm 2011 vì uống rượu quá độ để giải sầu.

Theo thống kê mỗi 4 năm của cơ quan World Values Survey, trong 46  quốc gia được thăm dò, khi hỏi về điều kiện để có hạnh phúc, đa số người dân cho là :

-      Lãnh lương cao không làm cho con người hạnh phúc , có vừa đủ để tiêu xài và chi trả mọi thứ đã đủ, nghĩa là khoảng 1200 euros mỗi tháng ( trong các nước tân tiến ) cho mỗi cá nhân.

Quan trọng nhất để có hạnh phúc, theo thứ tự là :

1) có một cuộc sống lứa đôi bền vững, lâu dài, đầm ấm.
2) có một việc làm đều đặn.
3) có sư ổn định nơi chính phủ của quốc gia mình.
4) có một nhóm bạn thân cùng chung lý tưởng để chia xẻ và tâm tình.
5) có tôn giáo để tin tưởng và thực hành niềm tin của mình.
6) và chót hết, chỉ nên xem truyển hình vừa đủ không quá độ.
( nghĩa là xem truyền hình nhiều làm giảm hạnh phúc ! )

Cũng theo các nhà nghiên cứu, họ khuyên ta trao dồi hạnh phúc bằng 4 điều cần thực hiện như sau :

-         Đi bộ mỗi ngày ít nhất 10 phút, trong khi đi những vấn đề trong đầu óc sẽ tự nhiên có đáp số, và ta sẽ thấy thư giản tinh thần.

-         Sống và tận hưởng phút giây hiện tại. Chẳng hạn ta đang đọc sách, hãy đọc những trang sách đó một cách bình thản, đừng để bị chia trí như nghĩ đến việc… phải đi đóng cửa sổ, phải đem rác ra bỏ ngoài đường mỗi chiều…Ta còn thì giờ để làm việc đó sau khi đọc sách xong.


-         Biết cám ơn những người đã đem lại ích lợi cho ta, vì như vậy là đắc nhân tâm, sẽ làm cho ta có cuộc sống an bình.

-         Thường nở nụ cười trên môi. Khi cười khuôn mặt ta dễ thương hơn, và như vậy ta dễ chinh phục người chung quanh để mọi việc làm đều tốt đẹp. Cũng chính vì vậy, ta nên kết bạn với những người vui vẻ hay cười để cùng trao đổi với nhau trong không khí cởi mở, vui tươi?

Ngoài ra, chúng ta đang sống vào thời đại mà sự tiêu xài, mua sắm là một hiện tượng xã hội. Chúng ta phải tiêu xài , mua sắm đôi khi một cách xa hoa để thỏa mản sự đòi hỏi  trong tâm thức, để được hảnh diện đối với những người chung quanh, chứ không phải để giải đáp những nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Hay nói một cách khác là để khoa trương. Chẳng hạn, bạn đã có chiếc xe hơi còn chạy tốt, bạn lại muốn đổi xe mới tân thời hơi; hay các nguời phụ nữ mua thêm cái ví xách tay thời trang vì thấy quảng cáo trên báo chí; hay các bà các cô cứ muốn đi giải phẩu thẩm mỹ vì nghĩ rằng mình sẽ đẹp và quyến rủ hơn, nhưng đôi khi là… ngược lại. Người viết có cô bạn người Việt lớn lên ở Cambodge, đã đi sửa ngực 3 lần vì cứ thấy chưa vừa ý. Kết quả là vợ chồng cô “hục hặc”, cãi vã và đi đến ly dị. Cô trách chồng (một người gốc Tàu ở Cambodge, sang Pháp cùng cô vào những năm 60 và họ thành công lớn trong lãnh vực đầu tư) lúc nào cũng nhìn những cô gái có ngực to, nên cô đi sửa ngực, nhưng chồng cô bảo “Tôi nhìn, vì họ đưa trước mắt, chứ tôi có thích đâu. Tôi thích cái gì tự nhiên. Như em sơn móng tay đủ cách, tôi cũng không thích, mà em cứ làm theo ý, tôi không nói được”. Hiện giờ, cô bạn đang bị bịnh trầm cảm dù cô có tiền để đi mua sắm hay du lịch đó đây. Cô tâm sự là cuộc đời cô không còn ý nghĩa!

Thực vậy, khởi đầu ta nghĩ những sự tiêu xài, mua sắm sẽ đem lại cho ta sự thỏa mản, vui sướng trong tâm hồn. Nhưng trái lại nó chỉ đưa ta vào cái vòng lẫn quẫn, không lối thoát của sự tiêu xài hoang phí, vì chạy theo cái hiện tượng xã hội rất thịnh hành hôm nay là: tiêu thụ bừa bãi không tính toán.

Chính vì hiểu thấu điều nầy có nhiều nhóm người chủ trương, để sống hạnh phúc phải sống đơn giản không phụ thuộc vào xã hội tiêu thụ. Những người nầy từ bỏ một số tiện nghi vật chất mà họ cho là không cần thiết. Họ xin nghỉ việc ở những cơ quan dù lương cao nhưng thời gian làm việc không giờ giấc, đi sớm về khuya, làm cho đầu óc căng thẳng, dễ đưa đến tổn thương tim, nảo. Như về sống ở đồng quê yên tỉnh thay vì sống ở thành thị náo nhiệt. Như chỉ tiêu thụ rau cải, trái cây hay tất cả những gì cần thiết, do chính họ tự trồng trọt, tự chế tạo lấy (theo kiểu “do it your self” rất thịnh hành hiện nay như tự mình may cái áo, tự làm cái bánh sinh nhật, tự sơn sửa cái tủ trong nhà hay tự mình dựng cái garage trong sân nhà...). Như từ bỏ cách sống vội vả, lúc nào cũng chạy đua với thời gian, để sống an nhiên tự tại, hưởng thụ từ giây từ phút cho bản thân và cho những người thân yêu. Như thay đổi cách ăn uống: ăn rau quả, đậu bắp nhiều hơn ăn thịt cá…
Càng lúc, số người chủ trương sống hài hòa với thiên nhiên và đi tìm cái hạnh phúc đơn giản,bình dị càng đông. Dù sống rất đơn sơ họ cho là họ hết sức hạnh phúc và không hề hối tiếc đã chọn lựa nếp sống bình dị nầy. Trong số những người đó, trước kia có người đã từng giử những chức vụ lớn hay những ‘golden boy ‘đã thành công trên đỉnh cao của xã hội, nhưng nay từ bỏ lối sống xa hoa để chọn nếp sống đơn giàn.

Khi quan sát họ, những người có vẻ ‘lập dị ‘này, ta sẽ thấy nét rạng rỡ, vui tươi hiện ra trên khuôn mặt họ. Những người nầy không bị bịnh mất ngủ, không bị bịnh tâm thần hay trầm cảm, trái lại, họ là những người ăn ngon ngủ yên, sức khỏe tốt. Nếu có bịnh thì họ lành bịnh nhanh chóng, và có tuổi thọ cao hơn nhiều người khác. Đó là những người sung sướng đã tìm được cái hạnh phúc thực sự của đời mình.

Chúng ta nghĩ gì về cái hạnh phúc đó ?
Hay chỉ kết luận là đi tìm hạnh phúc ngày nay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và xã hội, có thể tóm gọn trong câu nói của thánh hiền đông phương ngày xưa:
Tri túc, tiện túc hà thời túc (Biết đủ thì đã là đủ) hay của nhà triết học Hy Lạp Aristote đã nói từ 300 năm trước Thiên Chúa : Hạnh phúc tùy thuộc do chính chúng ta thôi. (Le bonheur dépend de nous seul).

Thanh Vân
Paris, 22/10/2014
ThanhVan-14






--
Quách Vĩnh Thiện
Voyage en Image et en Musique :

Président
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )








__._,_.___

Posted by: Quach Vinh-Thien <

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List