Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, July 12, 2017

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam



Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam

Tường An, thông tín viên RFA
2017-07-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ông Trịnh Vĩnh Bình.
Ông Trịnh Vĩnh Bình.
Courtesy of Trinh Vĩnh Bình
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Khởi kiện lần đầu

Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự:
“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi!”
Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết:
-           Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa
-           Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình
-           Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình
-           Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư
Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình :
-           Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)
-           Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông
Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả.
- Trịnh Vĩnh Bình
Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ:
“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực? Vì tôi nghĩ: Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước.”

Khởi kiện lần hai

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm:
“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là: tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân: nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu châu chở đồ sành sứ của Trung quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói: phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp.”
Cong-Ty-Binh-Chau-cua-TVB-truoc-khi-bi-tich-thu
Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu. Courtesy of Trịnh Vĩnh Bình

Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói:
“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!”
Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.
Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :
-           Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)
-           Vi phạm Nhân quyền: nhốt người oan sai

Luật quốc tế

Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói:
“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi.”
Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau:
“Phía luật sư họ kết luận thế này: Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế.”
Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói:
Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!
- Trịnh Vĩnh Bình
“Điểm này là điểm đương nhiên! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.
Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.
Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện.”
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Việt Kiều Trịnh Vĩnh Bình quyết lôi CSVN ra tòa quốc tế: Phúc nghẹo và đ...

Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN ra tòa Quốc tế và sự lật lọng của Cộng...

Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình thề kiện bay tóc Chính phủ Việt Nam tại tòa án...

Việt Kiều Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện và sự lật lọng của cộng sản trong v...

Monday, July 10, 2017

CHXHCNVN được Tướng được Tham! Cần 'minh bạch' về quân đội làm kinh tế

CHXHCNVN được Tướng được Tham!

Cần 'minh bạch' về quân đội làm kinh tế

  • 7 tháng 7 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới

Image en ligne
Nhà báo Trần Tiến Đức nhấn mạnh nhu cầu minh bạch các thông tin về làm ăn kinh tế và đóng góp trong lĩnh vực này của quân đội trước người dân ở Việt Nam.

Việt Nam cần minh bạch về các hoạt động làm kinh tế của quân đội nước này để lộ trình 'cải cách' được thực hiện đúng đắn và hợp lý và người dân có được thông tin, theo ý kiến của khách mời tại Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm.
Từ Hà Nội, hôm 06/7/2017, nhà báo Trần Tiến Đức trước hết đưa ra quan niệm của ông về vai trò và chức năng của quân đội, ông nói:
"Tôi có đọc những ý kiến lấy thí dụ những bằng chứng lịch sử từ thời nhà Trần, các thời vua từ trước, đến khi hết chiến tranh, người ta binh sỹ về làm nông, nhưng tôi nghĩ thời đại mỗi thời một khác.

VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế

"Thời này, có lẽ theo tôi hiểu quân đội phải chính quy hiện đại, phải tập trung vào việc tập luyện để bảo vệ Tổ quốc, và những cơ sở quốc phòng chủ yếu tập trung vào sản xuất là khí tài, vũ khí, quân trang v.v... để phục vụ cho việc sẵn sàng chiến đấu của quân đội để bảo vệ đất nước."
'Minh bạch thông tin'
Nhấn mạnh nhu cầu về tính minh bạch trong thông tin về các hoạt động kinh tế và đóng góp trong lĩnh vực này của quân đội Việt Nam, ông Trần Tiến Đức nói tiếp:

Image en ligne
 Ở Việt Nam, khi nhà nước, trong đó có một bộ phận là quân đội, làm kinh doanh, thì tài nguyên quốc gia do nhà nước toàn quyền sử dụng và người dân không được biết về các cân nhắc lời lãi, theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

"Về ngân sách như thế nào, tôi phải nói rằng chúng tôi không biết rõ được ngân sách quốc phòng của Việt Nam là bao nhiêu và ngân sách đó có đủ để chi cho những nhu cầu quốc phòng hay không Cái đó người dân chúng tôi không được biết.
"Qua các con số dẫn ra về các doanh nghiệp quân đội, thì chắc chắn họ có đóng góp phần nào cho quốc phòng, nhưng vấn đề như tôi muốn nói là tính minh bạch của các thông tin đó như thế nào? Vấn đề minh bạch và trung thực về tình hình tài chính (như thế nào)?

"Cái đó trong thông tư 182 năm 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành cũng đã nêu rất rõ, chứng tỏ trong đó có những vấn đề và chúng ta biết là có những vụ tham nhũng liên quan đến quân đội mà trước đây cũng đã phải xử và sau này cũng có những tin đồn này nọ mà chắc cũng khó nói ra được.

"Tất nhiên, tôi đồng ý với ông Nguyễn Xuân Nghĩa là chuyện này không thể làm được ngày một, ngày hai, mà chắc chắn phải có một lộ trình; và trước hết tôi nghĩ rằng nó phải minh bạch từ những đầu vào, tức là từ đất đai sử dụng như thế nào? Có hợp lý hay không?
"Nếu là lấy đất của dân, phải đền bù rõ ràng như là vụ Đồng Tâm, chứ không thể nào nhập nhằng được, và tất cả nguồn đầu vào cũng phải tiến đến rất minh bạch, vậy những doanh nghiệp ấy đóng góp được gì cho quốc phòng, có thế chúng ta mới có thể có một lộ trình đúng đắn và hợp lý được," nhà báo tự do nói với BBC.
'Tranh luận là tốt'
Thời gian gần đây, truyền thông của Việt Nam, trong đó có báo Quân Đội Nhân Dân và báo Dân Trí, đã đăng tải các thông tin giới thiệu các quan điểm khác nhau trong giới chức lãnh đạo quân đội, đảng và chính quyền về việc quân đội thôi làm kinh tế, hay vẫn tiếp tục như một nhiệm vụ 'chính trị'.
Bình luận về diễn biến này, từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói với BBC:

Image en ligne
Cuộc tranh luận đang diễn ra ở Việt Nam về quân đội có nên tiếp tục làm kinh tế hay không là một điều'tốt', theo PGS. TS. Phạm Quý Thọ.

"Tôi đồng tình với ý kiến rằng đây là một việc tốt, khi chúng ta (Việt Nam) vẫn diễn ra những cuộc tranh luận như thế này, trước hay sau chúng ta cũng phải có hướng giải quyết, Sự việc nóng bỏng lên bắt đầu từ việc sân golf ở trong Tân Sơn Nhất, mà đất đó đã được giao cho Bộ Quốc phòng, dù trước đó nó có ở trong quy hoạch của sân bay Tân Sơn Nhất
"Sau đó Bộ Quốc phòng quản lý, bây giờ trước nhu cầu mới và phát triển của ngành hàng không Việt Nam, trong đó có hàng không dân dụng yêu cầu Bộ Quốc phòng trả lại, đi đến một quyết định của Thủ tướng và Chính phủ là quân đội tạm dừng, hay là thôi, không làm kinh tế nữa mà tập trung làm sau đó cho chuyên nghiệp.
"Tuy nhiên, sau khi ý kiến này được tung ra và được công khai trên các mặt báo rồi trong dư luận, thì lại có một luồng ý kiến ngược lại gần đây xuất hiện một cách khá mạnh mẽ cho rằng... là quân đội nhưng vẫn phải làm kinh tế và đó là một nhiệm vụ chính trị.

"Đây là một suy nghĩ từ rất lâu rồi từ khi quân đội của chúng ta (Việt Nam) là quân đội nhân dân, sau đó trải qua một thời kỳ chiến tranh rất là dài với một lực lượng rất hùng hậu và thậm chí rất nhiều trang thiêt bị do quân đội quản lý, thì đã xuất hiện việc vừa làm kinh tế và vừa làm nhiệm vụ quốc phòng. Đấy là tính chất lịch sử.

"Tuy nhiên, 30 năm đổi mới rồi, chúng ta đã chuyển từ một trạng thái từ chiến tranh, sau đó là giải quyết hậu quả sau chiến tranh và bây giờ chúng ta đang chuyển sang thời bình, trong lúc chuyển này, đôi lúc cũng có những tranh chấp biên giới, hải đảo, tuy nhiên chủ đạo vẫn là chuyển sang kinh tế thị trường, phải khẳng định như vậy.
"Khi chuyển sang kinh tế thị trường, không những kinh tế tuân theo kinh tế thị trường, mà người dân, chính phủ và chính quyền cũng dần dần phải tuân theo kinh tế thị trường,...," chuyên gia về chính sách công nói với BBC.

Khi nào ngã ngũ?


Image en ligne
Nếu có cải cách trong vấn đề quân đội thôi không làm kinh tế nữa, thì quá trình sẽ 'rất chậm chạp' và 'khó khăn', theo TS. Nguyễn Quang A.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc tranh luận này thực ra là một cuộc 'đấu tranh nội bộ' giữa các nhóm có quan điểm và lợi ích khác nhau ở trong đảng và quân đội mà hiện chưa 'ngã ngũ', ông nói:
"Qua cuộc thảo luận chủ yếu trên Quân đội Nhân dân và một số báo, có thể thấy rằng lực lượng có thể nói là bảo thủ muốn giữ nguyên trạng thái quân đội làm kinh tế bây giờ đã có một cuộc tấn công rất mãnh liệt để chống lại những tư tưởng có vẻ tiến bộ một chút là quân đội dừng hoạt động.
"Và việc này chỉ có ngã ngũ nếu mà ở trên chóp bu lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hai phái ấy, phái nào thật sự ưu thế áp đảo, thì lúc đó sẽ thắng và có thể sẽ có cải cách gì đó một chút, nhưng cải cách ấy sẽ diễn ra một cách rất chậm chạp và khó khăn.

"Còn ngược lại phe bảo thủ mà thắng thế, thì họ vẫn giữ nguyên và thậm chí họ nói đây là nhiệm vụ chính trị từ xưa đến nay rồi và thậm chí lại tăng cường hơn nữa.

"Thực sự ở đây người ta nói rất nhiều về các nhóm lợi ích, ở bên ngoài chúng ta có thể nhìn thấy các nhóm đó cạnh tranh, đấu tranh với nhau một cách rất quyết liệt, và từ bên ngoài xã hội, chúng ta cũng phải lên tiếng để làm sao góp sức vào việc thay đổi cho tốt hơn."
Cũng về vấn đề này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra ý kiến, ông nói với BBC:
"Nếu để đi đến một tiến bộ như là Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Lê Chiêm nói thì cũng phải mất rất nhiều thời gian nữa, ông Chiêm nói vào ngày 23/6 thì ngày 05/7 có bài của Thượng tướng Trần Đơn.
"Ông Chiêm cũng như là ông Đơn đều là Thứ trưởng, cùng là Thượng tướng, nhưng ông Đơn nằm trong Thường vụ Quân ủy (Trung ương), còn ông Chiêm chỉ nằm trong Quân ủy viên,
"Chuyện này có lẽ sắp tới Quân ủy phải họp thường xuyên, cần phải để ý xem (trong) các cuộc họp thì Bí thư Quân ủy, tức là Tổng Bí thư và các Ủy viên Thường vụ khác nói như thế nào.
"Thế còn cho đến năm 2025 như là Nghị quyết số 425 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, thì chắc chắn rằng không có bỏ hoạt động kinh tế của quân đội," ông Hà Hoàng Hợp nêu nhận định.

'Cần phấn đấu có nhiều Viettel hơn nữa'

  • 7 tháng 7 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới

Image en ligne
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch từng là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Tập đoàn Viễn thông Quân đội và biểu dương thành tích của doanh nghiệp nay, đồng thời khẳng định quân đội cần phải làm tốt nhiệm vụ 'sản xuất, kinh doanh,' theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 07/7/2017, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương được báo Thanh Niên tường thuật chuyến thăm tới Viettel và dẫn lời nói:
"Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn."

Theo báo này, Tướng Lịch đã lưu ý Viettel "cần kết hợp chặt chẽ kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng vừa là doanh nghiệp làm kinh tế, vừa là một đơn vị tổ chức quân dụng đặt trong quân đội, nên phải gương mẫu."

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng tham gia phát triển, xây dựng kinh tế là 'chức năng', là sự thể hiện 'bản chất sâu sắc truyền thống vẻ vang' của quân đội Việt Nam, tướng Lịch được dẫn lời nói:
"Hơn 70 năm qua, thực hiện chức năng này, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc.
"Gần đây, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham gia xoá đói giảm nghèo; triển khai xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm mà không doanh nghiệp nào tới được; tạo điều kiện đưa hàng vạn hộ dân cư lên các điểm định cư, các địa bàn mới, sinh sống lâu dài, tạo ra thế bố trí chiến lược hết sức trọng yếu về quốc phòng an ninh."
'Đảng lãnh đạo tuyệt đối'

Image en ligne
Các thành tích của Viettel đã được lãnh đạo Bộ Quốc phòng của Việt Nam biểu dương và đánh giá cao, theo truyền thông nhà nước.

Tướng Lịch, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam, cho rằng 'nhiệm vụ quan trọng' này đang bị 'các thù lực thù địch tập trung chống phá', ông được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói thêm:
"Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội, nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế.
"Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội", Bộ trưởng Việt Nam phát biểu trong chuyến thăm Viettel hôm thứ Sáu.

Theo báo Quân đội Nhân dân hôm 07/7, cùng tham dự buổi làm việc của Tướng Lịch với Tập đoàn Viettel có các quan chức cao cấp khác của đảng, chính quyền và quân đội mà đều là ủy viên Trung ương Đảng.

Đó là Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường, cùng các lãnh đạo khác của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại cuộc đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, lãnh đạo Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, đã trình bày mục tiêu của tập đoàn này tới năm 2020 trở thành một Tập đoàn công nghiệp, viễn thông 'toàn cầu hùng mạnh', tập trung vào 4 thành tố là:
"Viễn thông - lĩnh vực cốt lõi nhất của Viettel; đầu tư nước ngoài - mở rộng thị trường cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất; Công nghiệp công nghệ cao (CNC), bao gồm công nghiệp quốc phòng CNC, mà trọng tâm là các vũ khí chiến lược; về an ninh mạng sẽ là một bộ phận của tác chiến mạng quân đội, bảo vệ các mạng, các hệ thống CNTT trọng yếu trong quân đội, phát triển các công cụ, vũ khí về tác chiến không gian mạng như một ngành công nghiệp quốc phòng," theo báo Quân đội Nhân dân hôm thứ Sáu.
Trong tháng qua, một sỹ quan cao cấp khác của Quân đội, Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là "tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân".
Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.
"Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế," báo chí Việt Nam trích lời Tướng Chiêm phát biểu tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Tuần này, Thủ tướng Phúc đang ở Hamburg, Đức dự Hội nghị G20.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bị siết nợ, Nguyễn Xuân Phúc lo sốt vó, quẫn trí mắng Tổng Trọng "háu ăn...

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-19/11/2024

My Blog List