Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 3, 2016

Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjCgNFkiJmtLbcujgA0RR4Ap1oUxom3gYlU0kHIlM8r02zbI8DOjGKvjDQ_JYX6qfH8S-D9h43MJIQblm3QzJ67bZfl563ZcZ59SkPYYQUfCbHLOzkXAssX7UgSKvhDgqhpoCpGulYYvso/s1600/Domuoi-botot2-danlambao.jpg

Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-12-02
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra ở Hà Nội từ 28 đến 30/11.
Kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra ở Hà Nội từ 28 đến 30/11.
Courtesy chinhphu.vn
Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Hầu hết báo điện tử dòng chính ở Việt Nam đều đưa tin về sự kiện hàng loạt cán bộ bị kỷ luật vì dính tới quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Nhân vật này đã đào thoát sang Châu âu, ngay sau khi Đảng và Chính phủ khởi động điều tra và truy cứu trách nhiệm về vụ thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng ở Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC, giai đoạn ông Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Chưa thấy trách nhiệm người đứng đầu

Dư luận từng cho rằng, ông Trịnh Xuân Thanh là khởi điểm của chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam.
Nhận định về sự kiện hai lãnh đạo Tỉnh ủy, một nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương cùng 3 thứ trưởng Bộ Nội vụ bị Ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật hoặc đề nghị Ban Bí thư xem xét xử lý, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon phát biểu:
Vấn đề quan trọng là kỳ này họ muốn bốc ra những người có trách nhiệm liên quan ở các cấp, nhưng mà vẫn chưa bốc lên đến cấp cao nhất…
-LS Trần Quốc Thuận
“Vấn đề quan trọng là kỳ này họ muốn bốc ra những người có trách nhiệm liên quan ở các cấp, nhưng mà vẫn chưa bốc lên đến cấp cao nhất… Bởi vì những danh hiệu như là anh hùng lao động hay là chuyện phê chuẩn phó chủ tịch tỉnh thì mấy ông tham mưu chỉ đề xuất thôi, chứ muốn thành được cái chức đó thì phải có người ký…Những người ký đó là ai thì kỳ này không thấy nêu ra mà chỉ nêu ra bộ phận tham mưu, bộ phận giúp việc, phê bình cũng lớn chức nhưng ở cấp Bộ, Ủy ban Trung ương nhưng cũng chỉ là cơ quan tham mưu thôi, chưa phải là cơ quan quyết định. Như vậy cơ quan quyết định là ai, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng chưa chỉ ra tận gốc.”
VnExpress, VietnamNet, Dân Trí điện tử cũng như các báo khác đã đưa tin chi tiết về nội dung kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra ở Hà Nội từ 28 đến 30/11. Trong đó có nội dung 8 điểm về xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng vì can dự vào việc đề bạt bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh vào chức vụ sau cùng là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Trong thẩm quyền của mình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cơ quan giữ cây roi kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định  thi hành kỷ luật 4 trường hợp. Bao gồm cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; khiển trách ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015 -2020; khiển trách bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban thi đua – Khen thưởng Trung ương. Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, các vi phạm, khuyết điểm của ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. Yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục.
Ngoài ra Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư cảnh cáo đối với ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. Một Thứ trưởng Nội vụ khác là ông Nguyễn Duy Thăng cũng bị đề nghị xem xét xử lý về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Riêng tập thể Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2011-2016 phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc vì có liên quan tới việc thẩm định và đề nghị phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho ông Trịnh Xuân Thanh, cũng như  từng đề nghị khen thưởng cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh.
trinh-xuan-thanh-1202-622.jpg
Ông Trịnh Xuân Thanh, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo
Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Quang cựu đại tá ngành công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội trình bày ý kiến:
“Tôi cho rằng vụ Trịnh Xuân Thanh này không chỉ đơn thuần là nội hàm của riêng vụ này và qua vụ này còn nói lên nhiều vấn đề khác. Theo cảm nhận của tôi việc xử lý vụ này nói chung còn lúng túng còn chưa rõ ràng. Cứ đợi thêm một thời gian nữa xem hình thức kỷ luật đối với ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng như thế nào thì mới rõ hơn được.”
Đối với dư luận cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng và làm trong sạch Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa mang tính quyết liệt, Luật sư Trần Quốc Thuận nhắc lại vấn đề kỷ luật cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về nhiều vụ việc trong đó có vụ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng dư luận nói nhiều về việc làm sao cách chức một người không còn chức vụ nào cả. Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Phải truy tận gốc, truy tận nơi, truy trách nhiệm cao nhất. Tự nhiên đâu phải chuyện luân chuyển, chuyện cho chỉ tiêu Hậu Giang bầu ra phó chủ tịch…Nhà nước Việt Nam hay nói trách nhiệm người đứng đầu, như vậy người đứng đầu là ai. Trong sự việc này trách nhiệm người đứng đầu thế nào không thấy nói. Tôi nghe nói toàn cấp phó không thấy nói gì tới người đứng đầu, rồi sau khi bầu xong thì phê chuẩn, thì phải là bên Chính phủ, Thủ tướng phê chuẩn… như vậy chỗ đó được biết thế nào thì không thấy nói.”

Vụ Formosa: chưa lộ diện dê tế thần

Cùng thời gian với việc công bố kỷ luật 7 cán bộ lãnh đạo liên quan tới quy trình đề bạt bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, từ một người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ bê bối ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí PVC trở thành Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, hôm 30/11/2016  báo chí dòng chính ở Việt Nam còn được độc giả chú ý với thông tin liên quan tới Formosa Hà Tĩnh và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông Võ Kim Cự là người trực tiếp vận động và đưa dự án thép khổng lồ về Vũng Áng Hà Tĩnh. Hiện nay ông Võ Kim Cự là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 đương nhiệm.
Tôi có theo dõi nghiên cứu thấy rằng ông Võ Kim Cự đã vi phạm nhiều điều, làm không đúng thẩm quyền, vi phạm nhiều quy định làm không đúng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
-Nguyễn Đăng Quang
Theo VnExpress, sáng 30/11/2016 trong dịp tiếp xúc cử tri thành phố Đà Nẵng, ông Đinh Thế Huynh Thường trực Ban Bí thư xác nhận là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong thảm họa môi trường Formosa. Bên cạnh đó, Ban Cán sự Đảng và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa. Ông Đinh Thế Huynh cho biết sau khi kiểm tra xong sẽ có thông báo.
Cựu đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nêu nhận xét về trường hợp ông Võ Kim Cự và thảm họa môi trường Formosa. Ông nói:
“Tôi có theo dõi nghiên cứu thấy rằng ông Võ Kim Cự đã vi phạm nhiều điều, làm không đúng thẩm quyền, vi phạm nhiều quy định làm không đúng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Trong đó rõ nhất là khi chưa có quyết định của Chính phủ thì ông ấy đã có công văn chấp nhận cho Formosa thuê đất 70 năm, đó là vượt quyền, lộng quyền. Việc này Thanh tra Chính phủ đã có ý kiến rồi, nhưng cho đến giờ này ông ấy vẫn gọi là ‘nhâng nháo’ nói là mình làm đúng thẩm quyền.”
Đáp câu hỏi về khả năng kỷ luật ông Võ Kim Cự nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, đặc biệt hiện nay ông đang là Đai biểu Quốc hội Khóa 14, Chủ tịch Liên Minh hợp tác xã Việt Nam. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định:
“Việc kỷ luật Đảng thì cứ việc kỷ luật, còn ông ấy là đại biểu Quốc hội, nếu có truy cứu trách nhiệm hình sự thì người ta mới xem xét tới tư cách đại biểu Quốc hội. Kỷ luật Đảng thì không ảnh hưởng gì tới danh hiệu đại biểu Quốc hội. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người ta phải đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội của ông đó đi, hoặc sai phạm nặng thì bãi miễn. Bây giờ kỷ luật Đảng mà nặng thì ngươi ta sẽ xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự, thí dụ kỷ luật Đảng đến mức khai trừ thì chắc chắn chức danh đại biểu Quốc hội sẽ không còn.”
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, dư luận hay nói tới một con dê tế thần trong vụ thảm họa môi trường Formosa. Nhưng theo ông hiện nay chưa thấy con dê tế thần đó ở đâu vì cần phải có chứng cứ rõ ràng. Vẫn theo lời cựu quan chức Quốc hội Việt Nam, đưa Formosa về Hà Tĩnh không phải là việc mà một mình ông Võ Kim Cự có thể làm được, ông ấy từng nói có các Bộ ngành ở Trung ương đồng ý và có phê duyệt của người đứng đầu Chính phủ.

Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn. Tranh Babui
Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn. Tranh BabuiImage


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, November 29, 2016

Cái chết của TPP và tương lai nghiệp đoàn độc lập Việt Nam



Cái chết của TPP và tương lai nghiệp đoàn độc lập Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-11-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Biểu tình phản đối Hiệp định Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC hôm 7/9/2016.
Biểu tình phản đối Hiệp định Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC hôm 7/9/2016.
AFP
Không còn sức ép từ bên ngoài
Vào năm 2014, khi bắt đầu có nhiều hy vọng về sự hình thành hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách ở Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương cho chúng tôi biết:
Ở Việt Nam có nhiều người muốn cải cách, muốn thay đổi, thì họ hy vọng rất nhiều vào TPP để dùng áp lực từ bên ngoài để buộc Việt Nam phải thay đổi, phải cải cách thể chế.”
Trong những cải cách thể chế, có việc cho phép thành lập các nghiệp đoàn độc lập của công nhân.
Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng trong những này đầu làm việc của ông ở Nhà Trắng, ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế hiện sống ở Hà nội cho phóng viên Anh Vũ của đài RFA biết:
Tôi tin chắc VN vẫn tiến hành tiến trình cải cách, song các hạng mục sẽ chậm hơn. Thí dụ như việc phát triển Công đoàn độc lập, nếu không còn TPP thì tôi không rõ VN còn thực hiện điều đó hay không và tiến trình thực hiện sẽ diễn ra như thế nào?”
Ông Nguyễn Thiện Nhân, một người có nhiều hiểu biết về hoạt động đình công của công nhân khu công nghiệp Bình Dương gần Sài Gòn cho biết những quan sát của ông trong thời gian gần đây:
Liên đoàn lao động Việt tự do vẫn phát triển xây dựng qua nhiều hình thức, trong nhiều điều kiện khó khăn. Bây giờ không có TPP thì Lao động Việt vẫn tiếp tục đi theo con đường đó.
-Ông Nguyễn Đình Hùng
“Những công nhân tiên phong tổ chức biểu tình, đình công diễn ra hồi 2014, 2015 hiện bị chính quyền theo dõi và gây áp lực với công ty. Một phần trong số họ bị cho thôi việc, một lần chuyển bị chuyển qua bộ phận khác. Do đó sự ảnh hưởng của họ đối với phong trào bị giảm xuống và gây nỗi sợ hãi cho những công nhân còn lại. Vì vậy phong trào biểu tình và đình công của công nhân tạm thời lắng xuống trong một thời gian.”
Trong suốt thời gian hai năm qua, sau những cuộc biểu tình lớn của công nhân trong cả nước, người ta thường thấy báo chí nhà nước loan đi ý kiến của nhiều quan chức, nhấn mạnh đến hoạt động thực chất của công đoàn là phải bảo vệ quyền lợi của tầng lớp công nhân, thậm chí còn phê phán công đoàn của nhà nước đã không tổ chức được những cuộc biểu tình nào để đòi quyền lợi cho người lao động.
Nhận xét về những lời phát biểu này ông Nguyễn Thiện Nhân nói:
Họ phát biểu trong tư thế là TPP sẽ được thông qua, nghiệp đoàn độc lập sẽ được hình thành. Họ chuẩn bị điều kiện cho ra đời công đoàn độc lập theo ý họ, và công đoàn của nhà nước cũng có phần cạnh tranh trong đó. Từ trước tới nay công đoàn nhà nước chưa bao giờ tổ chức đình công, nhưng mà họ có chuẩn bị tư thế để công đoàn nhà nước tổ chức đình công cạnh tranh với công đoàn độc lập.”
Nghiệp đoàn độc lập không cần TPP
Ông Nhân cũng nói ông nghĩ rằng dù không có TPP, không có những điều kiện thuận lợi để công đoàn phát triển nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn vô vọng đối với sự hình thành của các tổ chức công đoàn độc lập trong tương lai, vì sẽ có những thõa thuận mới, và những thõa thuận đó sẽ bắt buộc Việt Nam phải cho ra đòi công đoàn độc lập.
000_Hkg1514019.jpg
Tài xế hãng taxi Sao Sài Gòn tại Hà Nội đình công hôm 31/7/2008. AFP photo
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Đình Hùng, hiện là Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt tự do, một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của công nhân trên toàn thế giới cho chúng tôi biết từ Sydney, Australia, rằng không có TPP thì chính quyền Hà nội có thể làm chậm trễ việc thành lập công đoàn độc lập trong nước, nhưng:
Dù có TPP hay không thì Việt Nam vẫn mở cửa ra thị trường thế giới thì Việt Nam vẫn chịu sự kiểm soát của chính phủ các quốc gia tư bản cũng như là nghiệp đoàn quốc tế, mà Việt Nam là thành viên.”
Ông Hùng cho biết thêm là cách đây 10 năm, dù không được nhà nước Việt Nam cho phép, các tổ chức công đoàn do công nhân thành lập cũng đã được thành lập:
Lúc đó chưa có TPP, và những người thành viên của Ủy ban bảo vệ người lao động, và bây giờ phát triển trở thành Liên đoàn lao động Việt tự do, vẫn tiếp tục phát triển và xây dựng nghiệp đoàn độc lập ở trong nước. Đó là con đường tất yếu phải đi. Trong 10 năm qua không có TPP. Từ đó đến nay Liên đoàn lao động Việt tự do vẫn phát triển xây dựng qua nhiều hình thức, trong nhiều điều kiện khó khăn. Bây giờ không có TPP thì Lao động Việt vẫn tiếp tục đi theo con đường đó.”
Trở lại với Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm và câu chuyện trao đổi với chúng tôi về TPP cách đây hai năm, ông cho rằng TPP là một cuộc đổi chác giữa các chính phủ, và chính phủ nào cũng cố gắng giữ những quyền lợi của mình:
TPP không phải là một liều thuốc thần để giúp Việt Nam cải cách.
-Ông Vũ Hồng Lâm
Hai bên họ sẽ đổi chác thì Việt Nam vì lợi ích gọi là ý thức hệ của họ rất là lớn, cho nên họ sẽ không nhượng bộ những vấn đề như là quyền lợi của người lao động, những vấn đề như là doanh nghiệp nhà nước.”
Ông Lâm cũng nhắc lại thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều người cũng hy vọng là việc làm thành viên của WTO sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách, nhưng theo ông thì dù có những cải cách nhỏ nhưng những việc đáng phải cải cách thì lại không diễn ra. Ông cho rằng TPP cũng không phải là một liều thuốc thần để thúc đẩy Việt Nam cải cách.
Ông Nguyễn Đình Hùng thì kể ra một kinh nghiệm tại Miến Điện khi nghiệp đoàn bí mật được thành lập ở đây dưới chế độ độc tài mà không có một sức ép nào giống như TPP. Tổ chức nghiệp đoàn này đã công khai hoạt động khi Miến Điện thay đổi sang chế độ dân sự, dân chủ hơn. Khi liên hệ với tình hình Việt Nam, ông Hùng cho rằng sự phát triển của các tổ chức dân sự độc lập đang diễn ra cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành là hoạt động của các nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Việt Nam: Nợ công tăng nhanh do đầu tư công thiếu hiệu quả




Chuyện gì xảy ra nếu người Việt hải ngoại ngưng chuyển tiền 

http://khoahoc-kythuat.blogspot.com.au/2016/11/stop-vc-ut-hoi.html


Việt Nam: Nợ công tăng nhanh do đầu tư công thiếu hiệu quả

Nợ công đang nổi lên trở lại thành một chủ đề thời sự nóng bỏng tại Việt Nam vì tốc độ tăng quá nhanh của món nợ mà các thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu.

Tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 01/11 vừa qua, bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng đã cho biết tốc độ tăng nợ công của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 là 18,4% một năm, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế. Cũng theo lời ông Đinh Tiến Dũng, nếu như nợ công năm 2011 chỉ là 36,5% GDP thì đến năm 2015 đã lên tới 62,2%. Năm nay, nợ công được dự báo sẽ tăng lên mức 64%, tức là tiến ngày càng gần đến mức trần cho phép ( 65% GDP ), theo quy định của Quốc Hội.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam như vậy là cao hơn các nước láng giềng như Malaysia ( 53% ) và Thái Lan ( 41% ). Một phần chính là do nợ công tăng cao như vậy mà chính phủ Việt Nam đã buộc phải từ bỏ dự án nhà máy điện hạt nhân, một dự án cần một số vốn đầu tư quá lớn. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân chính khiến nợ công Việt Nam tăng nhanh là do hiệu quả của đầu tư công quá thấp.
Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn 25/11/2016 Nghe
Tình hình nợ công ngày càng đáng báo động đến mức mà Bộ Chính Trị gần đây đã phải ban hành một nghị quyết yêu cầu chính phủ là “chỉ vay trong khả năng trả nợ”. Nghị quyết này báo động: "Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ". Bên cạnh yêu cầu “ chỉ vay trong khả năng trả nợ” và “chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế”, nghị quyết của Bộ Chính Trị còn yêu cầu chính phủ “thực hành triệt để tiết kiệm” và “siết chặt kỷ cương tài chính – ngân sách Nhà nước”.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam công bố vào tháng 7 năm nay, Ngân hàng Thế giới cho rằng yếu tố chính khiến nợ công của Việt Nam tăng nhanh như vậy là do tình trạng thâm hụt tài khóa lớn và dai dẳng và thâm hụt này phần lớn được bù đắp từ nguồn vay nợ trong nước.
Cũng theo báo cáo nói trên, nhu cầu chi trung hạn - bao gồm chi trả nợ ngắn hạn trong nước - cũng lớn, đồng thời mức chi trả lãi cũng bắt đầu tăng. Trong lúc đó thì nguồn vốn ưu đãi bên ngoài sẽ giảm do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và phải huy động nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
Trong tình hình như vậy, theo Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Việt Nam là cần phải có một kế hoạch củng cố tài khoá tốt nhằm hợp lý hóa, giảm nhu cầu vào vốn ngân sách, đồng thời tiết kiệm chi phí đi vay thương mại bằng cách tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư và cải thiện độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường vốn.
Là một trong những cố vấn chủ chốt cho Luật quản lý nợ công sửa đổi, ông Robrigo Cabral, làm việc cho Ngân hàng Thế giới, trong một bài viết đăng trên trang worldbank.org ngày 14/11, cũng đã nhấn mạnh rằng nhu cầu về tài chính của Việt Nam đã thay đổi, vì Việt Nam đã rời khỏi hàng ngũ các quốc gia có thu nhập thấp để gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. Sự tăng trưởng này kéo theo những nhu cầu mới về đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và vào các chương trình xã hội. Những đầu tư này cần phải có nguồn tài chính từ chính phủ.
Cũng theo bài viết trên trang worldbank.org, Việt Nam “đang tiến tới một cơ chế quản lý nợ công dựa trên thị trường”. Một mặt, huy động vốn ngày càng tốn kém vì Việt Nam ngày càng ít được hưởng các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ các định chế tài chính đa phương như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á. Mặt khác, nó cũng mở ra cho Việt Nam nhiều chọn lựa về cách vay tiền và nhiều công cụ tài chính, tạo ra nhiều phương án để cân bằng chí phí/rũi ro cho nợ công.
Như đã nói ở trên, nợ công của Việt Nam tăng nhanh chính là do tình trạng thâm hụt tài khóa dai dẳng. Theo ghi nhận của ông Dominic Scriven, chủ tịch Dragon Capital, một trong những quỹ đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, chính tình trạng thâm hụt ngân sách dằng dai này đã thúc đẩy chính phủ phải đẩy mạnh tiến trình tư nhân hóa. Một loạt các tập đoàn Nhà nước như Habeco, Sabeco và Vinamilk sẽ “thoái vốn”, tức là Nhà nước rút phần vốn của mình ra, bán vốn đó cho các nhà đầu tư tư nhân và ngoại quốc, với mục tiêu huy động được 7 tỷ đôla, bù đắp cho khoảng thâm hụt tài khoá hàng năm khoảng 10 tỷ đôla.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, November 27, 2016

Hết sức cẩn thận khi du lịch Việt Nam


Hết sức cẩn thận khi du lịch Việt Nam

Kinh tế CSVN đang gặp khó khăn chồng chất, đưa đến một xã hội không an toàn; sự bất ổn chính trị cũng nhiều căng thẳng; do đó, sự du lịch VN trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm (dữ nhiều, lành ít), đặc biệt là biến cố lớn có thế xảy ra bất cứ lúc nào nên người du lịch có thể bị kẹt vì không có thì giờ và thiếu phương tiện đi tản!,!,!

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Sent from my iPad
Begin forwarded message:

Kinh Tế VN đang bị bế tắc, khủng hoảng, ngân sách nhà nước CS đang cạn kiệt đến nổi không còn tiền để hoàn trả nhiều món nợ quốc tế đáo hạn. Đã đến lúc người Việt trong và ngoài nước đồng lòng chấp nhận hy sinh bản thân và gia đình để đánh cú chót để giật sập chế độ bạo tàn của CSVN bằng cách ngưng tiế́p máu cho chúng.
Xin các tổ chức cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, các phương tiện truyền thông như báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh hãy vận động đồng bào tiếp tay với công cuộc tranh đấu của đồng bào trong nước bằng cách tạm ngưng gửi tiền về VN trong 3 tháng kể từ đầu tháng 11, 2016; tạm ngưng đi du lịch hay về thăm thân nhân từ nay cho đến Tết Âm lịch 2017.
Riêng với các cơ sở chuyển tiền tại hải ngoại, vận động yêu cầu họ đóng cửa trong các ngày cuối tuần trong 3 tháng, nếu không muốn đồng bào đến biểu tình trước cơ sở kinh doanh của họ ( dĩ nhiên phải tôn trọng luật lệ của từng địa phương )

****

SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN

Không có một quốc gia nào không có tiền, doanh nghiệp chết hàng loạt, và nợ ngập đầu mà không bị xụp đổ vì ảnh hưởng kinh tế. Chính vì thế, nguời VN hải ngoại có một vũ khí mạnh mẽ nhưng không xử dụng đúng mức; mà ngược lại, bị CSVN lừa gạt nên đã vô tình, vì tình cảm hay thoả mãn cá nhân mà nuôi chế độ CSVN hơn 41 năm qua là điều không thể chối cãi…

Để chận đứng Trung Cộng (TC) trong âm mưu thống trị thế giới, Hoa Kỳ đã xử dụng sự truyển thông hữu hiệu, thông báo sự tệ hại, nguy hiểm của hàng hoá Tàu, khiến thế giới tẩy chay, xuất cảng giảm; chỉ cần lợi tức giảm một nửa, TC thiếu ngoại tệ, đưa đến sự xáo trộn xã hội, tạo khó khăn kinh tế hiện nay, thị trường chứng khoán xuống dốc, tiền TC xuống giá, nợ xấu gia tăng, và đưa đến sự vỡ nợ trong một tương lai gần...

... Hãy suy nghĩ, trước năm 1975, chỉ vài trăm triệu cắt viện trợ của Hoa Kỳ mà miền Nam VN thất thủ; và bây giờ vài tỉ dollars gửi vào VN hàng năm để nuôi CSVN một cách vô điều kiện, thì chúng ta cho là đâu có bao nhiêu?

Sự ô nhiễm môi trường tại VN khiến số người du lịch sẽ giảm xút rõ ràng, sự khó khăn của đồng bằng sông cửu long và nạn khó khăn kinh tế tại miền Trung cũng đã và tiếp tục xảy ra sẽ tạo sự hỗn loạn cho xã hội VN vì đói khổ; và vì ngoại tệ giảm, CSVN sẽ đối diện với sự vỡ nợ trong tương lai, như Đông Âu trước đây!

Chỉ cắt giảm ngoại tệ của CSVN, người Việt hải ngoại đã yểm trợ tích cực người dân trong nước đấu tranh hữu hiệu để lật đổ chế độ không có cái đầu CSVN và chống TC: quyết không ủng hộ những tổ chức từ thiện, nhân đạo, tôn giáo, không đầu tư tại VN, và không du lịch VN. Tiền gửi vào VN cho người Việt tiêu dùng sẽ tạo mãi lực, khiến kinh tế đi chuyển, đưa đến xã hội ổn định, và kết quả là giảm sự đấu tranh của dân trong nước...

Nếu phải gửi tiền vào trong nước, nguời Việt hải ngoại phải khuyên người Việt trong nước phải tích cực tự cứu mình, và bảo vệ đất nước VN bằng những hành động sau đây:
1) Giảm tiêu xài, áp dụng mọi phương pháp làm giảm thêm tiềm năng du lịch VN để giảm ngoại tệ, tạo bất ổn kinh tế, xã hội
2) không hối lộ để tạo công ăn việc làm cho bọn công an, cảnh sát, ... vì CSVN đã xử dụng sự hối lộ, tham nhũng như là một quyền lợi cho lũ động vật tương cận này để hăng say làm việc, đàn áp sự nổi dậy của người dân địa phương vì phải bảo vệ miếng ăn của chúng... và do đó, chính quyền CS trung ương được bền vững
3) không gửi ngoại tệ (dollars, yen, tiền nước ngoài..) vào ngân hàng CSVN, phải giữ ngoại tệ vì những điểm lợi thực tế như:
- lạm phát gia tăng tại VN, ngoại tệ đổi sẽ được nhiều hơn tiền lời ngân hàng trả
- ngoại tệ dễ dàng cất giữ không như vàng, tiền CSVN
- không mua vàng vì khó bán, khó tin tưởng, khó cất giữ, khó mang theo trong người
- khi cần, ngoại tệ xử dụng được khắp nơi
- CSVN thay đổi tiền, ngoại tệ được an toàn, không bị ảnh hưởng.

Chúng ta phải hiểu rõ là những quốc gia láng giềng ủng hộ chế độ CSVN này vì dễ dàng hối lộ để buôn bán, có ngoại tệ từ hải ngoại gửi về. Sự tiêu xải vì trợ cấp của hải ngoại khiến người dân ỷ lại, không làm việc; cộng thêm chính sách lao động để có ngoại tệ của CSVN, khiến kinh tế VN tụt hậu, tệ hại hơn Lào, Kampuchia nữa...

Nghĩ xa hơn nữa, nguời Việt phải quan tâm đến nạn đồng hoá đất nước; TC đến VN, đàn bà con gái VN sẽ là khối người cho 200 triệu đàn ông TC giải quyết sinh lý vì TC thiếu đàn bà; và sau đó, là sinh con tàu chệt để đồng hóa VN. Còn nữa, hơn 6000 người chết hàng ngày vì sự ô nhiễm bên TC sẽ là động lực để dân số tại những tỉnh kỹ nghệ TC di cư, chỉ cần 1% thôi thì cũng hàng trăm triệu người TC đến VN vì không cần chiếu khán và sự trong lành của nước Việt... Số người TC nầy, sẽ tàn sát hết dân tộc VN trước là cướp tài sản cư ngụ, để không có sự đòi lại như CSVN đã gặp khi đuổi dân đi vùng kinh tế mới để cướp nhà cửa sau năm 1975, và sau đó, là sự đồng hoá như TC đã áp dụng tại Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ.

Thêm vào đó, Người Việt hải ngoại gửi tiền, liên tục du lịch VN, và người Việt trong nước không nổi dậy chống bọn lãnh đạo CSVN, vì có miếng ăn...Điều này khiến nhiều quốc gia trên thế giới có cảm tưởng là: Người VN (hải ngoại và quốc nội) đã và đang đồng ý, chấp thuận, hài lòng, và ủng hộ chế độ CSVN này... Cũng như CSVN chứng minh được ngoại tệ gia tăng để mượn nợ và cứu chế độ CSVN sống.

CSVN không lừa đảo được khối thế giới tự do, dân chủ; họ biết rất rõ là bọn lãnh đạo CSVN tham nhũng, hối lộ, không muốn thay đổi, thiếu khả năng xây dựng đất nuớc, áp dụng chính sách ngu dân để cai trị, muốn được bảo vệ nên nô lệ TC để không bị mất đảng, và hiện tại đang đu dây với Mỹ để được sống còn... Nhưng CSVN đã lừa được người Việt tị nạn hải ngoại, CSVN đã ngụy biện, tuyên truyền là “nếu chúng ta không gửi tiền vào trong nước, thân nhân của chúng ta sẽ chết, người dân sẽ chết chứ bọn CSVN sẽ không chết... hãy nhìn những quốc gia như Bắc Hàn thì sẽ rõ”... 
Xin thưa với quí vị, Bắc Hàn hay sự khó khăn của Nga Sô hiện tại, sẽ không xụp đổ vì những quốc gia này không có nợ nần (ngoại trừ người dân nổi dậy tạo xụp đổ); ngược lại, CSVN nợ nần rất cao và dân oan nổi dậy khắp nơi, nếu không có ngoại tệ, đây là yếu tố chính để CSVN sẽ vỡ nợ và bị xụp đổ... thế giới tự do chờ đợi sự quyết tâm của người dân VN, và họ tôn trọng sự quyết định của người dân VN chúng ta. Họ không ủng hộ chế độ CSVN, họ không xen vào nội bộ của VN, họ chỉ ngoại giao với chính phủ đang cầm quyền, không có nghĩa là ủng hộ chế độ CSVN hiện tại...

Người Việt hải ngoại phải thức tỉnh và hiểu rằng CSVN còn tồn tại vì có ngoại tệ... Đau buồn thay là số ngoại tệ này được cung cấp bởi người Việt hải ngoại... Và 90 triệu dân trong nước phải sống trong đau khổ vì chế độ CSVN này còn sống... Nói khác đi, dân lành trong nước đang là nạn nhân của người Việt hải ngoại cung cấp ngoại tệ cho CSVN...

Sau đó, hậu Cộng sản, cộng đồng hải ngoại sẽ là bộ Ngoại Giao, là cān bản kinh tế vững mạnh cho đất nước, và với 1/2 triệu chuyên gia hải ngoại; người Việt chúng ta có tiền, có tài, có quyền, sẽ cùng nhau xây dựng một dân tộc no ấm, một VN hùng mạnh của Đông Nam Á châu trong một thời gian ngắn. Chỉ có sự hùng mạnh, VN sẽ là đồng minh của những cường quốc thay vì làm nô lệ cho Trung Cộng như bây giờ.

Mất miền Nam, sau 10 năm chiến tranh, nhiều người đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã cắt viện trợ... Hơn 41 năm qua, lũ CSVN không có cái đầu vẫn đàn áp, bóc lột dân tộc Việt, chúng ta đổ lỗi cho ai đã và đang nuôi chúng sống? Những kẻ nuôi CSVN để chúng biến dân Việt thành nô lệ, để bán nước... chính là những kẻ có tội với đất nước, dân tộc VN.

Mong một sự tươi sáng, thay đổi cho VN, vì hành động sáng suốt của mỗi cá nhân Việt chúng ta (tại hải ngoại và trong nước).

Reply-To: VIDANVIET@yahoogroups.com, Lap Phan <>

Sent from my iPad
>
__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List