Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, February 14, 2015

SwissLeaks: 26 người Việt Nam đã cất giấu hơn 37 triệu đô la ?


Đăng ngày 13-02-2015

SwissLeaks: 26 người Việt Nam đã cất giấu hơn 37 triệu đô la ?

media
Biểu hiệu Ngân hàng HSBC tại Zurich, Thụy Sĩ, ngày 10/02/2015REUTERS/Arnd Wiegmann

Trong danh sách hơn 100.000 khách hàng tại 203 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới có tài khoản cất giấu tại Ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ, có 26 khách hàng được ghi nhận là có liên quan đến Việt Nam, sở hữu trên 37 triệu đô la. 

Sau khi vụ việc được phát hiện, chính quyền vào hôm qua 12/02/2015, cho biết là sẽ tiến hành điều tra về các tài khoản này.

Theo báo chí Việt Nam, Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết là các cơ quan thuế vụ Việt Nam sẽ mở cuộc điều tra về các tài khoản liên hệ đến Việt Nam trong danh sách mật đã bị truyền thông quốc tế tiết lộ hôm 08/02.

Mặt khác, ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng cụ Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng xác nhận là đã yêu cầu HSBC Việt Nam báo cáo vụ việc liên quan đến Chi nhánh HSBC tại Thụy Sĩ để xác minh tính hợp pháp của các tài khoản liên quan đến Việt Nam.

Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) tại Washington, đã công bố trên trang web của mình danh sách lấy từ HSBC Thụy Sĩ. Tính theo tổng số tiền đã trung chuyển qua các tài khoản bí mật, với 37,5 triệu đô la, Việt Nam xếp hàng thứ 125 trên 203 quốc gia và lãnh thổ có tên trong danh sách.

Có 26 khách hàng được ghi nhận là có liên hệ với Việt Nam, trong đó, 12% có hộ chiếu (hoặc quốc tịch) Việt Nam. Theo tính toán chi tiết của Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế, Có 4 người có tài sản hơn 5 triệu đô la trung chuyển qua HSBC, số tiến lớn nhất lên đến 12,2 triệu đô la.

Tính ra, đã có 100 tài khoản liên hệ đến Việt Nam được mở tại HSBC Thụy Sĩ, trong đó 40% là loại tài khoản tuyệt mật, chỉ được nhận dạng bằng chữ số.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Việt Nam: Trẻ sơ sinh thiểu số luôn chịu thiệt thòi

 

 

Khi Ba Dũng ra chiêu. Tranh Babui.
Khi Ba Dũng ra chiêu. Tranh Babui.

Việt Nam: Trẻ sơ sinh thiểu số luôn chịu thiệt thòi

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-02-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
thanhtruc02132015.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
mucanchai-kids
Trẻ thiểu số huyện Mu Cang Chai đem cơm đi học
Courtesy of talkvietnam.com

Dựa trên những số liệu thu thập từ 87 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp trên thế giới, Cứu Trợ Trẻ Em cho biết ở một phần tư trong số các nước đó tình trạng bất bình đẳng về tỷ lệ sống còn nơi trẻ em càng ngày càng xấu đi. Đó cũng là nguyên nhân sự thiệt thòi và tụt hậu ở các nhóm trẻ em dân tộc so với các nhóm trẻ em thành thị.

Mặc dù Việt Nam đạt tiến bộ vượt bậc trong việc giảm tỷ lệ tử vong nơi trẻ dưới 5 tuổi trong vòng hai mươi năm qua,  hãy còn rất nhiều trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn tại vùng sâu vùng xa đã  bị bỏ lại đằng sau.

Đây là báo cáo mới nhất có tên Canh Bạc Của Sự Sống (Lottery Of Birth) của Save The Children, Cứu Trợ Trẻ Em, hôm 5 tháng Hai. Dựa trên những số liệu thu thập từ  87 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp trên thế giới, Cứu Trợ Trẻ Em cho biết  một phần tư (1/4)   trong số các nước đó tình trạng bất  bình đẳng về tỷ lệ sống còn ở trẻ em  càng ngày càng xấu đi.  Đó cũng là nguyên nhân sự thiệt thòi và tụt hậu ở các nhóm trẻ em dân tộc so với các nhóm trẻ em thành thị.

Cô Ngô Thị Thúy Quỳnh, phụ trách truyền thông và báo chí cho Save The Children ở Việt Nam, cho biết:
Báo cáo này đã nêu lên được khoảng cách, sự bất bình đẳng trong mức sống giữa trẻ em thành thị cũng như nông thôn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong này biểu hiện cho một trong số những thiệt thòi mà trẻ em những vùng sâu vùng xa đang phải gánh chịu. 

-Cô Ngô Thị Thúy Quỳnh
" Báo cáo thu thập ở Việt Nam, những con  số ở Việt Nam, là dựa trên những báo cáo hai năm một lần của UNICEF với Cục Thống Kê, bao gồm tỷ lệ tử vong, sức khỏe, giáo dục, bảo vệ trẻ em cũng như  gia đình và dân số.

Báo cáo này đã nêu lên được khoảng cách, sự bất bình đẳng trong mức sống giữa trẻ em thành thị cũng như nông thôn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong này biểu hiện cho một trong số những thiệt thòi mà trẻ em những vùng sâu vùng xa đang phải gánh chịu."

Tại Việt Nam, đa phần bố mẹ người dân tộc không biết đến các chương trình y tế của chính phủ, không thực sự tiếp cận thông tin về điều kiện và các phương thức điều trị mà cứ bám theo những thói quen cũ trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Vẫn lời cô Thúy Quỳnh của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em:
"Bởi vì ở những vùng dâu vùng xa việc đi lại vá cách tiếp cận với các dịch vụ y tế về săn sóc trẻ em còn rất khó khăn. Đường xá xa xôi, cơ sở hạ  tầng còn rất nghèo nàn. Chính phủ vẫn có những hỗ trợ y  tế miễn phí cho trẻ vùng nghèo, nhưng vấn đề thực tế là tại những vùng sâu người dân tộc cũng không nghe đến các chương trình của chính phủ, và  đi đến những trạm y tế thì mất nhiều thời gian cho nên không được hưởng những hỗ trợ kịp thời."

Đó là nguyên nhân dẫn đến tử vong  nơi  trẻ dưới 5 tuổi, trong lúc tỷ lệ tử vong nơi trẻ trong giai đoạn mới sinh chiếm 54% tổng số trẻ tử vong ở Việt Nam.
minor-kids
Trẻ H'Mong ở Yên Bái - Courtesy of shutterstock.com
Bác sĩ Quyền Kiều thuộc Project Vietnam, Dự Án Việt Nam, từ 1996 cứ mỗi năm hai lần về những vùng sâu vùng xa để thực hiện chương trình sản phụ khoa và đào tạo cấp cứu hồi sức sơ sinh, nói rằng bà đồng ý với số liệu cùng sự khẳng định trẻ thiệt thòi chạy đua với sự sống mà tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em đưa ra trong báo cáo mới đầu tháng này:

"Tôi hoàn toàn đồng ý, tuy tử vong sơ sinh Việt Nam đã thuyên giảm chỉ còn phân nửa từ thập niên 1990 cho đến 2011 là lúc cuối cùng thống kê, nhưng  sự thuyên giảm đó chủ yếu ở thành thị hay những vùng không phải là hẻo lánh sâu  xa. Nếu đi kiếm những nơi nào thực sự có nhu cầu về giảm tử vong sơ sinh thì đó  là những vùng sâu,  vùng xa và vùng cao.

Thực sự tử vong sơ sinh chủ yếu khoảng hai phần ba là trong tháng sau khi các em sanh ra hay là ngay lúc sanh. Muốn cứu một trẻ em sơ sinh thì nó đòi hỏi sự hiểu  biết của gia đình và của y tế địa phương. Trẻ sơ sinh rất dễ chết và mình không thể có thời gian  đợi vài tiếng đồng hồ để chuyển em đi chỗ khác. Nó chỉ trong giây phút đầu tiên và trong giờ đầu tiên mà người ta kêu là cái giờ vàng đó là có thể cứu trẻ em được."

Nếu sống được qua giai đoạn  sơ sinh thì trẻ vùng xa lại gặp vấn đề về  bệnh tiêu chảy, bệnh  hô hấp hay những bệnh truyền nhiễm khác, bác sĩ Quỳnh Kiều nói tiếp, mà hậu quả là mức tử vong có thể cao gấp ba gấp bốn lần trẻ em ở thành thị:

"Đấy là  mình chưa thống kê được tại vì ở những vùng đó nhân viên y tế cho biết chuyện xảy ra nhiều là nếu một em chết ở nhà thì họ không muốn báo cáo. Nếu tính những con số đó thì nó rất là cao, cao  hơn mình tưởng tượng nữa.
Project Vietnam biết điều đó và  năm 2013 đã bắt đầu cố gắng giúp trẻ sơ sinh thở bằng  chương trình  của Viện Hàn Lâm Y Khoa Hoa Kỳ. Tháng Ba năm 2013, khi Project Vietnam khởi sự chương trình đó ở Việt Nam thì Hàn Lâm Viện Y Khoa Hoa Kỳ vừa mới thống kê xong và biết là chương trình đó hiệu quả ở Pakistan và hai nước Phi Châu, thành ra chúng tôi lấy được bản quyền và đưa về Việt Nam, tập trung cho những vùng núi ở miền Bắc và vùng Tây Nguyên ở miền Trung."

Trong báo cáo mang tên Canh Bạc Của Sự Sống, tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em nhấn mạnh là nếu không có  hành động cụ thể và thực sự nhằm thay đổi thì không phải ngay bây giờ mà cả thế hệ sau  cũng chẳng thể nào đạt  tới mục tiêu chấm dứt tử vong trẻ em tại các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp.

Theo cô Ngô Thị Thúy Quỳnh, phụ trách truyền thông và báo chí của Save The Children, giáo dục để nạng cao nhận thức cho các cộng đồng dân tộc  miền núi là điều vô cùng quan trọng:
sowing-time
Cùng nhau gieo hạt, Hoàng Su Phì, Việt Nam - Courtesy of ilovevietnam.blogspot

"Hiện tại ở Việt Nam khoảng cách giàu nghèo rất rõ ràng, nên trong thời gian tới thì Cứu Trợ Trẻ Em cũng vận động thêm một số chương trình hỗ trợ cho những nhóm đối tượng bị thiệt thòi cả vùng thành thị và cả vùng nông thôn. Tất thảy những  hoạt động  của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em tập trung vào trẻ thiệt thòi, trẻ nghèo ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số.  Ví dụ hỗ trợ giáo dục và hỗ trợ y tế là hai lãnh vực rất quan trọng. Hiện tại tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em còn có chương trình là giáo viên phải nói được tiếng dân tộc."

Được biết Save The Children Cứu Trợ Trẻ Em đang kêu gọi cộng đồng quốc tế  chấm dứt tình trạng tử vong trẻ em do những nguyên nhân có thể can thiệp được  vào năm 2030.
Bên cạnh đó, tháng  Chín 2015 này, hiệp định khung về phát triển thay  thế bản Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ trước đây, sẽ được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.

Trong hiệp định khung phát triển này, việc bảo vệ sự sống bà mẹ trẻ em và việc cam kết hành động hướng tới kế hoạch toàn cầu là hai mục tiêu chính yếu được nói tới.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, February 13, 2015

'EVN phá sản thì điện VN mới phát triển' được


'EVN phá sản thì điện VN mới phát triển' được
( cũng như phải từ bỏ độc tài thì đất nước Việt Nam mới phát triển được, mới hạnh phúc được )
  • 12 tháng 2 2015

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói có thể Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phá sản thì ngành điện VN mới phát triển được.

Bình luận được Tiến Sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại một cuộc hội thảo Báo cáo kinh tế vĩ mô tại Hà Nội hôm 11/02.

Bình luận về mối liên hệ giữa Bộ Công Thương với EVN và giá điện, TS. Cung nói “Vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu, mà là cách thức EVN tăng giá.”

Lãnh đạo CIEM cũng bình luận về việc Bộ Công Thương “đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN” nhằm để “bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp” và cho rằng đây là động thái không bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

“Cách thức hợp lý trước mắt đáng ra là Bộ Công Thương phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện, tham vấn các chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan, qua đó, kiểm soát giá điện bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của EVN, bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, ông Cung nói.

Ông Cung cũng bác bỏ những tuyên bố “mang tính thách đố và mặc cả” như “không tăng giá thì EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện.

"Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được, chứ không phải kéo lui sự phát triển của ngành điện”, Tiến sĩ Cung nói thêm.

Hồi đầu tháng này Bộ Công thương cho biết trong tháng 3/2015, dựa trên đánh giá tình hình của EVN cũng như các vấn đề liên quan, Bộ sẽ chính thức trình phương án tăng giá lên Thủ tướng quyết định.

null
Bộ này cũng vừa mới nhận lãnh đạo EVN về vào vị trí thứ trưởng. Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, cũng từng ngồi ghế thứ trưởng bộ này nhưng chuyển sang lãnh đạo EVN khoảng hơn 2 năm từ tháng 9/2012.
Hồi cuối tháng Một năm nay ông Vượng quay về bộ ở vị trí cũ theo quyết định của Thủ tướng Dũng.

Trả lời BBC tiếng Việt hồi đầu năm nay khi còn làm lãnh đạo EVN, ông Vượng nói "mỗi lần điều chỉnh giá điện là một lần khó khăn".

“Giá điện phải được điều chỉnh theo cơ chế thị trường để phản ánh đúng chi phí nhưng điều chỉnh giá điện phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội để không làm ảnh hưởng tới người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp.”

Ông Vượng cũng cho biết ngành điện nói chung và EVN nói riêng mỗi năm đầu tư khoảng 4-5 tỉ USD để nâng cao công suất.

Ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mới đây nói thách thức lớn nhất của Tập đoàn EVN là khoản lỗ lên tới 16.800 tỷ đồng chưa thể cân đối và giải quyết.

Theo báo cáo của EVN, năm 2014, một số yếu tố đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất và mua điện hàng nghìn tỷ đồng và đều chưa được tính vào trong giá bán điện hiện hành.
Báo Công thương đầu năm nay cho hay EVN phải thực hiện thoái vốn tại một số công ty cổ phần có hoạt động không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Hồi đầu tháng Mười năm 2103, Thanh tra chính phủ Việt Nam công bố kết quả thanh tra tại EVN cho thấy nhiều sai phạm và tính đến năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư 121 nghìn tỷ đồng ra ngoài ngành, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn là 6,27 lần.

EVN từng bị cáo buộc có sai gồm hoạt động xây nhà, biệt thự, mua siêu xe, sân quần vợt.. với giá trị lên đến gần 600 tỉ đồng mà EVN tính vào giá bán điện.

Hồi tháng 10/2014, Thanh tra Chính phủ chính thức trả lời về sai phạm tại EVN, nói rằng Bộ Công Thương phê duyệt chi phí “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa” của EVN nhưng thực tế là nhà biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có các cơ sở hạ tầng như bể bơi, sân tennis… phục vụ mục đích sinh hoạt cho cán bộ nhân viên với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng vào chi phí đầu tư của 6 dự án nguồn điện là chưa đúng quy định."

Thanh tra Chính phủ khi đó cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH thẩm định tiền lương của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của EVN trong năm 2010 ở mức trên 3 tỷ đồng chưa đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

"Do vậy, đề xuất xử lý số tiền hơn 8 tỷ đồng, gồm hơn 3 tỷ đồng do thẩm định tiền lương của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc EVN năm 2010 chưa đúng, hơn 5 tỷ đồng do mua xe ô tô vượt định mức quy định tại EVN. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định việc EVN đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp hơn 121.790 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ hơn 76.000 tỷ đồng là chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật." truyền thông Việt Nam cho hay.


'Thủy điện VN là món nợ lớn với dân'
  • 9 tháng 1 2015
Có ý kiến nói thủy điện làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô.

Giải quyết hậu quả của các dự án thủy điện với nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là 'món nợ' của nhà nước với dân, theo chuyên gia chính sách từ Việt Nam.

Trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, nhà nghiên cứu chính sách công Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Việt Nam hiện đang phải 'trả giá' trong lĩnh vực năng lượng do việc 'tăng trưởng nóng' từ phát triển 'tùy tiện' các dự án thủy điện, thủy lợi trong cả nước nhiều năm qua.
"Đây là một vấn đề rất là lớn, thậm chí Quốc hội đã nhiều lần chất vấn Chính phủ về vấn đề này," ông Thọ nói.
"Đây là một món nợ lớn của Chính phủ đối với Quốc hội và đối với nhân dân về thủy lợi và thủy điện.

"Vì người ta đã thấy rất nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đang có những ảnh hưởng rất xấu về môi trường, dân sinh, rồi về sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
"Vì sao lại có vấn đề này? Theo chúng tôi là đã có một thời gian chúng ta tăng trưởng nóng. Tức là tất cả nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện.
Đây là một món nợ lớn của Chính phủ đối với Quốc hội và đối với nhân dân về thủy lợi và thủy điện. Vì người ta đã thấy rất nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đang có những ảnh hưởng rất xấu về môi trường, dân sinh, rồi về sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệpPGS. TS. Phạm Quý Thọ

"Cho nên ai chạy được các dự án cấp trung ương thì chạy ra trung ương, còn ai mà làm dự án cấp địa phương thì làm cấp địa phương mà không có những tính toán kỹ lưỡng về môi trường, rồi về nhân sinh cũng như rất nhiều vấn đề khác.

"Cho đến nay rất nhiều công trình vẫn còn bỏ hoang và có những cái đương xây dở dang thì xuống cấp nghiêm trọng. Đây là một vấn đề rất lớn mà có lẽ nó để lại hậu quả không chỉ trong độ mấy năm, mà có lẽ là một thời kỳ dài nữa, kinh tế cũng như xã hội Việt Nam là phải chịu hậu quả này."
Phó Giáo sư Thọ cho rằng có ba cơ quan phải chịu trách nhiệm chính đối với các dự án vốn gây xáo trộn dân sinh, phá hoại môi trường và để lại nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.

"Thế còn trách nhiệm là ai thì hiện nay có mấy cơ quan chịu trách nhiệm, mà người ta đương đưa ra. Trước hết là người ta nói đến Bộ Công thương, mà trực tiếp ông Bộ trưởng đấy phải giải trình.
"Thứ hai là Bộ Nông nghiệp, bởi vì trong đền bù thì nó liên quan đến đất lâm nghiệp rồi đất rừng, tái tạo lại nhưng rồi cũng không làm.
null
"Thứ ba nữa là các Ủy ban Nhân dân các cấp có lẽ là vì quyền lợi của địa phương mà người ta cũng cấp phép rất nhiều, đặc biệt là những nơi có những độ dốc lớn thí dụ như là miền Trung, thí dụ như là miền Bắc Việt Nam, hoặc thậm chí là vùng Tây Nguyên.

"Rồi người ta nói đến những vấn đề xã hội, cái tác động vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề dân sinh, các dự án này không làm thỏa đáng cái đền bù cho người dân... như cơ sở vật chất.
"Thậm chí những dự án lớn như Thủy điện Lai Châu của nhà nước tập trung như thế nhưng cũng không làm cho người dân yên tâm, mà đến nay rất nhiều dự án vẫn chưa hoàn chỉnh," chuyên gia về hoạch định chính sách công nói với BBC.

Nhà nghiên cứu cho rằng nạn phát triển tràn lan thủy điện 'bằng mọi giá' xuất phát một phần từ bệnh thành tích, từ cơn đua xin dự án mà trong đó có nhiều liên hệ tới các lợi ích nhóm.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, PGS. TS. Phạm Quý Thọ cũng bình luận về các bài học về hoạch định, thực hiện chính sách mà trước mắt để giải quyết hậu quả và về lâu dài là để tránh lặp lại các cách làm không tốt.
'Giải quyết hậu quả'

Đã có chữ nhà nước tham gia vào thì vấn đề an sinh xã hội phải được đặt ra, để về sau này chúng tôi cho rằng phải tiến đến một vấn đề về luật, để đảm bảo đưa vào một cách chặt chẽTiến sỹ Trần Tuấn (Vusta)

Hôm thứ Sáu, một nhà nghiên cứu khác từ Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC về việc cần làm gì để khắc phục hậu quả và ngăn ngừa lặp lại những 'sai lầm' trong các dự án thủy điện, thủy lợi như vừa qua.

Nhấn mạnh với BBC hôm 09/1 về vai trò đi liền với trách nhiệm của nhà nước ở trung ương và các chính quyền địa phương trong giải quyết hậu quả các dự án năng lượng, thủy điện, thủy lợi, Tiến sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo về Phát triển Cộng đồng (RTCCD), nói:
"Đã có chữ nhà nước tham gia vào thì vấn đề an sinh xã hội phải được đặt ra, để về sau này chúng tôi cho rằng phải tiến đến một vấn đề về luật, để đảm bảo đưa vào một cách chặt chẽ.

"Nhưng rõ ràng rằng khi người dân bị ảnh hưởng, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng trong dự án như thế thì dự án đó phải có trách nhiệm đóng góp cho quỹ An sinh Xã hội để đảm bảo cho người dân khi sinh kế sau này bị ảnh hưởng, thì Nhà nước phải lấy nguồn đã đóng của dự án (chi) cho vấn đề an sinh xã hội đó để đảm bảo vấn đề đời sống của người dân.

"Như thế là có thể là về mặt chính sách trong thời gian tới đây là bắt buộc các dự án phải có một khoản kinh phí ban đầu đóng vào quỹ An sinh Xã hội, để đảm bảo cho các đối tượng người dân bị mất đất đai. Và tôi nghĩ rằng nếu mà làm được như thế thì có thể giảm thiểu được cái phần gọi là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân khi mà các dự án triển khai, đặc biệt là các dự án tư nhân."
Thủy điện Ia Krêl 2
Vụ vỡ Đập thủy điện Ia Krêl 2 gây 'hậu quả nghiêm trọng' với dân và kinh tế địa phương, theo báo Việt Nam.

Về trách nhiệm của các nhà đầu tư với các địa phương nếu và khi gây ra, để lại các hậu quả từ các dự án năng lượng, thủy điện, thủy lợi v.v..., nhà nghiên cứu chính sách cộng đồng nêu quan điểm:
"Khi họ dừng dự án, thậm chí khi họ phá sản đi nữa, thì cái để lại hậu quả là vấn đề môi trường... Và cái môi trường ảnh hưởng trực tiếp ngay là các địa phương mà nơi có dự án.

"Thế thì đây là một vấn đề thể hiện rằng trong thời gian vừa qua, các dự án đã làm, chúng ta không có được một cái đánh giá tiền khả thi đúng nghĩa, tức là một cách khách quan và khoa học.
"Đồng thời giữa các bên tham gia, trong đó kể cả chính quyền địa phương, một là có thể thiếu hiểu biết, do thiếu hiểu biết, hai là không được thông tin một cách đầy đủ, về tính trước những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án trong trường hợp đó."

Theo nhà nghiên cứu chính sách cộng đồng này, hiện Việt Nam cần phải đồng thời giải hai bài toán. Đó là làm gì với những dự án tương lai và giải quyết hậu quả những dự án đã có.
Ông Tuấn nói: "Thế thì những cái trong tương lai, chúng ta chắc chắn phải khép chặt vào những quy định khi đánh giá tiền khả thi và vấn đề minh bạch và giải trình các trách nhiệm giữa các bên, tất cả các bên tham gia.
null
"Thì đó là một vấn đề, nhưng còn những dự án đã xảy ra rồi và để lại hậu quả hiện nay, vấn đề giải quyết nó như thế nào? Thì tôi nghĩ rằng đây thực ra là một vấn đề không ai mong muốn.
"Nhưng để giải quyết nó bây giờ quả thực rằng là khi mà nhà đầu tư rút đi rồi và trước đó không có những các chế tài để buộc họ phải giải quyết những vấn đề môi trường, thì bây giờ bài toán còn lại rõ ràng là chính quyền phải chịu trách nhiệm.

"Tức là chính quyền ở đây là bản thân chính quyền địa phương và chính quyền trung ương, đây chúng tôi nghĩ thực ra là vấn đề không mong muốn nhưng nó phải được xem xét, phân tích và nó là bài học cay đắng," Tiến sỹ Trần Tuấn nói với BBC.
'Cái nhìn hạn hẹp'
'Tạp chí The Economist của Anh vào hôm 9/01 có bài bàn về thủy điện ở Việt Nam. Bài báo cho hay vào năm 2013 Quốc hội nói có 268 dự án thủy điện đang được vận hành với 205 dự án nữa dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2017.

"Tuy nhiên cơn sốt thủy điện có cái giá phải trả. Sông và rừng già đã bị tàn phá, và hàng chục ngàn dân làng, thường là người dân tộc thiểu số phải di dời. Nhiều người đã được tái định cư trên đất nghèo. Những người ở lại có nguy cơ lũ quét gây ra bởi công nghệ đập yếu kém và giám sát không đầy đủ. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, một nhóm môi trường tại Hà Nội, cho biết việc xây dựng đập kém chất lượng không phải là hiếm và các nhà thi công xây dựng không đếm xỉa gì tới câu hỏi liệu dự án của họ có thể gây tác động dẫn tới động đất hay không."

Khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít
Bài báo cho biết nhiều công ty thủy điện này được sở hữu bởi hoặc liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng làm ăn độc quyền.
"Bởi vì thủy điện là nguồn điện rẻ nhất của Việt Nam, EVN quả quyết rằng đầu tư vào việc đánh giá các biện pháp an toàn cho đập sẽ tiếp tục làm yếu vị thế tài chính của mình. Thực tế là, mặc dù đánh giá ảnh hưởng môi trường có tác động đối với các dự án thủy điện là việc bắt buộc, việc đánh giá này không bao giờ được công bố, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

"Một vấn đề là khi các quan chức có quyền lợi trong các dự án thủy điện là họ đặt công suất phát điện lên trên nhu cầu quản lý nước vì lợi ích và sự an toàn của người dân địa phương. Các công ty thủy điện muốn giữ hồ trữ nước của họ càng đầy càng tốt để tạo ra càng nhiều điện trong bối cảnh sông ngòi của Việt Nam cho phép.

"Nhưng cái nhìn hạn hẹp đó có thể làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô. Và khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít. Khi đập bị vỡ vào tháng Tám ở tỉnh Gia Lai, một dân làng nói với báo Thanh Niên rằng tiếng ồn và sự hoảng loạn chẳng khác gì những đợt ném bom từ thời chiến tranh", báo The Economist cho hay.


'EVN phá sản thì điện VN mới phát triển' được


'EVN phá sản thì điện VN mới phát triển' được
( cũng như phải từ bỏ độc tài thì đất nước Việt Nam mới phát triển được, mới hạnh phúc được )
  • 12 tháng 2 2015

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói có thể Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phá sản thì ngành điện VN mới phát triển được.

Bình luận được Tiến Sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại một cuộc hội thảo Báo cáo kinh tế vĩ mô tại Hà Nội hôm 11/02.
Bình luận về mối liên hệ giữa Bộ Công Thương với EVN và giá điện, TS. Cung nói “Vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu, mà là cách thức EVN tăng giá.”
Lãnh đạo CIEM cũng bình luận về việc Bộ Công Thương “đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN” nhằm để “bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp” và cho rằng đây là động thái không bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
“Cách thức hợp lý trước mắt đáng ra là Bộ Công Thương phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện, tham vấn các chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan, qua đó, kiểm soát giá điện bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của EVN, bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, ông Cung nói.
Ông Cung cũng bác bỏ những tuyên bố “mang tính thách đố và mặc cả” như “không tăng giá thì EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện.
"Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được, chứ không phải kéo lui sự phát triển của ngành điện”, Tiến sĩ Cung nói thêm.
Hồi đầu tháng này Bộ Công thương cho biết trong tháng 3/2015, dựa trên đánh giá tình hình của EVN cũng như các vấn đề liên quan, Bộ sẽ chính thức trình phương án tăng giá lên Thủ tướng quyết định.
null
Bộ này cũng vừa mới nhận lãnh đạo EVN về vào vị trí thứ trưởng. Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, cũng từng ngồi ghế thứ trưởng bộ này nhưng chuyển sang lãnh đạo EVN khoảng hơn 2 năm từ tháng 9/2012.
Hồi cuối tháng Một năm nay ông Vượng quay về bộ ở vị trí cũ theo quyết định của Thủ tướng Dũng.
Trả lời BBC tiếng Việt hồi đầu năm nay khi còn làm lãnh đạo EVN, ông Vượng nói "mỗi lần điều chỉnh giá điện là một lần khó khăn".
“Giá điện phải được điều chỉnh theo cơ chế thị trường để phản ánh đúng chi phí nhưng điều chỉnh giá điện phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội để không làm ảnh hưởng tới người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp.”
Ông Vượng cũng cho biết ngành điện nói chung và EVN nói riêng mỗi năm đầu tư khoảng 4-5 tỉ USD để nâng cao công suất.

Ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mới đây nói thách thức lớn nhất của Tập đoàn EVN là khoản lỗ lên tới 16.800 tỷ đồng chưa thể cân đối và giải quyết.

Theo báo cáo của EVN, năm 2014, một số yếu tố đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất và mua điện hàng nghìn tỷ đồng và đều chưa được tính vào trong giá bán điện hiện hành.
Báo Công thương đầu năm nay cho hay EVN phải thực hiện thoái vốn tại một số công ty cổ phần có hoạt động không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
Hồi đầu tháng Mười năm 2103, Thanh tra chính phủ Việt Nam công bố kết quả thanh tra tại EVN cho thấy nhiều sai phạm và tính đến năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư 121 nghìn tỷ đồng ra ngoài ngành, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn là 6,27 lần.
EVN từng bị cáo buộc có sai gồm hoạt động xây nhà, biệt thự, mua siêu xe, sân quần vợt.. với giá trị lên đến gần 600 tỉ đồng mà EVN tính vào giá bán điện.
Hồi tháng 10/2014, Thanh tra Chính phủ chính thức trả lời về sai phạm tại EVN, nói rằng Bộ Công Thương phê duyệt chi phí “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa” của EVN nhưng thực tế là nhà biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có các cơ sở hạ tầng như bể bơi, sân tennis… phục vụ mục đích sinh hoạt cho cán bộ nhân viên với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng vào chi phí đầu tư của 6 dự án nguồn điện là chưa đúng quy định."
Thanh tra Chính phủ khi đó cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH thẩm định tiền lương của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của EVN trong năm 2010 ở mức trên 3 tỷ đồng chưa đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Do vậy, đề xuất xử lý số tiền hơn 8 tỷ đồng, gồm hơn 3 tỷ đồng do thẩm định tiền lương của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc EVN năm 2010 chưa đúng, hơn 5 tỷ đồng do mua xe ô tô vượt định mức quy định tại EVN. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định việc EVN đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp hơn 121.790 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ hơn 76.000 tỷ đồng là chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật." truyền thông Việt Nam cho hay.


'Thủy điện VN là món nợ lớn với dân'
  • 9 tháng 1 2015
Có ý kiến nói thủy điện làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô.

Giải quyết hậu quả của các dự án thủy điện với nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là 'món nợ' của nhà nước với dân, theo chuyên gia chính sách từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, nhà nghiên cứu chính sách công Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Việt Nam hiện đang phải 'trả giá' trong lĩnh vực năng lượng do việc 'tăng trưởng nóng' từ phát triển 'tùy tiện' các dự án thủy điện, thủy lợi trong cả nước nhiều năm qua.
"Đây là một vấn đề rất là lớn, thậm chí Quốc hội đã nhiều lần chất vấn Chính phủ về vấn đề này," ông Thọ nói.
"Đây là một món nợ lớn của Chính phủ đối với Quốc hội và đối với nhân dân về thủy lợi và thủy điện.
"Vì người ta đã thấy rất nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đang có những ảnh hưởng rất xấu về môi trường, dân sinh, rồi về sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
"Vì sao lại có vấn đề này? Theo chúng tôi là đã có một thời gian chúng ta tăng trưởng nóng. Tức là tất cả nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện.
Đây là một món nợ lớn của Chính phủ đối với Quốc hội và đối với nhân dân về thủy lợi và thủy điện. Vì người ta đã thấy rất nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đang có những ảnh hưởng rất xấu về môi trường, dân sinh, rồi về sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệpPGS. TS. Phạm Quý Thọ

"Cho nên ai chạy được các dự án cấp trung ương thì chạy ra trung ương, còn ai mà làm dự án cấp địa phương thì làm cấp địa phương mà không có những tính toán kỹ lưỡng về môi trường, rồi về nhân sinh cũng như rất nhiều vấn đề khác.
"Cho đến nay rất nhiều công trình vẫn còn bỏ hoang và có những cái đương xây dở dang thì xuống cấp nghiêm trọng. Đây là một vấn đề rất lớn mà có lẽ nó để lại hậu quả không chỉ trong độ mấy năm, mà có lẽ là một thời kỳ dài nữa, kinh tế cũng như xã hội Việt Nam là phải chịu hậu quả này."
Phó Giáo sư Thọ cho rằng có ba cơ quan phải chịu trách nhiệm chính đối với các dự án vốn gây xáo trộn dân sinh, phá hoại môi trường và để lại nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
"Thế còn trách nhiệm là ai thì hiện nay có mấy cơ quan chịu trách nhiệm, mà người ta đương đưa ra. Trước hết là người ta nói đến Bộ Công thương, mà trực tiếp ông Bộ trưởng đấy phải giải trình.
"Thứ hai là Bộ Nông nghiệp, bởi vì trong đền bù thì nó liên quan đến đất lâm nghiệp rồi đất rừng, tái tạo lại nhưng rồi cũng không làm.
null
"Thứ ba nữa là các Ủy ban Nhân dân các cấp có lẽ là vì quyền lợi của địa phương mà người ta cũng cấp phép rất nhiều, đặc biệt là những nơi có những độ dốc lớn thí dụ như là miền Trung, thí dụ như là miền Bắc Việt Nam, hoặc thậm chí là vùng Tây Nguyên.
"Rồi người ta nói đến những vấn đề xã hội, cái tác động vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề dân sinh, các dự án này không làm thỏa đáng cái đền bù cho người dân... như cơ sở vật chất.
"Thậm chí những dự án lớn như Thủy điện Lai Châu của nhà nước tập trung như thế nhưng cũng không làm cho người dân yên tâm, mà đến nay rất nhiều dự án vẫn chưa hoàn chỉnh," chuyên gia về hoạch định chính sách công nói với BBC.
Nhà nghiên cứu cho rằng nạn phát triển tràn lan thủy điện 'bằng mọi giá' xuất phát một phần từ bệnh thành tích, từ cơn đua xin dự án mà trong đó có nhiều liên hệ tới các lợi ích nhóm.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, PGS. TS. Phạm Quý Thọ cũng bình luận về các bài học về hoạch định, thực hiện chính sách mà trước mắt để giải quyết hậu quả và về lâu dài là để tránh lặp lại các cách làm không tốt.
'Giải quyết hậu quả'

Đã có chữ nhà nước tham gia vào thì vấn đề an sinh xã hội phải được đặt ra, để về sau này chúng tôi cho rằng phải tiến đến một vấn đề về luật, để đảm bảo đưa vào một cách chặt chẽTiến sỹ Trần Tuấn (Vusta)

Hôm thứ Sáu, một nhà nghiên cứu khác từ Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC về việc cần làm gì để khắc phục hậu quả và ngăn ngừa lặp lại những 'sai lầm' trong các dự án thủy điện, thủy lợi như vừa qua.
Nhấn mạnh với BBC hôm 09/1 về vai trò đi liền với trách nhiệm của nhà nước ở trung ương và các chính quyền địa phương trong giải quyết hậu quả các dự án năng lượng, thủy điện, thủy lợi, Tiến sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo về Phát triển Cộng đồng (RTCCD), nói:
"Đã có chữ nhà nước tham gia vào thì vấn đề an sinh xã hội phải được đặt ra, để về sau này chúng tôi cho rằng phải tiến đến một vấn đề về luật, để đảm bảo đưa vào một cách chặt chẽ.
"Nhưng rõ ràng rằng khi người dân bị ảnh hưởng, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng trong dự án như thế thì dự án đó phải có trách nhiệm đóng góp cho quỹ An sinh Xã hội để đảm bảo cho người dân khi sinh kế sau này bị ảnh hưởng, thì Nhà nước phải lấy nguồn đã đóng của dự án (chi) cho vấn đề an sinh xã hội đó để đảm bảo vấn đề đời sống của người dân.
"Như thế là có thể là về mặt chính sách trong thời gian tới đây là bắt buộc các dự án phải có một khoản kinh phí ban đầu đóng vào quỹ An sinh Xã hội, để đảm bảo cho các đối tượng người dân bị mất đất đai. Và tôi nghĩ rằng nếu mà làm được như thế thì có thể giảm thiểu được cái phần gọi là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân khi mà các dự án triển khai, đặc biệt là các dự án tư nhân."
Thủy điện Ia Krêl 2
Vụ vỡ Đập thủy điện Ia Krêl 2 gây 'hậu quả nghiêm trọng' với dân và kinh tế địa phương, theo báo Việt Nam.

Về trách nhiệm của các nhà đầu tư với các địa phương nếu và khi gây ra, để lại các hậu quả từ các dự án năng lượng, thủy điện, thủy lợi v.v..., nhà nghiên cứu chính sách cộng đồng nêu quan điểm:
"Khi họ dừng dự án, thậm chí khi họ phá sản đi nữa, thì cái để lại hậu quả là vấn đề môi trường... Và cái môi trường ảnh hưởng trực tiếp ngay là các địa phương mà nơi có dự án.
"Thế thì đây là một vấn đề thể hiện rằng trong thời gian vừa qua, các dự án đã làm, chúng ta không có được một cái đánh giá tiền khả thi đúng nghĩa, tức là một cách khách quan và khoa học.
"Đồng thời giữa các bên tham gia, trong đó kể cả chính quyền địa phương, một là có thể thiếu hiểu biết, do thiếu hiểu biết, hai là không được thông tin một cách đầy đủ, về tính trước những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án trong trường hợp đó."
Theo nhà nghiên cứu chính sách cộng đồng này, hiện Việt Nam cần phải đồng thời giải hai bài toán. Đó là làm gì với những dự án tương lai và giải quyết hậu quả những dự án đã có.
Ông Tuấn nói: "Thế thì những cái trong tương lai, chúng ta chắc chắn phải khép chặt vào những quy định khi đánh giá tiền khả thi và vấn đề minh bạch và giải trình các trách nhiệm giữa các bên, tất cả các bên tham gia.
null
"Thì đó là một vấn đề, nhưng còn những dự án đã xảy ra rồi và để lại hậu quả hiện nay, vấn đề giải quyết nó như thế nào? Thì tôi nghĩ rằng đây thực ra là một vấn đề không ai mong muốn.
"Nhưng để giải quyết nó bây giờ quả thực rằng là khi mà nhà đầu tư rút đi rồi và trước đó không có những các chế tài để buộc họ phải giải quyết những vấn đề môi trường, thì bây giờ bài toán còn lại rõ ràng là chính quyền phải chịu trách nhiệm.
"Tức là chính quyền ở đây là bản thân chính quyền địa phương và chính quyền trung ương, đây chúng tôi nghĩ thực ra là vấn đề không mong muốn nhưng nó phải được xem xét, phân tích và nó là bài học cay đắng," Tiến sỹ Trần Tuấn nói với BBC.
'Cái nhìn hạn hẹp'
'Tạp chí The Economist của Anh vào hôm 9/01 có bài bàn về thủy điện ở Việt Nam. Bài báo cho hay vào năm 2013 Quốc hội nói có 268 dự án thủy điện đang được vận hành với 205 dự án nữa dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2017.
"Tuy nhiên cơn sốt thủy điện có cái giá phải trả. Sông và rừng già đã bị tàn phá, và hàng chục ngàn dân làng, thường là người dân tộc thiểu số phải di dời. Nhiều người đã được tái định cư trên đất nghèo. Những người ở lại có nguy cơ lũ quét gây ra bởi công nghệ đập yếu kém và giám sát không đầy đủ. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, một nhóm môi trường tại Hà Nội, cho biết việc xây dựng đập kém chất lượng không phải là hiếm và các nhà thi công xây dựng không đếm xỉa gì tới câu hỏi liệu dự án của họ có thể gây tác động dẫn tới động đất hay không."
Khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít
Bài báo cho biết nhiều công ty thủy điện này được sở hữu bởi hoặc liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng làm ăn độc quyền.
"Bởi vì thủy điện là nguồn điện rẻ nhất của Việt Nam, EVN quả quyết rằng đầu tư vào việc đánh giá các biện pháp an toàn cho đập sẽ tiếp tục làm yếu vị thế tài chính của mình. Thực tế là, mặc dù đánh giá ảnh hưởng môi trường có tác động đối với các dự án thủy điện là việc bắt buộc, việc đánh giá này không bao giờ được công bố, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
"Một vấn đề là khi các quan chức có quyền lợi trong các dự án thủy điện là họ đặt công suất phát điện lên trên nhu cầu quản lý nước vì lợi ích và sự an toàn của người dân địa phương. Các công ty thủy điện muốn giữ hồ trữ nước của họ càng đầy càng tốt để tạo ra càng nhiều điện trong bối cảnh sông ngòi của Việt Nam cho phép.
"Nhưng cái nhìn hạn hẹp đó có thể làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô. Và khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít. Khi đập bị vỡ vào tháng Tám ở tỉnh Gia Lai, một dân làng nói với báo Thanh Niên rằng tiếng ồn và sự hoảng loạn chẳng khác gì những đợt ném bom từ thời chiến tranh", báo The Economist cho hay.


Thursday, February 12, 2015

VẺ VANG DÂN VẸM KIỀU-CON CHÁU BÁC- Ở ÚC CHÂU !!!


From: Anh Kim Phan Dinh <
Sent: Wednesday, February 11, 2015 5:53 AM
Subject: VE VANG DAN VEM ''CON CHAU BAC'' O UC CHAU !!!  

 VẺ VANG DÂN VẸM KIỀU-CON CHÁU BÁC- Ở ÚC CHÂU !!!


Sau thời gian mở cửa cứu đảng bằng kêu gọi du lịch đầu tư thì hàng ngũ Việt tỵ nạn có một số” quá độ” thành Vẹm kiều, hàng năm về hưởng thụ, là Vẹm kiều tam du:” du lịch, du hý, du dâm” và thêm Vẹm kiều gian thương…tăng dần tiền, giúp đảng Vẹm cộng giải quyết bao khó khăn kinh tế và tiếp tay giúp nhiều đảng viên cao cấp thành triệu, tỷ phú Mỹ Kim.


Ngày xưa vượt biển mạng liều.
Ngày nay quay lại Vẹm kiều tung tăng.


Hải ngoại trước đây ít mang tai tiếng, nhưng từ ngày gia tăng nhân số bảo lãnh đủ dạng: đoàn tụ gia đình, hôn phối (thật hay giả), du học, thương gia….do những Tiệm lo dịch vụ di trú của một số người mang danh tỵ nạn nhưng vì tiền mà” mách nước” hay tìm cách lòn lách khe hở luật di trú, giúp cho Vẹm và gia đình chúng qua định cư. Hầu hết các tiệm lo dịch vụ di trú đều phải có mối” quan hệ hữu cơ” với sứ quán, thì công việc làm ăn mới phát đạt, nên những ta làm nghề nầy cần phải cảnh giác, là thứ ham tiền, hai mặt nên cháu của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mới lọt qua Úc và nổi tiếng là vua rửa tiền hàng nhiều triệu, tên ấu dâm công an Lê Nguyên Hồng cũng lọt qua Úc do sự tán trợ của băng đảng thị tặc Vẹm Tân, không biết cái tiệm dịch vụ di trú nào giúp và Bảo Khánh là người lo cho tên nầy dưới dạng nhà dân chủ.

Nhờ các tiệm lo di trú gốc tỵ nạn mà các cộng đồng hải ngoại gia tăng nhân số Vẹm Kiều HAI NÚT, chúng không công nhận lá cờ vàng và cũng là nguyên nhân những đường dây vận chuyển ma túy, trồng cần sa, tội phạm…làm hệ lụy tới uy tín của cộng đồng người Việt tỵ nạn chân chính. Đây cũng là sách lược đánh sập uy tín, làm mất thiện cảm với nước tạm dung mà Vẹm cộng hưởng lợi, vừa thu tiền bằng dịch vụ ma túy, vừa tạo quỷ đen hoạt động tình báo và làm hại đến cả cộng đồng.

Mới đây, theo bản tin của AAP ngày 23-1-2015, cảnh sát Victoria (Melbourne) vừa phá vở đường dây tội phạm của đám Vẹm kiều, sau 4 tháng theo sát và điều tra ở vùng Tây-Bắc Melbourne. Kết quả là cảnh sát tóm cổ 9 người, gồm cả đàn ông và đàn bà sau khi lục soát 13 địa điểm, tịch thu nửa kilo ice, súng tự chế tại nhà, 10,000 Úc kim tiền mặt và những xe cộ của chúng. Đây là cuộc hành quân cảnh sát mang tên là Kanji, sau khi tổng kết, tịch thu tang vật lên đến 9,000,000 Úc Kim.



Theo cảnh sát thì tổ chức trồng cần sa, ma túy của nhóm Vẹm kiều nêu trên có dính dáng tới đường dây tội phạm liên quốc gia và là đường dây lớn nhứt tại Melbourne, chắc chắn là do” những tên Vẹm kiều thực hiện, nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo” nên các đường dây ma túy, trồng cần sa phải được:” định hướng theo xã hội chủ nghĩa” mới đạt được” chất lượng cao và mục đích yêu cầu thời thượng”.

Tổng số cây cần sa là 2,800 cây, cùng với 25 kí lô đã phơi khô sẵn sang tung ra thị trường lậu, giá trị lên đến 8,000,000 Úc kim. Những vùng có nhiều tay Vẹm kiều làm” vẻ vang dân Vẹm” ở Melbourne gồm các cơ sở làm ăn và nhà ở là Braybrook, Sunshine West and Preston. Các tang vật như sau:


-Ma túy trị giá 9,000,000 Úc Kim.
-2,800 cây cần sa, giá hơn 8,000,000 Úc Kim.
-Nửa kí lo heroin giá 773,000 Úc Kim.
-Nửa kí lo ice trị giá 884,000 Úc Kim.
-Số Cocain trị giá 22,400 Úc Kim.


Trong những kẻ bị bắt có Loc Duy Tran(37 tuổi),Jade Trinh (39 tuổi) chỉ huy đường dây buôn bạch phiến. Quang Duc Dong (29 t.), (42t),Jimmy Phan(43t.),Duc Minh Nguyen (30 t.)..

Kết quá là 9 người bị sa lưới và tịch thu 10,000 tiền mặt, vũ khí xe…Đây là tin vui cho cảnh sát và chính phủ Úc và những người Việt tỵ nạn. 

Hiện nay ở các khám đường Úc có nhiều tội phạm ma túy người Vẹm, chớ không phải là người Việt tỵ nạn

Tuy nhiên ở Melbourne có một tổ chức rất là” từ thiện” thường tổ chức những cuộc thăm viếng Vẹm kiều làm nghề ma túy bị sa cơ, thỉnh thoảng họ quyên tiền, mua thức ăn và nhứt là tết, nấu nướng theo lối Việt để quỷ lạo những kẻ buôn bán ma túy, trồng cần sa lở bị bắt. Cũng nhờ đài phét thanh SBS mà người Việt ở Úc biết được tổ chức giúp và an ủi Vẹm kiều ma túy sa cơ và họ kêu gọi đóng tiền giúp cho những người” được làm giàu, không thành công nằm khám”.

Rải rác khắp nơi, Vẹm kiều nổi tiếng ăn cắp ở Nhựt, trồng cần sa ở Canada, Âu Châu, Úc, Nhựt…là vẻ vang dân Vẹm vô vùng, đây cũng là niềm tự hào của đảng cộng khỉ làm vang danh” con đảng cháu bác khỉ Hồ” khắp nơi trên địa cầu. Anh chàng Khoa Đổ là người Úc gốc Việt xuất sắc, đã làm cuốn phim ca tụng” anh hùng vận chuyển ma túy” Nguyễn Tường Văn” The Better Man” trình chiếu trên truyền hình SBS và có bán tại các tiệm Úc, thay vì những cuốn phim tội ác Vẹm như Killing Field của Miên, anh là hề Anh Đổ cũng về Việt Nam làm phim và ca tụng Hồ Chí Minh với cảnh lăng Hồ tặc có du khách xếp hàng vô coi xác khỉ ướp …cả hai anh em nhà họ Đổ nầy cũng là” vẻ vang dân Vẹm” đó./.

Trương Minh Hòa
10 .02.2015



__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List