Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 11, 2015

Vài chuyện bên lề cuộc diễn binh Bắc Kinh ngày 3 tháng 9

Vài chuyện bên lề cuộc diễn binh Bắc Kinh ngày 3 tháng 9

Ngô Văn

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Sau một loạt tin tức, hình ảnh, phóng sự rồi đến không biết bao nhiêu bài bình luận, xã thuyết ca tụng cuộc đại thành công của buổi lễ diễn binh ở Bắc Kinh ngày 3 tháng 9 trên hệ thống truyền thông lề phải của Trung quốc, thì cũng ngay buổi chiều hôm đó đến lượt phía lề trái lên tiếng về buổi diễn binh này.

Trước hết, trên mạng xã hội Sina Weibo nhiều người cùng đặt ra một câu hỏi tại sao khi đứng trên xe đi ngang các đoàn quân, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa tay trái lên chào theo kiểu nhà binh, tại sao không là tay phải như tất cả các vị tiền nhiệm của ông Tập, hay là ông Tập là người thuận tay trái nên chào như thế cho tiện chứ câu nệ gì vào cái chuyện tay trái, tay phải làm gì cho mệt.

Vì hình ảnh trên trang mạng Weibo là hình thật lấy từ màn hình TV trực tiếp buổi lễ diễn binh và bên cạnh hình ảnh đó không có đả kích nào đối với ông Tập, nên những câu hỏi nêu trên vẫn còn được để yên trên mạng Weibo. Truyền thông nhà nước đã lên tiếng giải thích rằng đó chỉ là một cử chỉ đơn thuần để chào đoàn quân mà thôi.

Có lẽ nhận thấy lời giải thích này không ổn, nên ngay sau đó truyền thông nhà nước còn mượn một câu “Cát sự thượng tả, hung sự hữu” của Lão Tử để giải thích thêm. Theo tập tục ngày xưa ở Trung quốc thì những người trị nước an dân thích hướng bên trái, chỉ khi nào chiến tranh mới thích bên phải. Chào bằng tay trái là không thích dùng vũ lực. Sự giải thích này quá ư là hàm hồ, nên cư dân mạng ở Hoa lục nhảy vào luận chiến mỗi lúc mỗi đông, khiến Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc phải ra lịnh cấm không cho trang mạng Weibo đăng tải những gì liên quan đến chuyện chào tay trái hay tay phải nữa.
Thêm một chuyện khác nữa là trong đoàn quân diễn binh có 17 nước gởi quân đến tham dự. 

Điều này đã được báo đài lề phải của Bắc Kinh ca tụng hết lời, và cuối cùng kết thúc bằng một câu: “Hãy mở mắt mà nhìn đoàn diễn binh hoành tráng có sự tham gia của quân đội 17 quốc gia khác thì đố ai có thể cô lập Trung quốc được”. Đám dư luận viên thì lên tiếng xỉ vả các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, v.v... không gởi quân đến tham gia diễn binh. Luận điệu của các dư luận viên Trung Quốc cho rằng, lẽ ra những nước vừa kể phải gởi quân đến diễn binh ăn mừng chiến thắng, nhưng họ không gửi vì bây giờ những nước đó đã gia nhập phe trục Nhật-Đức-Ý để chống lại Trung quốc, nhưng không đời nào mà nhân dân Trung quốc khuất phục trước bọn chúng; và rằng, nhân dân Trung quốc cám ơn các quốc gia gởi quân tham gia diễn binh, còn những nước được mời mà không gởi quân đến tham gia thì phải nhớ tên cho kỹ.

Bắc Triều Tiên là nước nhận rất nhiều viện trợ của Trung quốc, thế nhưng vào phút chót Bình Nhưỡng đã không gởi quân đến tham gia diễn binh theo như đã hứa. Đám dư luận viên cay cú đề nghị từ nay về sau Trung quốc đừng cho Bắc Triều Tiên thêm xu nào nữa.

Các mạng lề trái liệt kê 17 nước đã gởi quân tham dự diễn binh theo thứ tự A, B, C là Afghanistan, Belarus, Cambodia, Cuba, Egypt, Fiji, Kazakhstan, Kyryz, Laos, Mexico, Mongo, Pakistan, Russia, Serbia, Tajikistan, Vanuatu và Venexuela; cùng với lời bàn rằng, ngoại trừ Nga, 16 quốc gia còn lại đều là nước nhỏ và nghèo. Trong thế chiến thứ hai các nước đó không đánh nhau với Nhật, nhưng nay gởi quân đến diễn binh ăn mừng chung 70 năm chiến thắng phát-xít Nhật, mục đích của những nước đó là muốn nhận thêm tiền viện trợ của Trung quốc mà thôi.

Gọi là đoàn quân cho oai, chứ Afghanistan chỉ gởi 3 binh sĩ, Fiji và Vanuatu thì đông hơn một chút, mỗi nước được 7 người. Nếu có một lời khen nhà nước về cuộc diễn binh này thì đó là đã làm cho bầu trời Bắc Kinh quang đãng, ít bị ô nhiễm hơn mọi ngày một chút, nhờ vào việc cấm xe cộ lưu thông, cấm các nhà máy phun khói, nhưng sau đó thì mọi chuyện trở lại như cũ.


Theo các chuyên gia theo dõi về hoạt động Internet ở Hoa lục thì cư dân mạng ở nước này ngày càng có kinh nghiệm hơn trong việc đưa ý kiến của mình lên trang mạng xã hội, để không bị nhà nước bắt và cũng khó mà bắt rút các ý kiến đó xuống. Nếu gọi đây là một cuộc đấu trí của cư dân mạng trước một nhà nước Cộng sản độc tài Trung quốc thì cũng không sai.

Nghịch lý nhân sự (IV)


Nghịch lý nhân sự (IV)

Nguyễn Thị Từ Huy viết từ Paris
2015-08-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến sang Trung Quốc hồi tháng 4, 2015
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến sang Trung Quốc hồi tháng 4, 2015
AFP
Thời điểm này, một năm trước đây, tôi bắt đầu công việc đặt câu hỏi trên blog RFA. Và một trong những câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vấn đề nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam. Những ý tưởng của bài « Nghịch lý nhân sự IV » này đã có từ lâu, nhưng còn thiếu một vài điều kiện để cho bài viết có thể hình thành.

Tình cờ những điều kiện này được thỏa mãn khi, do công việc, tôi tìm đọc tạp chí Hérodote, số chuyên đề về Việt Nam, xuất bản tháng 6 năm 2015. Trong số các nghiên cứu về Việt Nam rất đáng đọc ở số 157 này, tôi đặc biệt lưu ý tới bài của Benoit de Tréglodé, vì các nhận định liên quan tới chính trị Việt Nam, nhất là vấn đề nhân sự. Và rất may là dịch giả Phong Uyên đã nhạy bén kịp thời dịch bài này ra tiếng Việt và tờ Dân Luận đã kịp phổ biến.

Các trích dẫn của tôi sẽ lấy từ bản dịch này.

Bất luận các nhận định trong bài chính xác tới mức độ nào, người Việt Nam chúng ta cần biết ơn nhà nghiên cứu người Pháp đã thực hiện một nghiên cứu trực diện và đi thẳng vào bản chất của vấn đề như vậy. Chúng ta có cơ hội để biết rằng chúng ta đang được người khác nhìn như thế nào.

 Chúng ta có cơ hội để đối diện với thực tế nền chính trị Việt Nam qua cái nhìn từ bên ngoài. Để cuối cùng chúng ta cần học cách tự nhìn mình từ một điểm nhìn từ bên ngoài, nếu thực sự chúng ta muốn thay đổi và phát triển.

Nhiều nhận xét của Benoit de Tréglodé cần được chúng ta suy nghĩ và kiểm chứng. Ở đây tôi chỉ dừng lại trên những điểm có liên quan đến chủ đề của bài viết của tôi.

Tôi trích nguyên văn ba ý kiến sau đây :
1.   « Ngay trước khi có ĐH XI , vào khoảng năm 2010, người ta đã trách TC II đứng đằng sau một chiến dịch đàn áp các bloggers và các nhà hoạt động chính trị dưới sự thúc đẩy của Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều người Việt bắt đầu tự hỏi, có thật hay tưởng tượng, bộ máy an ninh Trung Quốc có can thiệp vào xứ sở của mình. »

2.   « Những lãnh đạo Việt Nam đều biết là những chức vụ chóp bu (Bí thư ĐCSVN, Thủ tướng, Chủ tịch nước và bộ trưởng bộ Quốc phòng) đều phải có sự ưng thuận ngầm của ĐCSTQ. Cái lobbying ấy cũng tốn rất nhiều tiền cho Tàu. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh phải bỏ ra 15 tỷ đô la dưới nhiều hình thức : đầu tư, những chương trình hợp tác, viện trợ Việt Nam tham dự những hoạt động của Asean, và nhất là tiền hỗ trợ thẳng vào túi các lãnh đạo. »

3.   « Theo vài nhà quan sát, giá một phiếu trong QH (498 đại biểu) phỏng chừng 100 ngàn đô. Giá còn cao rất nhiều hơn nữa nếu muốn có sự hỗ trợ của một ủy viên Trung ương (175 người) hay của một ủy viên bộ chính trị (16 người). Cái lo gíc này cứ tiếp tục tăng lên tùy theo thứ hạng trong bộ máy chính trị : để có được một ghế trong bộ Chính trị, vì phải có cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Trung ương, phải bỏ ra chừng 1 triệu đô. 

Rõ ràng là Trung Quốc theo đường lối này, đã tìm thấy cách tăng cường ảnh hưởng của mình trong giới cầm quyền của nước CHXHCNVN và biến những kẻ nhận tiền thành những con nợ tinh thần của mình, phải chịu sự giám hộ của mình. Về phía Việt Nam, những tín hiệu, được lập đi lập lại về sự bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với Bắc Kinh, lẽ tất nhiên chỉ hoàn toàn là giả tạo. »

Những nhận định này, những con số tiền bạc liên quan đến việc mua bán chức vụ được đưa ra trên đây, đặt người Việt Nam trước một thực tế trần trụi, đáng sợ và tuyệt vọng: sự lệ thuộc vào Trung Quốc không còn là nguy cơ, mà đã là một hiện thực. Và đó là sự lệ thuộc ở hình thái nguy hiểm nhất của nó. Nghịch lý ở đây là : nhân sự lãnh đạo của Việt Nam không do người Việt Nam quyết định mà do Trung Quốc quyết định. Đấy là lý do đưa Benoit de Tréglodé tới kết luận rằng những tín hiệu mà chính quyền đưa ra để chứng tỏ rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia trước sự xâm hấn của Trung Quốc chỉ là những tín hiệu giả tạo.

Đa số người Việt có suy nghĩ đang sống trong một hy vọng rằng ở Việt Nam có một phái thân Mỹ, đối lập với phái thân Tàu. Và họ phó thác số phận đất nước và số phận chính họ cho cái hy vọng vào phái thân Mỹ ấy. Nhưng nếu việc bổ nhiệm nhân sự được tiến hành đúng như cách thức mà de Tréglodé miêu tả trên đây, thì liệu một phái thân Mỹ như vậy có tồn tại thực sự hay không ?

Nếu hy vọng vào một phái thân Mỹ thực ra chỉ là một ảo ảnh được tạo ra trong cơn khát cháy cổ dưới trưa nắng hè bỏng rát khi mà đến cả cái bình nước từ thiện cũng bị tịch thu đi mất, thì người Việt có chịu thoát ra khỏi cơn ảo ảnh đó để mà xắn tay lên, hợp lực lại, tự đào cho mình cái giếng để tìm nguồn nước duy trì sự sống cho mình hay không ?

Và liệu cái hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam có thể tự cải cách vì lợi ích của dân tộc, cái hy vọng ấy có phải cũng chỉ là một ảo ảnh có tính chất bong bóng xà phòng hay không ?

Bài nghiên cứu của Benoit de Tréglodé khiến chúng ta phải mở to mắt nhìn thẳng cái hố thẳm mà chúng ta đang bị dẫn vào.

Và dĩ nhiên, khi một bài nghiên cứu như vậy được công bố thì các đại biểu Quốc hội, các nhân vật được nhắc đến trong đó không thể nhắm mắt làm ngơ nữa. Hàng trăm câu hỏi của người dân sẽ được đặt ra cho họ xung quanh câu chuyện này. Ở đây tôi chỉ nêu một câu hỏi :
Rút cuộc, nhân sự lãnh đạo cao cấp của Việt Nam do ai quyết định ?

Paris, 12/8/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bóng đen kinh tế Trung Quốc đè nặng lên Việt Nam


Bóng đen kinh tế Trung Quốc đè nặng lên Việt Nam

Ts.Trần Diệu Chân


Bài viết này tổng hợp nhiều dữ kiện cập nhật từ các nguồn uy tín như Wall Street Journal, New York Times, CNN, Reuters, Forbes, the Economist, Bloomberg ... đặc biệt, từ bài “China’s Stock Bubble Burst Is Only Half Done”, của John S. Tobey đăng trên Forbes ngày 29-8-2015 và bài “For China, a Plunge and a Reckoning” của Orville Schell, giám đốc Trung Tâm Quan Hệ Hoa-Mỹ của hiệp hội Asia Society, đăng trên WSJ ngày 28-8-2015.
*
Trong mấy tháng qua, Trung Quốc (TQ) đã trở thành trung tâm địa chấn của nền kinh tế toàn cầu với thị trường chứng khoán rớt tới hơn 40% và đồng yuan bị phá giá liên tiếp trong 3 ngày, dẫn tới hàng loạt phản ứng tiêu cực tương tự trên khắp thế giới.
Có nhiều lý do để giải thích tình trạng suy trầm của nền kinh tế TQ.

a. Những chính sách sai trái của nhà nước can thiệp vào thị trường đang bị phản ứng ngược, và hệ thống kinh tế dựa vào đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, dựa trên các thống kê bịa đặt, dối trá, chính trị định đoạt kinh tế, thẩm quyền nằm trong tay những người không có kiến thức kinh tế.

b. Sau gần 3 thập niên phát triển vượt bực trong vai trò công xưởng của thế giới, kinh tế Trung Quốc đang đi vào ngã rẽ khi giá nhân công và chi phí nói chung không còn cạnh tranh nổi với các quốc gia láng giềng.

Ngoại tệ dự trữ của TQ, dù ở mức lớn nhất thế giới, nhưng cũng đang giảm dần. Trong tháng 7 vừa qua, TQ đã mất $43 tỷ, tháng 8 mất $93.9 tỷ vì các nhà đầu tư ngoại quốc rút vốn ra khỏi nước, đồng thời người TQ giầu có đã tẩu tán tài sản vì những bấp bênh của thị trường, chính phủ cũng đã phải bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ để cứu cấp thị trường chứng khoán, và khi đô la lên giá, ngân hàng trung ương TQ đã phải dùng ngoại tệ để mua đồng yuan hầu có thể giữ tỷ giá hối đoái không thay đổi so với Mỹ kim.

Các chuyên gia nhận định là áp suất phá giá đồng yuan cũng như tụt dốc chứng khoán sẽ tiếp tục gia tăng vì nền kinh tế TQ đang gặp khó khăn, và chế độ Bắc Kinh không hề có những cải cách căn bản cần thiết về cả kinh tế lẫn chính trị.
Ảnh hưởng lên Việt Nam ra sao?

Vụ nổ bong bóng chứng khoán và phá giá đồng yuan đã ảnh hưởng sâu rộng trên thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Kinh tế gia Sarah Boumphrey tại trung tâm Euromonitor International thấy rằng các nền kinh tế Á Châu gần TQ như Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam bị ảnh hưởng tai hại nhất nếu TQ tiếp tục phá giá để cứu vãn kinh tế - và điều này gần như không thể tránh khỏi trong thời gian trước mặt.

Riêng Việt Nam bị ảnh hưởng lớn trên bốn mặt nhập siêu, nợ công, xuất khẩu và du lịch.
Khi TQ phá giá tiền tệ, không những VN gặp khó khăn xuất cảng vào TQ vì giá bán gia tăng, mà còn phải cạnh tranh với hàng rẻ từ TQ tràn vào VN, khiến mức thâm thủng mậu dịch sẽ gia tăng và hàng rẻ TQ sẽ giết chết các mặt hàng nội địa (chưa kể đến những thứ hàng hóa độc hại chết người tuôn vào VN). Thương mại hai chiều Việt - Trung đạt 59 tỷ đôla năm ngoái (chưa kể hàng lậu), trong đó Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt là 29 tỷ đôla. Trong 7 tháng đầu năm 2015, thâm thủng mậu dịch với TQ đã tăng lên mức $19.33 tỷ, tệ hơn mức $14.88 tỷ thâm thủng năm ngoái.

Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng nếu việc hạ giá đồng Yuan tiếp tục. 12 năm trước VN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của TQ, tính đến quý 1 năm nay thì VN đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của TQ. Trong khi đó chưa thấy nhà nước CSVN có đối sách hiệu quả cho tình trạng chênh lệch thương mại quá lớn giữa VN và TQ.

Việt Nam cũng rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi phải phá giá đồng bạc để đối phó với đồng yuan hạ giá hầu gia tăng mức cạnh tranh trong xuất cảng, nhưng do VN nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, nhất là các nhu liệu cần thiết cho sản xuất, nên càng phá giá đồng VN thì càng bất lợi vì hàng nhập cảng sẽ trở nên đắt hơn. Tiền nợ công cũng gia tăng vì những khoản vay tính bằng tiền Đô la.

Một áp suất phá giá nữa là mối tương quan với các tiền tệ khác trong vùng. Tuy đã phá giá 3 lần trong năm, đồng VN vẫn chưa phá giá bằng tiền tệ của các quốc gia trong khối ASEAN. Thí dụ đồng baht của Thái đã giảm tới 8%, đồng rupiah của Indonesian đã mất 12%, và đồng ringgit của Mã Lai đã giảm 17%. Và như vậy có nghĩa là áp lực phá giá đồng VN sẽ còn tiếp tục để gia tăng tính cạnh tranh với các quốc gia trong vùng.

Ngoài những lo lắng từ việc TQ phá giá thêm đồng yuan, Việt Nam còn phải canh chừng việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, có thể xảy ra vào tháng 9 này, đưa đến việc các nhà đầu tư vào VN rút ngoại tệ về để đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu Hoa Kỳ. Hiện tượng tẩu tán tài sản ra ngoại quốc do tình hình bất ổn chính trị ở Việt Nam cũng đang gia tăng làm suy giảm trầm trọng nguồn dự trữ ngoại tệ.

Việt Nam cũng bị kéo căng giữa hai áp suất giảm giá và tăng giá: cần giảm giá tiền đồng để tăng khả năng cạnh tranh cho xuất cảng, nhưng tiền đồng cũng bị áp suất tăng giá vì neo với đồng đô la hiện đang trở nên mạnh hơn.

Nền du lịch của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn, giảm tới 11% trung bình cho năm 2015 (World Bank). Hy vọng hạ giá nội tệ sẽ giúp nền du lịch vào VN khá hơn từ những quốc gia có nội tệ mạnh hơn, nhưng đối với các quốc gia lân cận đã phá giá nặng hơn VN thì không hy vọng; ngược lại, nền du lịch từ VN tới các quốc gia có ngoại tệ mạnh hơn lại bị thiệt hại vì đắt đỏ hơn.

Với bản chất của hệ thống và lỗi hệ thống giống hệt nhau giữa hai nước cộng sản anh em và nền kinh tế “tư bản dưới định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hà Nội và Bắc Kinh sau 25 năm (1991 - 2015) gắn kết chặt chẽ mọi phương diện chắc chắn sẽ cùng dắt tay nhau song hành trên... tử lộ.

Bóng đen kinh tế Trung Quốc

Bài phân tích của tờ Wall Street Journal vào cuối tháng 8/2015 có tựa “China’s Reckoning (Ngày Trung Quốc Bừng Tỉnh) đã nêu ra một yếu tố quan trọng mà một cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán có thể tạo ra những thiệt hại to lớn hơn cả những tổn thất đầu tư.

Đó là xuyên thủng hình ảnh thần bí mang tính toàn năng - có thể sửa sai mọi chuyện - của lãnh đạo TQ nói chung và của Tập Cận Bình nói riêng, giúp mọi người thức tỉnh từ niềm tin mù quáng do bị nhồi nhét hay đánh lừa là những kẻ lãnh đạo TQ đã có thể kiểm soát được sức mạnh của thị trường tư bản, và đã tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng vô địch và hoàn hảo.

Chấn động này đủ lớn để làm thay đổi mối tương quan giữa kẻ thống trị và những người bị trị, hy vọng giảm bớt độ kiêu căng, cứng ngắc, hiếu chiến và lời lẽ hống hách của Bắc Kinh, và buộc Bắc Kinh phải chọn nghệ thuật tương nhượng thay cho thói quen đàn áp, bắt nạt.

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu lao dốc, Bắc Kinh gần như ngay lập tức can thiệp, bỏ tiền mua cổ phiếu giá trị hàng trăm tỷ đô la và giảm lãi suất để kích thích vay tiền mua cổ phiếu, cấm các doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần, cấm các hãng mới cổ phần hóa ...

Đó là những quyết định chết người: can thiệp của họ ngay lập tức biến thị trường thành một cơ quan mà họ sở hữu, bị bóp méo, làm lệch lạc mọi quyết định đầu tư và càng chữa thì càng hỏng. Mọi sự sẽ tốt hơn nếu đừng đụng tới thị trường vì nó là một đối tác bướng bỉnh không thể kềm chế. Thị trường chỉ đáp ứng theo định hướng giá trị của các tác nhân.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc còn phải rớt xuống nhiều nữa trước khi có thể tẩy sạch tâm lý tiêu cực của vụ nổ bong bóng này. Hơn nữa, hệ quả liên đới tới các lãnh vực kinh tế, tài chính khác cũng như chính trị - khiến việc đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc trở thành một vấn đề rủi ro hơn, và sẽ khó vực dậy hơn.

Những điều xảy ra trong mùa hè năm nay đã lột trần bản chất thật của nền kinh tế Trung Quốc bên dưới bề mặt có vẻ thành công vượt bực trong hơn 2 thập niên qua.

Thực tế của quốc gia đứng hàng thứ hai kinh tế trên thế giới này vẫn chỉ là một quốc gia với lợi tức trung bình, một nền tảng kinh tế lung lay, một hệ thống chính trị khuất tất và vô trách nhiệm, một mạng lưới tham nhũng dầy đặc, đầy những nhóm lợi ích chỉ chăm chăm cho quyền lợi của mình mà không màng gì đến quyền lợi chung của quốc gia.

Quyền lực của họ Tập đang lung lay

Là nhân vật quyền lực nhất nước, ông Tập Cận Bình có vẻ hài lòng với khả năng thâu tóm và sử dụng quyền lực của mình - buộc các quốc gia láng giềng yếu ớt phải quỵ lụy và thế giới tuân phục. Nhưng ông ta vừa bị một cú đánh thức giật bắn người.

Một xã hội quen với thói coi thường bất cứ ai mà họ không thích - kể cả nước Mỹ, đã bị chấn động bởi một thị trường không chịu nghe lời. Giới lãnh đạo Cộng sản Trung Hoa giờ đây phải đối mặt với một con quái vật do chính họ dựng nên hiện đang vươn dậy với cung cách riêng, hoàn toàn miễn nhiễm từ những nỗ lực áp chế của chế độ.

Ông Đặng và những nhân vật tiền nhiệm đã khoác lác rằng họ đã sáng tạo ra một mô hình mới siêu việt hơn hẳn chủ nghĩa tư bản dân chủ và phóng khoáng của Tây Phương, đó là nền “kinh tế tư bản dưới định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Trong hơn 2 thập niên rưỡi qua, “phép lạ kinh tế Trung Quốc” đã lên vùn vụt như trong môi trường không trọng lực.

Khi bong bóng chứng khoán ở Thẩm Quyến (Shenzhen) phình to ở mức 70:1 cho tỷ số P/E (price to earning = giá mua/tiền lời), so với tỷ số P/E trung bình của S&P 500 khoảng 17, không lãnh đạo nào của TQ ý thức trái bóng sẽ nổ.

Hàng triệu dân thường đã được nhà nước và các cơ quan tuyên truyền của chế độ cổ võ để trút hết tiền mượn, thậm chí đem nhà đi cầm, để ném vào canh bạc đỏ đen chứng khoán đang được thổi phồng là thị trường hùng mạnh đang mới chỉ bắt đầu.

Sức mạnh và sự giàu có mới đã khiến lãnh đạo TQ trở nên quá tự tin và kiêu ngạo, càng ngày càng dương oai giễu võ đối với thế giới và rõ rệt nhất là thái độ gây hấn trên Biển Đông, trơ tráo vẽ đường lưỡi bò khổng lồ liếm trọn vùng vịnh thuộc Việt Nam và Philippine đến tận Indonesia để tự nhận là hải phận nước mình, đưa đến những căng thẳng không cần thiết với các quốc gia láng giềng và ảnh hưởng tai hại đến mối bang giao với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Ngoài vấn nạn vỡ bong bóng chứng khoán, các dữ liệu kinh tế cho thấy hoạt động sản xuất đã giảm thấp chưa từng có trong hơn 6 năm qua, xuất cảng giảm rõ rệt trong tháng 7, vì vậy mà chế độ phải hạ giá đồng yuan, tạo nên một địa chấn thứ hai trong vòng 1 tháng. Các dữ kiện kinh tế của TQ cho tới ngày 8-9-2015 đều ảm đạm. Theo tin của Bloomberg, cả xuất cảng lẫn nhập cảng và chỉ số chứng khoán Thượng Hải đều tuột dốc, giảm lần lượt 5.5%, 14%, và 2.5%.

Như chưa đủ xui xẻo, ngày 12 tháng 8, kho chứa hóa học tại Thiên Tân lại phát nổ làm thiệt mạng ít nhất 160 người và bị thương hơn 700 người, tàn phá cả khu vực rộng lớn với những đe dọa chất độc hại lan tỏa. Hai vụ nổ tiếp theo ở Quảng Đông ngày 23 và 31 tháng 8, được bồi thêm một vụ nổ thứ tư ngày 7-9 tại Zhejiang càng làm hình ảnh các lãnh tụ TQ lung lay như đèn trước gió.

Trước tình trạng khốn khó, chế độ đã tìm cách ém nhẹm tin tức xấu như vẫn thường làm kể cả việc bịt miệng những chỉ trích trên thế giới về sự cải tổ kinh tế quá chậm cũng như sự vắng bóng hoàn toàn của những cải cách chính trị cần thiết.

Mất niềm tin vào lãnh đạo, vào hệ thống đã đang là một yếu tố trầm trọng trong xã hội TQ từ lâu nay, thì một loạt những diễn biến tiêu cực lớn lao vừa kể sẽ khiến người dân nổi cơn thịnh nộ và trút vào chế độ, mà lãnh đạo TQ không còn có thể đổ lỗi cho thế giới bên ngoài như họ đã từng làm, vì mọi thất bại đều là nội tại – “made in China”. Mất uy tín và tính chính danh là điều mà lãnh đạo đảng lo sợ nhất.

Mao đã hình dung ra một TQ tự túc, tự cường - zili gengsheng. Những sự việc xảy ra đã dạy cho họ Tập và tập đoàn thống trị của ông ta một bài học là TQ không thể nào là một ốc đảo – và không thể nào thành công trong thế đứng một mình, đừng nói chi tới việc còn gây hấn với những nước láng giềng và Hoa Kỳ.

Dẫu là một cường quốc đi chăng nữa, TQ vẫn bị chi phối bởi những sức mạnh bên ngoài trong thế giới liên lập ngày nay và đặc biệt, những sức mạnh này nằm ngoài khả năng kiểm soát của đảng cộng sản. Một quốc gia thực sự lớn mạnh phải biết học hỏi nghệ thuật tương nhượng trong bang giao, thương lượng hầu như lúc nào cũng tốt hơn đe dọa và gây chiến. Sự thỏa hiệp không phải là một chỉ dấu của sự yếu kém hay đầu hàng.
Đây là cơ hội để TQ thức tỉnh, cải thiện để ổn định và thu phục sự kính nể của thế giới mà họ hằng mong ước. Tuy nhiên, với bản chất và hồ sơ của chế độ nói chung, cũng như của Tập Cận Bình nói riêng, không ai dám lạc quan!

Khi “bên Tàu có loạn” cũng là cơ hội để nhà sản VN học bài học đắng cay mà từ bỏ chủ nghĩa lạc hậu đã bị thế giới và nhân dân nguyền rủa. Rất tiếc là ngoài chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 vừa qua và một vài tuyên bố có vẻ “thoát Trung” để ... chạy tội, chưa có một chỉ dấu nào cụ thể để có thể nói là VN đã thức tỉnh từ mối tương quan “16 vàng, 4 tốt” và bài học thất bại của TQ. Với bản chất và hồ sơ trầm trọng của chế độ CSVN, không ai dám lạc quan!

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Tuesday, September 8, 2015

SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI



SỤP ĐỔ KINH TẾ
CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI
(Environnement Politico—Juridique Dictatorial)

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 08.09.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen



Một Mô hình Kinh tế phải được thực hiện trong một Khung cảnh Chính trị và Luật pháp phù hợp cho Mô hình của mình. Các Kinh tế gia gọi Khung cảnh này là Môi trường Chính trị--Luật pháp phù hợp (Environnement Politico—Juridique Adéquat). Tỉ dụ Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG có  Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico—Juridique Démocratique) và Mô hình Kinh tế TẬP QUYỀN CHỈ HUY đòi hỏi Môi trường Chính trị--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial). Không thể đặt tréo cẳng ngỗng giữa Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị--Luật pháp. Khi mà Nhà nước Độc tài Độc đảng nắm chủ đạo Kinh tế, thì không thể nào gọi là Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG được. Khi tuyên bố Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa dưới một Thể chế Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng, thì đó là điều nói láo.

Trong thời gian mới đây, Nợ công của Trung quốc và Việt Nam không thể che dấu được nữa. tình trạng xuống dốc của đà tăng trưởng Kinh tế đến hồi không thể vực dậy được. Các Thị trường Chứng khoán của Trung quốc và Việt Nam bốc khói tiêu tan từng ngàn tỷ Đo-la Mỹ. Kinh tế Trung quốc và Việt Nam đang đi đến phá sản trầm trọng. Lý do chính yếu là việc áp đặt Thể chế Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng toàn trị lên những sinh hoạt Kinh tế cần phải có Tự do cá nhân điều hành và Thị trường cạnh tranh thực sự để phát triển. Như vậy việc SỤP ĐỔ KINH TẾ hiện nay của hai nước này có nguồn gốc chính từ sinh hoạt KINH TẾ THỰC trong một Môi trường Chính trị--Luật pháp hoàn toàn không phù hợp.

Với bài NHẬP ĐỀ này nhằm giới thiệu những Chủ Đề sẽ được khai triển về sự SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG TOÀN TRỊ, chúng tôi xin trình bầy tóm tắt hai điểm sau đây:
ð        BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ BẮT NGUỒN TỪ KINH TẾ THỰC
CHỨ KHÔNG PHẢI TÀI CHÁNH
ð       NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁ SẢN KINH TẾ CỘNG SẢN DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI

BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ
BẮT NGUỒN TỪ KINH TẾ THỰC CHỨ KHÔNG PHẢI TÀI CHÁNH
(Viết và Phổ biến:Geneva, 19.08.2015)

Trước hết chúng tôi muốn cắt nghĩa sự phân biệt giữa lãnh vực KINH TẾ THỰC và lãnh vực TÀI CHÁNH. Kinh tế thực bao gồm những hoạt động SẢN XUẤT (Production) những sản phẩm kinh tế (Biens Economiques) nhằm cung cấp và thỏa mãn cho những NHU CẦU TIÊU THỤ (Consommation). Lãnh vực TÀI CHÁNH cung cấp cho lãnh vực KINH TẾ THỰC khả năng phát triển SẢN XUẤT của mình. Không có lãnh vực Tài chánh, thì Lãnh vực Kinh tế thực vẫn tồn tại. Nhưng không có Lãnh vực Kinh tế thực thì Lãnh vực Tài chánh không có mục đích phục vụ. Vì vậy, nếu cuộc Khủng hoảng xẩy ra ở Lãnh vực Kinh tế thực, thì đó mới là điều tối hệ trọng của một nền Kinh tế.

Cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG mới đây nhất ở Trung Quốc là ở hai Thị trường Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Hai Thị trường thuộc về Lãnh vực TÀI CHÁNH. Nếu chỉ nhìn cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG này ở những lý do Tài chánh như sàn bạc lên xuống hay đầu cơ phá hoại của những nhà Tài phiệt Quốc tế… thì đó là thiếu sót.

Theo chúng tôi, những nguyên nhân xa và gần tạo ra cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG này đến từ Lãnh vực KINH TẾ THỰC của Mô Hình Kinh tế Trung Cộng. Mô Hình đã lấy Độc tài Độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế từ THỰC đến TÀI CHÁNH và TIỀN TỆ, hay nói cách khác, theo nhận định của nhà Tỷ phú George SORROS, Kinh tế Trung quốc đang đi đến sự dụp đổ trầm trọng. 

Xin quý Độc giả đọc Bản Tin ngắn dưới đây của Ký giả TÚ ANH (Đài RFI) viết theo tài liệu REUTERS và CHINA DAILY

Thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi 6%
Tú Anh (RFI), 18/08/2015.
Theo REUTERS/China Daily

Kết thúc ngày hoạt động hôm nay, 18/08/2015, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 6% điểm. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ba tuần qua phản ảnh tình trạng bất cập của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như không rõ Bắc Kinh sẽ can thiệp hay không. "Lo ngại “ là từ ngữ mà các nhà phân tích sử dụng để trả lời AFP trong bản tin về thị trường Thượng Hải mất giá.

Theo dự báo của một chuyên gia Trung Quốc, trong những ngày tới, biên độ lên xuống của thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ dao động ở bên "yếu" vì "mất đà để hồi phục", cũng như không có tin tức gì mới "tích cực và đáng kể".

Ngày hôm nay, chỉ số thị trường Thượng Hải chỉ lên trên mức trần biểu tượng 4.000 điểm được một thoáng rồi lại trượt dốc.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc hứa hẹn sẽ điều chỉnh thị trường từ hôm thứ Sáu, nhưng tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Hôm nay, các nhà đầu tư chứng khoán đã vội vã rút tiền lời bỏ chạy, khi không thấy nhà nước động tĩnh gì.

Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế số hai thế giới có vấn đề.

Cũng để đối phó với tình trạng gần như thiếu tiền mặt lưu hành, chỉ trong ngày thứ Ba 18/08 này, ngân hàng trung ương cho biết đã "bơm" vào thị trường một số tiền khổng lồ 120 tỷ nhân dân tệ (60 tỷ đôla).

Bản Tin tuy ngắn gọn, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt là đã nói lên cái Lý do chính yếu của sự BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG Thị trường Chứng khoán Trung quốc, chính là do Lãnh vực KINH TẾ THỰC. Thực vậy, 3 lần Bản Tin đã nhấn mạnh cái Lý do chính yếu này :

1)         Đây là mức giảm lớn nhất (6%) kể từ ba tuần qua phản ảnh TÌNH TRẠNG BẤT CẬP CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC.

2)         tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI.

3)         Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NỀN KINH TẾ SỐ HAI THẾ GIỚI CÓ VẤN ĐỀ. (Chú thích của Nguyễn Phúc Liên : VẤN ĐỀ của Trung Quốc ở đây là sự tụt giốc của nền Kinh tế thực, từ tăng trưởng 2 con số xuống 1 con số và đang xuống dưới 7%).

Đã từ lâu rồi, trên phương diện nhận định và so sánh Lý thuyết về hai Mô Hình Kinh tế: (i) Kinh tế Tự do và Thị trường ; (ii) Kinh tế Tập quyền Chỉ Huy, chúng tôi đã chứng minh sự yếu kém của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ Huy. Trong lâu dài, nền Kinh tế này sẽ dẫn đến phá sản như một định mệnh tự Mô hình. Trên mặt Thực tế, chúng ta đã chứng kiến sự phá sản Kinh tế Liên Xô và Đông Au để đi tới tan rã Chính trị. Tiếp tục quan điểm Kinh tế Tập quyển và Chỉ huy, Trung Cộng và Việt Nam không tránh khỏi Định Mệnh phá sản Kinh tế và tan rã Chính trị của Liên Xô và Đông Au.

Từ năm 2007/08, chúng tôi đã viết và cho xuất bản (năm 2009, Nhà Xuất Bản DAY&NIGHT, Ventura, California) cuốn sách với đầu đề TÀI CHÁNH/ KINH TẾ THẾ GIỚI : KHỦNG HOẢNG 2007/2008 VÀ HẬU QUẢ CHO TQ,VN. Từ cuộc Khủng Hoảng này của Kinh tế Thế giới, Kinh tế Trung quốc bắt đầu tụt giốc và đi vào con đường sụp đổ.


NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁ SẢN KINH TẾ CỘNG SẢN
DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI
(Viết và Phổ biến: Geneva, 22.08.2015)

Ngày 19.08.2015, chúng tôi viết và phổ biến Phần trên đây với đầu đề BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ BẮT NGUỒN TỪ KINH TẾ THỰC CHỨ KHÔNG PHẢI TÀI CHÁNH nhân việc phát hiện sụp đổ nhanh chóng 4'000 tỷ US Dollars của những Thị trường Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến, tiếp theo là việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ ba lần chỉ trong vòng 2 ngày. Chúng tôi thấy nguyên nhân căn bản của phát hiện này là từ chính Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của nền KINH TẾ THỰC, chứ không phải chỉ ở lãnh vực TÀI CHÁNH..

Phần viết phổ biến ngày 19.08.2015 được coi như Bài NHẬP ĐỀ cho một loạt Bài sẽ viết về sự phá sản Kinh tế liên tục của Thế giới Cộng sản. Hậu quả đưa đến sụp đổ Lịch sử Thể chế Cộng sản tại Liên Xô và những nước Đông Au.

Trung quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và ngày nay chúng ta thấy sự phát hiện việc phá sản Kinh tế/ Tài chánh tại hai nước Cộng sản này.

Phần thứ hai viết và phổ biến ngày 22.08.2015 vẫn thuộc Bài NHẬP ĐỀ, giới thiệu một loạt Bài đã viết trước đây lâu và được cập nhật để phổ biến đến quý Độc giả. Những Bài này cho thấy sự sụp đổ của Mô Hình KINH TẾ THỰC của Trung quốc mà Cựu Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới, Ông ZOELLICK, và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Bà Christine LAGARDE, đã báo trước cho Trung quốc biết trong một cuộc Họp Báo tại Bắc Kinh cách đây 3 năm.

Loạt Bài sẽ viết để chứng minh sự thất bại của Mô Hình Kinh tế Cộng sản,  tuần tự  đề cập những chủ đề sau đây :

1)         Chủ đề 1 :
THẤT BẠI CỦA KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY
Khác biệt căn bản giữa Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy và Kinh tế Tự do Thị trường. Việc phát triển Kinh tế của những Quốc gia khác nhau trên Thế giới chứng minh sự yếu kém xuống dốc của Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và sự phát triển đi lên của Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường.

Cái khác biệt căn bản là quyền TƯ HỮU  và Tự do sử dụng quyền đó ở nền Kinh tế Tự do Thị trường, trong khi ấy Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy chủ trương truất hữu để Nhà nước nắm mọi phương tiện sản xuất và tiêu thụ gọi là CÔNG HỮU do đảng Cộng sản đại diện quản trị. Không những phân biệt, chúng tôi còn phân tích sự yếu kém của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy sánh với nền Kinh tế Tự do Thị trường.

2)         Chủ đề 2 :
SỤP ĐỔ LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU VÌ KINH TẾ
Sự sụp đổ của Liên Xô và những nước Đông Âu là chứng minh Lịch sử cho việc phá sản của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Thế giới Cộng sản được điều hành và bị phá sản  bởi Nhà nước trong một Môi trường Chính trị--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial). Song song, nền Kinh tế Tự do Thị trường đều đặn được phát triển do tư nhân trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico—Juridique Démocratique).

3)                 Chủ đề 3 :
TRUNG QUỐC & VIỆT NAM TIẾP TỤC KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY
Sử dụng sức mạnh Công an và Quân đội để bảo vệ Cơ chế Cộng sản, Trung quốc và Việt Nam vẫn giữ Chủ trương căn bản của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Chủ trương của hai nước này là vẫn giữ Độc tài độc đảng Chính trị và nắm Chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế, Tài chánh và Tiền tệ. Sau thời gian đóng cửa với những thất bại Kinh tế đến chỗ dân sống trong nghèo khổ cùng cực, Trung quốc và và Việt Nam buộc phải mở của tiếp cận với nền Kinh tế Tự do Thị trưởng. Việc tiếp cận này đã cho hai nước Cộng sản có những phát triển và thu nhập. Tuy nhiên Chủ trương Độc tài độc đảng nắm Chủ đạo Kinh tế, Tài chánh, Tiền tệ, đã đưa đến một tình trạng Kinh tế Mafia Tư bản đỏ cướp giựt Kinh tế quốc dân khiến quần chúng nghèo đến cùng cực trong khi đó đảng Cộng sản và những đảng viên trở nên giầu nứt khố.

4)                 Chủ đề 4 :
TIẾP CẬN KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG, THAM NHŨNG LÃNG PHÍ PHÁ SẢN KINH TẾ TRUNG QUỐC & VIỆT NAM
Tham nhũng, Lãng phí không phải là do Cá nhân mà có căn nguyên từ chính Cơ chế lấy Độc tài độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế.

Cái nạn Tham nhũng, Lãng phí phát sinh từ Cơ chế và tràn lan trong Xã hội được che chở bởi Cơ chế chính là nguyên nhân phá sản Kinh tế và tạo sụp đổ từ Kinh tế đến Chính trị cho hai nước Trung quốc và Việt Nam.

5)                 Chủ đề 5 :
BÙNG NỔ NGÀY NAY CỦA PHÁ SẢN KINH TẾ TẠI TRUNG QUỐC & VIỆT NAM
Cuộc bùng nổ Chứng khoán và và Phá giá đồng Nhân Dân Tệ tại Trung quốc và đồng tiền Hồ tại Việt Nam.

Đây chỉ là phát hiện việc sụp đổ TẤT YẾU của KINH TẾ THỰC được xây theo Mô hình Kinh tế dựa trên Chủ trương Độc tài độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế, Tài chánh, Tiền tệ. Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ TẤT YẾU Lịch sử thứ nhất của Liên xô và những nước Đông Au vào những năm 1990, và chúng ta có lẽ đang chứng kiến sự sụp đổ TẤT YẾU Lịch sử thứ hai của Trung quốc và Việt Nam vào năm 2015 hoặc gần kề nhất. 

Chúng tôi lần lượt khai triển các CHỦ ĐỀ trên với những Bài liên hệ đã viết trước đây lâu hay mới viết gần đây về việc bùng nổ phá sản Kinh tế lúc này tại Trung quốc và Việt Nam. Các CHỦ ĐỀ tiếp nối nhau như chuỗi Lý luận thuyết minh với những Bằng chứng thực tiễn để cho thấy rằng việc SỤP ĐỔ KINH TẾ như một ĐỊNH MỆNH mà nguồn gốc là từ nội tại của chính Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị. Mỗi CHỦ ĐỀ sẽ gồm nhiều Bài viết liên hệ đến CHỦ ĐỀ được nêu ra.


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 08.09.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN 

Monday, September 7, 2015

Bánh trung thu Trung Quốc “thập cẩm chất độc hại”


BA CON NEN TAY CHAY KHONG MUA BANH TRUNG THU

   
Mỹ, Canada, Anh ... cấm Bánh Trung Thu Trung Quốc

 

Bánh trung thu Trung Quốc “thập cẩm chất độc hại”

Gần 30 chất phụ gia độc hại từng được sử dụng "quá tay" nhằm làm đẹp mẫu mã và tăng tuổi thọ cho các sản phẩm bánh trung thu Trung Quốc vừa bị cấm sử dụng trong mùa lễ năm nay.

Bê bối của mặt hàng bánh trung thu Trung Quốc bị châm ngòi kể từ năm 2003, khi nhãn hàng nổi tiếng Guanshengyuan sản xuất bánh hết hạn, mốc meo. Liên tiếp sau đó, hàng loạt những lùm xùm khác liên quan tới chất lượng an toàn thực phẩm của bánh trung thu bị truyền thông và dư luận phanh phui. Đặc biệt là những bê bối xung quanh việc lạm dụng các chất phụ gia nguy hại cho sức khỏe con người.



Sau khi hàng loạt chất phụ gia bị ngăn cấm sử dụng, bánh trung thu Trung Quốc năm nay có tuổi thọ siêu ngắn từ 6 tháng xuống còn 7 ngày.
Theo Xinhua, bánh trung thu có mặt trên thị trường Trung Quốc luôn hấp dẫn người tiêu dùng bởi mẫu mã đẹp và có thời hạn sử dụng lên tới nửa năm. Nguyên nhân chính là bởi nhà sản xuất đã thêm vào các chất phụ gia có độc như nước soda, chất làm trắng, bột màu…Và hàm lượng phụ gia trong một sản phẩm có thể lên tới gần 30 loại.
Riêng vỏ bánh nướng cũng có màu vàng không tự nhiên, thậm chí hơi nhạt bởi trong bột có trộn thêm phụ gia làm trắng thực phẩm; hoặc bánh dẻo nhân đậu xanh sau khi trộn thêm phụ gia tạo màu có sắc xanh nõn chứ không đậm đà như sắc tự nhiên.

Sự thật kinh hoàng này đã bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông, gây hoang mang lớn cho dư luận. Mới đây, các ban ngành chức năng về thực phẩm của Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn sử dụng chất phụ gia thực phẩm” mới sửa đổi, trong đó quy định cấm dùng 27 chất phụ gia trong thành phần bánh trung thu.

Chính sự quản lý nghiêm ngặt này đã khiến giá bánh năm nay tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái bởi các nguyên liệu bột mỳ, đường, dầu ăn, trứng, đậu xanh đều đang rất đắt đỏ. Điều khiến dư luận bừng tỉnh là sau khi hàng loạt các chất phụ gia bị gạt bỏ khỏi thành phẩm, tuổi thọ của bánh trung thu bỗng bị rút ngắn một cách đáng kể, từ 6 tháng xuống còn 40 -90 ngày, thậm chí có loại chỉ dùng ngắn hạn trong 7 ngày.

Bao bì sản phẩm năm nay cũng không còn lộng lẫy như những năm trước với những hình ảnh được in ấn hết sức “bình dị”, dân dã. Các nhà chức trách đang ráo riết lên kế hoạch quản lý thị trường trong thời gian tới, nhằm thắt chặt chất lượng của mặt hàng vốn dính nhiều bê bối này.

Tuy nhiên, một tin không vui với các doanh nghiệp Trung Quốc là 34 quốc gia trên thế giới, trong đó gồm Canada, Mỹ, Anh… đã cấm hoặc hạn chế tới mức tối đa nhập khẩu mặt hàng bánh trung thu có xuất xứ từ nước này, đặc biệt là bánh dẻo nhân trứng gà và nhân thịt. Theo Xinhua, sở dĩ những nước này “siết chặt” nguồn cung từ Trung Quốc bởi tâm lý lo ngại lây lan virus cúm gia cầm trong nhân thịt






.


















__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List