Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, December 25, 2014

KINH TẾ NGA TUỘT GIỐC GIẢI PHÁP NÀO CHO PUTIN


 KINH TẾ NGA TUỘT GIỐC GIẢI PHÁP NÀO CHO PUTIN
THANH HUYỀN
O Holy Night - Incredible child singer 7 yrs old - plz "Share"


image





Preview by Yahoo


tka23 post
altĐồng rúp Nga mất giá thê thảm.

Đồng rúp Nga mất giá, xuống đến mức kỷ lục thấp nhất trong lịch sử vào phiên giao dịch chiều 16.12 - tỉ giá chỉ còn ở mức 80 rúp đổi 1 USD, giảm tới 20-26% giá trị chỉ trong một ngày tại thị trường Moscova.

Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã vạch ra một chiến lược chung để ổn định thị trường tài chính của nước này, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết tại một cuộc họp với các quan chức hàng đầu của Ngân hàng Trung ương, các Bộ trưởng và các công ty lớn nhất của Nga hôm 16.12.

"Chúng tôi sẽ phối hợp hành động", ông Medvedev cho biết và xác định rằng nó sẽ bao gồm việc gia tăng ngoại hối để tái cấp vốn cho ngân hàng, cân đối cung-cầu ngoại tệ  qua việc tăng tính thanh khoản ngoại tệ nếu cần thiết.
Thủ tướng Nga cũng cho hay đây không phải là cuộc khủng hoảng đồng rúp đầu tiên đối với Nga. "... Chúng tôi từng có một kinh nghiệm về chống khủng hoảng", ông Medvedev nói.
Thủ tướng Medvedev nói rằng Nga có đủ nguồn lực để đảo ngược cuộc khủng hoảng đồng rúp. 
Bộ Tài chính Nga đang ra sức áp dụng nhiều biện pháp để giữ giá. Nga đã nâng mức lãi suất gửi đồng rúp từ 6,5 lên 17%, song không đem lại hiệu quả. Đồng rúp Nga bị cho là đã chạm đáy. Nước Nga đang phải đối mặt với một "cơn bão hoàn hảo" (perfect storm) - thuật ngữ mô tả một hiện tượng hiếm khi xảy ra.

"Tình hình đang rất nghiêm trọng. Ngay cả trong cơn ác mộng một năm trước đây, chẳng ai có thể ngờ tới điều đang diễn ra hiện nay", Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sergei Shvetsov nói.

Nguyên nhân của việc đồng rúp mất giá, theo Tổng thống Nga V.Putin là do "tác động của giới đầu cơ và chính sách của phương Tây". Giá dầu thế giới giảm và tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moscova khiến đồng rúp mất giá đến 50% từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, tình trạng hoảng loạn hay bất ổn ở Nga vẫn chưa hề xảy ra, theo Reuters. Khác với cuộc khủng hoảng năm 1998, Moscova không hề có cảnh chen chúc đổi ngoại tệ và tranh giành mua bán thực phẩm trên đường phố.

Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Thăm dò Dư luận hoạt động độc lập Levada nói rằng khả năng dự trữ của Nga ít nhất còn trụ được từ nửa năm đến hai năm nữa. Ông Gudkov cho rằng "những dấu hiệu bất mãn" sẽ chỉ xuất hiện sau mùa xuân năm tới. Khoảng thời gian như vậy đủ để ông Putin và chính quyền thay đổi tình hình, truyền thông phương Tây nhận định.

Như vậy, phương Tây đã nhìn thấy điểm yếu của kinh tế NgaMột nền công nghiệp hụt hơi và quá phụ thuộc vào ngành năng lượng. Khi các lệnh cấm vận của phương Tây chưa thể khuất phục được Tổng thống Vladimir Putin trong vấn đề khủng hoảng Ukraina, Mỹ và đồng minh Saudi Arabia đã quyết định gây hại cho nên kinh tế Nga bằng việc đẩy giá dầu đi xuống, dù cả hai biết rằng họ cũng sẽ chịu tác động xấu.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Moscova có thể "cải thiện" cuộc khủng hoảng hiện tại nếu Tổng thống Putin "có những giải pháp tích cực giúp bình ổn tình hình Ukraine". Nhưng Moscova vẫn luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Nga hỗ trợ cho phe ly khai ở Ukraina.
Nga hiện không còn nhiều lối thoát đối với thị trường tiền tệ. Với mức lãi suất dâng lên mức đỉnh trên, Nga chỉ còn 2 sự lựa chọnĐể đồng ruble thả nổi, tự tìm đến một điểm cân bằng mới hoặc kiểm soát thị trường vốn. Đó đều là những lựa chọn không mong muốn mà Moscova vẫn phải nghĩ tới, nếu đồng rúp vẫn tiếp tục đà lao dốc.



PUTIN LÀM TỔNG THỐNG 15 NĂM NGA ĐƯỢC GÌ
tka23 post

 Đồng rúp mất giá kỷ lục và sự sụt giảm của nền kinh tế Nga đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế và những thành tựu mà Tổng thống Vladimir Putin xây dựng suốt 15 năm cầm quyền, theo Bloomberg ngày 17.12.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP
Ông Putin tiếp nhận quyền lực từ ông Boris Yeltsin năm 1999 với cam kết chấm dứt sự hỗn loạn thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính năm 1998. Putin đã có những thành công khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và tăng lương cho người dân nhưng sự sụt giảm của giá dầu cùng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đang là những thách thức lớn cho ông, báo hiệu sự sụp đổ của nền kinh tế 15 năm ông gây dựng, theo Bloomberg.
Tình hình trở nên nghiêm trọng
Trong một sự kiện  bất ngờ ngày 16.12, Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) đã tăng lãi suất lên mức 17%, mức cao nhất trong 16 năm qua, nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng rúp từ 34 rúp/USD xuống 70 rúp/USD khi giá dầu giảm xuống dưới 60 USD/thùng. Theo báo cáo ngày 9.12 của Moody’s Investors Service, nước Nga có 1/4 tổng sản lượng nền kinh tế có liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng.
Bloomberg dẫn lời một chuyên gia tại Gazprombank cho biết việc đồng rúp mất giá và sự sụt giảm của nền kinh tế đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế dựa vào dầu mỏ của Tổng thống Putin trong 15 năm qua.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cùng quan chức và lãnh đạo Ngân hàng trung ương trong cuộc gặp hôm qua 16.12 - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Neil Shearing của Capital Economics Ltd nhận định mức lãi suất cao mà BoR đưa ra sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay  cá nhân  và cho vay doanh nghiệp, làm gia tăng dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Nga.
Ông Putin suốt thời gian qua đã đưa ra những chính sách để cứu vãn đồng rúp, từ việc chi tiền để ngăn sự mất giá, cho phép BoR tự do bán đồng USD, trừng phạt mạnh tay giới đầu cơ, và cao  điểm là ngày 16.12, BoR tăng lãi suất mức kỷ lục kể từ năm 1998. Thế nhưng, mọi thứ dường như vẫn không có biến chuyển tốt đẹp.
Tuần trước, Bộ Kinh tế Nga cho biết GDP của nước này sẽ giảm 0,8% trong năm 2015, còn theo BoR nếu giá dầu tiếp tục ở mức dưới 60USD/thùng, GDP có thể giảm tới 4,7%, theo Bloomberg.
Nghị sĩ Dmitry Gudkov chia sẻ trên trang Twitter của mình rằng: “Bao nhiêu ngân hàng sẽ phá sản trong tháng 1.2015? Mọi người sẽ mất việc làm và hết tiền. Cơn ác mộng mới chỉ thực sự bắt đầu”, theo Bloomberg.
Sự ủng hộ Putin
Số liệu từ Nga cho thấy ông Putin được 85% người dân ủng hộ sau những chính sách đối với Ukraine, đặc biệt là việc ông sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
Theo ông Igor Bunin, người đứng đầu Trung tâm công nghệ chính trị Moscow, cuộc khủng hoảng trong tỷ giá đồng rúp có thể dẫn đến việc xói mòn trong tỷ lệ ủng hộ ông Putin nhưng nếu các cuộc biểu tình diễn ra thì sẽ nhằm vào các quan chức cấp thấp hơn là vào ông Putin.
 
Khủng hoảng đồng rúp Nga đặt chính sách kinh tế của Moscow trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” - Ảnh minh hoạ: Reuters
“Tổng thống Putin vẫn là biểu tượng của nước Nga và người dân Nga, do đó một số giới chức chính phủ Nga có thể bị sa thải do sự khủng hoảng của đồng rúp. Người dân coi ông Putin là ngôi sao may mắn sẽ giải thoát cho đất nước và mọi người lo sợ việc mất ông như việc mất đi may mắn”, Bloomberg dẫn lời ông Bunin
“Mọi người đều cho rằng ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đem lại trật tự và giúp cải thiện đời sống nhân dân. Hiện tại ông vẫn là Putin, ông vẫn có quyền lực nhưng mọi thứ chung quanh đang sụp đổ”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia phân tích chính trị Dmitry Oreshkin.
Chính phủ thiếu năng lực
Bà Tatiana Barusheva, một người dân 63 tuổi tại thành phố Gelendzhik, đã đổ lỗi cho ông Putin về sự khủng hoảng tiền tệ do những chính sách thiếu thận trọng. “Người dân không thể trông đợi vào chính phủ Nga, nó không đủ năng lực. Bất kể ông Putin cố gắng thế nào đi chăng nữa thì những chính sách của ông cũng vô dụng”, Bloomberg dẫn lời bà Barusheva.
 
Nền kinh tế Nga đang lâm vào tình trạng khó khăn (hình minh họa) - Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin đã từng đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi khủng hoảng tài chính thế giới khiến GDP của Nga giảm 7,8% và giá dầu cũng giảm mạnh. Trong tình hình đó, đồng rúp đã giảm 1/3 giá trị nhưng nền kinh tế Nga đã dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng đó.
Trong khi đó, chuyên gia xã hội học Olga Kryshtanovskaya của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) cho rằng mặc dù ông Putin đã vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng những biện pháp trừng phạt khiến tình hình lần này khó khăn hơn trước. Theo chuyên gia, những biện pháp nhằm cứu vãn tình hình như áp đặt lệnh kiểm soát vốn hay có những lập trường mềm mỏng tại Ukraine đều có những rủi ro riêng.
Một chuyên gia nghiên cứu  khác khẳng định tình hình kinh tế Nga đã hồi phục nhanh chóng sau năm 2009 nhưng hiện nay Nga đang phải đối mặt với sự bất ổn không thể kiểm soát và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào toàn bộ mô hình kinh tế của ông Putin.


COI CHỪNG PUTIN NHƯ CON THÚ BỊ THƯƠNG
tka23 post

Putin không phải là người tốt- cũng không phải là lãnh đạo giỏi
Vâng , tôi nói điều này  ... và  cách đây tám tháng chính phủ Mỹ về căn bản bắt đầu nói  , khi nước này cùng  với các quốc gia phương Tây khác trong việc áp đặt một loạt,  các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Putin của Nga.
Các biện pháp trừng phạt làm tổn  thương Nga đôi chút, nhưng giá dầu rơi tự do hôm nay đồng rúp sụp đổ và  quốc gia Nga  đối đầu với một cuộc suy thoái , thậm chí trầm trọng .
Đọc thêm Sự sụp đổ của Nga trong 3 bảng xếp hạng

Đây có lẻ đúng  với khuyến cáo của chính phủ Mỹ và các nhà đầu tư cũng như ngay cả khi Nga đã là nước dân chủ thực sự chi phối bởi các nhà lãnh đạo thiếu  trách nhiệm.

Nhưng nó tồi tệ hơn. Xấu  hơn.
Vladimir Putin  giống hệt  như một nhà độc tài Mỹ Latin  chứ không phải là một chính khách. Hãy suy nghĩ về ông : Ông đã thực thi quyền lực  của mình bằng mật vụ, củng cố quyền lực của mình với vòng tay của những người ủng hộ siêu giàu có, và ông nhốt đối thủ chính trị đối lập trong nhà tù .

Đọc thêm nền tảng bán lẻ FXCM ngừng thương vụ đồng rúp

 Putin có vẻ giống như một Augusto Pinochet hay Juan Perón ... nhưng với quyết tâm sắt đá hơn nhiều, với một quân đội hung mạnh , và trang bị bom nguyên tử.


Nhưng  rất rõ ràng và đáng sợ theo như  hồ sơ theo dõi của Putin ,  chính quyền Obama và thậm chí cả các nhà đầu tư vẫn chưa được chuẩn bị cho các mức độ thiệt hại các nhà lãnh đạo Nga   ở Nga , những nước láng giềng  của mình, và trên thị trường tài chính Mỹ.

Không có gì nguy hiểm hơn một con thú bị thương . Vladimir Putin bị thương - và ông không biết kềm chế.

Toàn bộ cuộc phiêu lưu của ông  tại Ukraine năm nay là ví dụ về chỉ cách phá hoại và không thể đoán trước Putin có thể được gì, và  tất cả đã xảy ra khi dầu vẫn giao dịch ở mức 100 USD một thùng.

Đọc thêm Nga cho biết họ sẽ phản ứng nếu Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới
Vì vậy, những gì ông ta có thể làm  bây giờ?
Đối với tất cả chúng ta đều biết, Putin đã thực hiện rất nhiều trong những điều sau đây, nhưng đây chỉ là một phần được liệt kê:

1. Khởi động một cuộc tấn công vào Ukraine hoặc một quốc gia láng giềng

2. Cắt đứt các nguồn năng lượng cho các phần còn lại của châu Âu
3. Khởi động chiến tranh mạng toàn diện , vào các công ty phương Tây và Mỹ và các cơ quan chính phủ
4. Quốc hữu doanh nghiệp nước ngoài hoặc kiểm soát doanh nghiệp  bên trong nước Nga
Câu hỏi đặt ra là: làm Nhà Trắng và NATO nhận ra tình trạng này? Liệu Wall Street làm gì?

Mặc dù một số  chuyên viên  chính trị của Tổng thống Obama sau khi chiến sự bắt đầu vào mùa xuân vừa qua, tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta đang đối phó với một chính quyền  ở Nga họ cho rằng  lệnh trừng phạt không ảnh hưởng  và các cuộc đàm phán  ngoài tầm tay. Hãy nhớ , đây là phát biểu của TT Mỹ  đã nói với tướng lĩnh  cao cấp  của ông  vào đầu năm 2012 rằng ông muốn "linh động  hơn" để đối phó với Nga "sau khi tái đắc cử ." Ông cũng  chế giễu  ứng cử viên Mitt Romney trong cuộc bầu cử cho rằng Nga là một mối đe dọa nghiêm trọng chính sách đối ngoại. Và trong khi John Kerry hiện đang ở vị trí lãnh đạo, điều này  Bộ Ngoại giao cùng mà nghĩ lúc đó là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton muốn làm  một làm   "nút reset" là cần thiết - và thích hợp -  để đối phó với một nhà độc tài  như Putin.
Nhóm cố vấn  Obama  phối hợp với WALL STREET cảnh giác  . Hầu hết các cuộc thảo luận về khả năng của Nga để kéo thị trường  xuống qua cuộc khủng hoảng Ukraine vào đầu năm nay, với sự bất ổn định của  Kremlin là điều khó có thể. Chỉ có những người như Hermitage Capital CEO Bill Browder đã đồng ý khi ông bắt đầu gióng lên hồi chuông báo động trong năm 2006,  về việc chính quyền  tham nhũng và đồng bọn  của Putin trong thế giới kinh doanh trong nước Nga.

Tôi vẫn không chắc chắn  ở Washington và trên Wall Street vẫn chưa nắm bắt được thực tế này: Romney đã đúng. Browder đã đúng. Gần như Putin đã không  thực hiện để duy trì quyền lực .

Chỉ cần tưởng tượng những gì ông  ta sẽ làm  bây giờ khi  ông đang  xử dụng  một cây gậy rất cứng rắn.


BEWARE, PUTIN WOUNDED ANIMAL
Vladimir Putin  is not a good man and not a good leader.


There, I said it ... and the U.S. government basically began saying that eight months ago, when it joined with other Western nations in imposing a series of economic sanctions on Putin's Russia.
The sanctions hurt Russia a bit, but now oil's freefall is causing the ruble to crash and slamming that nation with a guaranteed recession or even depression.
Read More The collapse of Russia in 3 charts

This would be something worthy of extreme vigilance for the U.S. government and investors alike even if Russia were a true democracy governed by at least semi-responsible leaders.

But it's worse. Much worse.
Vladimir Putin has always been a lot more like a petty Latin American dictator than a statesman. Think about it: He made his bones in the secret police, consolidated his power with a ring of super wealthy backers, and he claps political opponents in jail at a moment's notice.

Read More Retail platform FXCM halts ruble trade

In short, Putin is like a Augusto Pinochet or a Juan Perón ... but with much more steely resolve, a massive military, and nuclear bombs.


But even with Putin's extremely visible and frightening track record before us, it's clear the Obama administration and even the investment community is still not prepared for the extent of the damage the Russian leader can unleash on his own people, on his neighbors, and on the U.S. financial markets.

There is nothing more dangerous than a wounded animal. Vladimir Putin is wounded - and he's not known for holding back.

His entire adventure in Ukraine this year is example of just how destructive and unpredictable Putin can be, and that all happened when oil was still trading at $100 a barrel.

Read More Russia says it will react if US imposes new sanctions 
So what could he do now?
For all we know, Putin has already done a lot of the following things, but here's just a partial list:

1. Launch another attack on Ukraine or another neighboring nation

2. Cut off energy supplies to the rest of Europe
3. Launch an all-out cyber war on Western and U.S. companies and government agencies
4. Nationalize foreign-owned or -controlled businesses inside Russia
The question is: do the White House and NATO realize the situation? Does Wall Street?

Despite some political bluster from President Obama  after the hostilities began in last spring, I still think we're dealing with an administration that thinks that light sanctions and negotiations will be enough to keep things from getting out of hand. Remember, this is still the president who told Putin's top lieutenant back in early 2012 that he'd have "more flexibility" to deal with Russia "after my re-election." He's also still the president who mocked Mitt Romney during the election for saying Russia was a serious foreign-policy threat. And while John Kerry is now at the helm, this is still the same State Department that thought then-Secretary of State Hillary Clinton pressing a make believe "reset button" was a good - and appropriate - response to a tyrant like Putin.
The Obama team's lack of vigilance has almost been matched by Wall Street's. Most of the discussions about Russia's ability to drag our markets down centered around the Ukraine crisis earlier this year, with little talk about the overall stability of the nation and Kremlin itself. Only people like Hermitage Capital CEO Bill Browder took the appropriate tone when he started sounding the alarm bells in 2006 about Putin's corrupt government and accomplices in the domestic Russian business world.

I'm still not sure that enough people in Washington and on Wall Street have yet grasped this reality: Romney was right. Browder was right. There is almost nothing Putin hasn't already done to stay in power already.

Just imagine what he'll do now that he's been poked with a very sharp stick. 


Doanh nhân Nga tự tử vì "khủng hoảng đồng rúp"

 
Khách sạn Quốc gia ở Moscow, nơi doanh nhân Nga tự tử bằng súng.

Cảnh sát Moscow – Nga đang điều tra vụ một doanh nhân nước này dùng súng tự tử trong Khách sạn Quốc gia đêm 16-12.

Ông Ivan Shervashidze, người sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp đầu tư, đã để lại một bức thư tuyệt mệnh trước khi dùng súng bắn vào đầu tự sát.
Camera giám sát tại khách sạn đã ghi lại được hình ảnh cuối cùng của nạn nhân. Vụ nổ súng diễn ra lúc 21 giờ tối 16-12 ở Khách sạn Quốc gia, thủ đô Moscow.
Sau khi nghe thấy tiếng súng nổ, nhân viên khách sạn chạy tới và phát hiện ông Shervashidze đã tử vong. Nguyên nhân cái chết của doanh nhân Nga vẫn đang được làm rõ.
Theo một số báo cáo, ông Shervashidze sở hữu một doanh nghiệp bán nhạc cụ và đồng sở hữu một công ty tài chính.
Cuộc khủng hoảng làm mất giá đồng rúp trong tuần này tại Nga khiến ông rơi vào trạng thái hoảng loạn. Đây có thể là lý do ông Shervashidze tìm đến cái chết.
Ngày 16-12, cuộc khủng hoảng tiền tệ của Nga trở nên tồi tệ hơn, với giá trị đồng rúp sụt giảm xuống mức kỷ lục.

1 USD lúc này mua được 80 rúp, trong khi 1 euro mua được 100 rúp khiến các công ty trong nước bán tháo tiền mặt và gây hoảng loạn cho thị trường chứng khoán.
Giới phân tích tài chính nhận định các công ty kinh doanh và cho vay ngoại tệ của Nga sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, cùng với dự báo hàng loạt doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Tờ Washington Post ngày 16-12 đưa ra nhận định Nga có thể phải cầu viện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải cứu nền kinh tế do ảnh hưởng của tỉ giá đồng rúp cũng như sự lao dốc của giá dầu thế giới.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đồng Rúp “bốc hơi” thêm 19% sau pha cứu vãn vô vọng của Nga

 
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Sau việc tăng lãi suất mạnh nhất 16 năm của Ngân hàng Trung ương Nga đã không phát huy tác dụng khi Rúp tiếp tục "rơi" tự do, Bloomberg ghi nhận.

Đây là mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ thời khủng hoảng tài chính năm 1998. Phiên giao dịch cũng đưa Rúp lên vị trí đồng tiền chuyển biến tồi tệ nhất năm 2014. Diễn biến bất thường này cho thấy biện pháp kiểm soát thị trường của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã không phát huy tác dụng.
Sau cuộc họp khẩn diễn ra trong đêm ngày 15/12, CBR đã đột ngột tuyên bố nâng mạnh lãi suất từ 10,5% lên 17%, có hiệu lực kể từ ngày 16/12. 6,5% là quãng tăng dài nhất kể từ thời Nga vỡ nợ năm 1998.
alt
Tỷ giá Rúp/USD tăng chóng mặt chỉ trong vài giờ giao dịch cuối phiên ngày 16/12. Biểu đồ: Marketwatch
Đây là lần nâng lãi suất thứ 6 của Nga trong năm 2014. Ngân hàng cho biết quyết định này được đưa ra nhằm giảm phanh đà sa sút của đồng Rúp, cũng như kìm hãm tình hình lạm phát nhức nhối thời gian gần đây.
"Tôi không biết nói sao. Thật là một thất bại đau đớn dành cho CBR. Nga cần tuyên bố kiểm soát thị trường vốn ngay lập tức. Đây là biện pháp cuối cùng", ông Jean-David Haddad, nhà chiến lược thị trường mới nổi tại tập đoàn OTCex nhấn mạnh.
Chính phủ Nga sẽ nhanh chóng triệu tập một cuộc họp khẩn bàn về tình hình tài chính, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết.
Không ngoại trừ khả năng các nhà chức trách sẽ thông báo về một lệnh siết chắt tiền tệ mới, khi các biện pháp truyền thống như nâng lãi suất và can thiệp thị trường đã nhiều lần không phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế tiền tệ này có thể khiến xếp hạng tín dụng đầu tư của Nga bị hạ bậc, công ty Rogge Global Partners cảnh báo.
Tin xấu về đồng nội tệ đã nhanh chóng loan ra các thị trường khác. Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm nhảy 317 điểm cơ bản lên đỉnh kỷ lục 16,4% chỉ riêng trong phiên ngày 16/12.
Chỉ số RTS Index trên thị trường chứng khoán Nga tụt xuống đáy thấp nhất hơn 5 năm.
Càng làm tình hình thêm tồi tệ, giá dầu thô Brent trôi theo dốc, mất thêm 3,6% xuống còn 58,86USD/thùng trong ngày 16/12. Dầu khí là sản phẩm đóng góp hơn 1 nửa doanh thu cho Nga.
Tình trạng này đã thổi lên cơn hoảng loạn trong giới đầu tư. Các ngân hàng ghi nhận nhu cầu đổi Rúp sang USD trong dân Nga tăng cao đột biến.
Cá biệt, ngân hàng Khanty-Mansiysk Otkritie Bank - chi nhánh bán lẻ của ngân hàng tư nhân lớn thứ hai Nga - cho biết nhu cầu đổi tiền tăng gấp 3 đến 4 lần so với trung bình vào ngày 16/12.
Nga có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát vốn, bao gồm tạo hàng rào gây khó khăn khi đổi nội tệ sang ngoại tệ.
Một lựa chọn khác là yêu cầu các công ty xuất khẩu chuyển một phần thu nhập sang đồng Rúp, ông Per Hammarlund, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường mới nổi tại công ty SEB nhận xét.
Tính từ đầu năm tới nay, Rúp đã mất giá 55%, mặc cho CBR rót tới 81 tỷ USD cứu vớt đồng nội tệ. Hiện kho dự trữ ngoại tệ của Nga đã chạm đáy 5 năm tại 416 tỷ USD.
"Một khi biện pháp nâng bổng lãi suất cũng vô tác dụng, thì không còn 'thuốc' gì dành cho Rúp, kể cả can thiệp thị trường.
Rút tiền từ dự trữ ngoại tệ giờ cũng vô ích", ông Artem Roschin, chuyên gia giao dịch ngoại hối tại công ty Aljba Alliance chỉ ra.
"Khó làm lắng dịu cơn hoảng loạn khi ai cũng đặt cược vào đồng Rúp sụp giá. Ngân hàng Trung ương Nga đã ra tay quá muộn.
Khi nền kinh tế và giá dầu còn chưa ổn định, Rúp sẽ không tài nào ngóc lên được", ông Vadim Bit-Avragim, nhà quản trị tiền tệ tại công ty Kapital Asset Management nhận xét.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tổng thống Obama “phân vân ”, chưa ký tiếp dự luật trừng phạt Nga

 
Tổng thống Mỹ Obama đang đau đầu với một dự luật mới cho phép trừng phạt bổ sung đối với Nga Ảnh: Reuters

Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Barack Obama vẫn chưa quyết định đặt bút ký dự luật cho phép trừng phạt bổ sung chống lại Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine vừa được lưỡng viện Mỹ phê chuẩn gần đây.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, chính quyền Obama vẫn đang xem xét và cân nhắc về vấn đề này trong vài ngày qua.
Giới chức Nhà Trắng cho biết, họ quan ngại sâu sắc về hành động của Nga ở Ukraine, nhưng muốn cân nhắc thêm để áp đặt cơ chế trừng phạt sao cho hoạt động kinh doanh của Mỹ, thị trường dầu mỏ quốc tế và nền kinh tế toàn cầu ít bị tác động nhất.
Trước đó, Tổng thống Obama từng nhấn mạnh, ông phản đối việc áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa chống lại Nga trừ phi châu Âu cũng "đồng hành" cùng Mỹ.
Mới đây, lưỡng viện Mỹ vừa thông qua "Đạo luật Hỗ trợ Tự do cho Ukraine", trong đó cho phép viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD (bao gồm vũ khí sát thương và không sát thương) cho chính phủ Kiev cũng như áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Người đỡ đầu của dự luật này, Nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker và Nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Menendez nhấn mạnh, họ hy vọng Tổng thống Obama sẽ đặt bút ký dự luật.
Thậm chí, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tỏ ra sốt ruột đã ban hành một tuyên bố kêu gọi Tổng thống Obama sớm ký dự luật hôm qua.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Các đi gia Nga mt 50 t USD trong "chp mt"

Các t phú Nga đã mt 50 t USD trong năm nay vì cơn ác mng kinh tế đang bt đu.
putin cronies
Các t phú Nga đã mt 50 t USD trong năm nay vì cơn ác mng kinh tế đang bt đu. nh: CNN
Phương Tây trng pht, giá du xung thp cùng s mt giá ca đng rúp đã khiến hàng t USD ca 15 người giàu nht nước Nga rng rơi trong chp mt. Dưới đây là nhng con s c th th hin s tn tht đáng lo ngi này, theo s liu ca Bloomberg.
Leonid Mikhelson
Ch tch hãng sn xut khí đt Novatek thit hi nng n nht. Ước tính các khon đu tư ca hãng đã thu hp khong 8,7 t USD, tương đương tn tht gn 50%.
Novatek là mt trong nhng công ty đu tiên v M trng pht do cuc khng hong Ukraine.
Vladimir Lisin
Ch tch và cũng là c đng ln nht ca Công ty thép Novolipetsk Steel này cũng tng là người giàu nht nước Nga, đã mt 7 t USD, tương đương gn 50% tng tài sn ca ông.
Hin ông Vladimir Lisin còn gi vai trò Phó ch tch y ban Olympic Nga và Ch tch Liên đoàn Bn súng châu Âu.
Alisher Usmanov
Đi gia kim loi này đang s hu t nht báo Kommersant ca Nga. Năm 2011, ông thng tay sa thi v Tng biên tp cho phép xut bn bc nh xúc phTng thng Nga Vladimir Putin.
Trong năm nay, ông Usmanov đã thit hi 6,4 t USD.
Ông kim soát 48% công ty Metalloinvest vn là công ty sn xut qung st ln nht nước Nga. Ngoài ra ông cũng là mt c đông ca Twitter và Airbnb, đng s hu câu lc b bóng đá Arsenal (Anh).
Andrey Melnichenko
T phú than đá và khoáng sn này cũng nm trong s các đi gia Nga cm nhn sâu sc s lnh lùng clnh trng pht t phương Tây và giá du gim. Ông đã thit hi gn 40% tài sn, tc khong 5,8 t USD.
V ông là cu siêu mu Serbia s hu mt trong nhng siêu du thuyn được khao khát nht thế gii mang tên the A.
Sergey Galitsky
Ông ch đng thi là nhà sáng lp thương hiu bán l thc phm ln nht nước Nga Magnit đã mt hơn 5 t USD. V đi gia mê bóng đá này ni tiếng vì hành đng đ hơn 250 triu USD cho CLB đa phương mang tên Krasnodar và đang xây dng mt hc vin th thao.
Theo Bloomberg, riêng biến đng trong ngày 15-12 đã khiến v t phú đã thit hi 855 triu USD khi đng rúp lâm vào tình trng rơi t do.
Vagit Alekperov
Ch tch công ty du khí khng l Lukoil ca Nga tng là b trưởng năng lượng Liên Xô cũ.
Lukoil cũng là mt trong nhng công ty tư nhân đu tiên b M áp đt trng pht liên quan tkhng hong Ukraine.
Tài sn ca t phú Vagit Alekperov đã gim 4,9 t USD, tc gim 40% so vi năm ngoái.
Mikhail Fridman
Tài sn ca v t phú này đã bc hơi 3,5 t USD. V đi gia này pht lên nh thương v bán TNK-BP cho Rosneft. Cùng vi đi tác ln German Khan, Fridman đang kim soát Alfa Bank ngân hàng cho vay tư nhân ln nht nước Nga.
Vladimir Potanin
Cu phó th tướng Nga hin đang là người đng đu nhà sn xut nickel ln nht thế gii Norilsk Nickel. Tài sn ca ông mt 2,8 t USD qua đt biến đng năm nay, tc gim khong 20%.
Ông Potanin là mt trong nhng người ng h Nga đăng cai Thế vn hi Mùa Đông Sochi 2014 và đu tư rt đm vào d án phát trin làng Olympic.
German Khan
V t phú là mc đông ln ca Alfa Bank sau khi bán c phn ti TNK-BP cho Rosneft ly 3,3 t USD năm 2013.
German Khan đã thit hi 2,5 t USD trong năm 2014, tương đương 22% tài sn.
Mikhail Prokhorov
Tp đoàn Onexim ca t phú Prokhorov có c phn ln trong các lĩnh lc ngân hàng, năng lượng và khai thác mca Nga. Ông đã thit hi 2,4 t USD.
Ngoài ra, ông Prokhorov còn s hu đi bóng r Brooklyn Nets (M). Hi đu năm nay, ông đã cân nhc chuyn công ty s hu đi bóng này v Nga đ ph hp vi kêu gi ca Tng thng Putin đi vi nhng công ty ca Nga đt nước ngoài.

Đ Quyên (Theo CNN)











No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List