Hướng
đi nào để Kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Anh
Vũ, thông tín viên RFA
2014-12-26
2014-12-26
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nền Kinh tế thị trường
XHCN (ảnh minh họa)
Tại hội thảo khoa học
“Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc
tế và gợi ý đối với Việt Nam” tổ chức ngày 22.12.2014. Nói về Kinh tế VN, Thứ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng "Chúng ta đang đi mà
không biết đi đâu!".
Vậy hướng đi nào để kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Vậy hướng đi nào để kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Kinh tế mà không có
hướng đi rõ rệt?
Từ năm 1986, VN đã tiến
hành cải cách Kinh tế để chuyển từ nền Kinh tế Kế hoạch hóa sang Kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Trong gần 30 năm qua,
cho dù VN đã tiến hành việc cải cách trên nhiều lĩnh vực, như cải cách doanh
nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng nền KT vẫn
tiếp tục phát triển chậm.
Theo Thời báo KT Sài
gòn, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết, Hàn Quốc thời thập niên 1960
kinh tế của họ cũng chỉ tương tự như VN. Sang đến thập niên 1980, Hàn Quốc đã
bước vào giai đoạn 2 của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn
một. Và cho đến nay, họ đã bước sang giai đoạn 3 thì VN vẫn ở giai đoạn 1.
Tôi cứ suy nghĩ mãi một
điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không
bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được
Thứ
trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Chí Dũng
Ngày 22.12.2014, tại hội
thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập:
Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta
đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi
nhanh và bền vững được”
Bình luận về phát biểu
trên của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Nguyễn Quang A Nguyên Viện
trưởng Viện phản biện IDS nhận xét:
“Câu nói của ông Thứ
trưởng Bộ KH – ĐT rất chí lý, nó đánh thẳng vào cái mà ông Tổng BT Nguyễn Phú
Trọng trong suốt 10 năm qua và tới Đại hội Đảng lần thứ XII này ông ấy vẫn
cương quyết bắt Đảng CSVN phải theo là nền Kinh tế thị trường XHCN. Cái mà thực
sự chẳng ai biết nó là cái gì, không biết mục tiêu là gì, thì đúng như
ông Thứ trưởng ấy nói.”
Tư duy lãnh đạo là
nguyên nhân dẫn tới Kinh tế VN trì trệ không phát triển được, Chuyên gia KT Bùi
Kiến Thành thấy rằng lãnh đạo VN cần phải thay đổi tư duy một cách tích cực,
nếu không muốn đất nước tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Ông Bùi Kiến Thành nói:
“Bây giờ các vị lãnh đạo
đi ra nước ngoài cũng vẫn nói Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, yêu
cầu Mỹ yêu cầu Châu Âu và khắp mọi nơi mà các vị đến, yêu cầu công nhận chúng
tôi là nền kinh tế thị trường. Như vậy rõ ràng chúng ta muốn hội nhập vào nền
kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng mà tiếp theo câu đó nó có sự không ăn
khớp, tức là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vấn đề này tư duy chưa
rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh tế
thị trường được nữa?”
ông Tổng BT Nguyễn Phú
Trọng trong suốt 10 năm qua và tới Đại hội Đảng lần thứ XII này ông ấy vẫn
cương quyết bắt Đảng CSVN phải theo là nền Kinh tế thị trường XHCN. Cái mà thực
sự chẳng ai biết nó là cái gì, không biết mục tiêu là gì
TS.
Nguyễn Quang A
Sự cần thiết của một nền
Kinh tế Tư nhân
Trả lời câu hỏi để Kinh
tế VN phát triển nhanh, mạnh và bề vững thì KT VN cần phải đi theo hướng nào?
TS. Nguyễn Quang A cho
rằng, nền kinh tế thị trường gắn với định hướng XHCN là sự biểu hiện sự ôm đồm
không cần thiết của nhà nước. Đây là cái cần phải xóa bỏ ngay lập tức.
TS. Nguyễn Quang A nhấn
mạnh:
“Cái thứ nhất là phải
triệt để xóa bỏ đường lối sai lầm của Đảng CSVN là: KT Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Trên cơ sở đó có thể vạch ra các chính sách kinh tế thúc đẩy cho sự phát
triển của khu vực KT Tư nhân trong nước và tạo điều kiện cho chúng hoạt động
ngang ngửa, sòng phẳng và bình đẳng với các thành phần KT khác. Chỉ có trên cơ
sở đó thì nền KT của VN mới phát triển một cách bền vững.”
Chuyên gia kinh tế Phạm
Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng trong
thời gian qua khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra hoạt động không hiệu quả, cho dù
nhà nước đã hỗ trợ cho họ rất lớn về mọi mặt.
Từ Hà nội, bà Phạm Chi
Lan cho biết:
Nền Kinh tế thuộc sở hữu
tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền kinh tế
chung phát triển
TS.
Nguyễn Quang A
“Hiện nay doanh
nghiệp nhà nước vẫn chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng
các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải
làm ra lợi nhuận và hoạt động của các khu vực đó phải có hiệu quả cao. Khi họ
thua lỗ thì nhà nước ra tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực
sự cũng như động lực để cạnh tranh ”
Trả lời câu hỏi về vai
trò của khu vực KT Tư nhân trong sự phát triển chung của nền Kinh tế VN thế
nào?
TS. Nguyễn Quang A cho
rằng, nên hiểu bất cứ nhà nước nào cũng phải can thiệp vào thị trường bằng
chính sách của mình. Do vậy, đừng lo ngại việc Nhà nước không kiểm soát được
khu vực KT Tư nhân.
TS. Nguyễn Quang A nói
với chúng tôi:
“Nền Kinh tế thuộc sở
hữu tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền
kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong
một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà
thôi.”
Theo báo VnEconomy cho
biết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Chỉ có
xây dựng khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm
cho đất nước và doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi ngõ ngách
của cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội và làm cho chúng ta bớt
lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác”
Chỉ có xây dựng khu vực
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm cho đất nước
Bộ
trưởng Bộ KH và ĐT Bùi Quang Vinh
Nói về biện pháp hiệu
quả nhất để có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong khu vực KT Tư nhân?
TS. Nguyễn Quang A khẳng
định:
“Tôi nghĩ biện pháp quan
trọng nhất là phải xóa bỏ tất cả những cái ưu ái, trước hết là các ưu ái đối
với DN Nhà nước, thậm chí cả những ưu ái đối với DN Đầu tư nước ngoài. Tôi
không nghĩ các DN Tư nhân cần có sự hướng dẫn hay hỗ trợ của Nhà nước, tôi tin
họ sẽ tự lo lấy của họ. Song cái quan trọng là phải để cho nó có một môi trường
thông thoáng và không bị ai chèn ép.”
Đường lối phát triển
kinh tế quốc gia có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và kích thích nền kinh
tế phát triển. Nếu chính sách kinh tế không rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính
khoa học mà chỉ nhằm thể hiện cho mục đích chính trị thì chắc chắn nó sẽ trở
thành lực cản khiến nền kinh tế sẽ không thể phát triển.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.