Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, April 28, 2014

Phận " bóng hồng " mưu sinh nơi cảng cá Tiến nhanh, tiến mạnh XHCN


Date: Thu, 24 Apr 2014 21:02:33 -0700
From: sangthai
Subject: Phn " bóng hng " mưu sinh nơi cng cá

Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường Xã Hội Chủ Nghiã

Lần đầu tiên Hiền GC thấy thuyền thúng là ở đây, cảng cá Thọ Quang không có cầu cho ghe cập vào nên dân đánh cá di chuyển ra vô đều bằng thuyền thúng .


 
Ảnh copy: bảy Hiền

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá

Thức dậy từ lúc 3 giờ sáng, họ ồ ạt mưu sinh nơi cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Những phụ nữ này mỗi người một việc. Người khuân vác, rửa cá, gánh cá, phân loại cá; kẻ bán đồ ăn, thức uống cho những người lao động. Mỗi ngày thu nhập của họ chỉ vỏn vẹn 100 ngàn đồng.
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 1
Từ 3 giờ sáng, tại bến cá Thọ Quang có rất đông phụ nữ đến đây để làm việc.

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 2
Lựa chọn tôm để bán cho các nhà hàng, quán ăn.

Cảng cá Thọ Quang là nơi tập trung những thuyền đánh bắt cá gần bờ. Từ 4 giờ chiều, các tàu cá lại tất bật ra khơi, cho đến 3 giờ sáng ngày hôm sau thì cập bến Thọ Quang, mang theo các loại hải sản như tôm, cá, mực đong đầy cả khe thuyền.
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 3
Cảng cá là nơi mưu sinh của phụ nữ làng chài.

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 4
Tranh thủ ăn lót dạ ngay trong lúc làm việc.

Bà Nguyễn Thị Hà ( SN 1950), mưu sinh bằng nghề gánh cá thuê cho biết:“Chúng tôi phải dậy từ 3 giờ sáng ra đây đợi tàu, chờ khi cập bến thì khiêng cá xuống bến. Tùy theo công việc được giao mà tiến hành làm cho xong việc thôi”.
Theo bà Hà thì 1 thuyền có khoảng 10 người tham gia vận chuyển hải sản. Mỗi người đều có 1 công đoạn riêng, người khiêng, người lựa, người rửa hải sản…
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 5
Ướp đá để cá giữ được độ tươi.

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 6
Nhặt cá vụn để bán cho công ty thức ăn gia súc.

Trước khi các tàu cá cập bến, từ nửa đêm, từng tốp người với đầy đủ dụng cụ đã đổ về đây chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bà Hà cùng với đồng nghiệp của mình vẫn xuống cảng gánh cá thuê để kiếm vài đồng giắt lưng.
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 7
Những con cá tươi ngon bán cho các tiểu thương ở chợ.

Khi hỏi về tiền thù lao, bà Hà buồn rầu đáp: “Làm việc quần quật từ tờ mờ sáng cho đến 9 giờ, tiểu thương trả cho 100 ngàn đồng. Chủ hàng nào thương thì cho thêm vài con cá về cải thiện bữa ăn. Nhiều lúc biển động không có cá thì công việc ít hơn, tiền công chỉ được vài ba chục".
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi
 cảng cá 8
Các quán ăn phục vụ tại chỗ cho các chị em.

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 9
Một người phụ nữ thoăn thoắt bóc tôm.

Những tiếng động cơ của ghe tàu dưới thuyền rền vang. Tiếng gọi nhau í ới của đội quân bốc vác đã phá tan bầu không khí đêm yên tĩnh. Không chỉ có những những người làm thuê mà cả những người nhà của tàu cá và các tiểu thương đến tại bến để thu mua.
Bà Phan Thị Hoa ( tiểu thương Quảng Nam) tâm sự: “Đến tận nơi thu mua thì hải sản sẽ tươi ngon và rẻ hơn. Nhưng bù lại phải chịu cực tí, dậy sớm và tự mình bỏ công ra chọn hải sản. Nhiều lần vượt hàng chục cây số mà đến bến không cá vậy là phải về lại, trong lòng ấm ức lắm. Nhưng cái nghề buôn bán mà phải có bữa được bữa mất”.
Phận  “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 10

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 11
Cụ bà rửa thau kết thúc 1 ngày làm việc.

Sau khi được chọn lựa xong, những loại hải sản tươi ngon sẽ được các tiểu thương thu mua tại chỗ hoặc chở đến các mối tại các chợ tại Đà Nẵng. Còn những loại hải sản kém chất lượng, chủ tàu thuê nhân công làm ngay tại chỗ rồi bán cho các công ty thức ăn gia súc. Loại hải sản này người trong nghề gọi là cá vụn.
Bà Trần Thoa ( 55 tuổi) cho biết: “Đa phần những nhân công làm cá vụn như chúng tôi đều là những phụ nữ nghèo và là lao động chính trong gia đình. Chồng đi biển nên chúng tôi ở nhà nuôi con và làm kinh tế. Cũng có những người không có chồng, chồng mất, một mình họ nuôi con ăn học”.
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 12
Người phụ nữ này đang cân, chia cua cho khách.

Vừa nói xong, cô Thoa chỉ tay sang 1 người phụ nữ bên cạnh. Đó là bà Nguyễn Thị Phượng ( SN 1953) trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Thân hình bà gầy còm, khuôn mắt hốc hác, đôi tay nhăn nheo thoăn thoắt bóc đầu tôm.
Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 13
Trở về sau giờ làm việc mệt nhọc.

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 14
Rửa hải sản trên biển

Bà Phượng tâm sự: “Ngày trước vợ chồng tôi sống bằng nghề biển, thế nhưng gia đình không hạnh phúc rồi chồng tôi ly dị, 1 mình tôi phải nuôi 3 đứa con ăn học. Tôi đến đây phụ gánh cá, rửa cá để kiếm thêm thu nhập. Ai kêu cái gì thì làm cái đó để có tiền mua lon gạo, sống qua ngày”. 

Bản thân cô Phượng lại mang trong mình căn bệnh đau lưng, thế nhưng gần 20 năm qua cô chưa bao giờ có giây phút nghỉ ngơi.

Phận “bóng hồng” mưu sinh nơi cảng cá 15
Tiếp thị thức ăn ngay tại chỗ.

Phận “bóng  hồng” mưu sinh nơi cảng cá 16
9 giờ sáng bến cá bắt đầu thưa người dần.

Những người phụ nữ làm nghề này có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung là chấp nhận bám trụ ở cảng cá để kiếm sống. Trong số họ, có những người làm việc tại cảng cá từ khi tóc còn xanh, nay đã bạc. Giữa phiên chợ cá tấp nập, nụ cười vẫn nở rộ trên đôi môi của những phận nữ làm thuê nơi cảng cá.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List