Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, April 28, 2014

Tiệm vàng bị kiểm tra, dư luận dậy sóng

Tiệm vàng bị kiểm tra, dư luận dậy sóng

An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-04-27
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
annhien04272014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
tiem_vang_hoang_mai-305.jpg
Công an kiểm tra tiệm vàng Hoàng Mai ở số 384 đường Bùi Hữu Nghĩa, P.2, Q.Bình Thạnh, TP.HCM hôm 24/4/2014.
Courtesy ĐSPL

Dư luận trong nước đang bức xúc rất nhiều về việc công an cưỡng chế tài sản cá nhân của người dân qua hành động kiểm tra tiệm vàng Hoàng Mai vừa qua mà không có một lý do thỏa đáng để trấn an dư luận.
Sự việc mới xảy ra vào trưa ngày 24/4/2014, tiệm vàng Hoàng Mai đang kinh doanh tại tầng trệt số nhà 384 đường Bùi Hữu Nghĩa - P.2 - Q.Bình Thạnh –Tp  .HCM thì bất ngờ bị một số đông công an điều tra được trang bị vũ khí khám xét nhà, lập biên bản tịch thu trên 14,000 USD, niêm phong tài sản cá nhân của bà Nguyễn Thị Thanh Mai - chủ tiệm vàng - 559 lượng vàng.

Khám xét trái pháp luật

Theo quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật vào ngày 23/4/2014, nhưng việc khám xét điều tra tại tiệm vàng Hoàng Mai lại xảy ra vào trưa ngày 24/4/2014. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai chủ tiệm vàng cho biết việc khám xét như vậy là trái pháp luật:
“Chị thì không có kinh doanh cái gì hết mà người ta cũng không có bắt quả tang chị kinh doanh cái gì cả. Chị không hề kinh doanh cái gì gọi là đô la hay vi phạm pháp luật gì hết mà người ta không có bằng chứng gì mà chị vi phạm hết, vậy mà công an với gần hơn 20 người có đeo súng, xuống đàn áp khống chế, bắt chị mở tất cả các tủ từ trên xuống dưới.
Quyết định ngày 23, nhưng xuống khám xét nhà chị là ngày 24, thì ngay tại thời điểm ngày 23, chị không có vi phạm pháp luật, đến ngày 24 mới xuống mà thực tế chị cũng không vi phạm cái gì hết.
-Bà Nguyễn Thị Thanh Mai
Chị thì chị không biết như thế nào mà chị thấy nó sai pháp luật ở cái chỗ là ra quyết định ngày 23 mà ngày 24 mới xuống khám xét, trong khi ngày 23 chị không có vi phạm, mà ngày 24 chị cũng không có vi phạm. Quyết định ngày 23, nhưng xuống khám xét nhà chị là ngày 24, thì ngay tại thời điểm ngày 23, chị không có vi phạm pháp luật, đến ngày 24 mới xuống mà thực tế chị cũng không vi phạm cái gì hết.”
Bà Mai cho biết công an đã khống chế, bắt buộc Bà phải mở hết tất cả các tủ đựng tài sản cá nhân để họ kiểm tra. Và Bà Mai đã ủy quyền cho luật sư làm đơn khiếu nại yêu cầu phía công an điều tra phải mở niêm phong trả lại số vàng và số tiền đô la Mỹ vì đó là tài sản cá nhân:
“Nó bắt chị - khống chế chị - đàn áp chị, bắt chị đi từ trên xuống dưới, mở tất cả các tủ, mà trong khi qui định của pháp luật là người dân có quyền cất giữ vàng, mà vàng của chị cất giữ tủ cá nhân của chị cũng bị mở và đem ra và đòi đem đi. Do chị không đồng ý đem đi, cuối cùng họ niêm phong mà trong khi không có bằng chứng chị mua bán gì hết đó, mà trong khi họ không có bằng chứng gì hết nguồn mua bán 100 đô. Nguồn tài sản của chị, tủ riêng của chị, tủ cá nhân của chị thì họ không có quyền đem đi, họ niêm phong thì bây giờ chị đang làm đơn khiếu nại yêu cầu họ xuống tháo niêm phong.”
duongcongkien-250.jpg
Ông Dương Công Kiên, người được bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Giám đốc Công ty Hoàng Mai, ủy quyền tiếp xúc với báo chí hôm 27/4/2014. Courtesy TNO.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định, kể từ ngày 25/5/2012, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. Theo đó, NHNN đã chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng Quốc gia. SJC cũng là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng. Và cho đến hiện nay, thì việc kinh doanh vàng miếng, trao đổi ngoại tệ tại Việt Nam chỉ dành cho một số Ngân hàng nhà nước mới được quyền kinh doanh loại vàng thẻ và các giấy tờ có giá trị ngoại hối. Việc kinh doanh này, đang làm giàu cho một nhóm lợi ích và làm cho hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ phải đi đến phá sản với điều luật kinh doanh vàng – trao đổi ngoại tệ độc quyền. Nhà báo Huy Đức chia sẻ trên facebook:
“Khi cấm người dân ‘thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng và ngoại tệ’(một quyết định đúng) lẽ ra phải cho phép các tiệm vàng mua bán ngoại tệ để người dân, khách nước ngoài dễ dàng đổi ngoại tệ ra tiền đồng, đằng này lại chỉ tạo độc quyền cho một số "đại gia". Chỉ vì một quyết định hành chánh mà nếu nó được áp dụng có thể khiến cho một doanh nghiệp nhỏ "tán gia bại sản" thì không thể coi đó là một quyết định đúng đắn trong nền kinh tế thị trường của nhà nước pháp quyền. Chính sách quản lý vàng miếng và quản lý ngoại tệ hiện đang có nguy cơ bị những người thi hành lạm dụng, biến chúng trở thành một thứ "Chỉ thị Z-30" của thời 1983.”

Quy định chồng chéo

Chủ tiệm vàng nữ trang Kim Thành đang kinh doanh tại Quận 11- Tp. HCM cho chúng tôi biết vì không muốn gặp rắc rối với công an, nên đã không dám kinh doanh vàng miếng, và buôn bán ngoại tệ:
Giấy kinh doanh sao mình làm vậy, nhưng mà đô thì họ cấm thì mình làm theo, họ cấm cái gì thì mình chấp hành theo cái đó đi chứ để mắc công rồi nó phiền hà, phiền phức lắm.
-Một chủ tiệm vàng
“Giấy kinh doanh sao mình làm vậy, nhưng mà đô thì họ cấm thì mình làm theo, họ cấm cái gì thì mình chấp hành theo cái đó đi chứ để mắc công rồi nó phiền hà, phiền phức lắm. Nhiều lúc mình mua bán lu bu vậy, cái họ đến họ niêm phong không cho mua bán rồi mắc công nữa. Hồi xưa thì có bán SJC nhưng bây giờ thì cấm từ lâu rồi nên chị không có bán cái đó với đô chị cũng không bán luôn. Nói chung thì tiền đô người ta đã cấm rồi mình thì bây giờ mình không có bán nữa, chỉ nữ trang là họ không bắt mình được thôi, tại nữ trang mình có giấy kinh doanh đàng hoàng. Bên mua bán nữ trang  mà trong giấy phép kinh doanh là nữ trang không à, chứ không có vàng miếng mà cũng không có SJC.”
Chị chủ tiệm vàng cũng đọc báo trên mạng biết việc tiệm vàng Hoàng Mai bị tịch thu tiền mặt và niêm phong vàng cũng không khỏi bức xúc, Chị chia sẻ:
“Bây giờ tịch thu thì tịch thu, niêm phong thì niêm phong chứ nhưng những cái gì đồ cấm thì người ta phạt cứ phạt, còn những cái đồ không ấy thì phải trả lại cho người ta chứ. Chẳng hạn như họ thu tiền Việt, thí dụ bao nhiêu tỷ thì phải trả lại họ bao nhiêu tỷ chứ không lẽ giờ tịch thu của người ta.”
Một người làm việc trong tiệm vàng Hoàng Mai bức xúc cho chúng tôi biết về việc công an khám xét:
“Nó đi ăn cướp chúng nó đi ăn cướp, rồi tự nhiên nó đưa người ngoài đường vô buôn bán gì với chúng nó, nó đọc lệnh ký xét ngày 23, mà ngày 24 mới vi phạm, ông nội mấy thằng ăn cướp đó, nó có một đội quân khủng bố hùng hậu được chính phủ bảo lãnh.”
Việc khám xét, niêm phong cũng như tịch thu một số lượng lớn ngoại tệ vàng miếng mà không đưa ra lý do chính đáng của công an đã làm dư luận có lý do để lo sợ cho tài sản của mình vì luật lệ, quy định cũng như thông tư luôn chồng chéo và thay đổi liên tục đã và đang diễn ra hiện nay.
Người dân bắt dầu tự hỏi phải chăng biện pháp đánh tư sản đang lần hồi trở lại như những ngày đầu 30 tháng 4 năm 1975 dưới những hình thức khác?


Tâm tư hôm nay mới trải

Huỳnh Thục Vy
Gửi cho BBC từ Buôn Hồ
Cập nhật: 05:13 GMT - thứ bảy, 26 tháng 4, 2014
Phong trào dân sự ở Việt Nam đã có những bước phát triển
Trước nay, tôi vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho xã hội dân sự hơn là đảng phái chính trị. Mặc dù, trong một thể chế dân chủ, cả hai thứ này đều không thể thiếu, và có thể xem chúng là hai trong số những đặc điểm cần thiết của một nền dân chủ: xã hội dân sự và đa đảng.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Sự thiên lệch trong mối quan tâm này xuất phát từ nhận thức cá nhân tôi về hai thiết chế xã hội này.
Khuynh hướng tập hợp lại thành các phe nhóm và đảng phái chính trị luôn dễ dàng và hiệu quả hơn nhu cầu sinh hoạt thiện nguyện, vô vị lợi và độc lập của các hội đoàn dân sự. Nguyên do dễ thấy, đó là, cũng giống như mảng hoạt động kinh tế, mảng sinh hoạt chính trị được hình thành và phát triển dựa trên nguyên tắc chính của nó là Quyền lợi. Với kinh tế, là vì tiền bạc và tài sản; còn chính trị là vì quyền lực chính trị, hay nói rõ hơn là triển vọng quản lý và kiểm soát xã hội.
Còn các hội đoàn dân sự là sự kết hợp của những người cùng sở thích, ý chí, giá trị, nghề nghiệp, nguyện vọng… Họ tập hợp lại để chia sẻ những điểm chung, làm việc nhân đạo, bảo vệ lợi ích và giá trị của thành viên chứ không nhằm tranh giành lợi ích kinh tế lẫn quyền lực chính trị.

Chính trị và dân sự

Khuynh hướng chính của con người tư lợi, đó là một giả định hữu lý và đã được chứng minh bằng kinh nghiệm. Một lý thuyết gia lỗi lạc của thời đại chúng ta - Max Webber - từng nói: “Quyền lợi, chứ không phải ý tưởng, trực tiếp chế ngự hành động của con người”.
Sự kết hợp vì quyền lợi luôn thuận lợi hơn sự tập hợp dựa trên giá trị. Đức tính công cộng trừu tượng không thắng nổi những lợi ích thiết thực.
Các hội đoàn dân sự chỉ có được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để thành viên đủ sống và làm việc chứ không kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù như khi làm kinh tế hoặc chính trị, nếu không muốn nói là đôi khi thành viên phải bỏ tiền túi ra để giữ vững sự độc lập cho hội đoàn mình. Bởi vậy, trong một xã hội dân chủ, trái ngược với các sinh hoạt đảng phái mạnh mẽ, sôi động và hào nhoáng, mảng sinh hoạt xã hội dân sự thực thụ luôn là những bận rộn tầm thường và thiên về nhân đạo.
"Các hội đoàn dân sự chỉ có được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để thành viên đủ sống và làm việc chứ không kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù như khi làm kinh tế hoặc chính trị, nếu không muốn nói là đôi khi thành viên phải bỏ tiền túi ra để giữ vững sự độc lập cho hội đoàn mình."

Trong nhiều bài viết của mình, tôi từng lo sợ rằng: Vì sự an toàn dưới chế độ độc tài, hiện nay các nhóm thuộc đảng phái, phe nhóm chính trị thường hoạt động dưới lớp vỏ xã hội dân sự, điều này dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm: xã hội dân sự phát triển một cách giả tạo, bị khuynh loát và không có đủ sức đặt nền tảng cho một chế độ dân chủ hậu cộng sản.
Thực trạng này rất đáng lo vì nó tiếp tục cản trở nỗ lực đấu tranh đòi Dân chủ và đe dọa làm thất vọng ước muốn Dân chủ, Đa nguyên, Tự do và Nhân quyền của người dân Việt Nam.
Vì thế, đối với xã hội dân sự, tâm tình của tôi gần giống với tình cảm quan tâm và yêu thương của một người dành cho một người bạn nghèo khổ của anh ta. Chỉ đơn giản bởi tâm lý của tôi là thích chú tâm đến những thứ bị mọi người bỏ rơi lại đằng sau, những thứ tầm thường, không bắt mắt và kém hào nhoáng.
Đến bây giờ, vượt qua những lời chụp mũ không căn cứ, tôi vẫn là một người hoạt động độc lập. Tôi có, tất nhiên, nhiều thân hữu thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng tôi không thuộc bất cứ đảng phái hay phe nhóm chính trị nào.
Không phải vì tôi sợ chính quyền mạnh tay đàn áp mà tôi vì tôi muốn dành thời gian trẻ trung và năng động nhất của cuộc đời mình cho “người bạn nghèo khổ” ở đất nước này.

Có thể hoạt động độc lập được không?

Liệu có tách rời đấu tranh dân sự và chính trị được không?

Làm một người hoạt động độc lập, điều đó dĩ nhiên khiến tôi gặp nhiều khó khăn hơn nhiều người khác. Quý vị có thể hình dung bối cảnh có những người ngồi trên thuyền lớn để vượt bão, còn những người hoạt động độc lập như chúng tôi chỉ ngồi trên những chiếc ghe nhỏ và mục nát. Thỉnh thoảng chúng tôi nhận được một vài sự giúp đỡ, khuyến khích và tư vấn từ các cá nhân riêng lẽ; nhưng nói chung là chúng tôi chỉ có một mình.
“Một mình” không phải là không có bạn bè mà là không có một thế lực chính trị nào đứng đằng sau chúng tôi ngoài những tấm lòng của từng cá nhân có tri thức, uy tín và tâm huyết với đất nước.
Hoạt động độc lập đã khó, làm việc trong một tổ chức độc lập còn khó khăn gấp bội.
Cuối năm 2013, tôi trở thành thành viên của một tổ chức bảo vệ Nhân quyền của phụ nữ mang tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Một tổ chức độc lập, ra đời trong hoàn cảnh chế độ độc tài sợ hãi bất cứ sự tập hợp nào của người dân Việt Nam, tất nhiên gặp phải nhiều trở ngại.
An ninh cộng sản đe dọa nhiều thành viên của chúng tôi, đòi họ rút tên khỏi Hội. Sự sách nhiễu đó gây nhiều tổn thất cho Hội nhưng nó không khiến chúng tôi được truyền thông chú ý và bênh vực. Dư luận viên thì chụp mũ chúng tôi là tổ chức ngoại vi của đảng này, đảng khác. Nhiều người ủng hộ chúng tôi quay sang nghi ngờ. Nhiều người đấu tranh khác, vì thiếu thông tin, thì nghĩ chúng tôi là “quốc doanh” vì “chưa thấy chúng tôi bị đàn áp gì cả”.
Quả tình, đối với những con người từng chịu nhiều mất mát và thậm chí là đau khổ bởi chế độ này như cô Dương Thị Tân, chị Lê Thị Công Nhân, cô Trần Thị Hài, chị Trần Thị Nga …, thì việc nghi ngờ Hội chúng tôi “quốc doanh” đồng nghĩa với sự xúc phạm nghiêm trọng. Chỉ vì người ta không nhìn thấy những đàn áp ngấm ngầm nhưng không kém mạnh mẽ mà chúng tôi phải chịu và một phần vì cái xu hướng tâm lý: những người bị đàn áp mạnh và được truyền thông ủng hộ hơn thì có thẩm quyền đạo đức hơn. Và chúng tôi còn gặp vô số những khó khăn về mặt kỹ thuật khác.

"Việc mặc định sự nghi ngờ ngay từ đâu đối với quyền lực chính trị không những là trí khôn ngoan mà còn là phẩm chất của con người trong các xã hội dân chủ."

Là một tổ chức bảo vệ Nhân quyền, chúng tôi bị chính quyền cộng sản thù ghét vì họ nghĩ chúng tôi đang cố tập trung lực lượng làm xói mòn quyền lực độc tôn của họ. Là một tổ chức độc lập, chúng tôi bị các đảng phái, phe nhóm chính trị đả kích vì chúng tôi không nằm trong phạm vi chi phối và kiểm soát của họ. Vậy là chúng tôi phải xoay xở rất vất vả trong một mớ những trở ngại về tài chính, kỹ thuật tổ chức và trục trặc nội bộ.
Nhưng bất chấp những khó khăn, chúng tôi tin tưởng rằng sự làm việc tận tụy và công tâm sẽ mang lại uy tín; chứ không phải ngược lại, uy tín và tiếng tăm sẵn có không nhất thiết song hành với sự công tâm và tử tế. Mặc dù hành động con người chủ yếu bị điều khiển bởi quyền lợi, nhưng là những con người có lý trí và khát vọng tốt đẹp, chúng ta phải cố gắng để cân bằng giữa hai thái cực: quyền lợi và sự công tâm.
Đó là lời chia sẻ mạo muội của tôi tới tất cả những người bạn đồng chí hướng đấu tranh cho Dân chủ và các cơ quan truyền thông Tự do đang gánh vác trên vai mình trách nhiệm to lớn: lên tiếng bảo vệ Tự do và Nhân quyền.
Mỗi một ngày trôi qua, tôi thấy mình lớn lên. Tôi đã trải nghiệm những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu ngấm ngầm trong tất cả các thiết chế do con người lập nên. Có những vận động ngầm, những toan tính thuần về quyền lợi, những kết nối khuất tất giữa các thế lực chính trị đang diễn ra, đang chảy dưới lòng sông, dù mặt sông phẳng lặng và đẹp đẽ.
Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng rằng những nhà hoạt động và trí thức Việt Nam độc lập có đủ tri thức và lương tri để quan sát những diễn biến này. Vì vai trò của giới trí thức thực sự trong mọi quốc gia là giám sát các hoạt động quyền lực chính trị để bảo vệ nền dân chủ. Việc mặc định sự nghi ngờ ngay từ đâu đối với quyền lực chính trị không những là trí khôn ngoan mà còn là phẩm chất của con người trong các xã hội dân chủ.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List