US DOLLAR VẪN GIỮ VỮNG VỊ TRÍ CHƯA THỂ THAY THẾ
===================================
VAI TRÒ DOLLAR QUAN TRỌNG
DO ĐỒNG THUẬN QUỐC TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011. Cập nhật 20.10.2013
Cập nhật 20.10.2013:
Đúng ngày 20.10.2011, nghĩa
là cách đây đúng 2 năm, chúng tôi đã viết một bài về vai trò Quốc tế của đồng
Đo-la nhân khi có ý kiến muốn thay thế nó.
Mới đây, nhân vụ Shutdown và
Trần Nợ Hoa kỳ, Trung quốc lại lên giọng vô lối muốn thay thế đồng Đo-la. Vì
vậy, chúng tôi cho đăng lại bài viết này.
Trước đây, TT.De GAULLES
cũng đã công kích đồng Đo-la và bị TT.NIXON mắng cho:
“…… TT. NIXON đã trả lời TT.De GAULLES bằng
một câu bất hủ: «Đồng
Dollar là Tiền của nước Mỹ, còn nếu đồng Tiền của nước ông có những vấn đề, thì
đó là những vấn đề của nước ông« !”
Từ khi cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế
Thế giới năm 2008 lan tràn mà nguồn gốc là Tín dụng rởm Địa ốc (Sub-Prime
Mortgage Credit) từ Hoa kỳ, một số Chính quyền đã đặt ra vấn đề Ngai vàng Độc
tôn Dollar từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 đến nay. Thậm chí Trung quốc muốn
thay thế đồng Dollar bằng một đồng Tiền quốc tế nào đó phát xuất từ IMF/FMI
(Quỹ Tiền Tệ Quốc tế). Một số Chính quyền cũng hùa theo.
Năm nay 2011, Hoa kỳ và Liên Au lại trải qua
một cuộc Khủng hoảng Tài chánh nữa: NỢ CÔNG (Sovereign Debt) chất chồng tại Mỹ
và nhiều nước thuộc Liên Au. Mấy tháng trước đây, khi Tín dụng Hoa kỳ lần đầu
tiên bị mất cấp bậc AAA, tôi xem Đài Truyền Hình Thụy sĩ TRS1 và thấy một bình
luận gia gốc Hy Lạp nói rằng Dollar sẽ mất vị trí độc tôn và thêm rằng trong
tương lai gần có lẽ phải thay thế vào đó đồng YUAN của Trung quốc ! Nghe và
thấy chói tai nghịch lý bởi lẽ Tiết kiệm là Tư hữu tích lũy trong thời gian lâu
dài dưới dạng một đồng Tiền, nên đồng Tiền ấy tối thiểu phải là đồng Tiền TỰ DO
tôn trọng Tư hữu, đó là đồng Dollar, đồng Euro, đồng Yen hay đồng Franc Thụy
sĩ. Nếu thay vào đó bằng đồng Yuan ĐỘC TÀI quyết định tùy ý bởi một Nhà Nước
độc tài, thì bố ai dám tích lũy Tư hữu của mình bằng đồng tiền độc tài này để
rồi Nhà Nước độc tài kia quyết phá giá làm tiêu tan tài sản tư hữu của mình.
Hôm nay, tôi lại đọc trên Diễn Đàn thấy một
bài do một Tiến sĩ Luật sư viết và trình bầy đồng Dollar như một phương tiện áp
đặt thống trị, bành trướng của Hoa kỳ lên các nước khác trên Thế giới. Thâm chí
Tiến sĩ Luật sư ấy còn coi đồng Dollar từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 như
nguyên nhân của chiến tranh Irak và cái cớ can thiệp quân sự của Hoa kỳ vào
Cách mạng Hoa nhài ở Bắc Phi và Trung Đông. Tôi nhớ lải lời công kích của
STALINE đối với đồng Dollar: “IMPERIALISME DU DOLLAR “!
Hoa kỳ không độc đoán ấn định Dollar
như “Impérialisme du Dollar“
Đọc bài viết của Tiến sĩ Luật sư mà tôi nói ở
phần mở đầu làm lý do để tôi viết bài này như góp ý, tôi cảm tưởng Mỹ đã quá
lợi dụng đồng Dollar như một phương tiện thống trị Thế giới, thậm chí như
nguyên cớ để làm những cuộc chiến tranh từ Irak cho đến can thiệp quân sự tại
những quốc gia Bắc phi và Trung Đông hiện nay. Nếu như vậy, thì lời công kích
“Impérialisme du Dollar“ của Staline là đúng.
Thực ra Hội Nghị Bretton-Woods năm 1944 là
thiện ý của Hoa kỳ và đồng Dollar được Quốc tế hóa làm phương tiện thanh trả
thương mại quốc tế là do các Quốc gia khác chấp nhận chứ không hẳn là Hoa kỳ ấn
định Tiền tệ của mình một cách độc đoán theo công kích của Staline.
Năm 1944, cuối Thế chiến thứ II, các đồng
Tiền mỗi nước Âu châu đều ở trong chế độ Bản Vị Vàng (Régime ETALON-OR) cũng
như đồng Dollar. Tỷ giá giữa các đồng Tiền được định theo lượng Vàng mà mỗi
nước có toàn quyền quyết định một cách độc lập:
Tỉ dụ:
FF.1.-
= 10 gr.or
fin
(FF : Franc Francais )
DM.1.-
= 20 gr.or
fin
(DM : Đức Mã)
Tỷ giá hai đồng Tiền được thiết lập mà không cần qua
trung gian đồng Dollar :
20 gr.or fin
DM.1.-
=
--------------
= FF.2.-
10 gr.or fin
Nhưng Thế chiến thứ II đã làm cho các đồng
Tiền Au châu mất hết Vàng bảo chứng cho Tiền tệ. Chỉ có hai đồng Tiền còn Vàng
làm bảo chứng, đó là đồng Dollar và đồng FS (Franc Suisse). Chính vì vậy, Hội
Nghị Bretton-Woods 1944 là một thiện ý của Hoa kỳ vẫn giữ chế độ Tiền tệ Bản Vị
Vàng (Etalon-OR) với Cải Cách là sử dụng đồng Tiền nào còn Vàng bảo chứng để
làm trung gian thiết lập Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác. Staline không thể kết
án Mỹ là « Impérialisme du Dollar « vì Mỹ để tự do mỗi Quốc gia chọn trung gian
là đồng Dollar hay đồng Franc Thụy sĩ vì hai đồng Tiền này còn Vàng bảo chứng.
Chế độ Tiền tệ Cải cách này được gọi là « Régime Etalon-DEVISE-Or «. Tiếng
DEVISE này có thể là Dollar hay Franc Suisse, nghĩa là « Régime-DOLLAR-Or «
hay « Régime-FRANC SUISSE-Or« .
Tỉ dụ :
USD.1.- có 40 gr.Or.fin làm bảo chứng, FS.1.-
có 20 gr.Or.fin làm bảo chứng. Hai đồng Tiền này có Vàng làm bảo chứng. Còn
những đồng Tiền không có Vàng bảo chứng nữa, thì phải định nghĩa tương đương
với hai đồng Tiền còn Vàng.
Tỉ dụ :
FF.1.-
=
USD.0.20 hoặc
FF.1.-
= FS.0.10
DM.1-
=
USD.0.30 hoặc
DM.1.-
= FS.0.15
Tỷ giá giữa DM và FF sẽ là :
USD.0.30
FS.0.15
DM.1.-
=
------------ =
----------
= FF.1.5
USD.0.20
FS.0.10
Lấy đồng Dollar hoặc Franc Suisse là trung
gian vì Dollar hoặc Franc Suisse còn Vàng bảo chứng, như vậy Tỷ giá giữa Franc
Pháp và Đức Mã không trôi nổi vì có lượng Vàng cố định qua Dollar hoặc qua
Franc Suisse cầm cương. Chế độ Bản Vị Cải cách này « Régime Etalon-DEVISE-Or«
từ Hội Nghị Bretton Woods năm 1944 cũng quy định rằng những đồng Tiền còn Vàng
bảo chứng và được chọn làm trung gian phải tôn trọng « CONVERTIBILITE «, nghĩa
là những đồng Tiền ấy có thể chuyển thành cân lượng Vàng.
Đồng Tiền Franc Suisse có thể đứng ở vị trí
trung gian như Dollar để cầm cương cho Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác. Nhưng
Thụy sĩ quá nhỏ nên không có khả năng bao trùm lượng tiền trung gian khắp Thế
giới. Chính vì vậy các nước khác chọn đồng Dollar chứ không phải Hoa kỳ độc đoán
ấn định để Staline công kích là « Impérialisme du Dollar « .
Sau Thế chiến thứ II, Au châu được tái thiết
với Chương trình MARSHALL USD.173 Tỉ. Au châu bắt đầu nối lại Thương mại với
các cựu Thuộc địa. Thậm chí Pháp còn mang quân đội tái chiếm Đông Dương để đặt
ách thống trị trong khi ấy Ong được mệnh danh là « Người Giải Phóng «
(Libérateur) Pháp khỏi ách thống trị Đức ! Khi Thương mại với các cựu Thuộc địa
phát triển, những nước Au châu lại yêu cầu người mua hàng phải trả bằng đồng
Dollar. Đây cũng không phải Hoa kỳ bắt buộc các nước mua hàng phải thanh toán
bằng Dollar mà chính các nước Au châu yêu cầu việc thanh trả bằng Dollar.
Thời kỳ sử dụng « Máy Hơi nước « (Machines
à Vapeur) trong kỹ nghệ và vận tải, người ta khai thác Năng lượng Than đá. Nhưng
sau Thế chiến thứ hai, đó là Thời kỳ « Máy Nổ « (Machines à Explosion )
khiến việc khai thác Năng lượng Dầu lửa bùng nổ mạnh.
Au châu phát triển và bán hàng cho các cựu
thuộc địa, đã thâu vào được khối lượng Dollar lớn cho mình. Khối lượng Dollar
tồn trữ tại Aâu châu được gọi là EURO-DOLLAR. Các nước A-rập bán dầu lửa cũng
thâu vào được khối lượng Dollar khổng lồ gọi là PETRO-DOLLAR.
Vào những thập niên 70, có hai biến cố xẩy ra
chống lại Hoa kỳ khiến có hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ :
* TT.
De GAULLES muốn đi hai hàng : chơi với Khối Cộng sản, nên đã bỏ NATO/ OTAN và
yêu cầu Mỹ phải chở Vàng sang đổi lấy Euro-Dollar. Làm như vậy để hài lòng Mạc
Tư Khoa.
* Khối
A-rập, vì Hoa kỳ ủng hộ Do Thái trong chiến tranh 1967, nên muốn phản ứng lại
là yêu cầu Hoa kỳ chở Vàng sang đổi lấy Pétro-Dollar.
Cả hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ này đều
dựa trên khẳng định « CONVERTIBILITE « của Dollar lấy Vàng từ Hội Nghị
Bretton-Woods. Nhưng làm sao Hoa kỳ có đủ lượng Vàng theo định nghĩa từ năm 1944
để chở sang Pháp và cho Khối A-rập ! Chính vì vậy mà năm 1971, TT. NIXON
tuyên bố bỏ Chế độ Bản Vị « Etalon-Devise (Dollar)-Or«, không chấp nhận vấn đề
Chuyển đổi Dollar sang Vàng nữa (Convertibilité). TT. NIXON đã trả lời TT.De
GAULLES bằng một câu bất hủ : « Đồng Dollar là Tiền của nước Mỹ, còn nếu đồng
Tiền của nước ông có những vấn đề, thì đó là những vấn đề của nước ông«!
Tỷ giá Tiền tệ bắt đầu Trôi Nổi (Flottant) vì
không có Vàng bảo chứng cầm cương. Tiền tệ Thế giới đi vào Chế độ Bản Vị Tương
đương Hàng hóa (Régime du Pouvoir d’Achat) tùy thuộc Kinh tế mỗi nước khi lên
khi xuống. Tiền tệ của một nước vững khi nền Kinh tế của nước đó vững. Kinh tế
Hoa kỳ vẫn vững, nên đồng Dollar vẫn vững dù không cần Vàng bảo chứng.
Trong Chế độ Bản Vị lấy Vàng bảo chứng Régime
Etalon-Or hay Etalon-Devise-Or, đồng Dollar đã được cả Thế giới sử dụng trong
thanh toán Thương mại. Bây giờ trong Chế độ Régime du Pouvoir d’Achat, đồng
Dollar vẫn vững và được Thế giới sử dụng vì Kinh tế Hoa kỳ vững.
Đồng Dollar vững và phổ quát, nên các nước
chọn Dự trữ Tiền tệ chính là đồng Dollar trong các Ngân Hàng. Hoa kỳ không bao
giờ bắt buộc một Quốc gia phải chọn đồng Dollar làm Tiền Dự trữ. Tỉ dụ Việt Nam
có toàn quyền quyết định chọn đồng Yuan độc tài của Chệt làm Tiền Dự trữ, nhưng
nếu Bắc Kinh độc đoán quyết định cho gía trị của đồng Yuan sau này, thì Việt
Nam ráng mà chịu. Ngay cả Tầu cũng không tin tưởng vào đồng Yuan độc tài, mà
phải chọn Dollar làm Tiền Dự trữ.
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (FMI/IMF)
Quỹ này được lập ra từ Hội Nghị Bretton-Woods
1944 với mục đích là hỗ trợ Tiền tệ cho những Hội viên (Quốc gia) khi đồng Tiền
của quốc gia này chao động và yếu xuống. Có thể gọi đó là một thứ Quỹ Tương tế
Tiền tệ (Caisse d’Entraide Monétaire) giữa các Hội viên. Mỗi nước tùy khả năng đóng
góp vào Quỹ. Hoa kỳ đóng góp tới 70%. Đây cũng là thiện chí của Hoa kỳ.
Sau đó, số Hội viên của Quỹ tăng lên. Trong
số những Hội viên, có những nước không đóng góp, mà chỉ nhằm xin hỗ trợ. Nếu
xin vay, thì một số nước Hội viên nhỏ này cũng quỵt nợ luôn. Một số nước nhỏ
Hội viên thuộc Nam Mỹ hoặc Phi châu, khi nhận được Xe xúc Tuyết từ Liên Xô để
hốt tuyết tại Sa mạc Sahara, thì lớn tiếng ca tụng tình hữu nghị đồng chí Liên
Xô, trong khi ấy lại muốn nhận được Tiền giúp đỡ từ Quỹ IMF/FMI mà Hoa kỳ đóng
góp tới 70%, thì lại theo tuyên truyền « Cách Mạng Giải Phóng « chống lại
Hoa kỳ « Impérialisme du Dollar« , nên Hoa kỳ khó chịu đóng tiền ít đi vào cho
Quỹ.
Ý tưởng Quỹ giúp Phát triển Kinh tế các nước
kém mở mang chưa có từ lúc ban đầu ở Hội Nghị Bretton-Woods 1944.
Nếu viết về đồng Dollar và Hội Nghị
Bretton-Woods 1944 trong ý tưởng « Impérialisme du Dollar « mà Staline
công kích, nhất là cắt nghĩa Dollar như một trong những nguyên cớ chiến tranh,
thì có thể xa với thiện chí của Hoa kỳ về Tiền tệ.
Một trong những cá tính căn bản của Tiền tệ
là TỰ DO chấp nhận. Đó là tính UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) của tiền tệ, nghĩa là
nhiều người chấp nhận. Tiền được sử dụng để TÍCH LUỸ (Stockage) tư hữu tài sản
trong thời gian, phải có quyết định tự do của sở hữu chủ tài sản. Không
thể dùng quyền độc tài bắt cá nhân phải tích lũy tài sản bằng đồng YUAN hay VN
ĐỒNG bởi vì hai đồng tiền này không có tự do và quyền lực độc tài có thể quyết
định phá giá nó để tài sản cá nhân bị tiêu tán, vô giá trị trong thời gian.
Mỗi khi có chao động Tiền tệ là những người
ta tìm đến Vàng hay một đồng Tiền vững có thể tin tưởng trong thời gian. Vàng
từ thời thượng cổ cho đến nay luôn luôn vững với cân lượng của nó. Vàng hoàn
toàn có tính cách UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) không những trong quá khứ mà còn
trong tương lai lâu dài nữa. Vàng càng phổ quát hơn đối với Nữ Giới, những
người giữ túi Tiền. Câu Tục ngữ : « Lấy Lửa thử Vàng ; lấy Vàng thử Đàn Bà ;
lấy Đàn Bà thử Đàn Oâng « . Đến Oâng Dominique STRAUSS-KAHN, làm đến chức Tổng
Giám Đốc IMF/FMI do Hội Nghị Bretton Woods 1944 lập ra, cũng còn bị thử thách
chới với bởi Đàn Bà, mà người Đàn Bà tại Hotel thử thách Ong cũng chỉ vì nhìn
qua Oâng thấy Dollar (Vàng) !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011. Cập nhật 20.10.2013
VA CHẠM
HAI CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ:
ĐÓNG TIỆM/SHUTDOWN MỸ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.10.2013. Cập nhật 17.10.2013. Cập nhật
22.10.2013
Cập nhật 22.10.2013:
Đính chính về sự đoán hiểu của tôi về
Ong ĐỖ THỊNH, Hà Nội
Từ năm 2011, Ong ĐỖ THỊNH, Hà Nội, đã là
độc giả của tôi về những bài viết về Kinh tế. Tháng 08.2011, tôi nhận được điện
thư ngắn của Oâng với những đề nghị trao đổi thông tin Kinh tế. Tôi rất trân
kính Ong và những đề nghị hữu ích cho Quê Hương Việt Nam và đã viết hồi âm Ong
ngày 07.08.2011 để tỏ lòng hợp tác trao đổi thông tin.
Ngày 17.10.2013, hơn hai năm sau, khi
cập nhật bài viết VA CHẠM HAI CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ:ĐÓNG TIỆM/SHUTSOWN MỸ, tôi
nhắc lại Tỉ dụ về việc sa thải Công nhân mà trước đây, năm 2011, tôi đã viết và
Ong ĐỖ THỊNH muốn trao đổi về Kinh tế Xã Hội Nhân đạo. Chúng tôi chưa có dịp
đào sâu vào những hàm ngụ của Tỉ dụ này. Lần này, khi viết Tỉ dụ, tôi nhớ lại
là tôi chưa hồi âm Ong ĐỖ THỊNH về những chiều sâu hàm ngụ trong Tỉ dụ và tôi
đã viết điều nghĩ hiểu riêng của tôi rằng: “Chúng tôi chưa có dịp để cùng tranh
luận, nhưng cũng hiểu rằng Ông ĐỖ THỊNH, ở Hà Nội, muốn bênh vực Chủ trương
Kinh tế Xã Hội Nhân đạo."
Ong ĐỖ THỊNH đã đọc bài viết mới này
ngày 17.010.2013 và ngày 18.10.2013, Ong đã viết điện thư cho tôi để đính chính
như sau:
Hân hạnh được Quý Ông nhắc tên (và câu
chuyện 2 năm trước), vội viết mấy dòng này "đính chính": Tôi không
"bênh vực Chủ trương Kinh tế Xã Hội Nhân Đạo". Mong muốn đươc cùng
thảo luận sâu rộng những khía cạnh / vấn đề khả dĩ thực hiện được ở quê hương
Việt Nam.”
Kính!
Đỗ Thịnh
Vậy tôi xin viết Cập nhật hôm nay 22.10.2013 để đính chính cùng quý Độc giả
trên Diễn Đàn về sự đoán hiểu sai của tôi về Oâng ĐỖ THỊNH, Hà Nội. Tôi cũng
xin lỗi Oâng ĐỖ THỊNH về sự đoán hiểu không trúng này của tôi.
Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 22.10.2013
Cập nhật 17.10.2013:
Ngày 10.10.2013, chúng tôi viết bài ĐÓNG
TIỆM/SHUTDOWN MỸ PHẢI HIỂU TRONG DÀI HẠN hay nói cách khác đó là sự va chạm
giữa hai chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân và Kinh tế Xã Hội Nhân đạo với sự
can thiệp ít nhiều của Nhà Nước vào những sinh hoạt Kinh tế tư nhân.
Hôm nay, hạn chót thảo luận giữa hai đảng
Dân chủ và Cộng hòa để tìm một giải pháp, dù là tạm thời, cho Khủng hoảng Ngân
sách hiện nay, chúng tôi nhận được Bản Tin ngắn của AFP như sau:
«Un accord a été conclu in extremis mercredi
au Sénat américain afin d'écarter le risque d'un défaut de paiement des
Etats-Unis, laissant espérer un dénouement rapide à la crise qui paralyse
Washington depuis plus de deux semaines.
L'accord arraché de haute lutte ne résout
toutefois la crise que provisoirement: il relèverait le plafond de la dette
jusqu'au 7 février et rouvrirait jusqu'au 15 janvier les agences fédérales
partiellement fermées depuis le 1er octobre, tout en convoquant une commission
pour négocier un budget pour 2014. »
(Một thỏa thuận được kết thúc vào phút chót
thứ Tư tại Thượng Viện nhằm tránh rủi ro vỡ nợ của Hoa kỳ, cho phép hy vọng
việc tháo gỡ mau chóng cho Khủng hoảng làm tê liệt Hoa Thịnh Đốn đã từ hơn hai
tuần nay.
Thỏa thuận
rút ra được từ một cuộc tranh cãi gay gắt dầu sao chỉ giải quyết một cách tạm
thời : thỏa thuận ấy nâng lên cái Trần Nợ chỉ tới ngày 7 tháng Hai và Mở Tiệm
đến ngày 15 tháng Giêng cho những cơ quan Liên Bang đã một phần bị đóng cửa từ
ngày 1 tháng Mười, nhưng phải thiết lập một Ủy Ban để thảo luận Ngân Sách cho
năm 2014. «
Bản Tin
trên cho thấy rằng sự va chạm giữa hai Chủ trương Kinh tế mà chúng tôi trình
bầy trong bài tuần trước vẫn tiếp tục trong dài hạn. Sự va chạm này giống như
tỉ dụ mà chúng tôi kể dưới đây :
Đây là
tỉ dụ đã được tranh cãi giữa hai Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân và Kinh tế
Xã Hội Nhân đạo. Công nhân A làm việc trong Xí nghiệp X đã 20 năm. Công nhân đã
phục vụ, đóng góp vào sự thịnh vượng của Xí nghiệp. Năm nay, vị trí làm việc
của Công nhân trong dây chuyền làm kém sút hiệu năng của cả dây chuyền. Ban
Giám đốc của Xí Nghiệp phải quyết định: sa thải công nhân A hay không ? Theo khuynh hướng quản trị Kinh tế của Hoa kỳ, thì phải sa thải, trong
khi ấy theo khuynh hướng quản trị của Âu châu (Henri FAYOL Pháp) thì không sa
thải mà phải giữ công nhân A vì lòng nhân dạo. Khuynh hướng quản trị Âu châu
(Pháp) phê bình khuynh hướng quản trị Hoa kỳ là không có nhân đạo, trong khi đó
khuynh hướng quản trị Hoa kỳ nói rằng mình nhân đạo hơn khuynh hướng Âu châu
bởi lẽ nếu không sa thải công nhân A thì Xí nghiệp X thua lỗ và buộc lòng phải
đóng cửa, buộc phải sa thải tất cả các công nhân chứ không phải chỉ sa thải một
mình công nhân A.
Trước
đây, khi viết tỉ dụ về hai Chủ trương làm Kinh tế như vậy, Ông ĐỖ THỊNH, 69
tuổi, từ Hà Nội, muốn tranh luận với tôi về hai Chủ trương Kinh tề Tư bản Tư
nhân nhằm Lợi nhuận tối đa mà quyết định và Chủ trương Kinh tế Xã Hội Nhân đạo
phải có yếu tố Nhân đạo can thiệp vào quyết định. Chúng tôi chưa có dịp để cùng
tranh luận, nhưng cũng hiểu rằng Ông ĐỖ THỊNH, ở Hà Nội, muốn bênh vực Chủ
trương Kinh tế Xã Hội Nhân đạo.
Tuần
trước, nhân vụ ĐÓNG TIỆM/ SHUTDOWM HOA KỲ, chúng tôi viết về va chạm của hai
Chủ trương Kinh tế này và nhận được lời góp ý của Ông Tony ĐỖ như sau :
« Bài viết hay nhưng tôi không đồng ý
"khuynh hướng xã hội chủ nghĩa sẽ mang lại xã hội công bằng hơn",
không hẳn là đúng! Xã hội có thể công bằng nhưng đất nước sẽ nghèo đói hơn và
sẽ dẫn đến một suy đọa hơn! » (Tony DO)
Theo
những lời góp ý này, thì Ông Tony ĐỖ bênh vực Chủ trương Kinh tế Tư bản
Tư nhân nhằm mục đích Lợi Nhuận Đa để Dân giầu thì Nước mới mạnh.
Riêng
chúng tôi, chúng tôi theo Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân thuần túy vì những
lý do sau đây :
=> Hiệu năng của Kinh tế Tư bản Tư
nhân cao hơn hiệu năng của Kinh tế Xã hội Nhân đạo, nhất nữa khi có sự can
thiệp của Chính trị vào Kinh tế như tại Việt Nam chẳng hạn.
=> Tất cả những can thiệp của Nhà
Nước (Interventions Etatiques) vào sinh hoạt Kinh tế đều dễ làm phát sinh chi
tiêu xã hội tốn kém (Couts sociaux chers). Từ đó Nợ Công tăng cao như tại một
số lớn các nước Tây Âu (Tendances socialistes)
=> Câu nói của Henri FORD : « Tôi trả lương công nhân cao để họ mua xe hơi mà xí nghiệp của tôi sản
xuất « . Đây là tính toán Kinh tế mà hâu quả trở thành nhân đạo. Theo định
nghĩa môn Marketing của KOTLER : « Môn Marketing nhằm phân chia đồng đều
quyền lợi giữa Sản xuất và Tiêu thụ « . Nguyên tắc của Kinh tế/Thương mại
trong trường kỳ là Sản xuất cần phía Tiêu thụ mới sống được. Cũng vậy Tiêu thụ
cũng cần phía Sản xuất mới kiện toàn được hàng hóa mà mình cần. Phía sản suất
giết chế phía Tiêu thụ thì mình cũng chết theo.
=> Nền Kinh tế Tư bản Tư nhân của
Hoa kỳ đã phồn thịnh. Hoa kỳ cũng là nước đứng đầu về những cứu giúp Nhân đạo
trên Thế giới.
=> Kinh tế Xã hội Trung quốc (thậm
chí Nhà nước Xã hội điều hành Kinh tế) đã bần cùng hóa chính Khả năng Tiêu thụ
của Dân chúng nội địa của Trung quốc.
=> Sự can thiệp của Nhà Nước vào
Kinh te,á gọi là Kinh tế Xã hội Nhân đạo, dễ làm phát sinh Tham Nhũng, Đầu cơ …
phản lại chính những giá trị Nhân đạo.
Nguyễn Phúc Liên
Đọc trên Diễn Đàn, có nhiều bài viết về biến
cố SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM tại Hoa kỳ như cuộc chọi nhau giữa hai đảng, như một cú
mà đảng Cộng Hòa chơi đảng Dân Chủ, như một sự dằn mặt của đảng Cộng Hòa đối
với TT.Obama, như một sự xuống cấp của một nền Dân chủ… Thực ra đây là một cuộc
Khủng Hoảng Ngân Sách Hoa kỳ phải được hiểu trong một viễn tượng Kinh tế lâu
dài và nhất là trong sự va chạm của hai chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân và
Kinh tế Xã hội với sự can thiệp ít nhiều của Nhà Nước.
Chủ trương Kinh tế tư bản tư nhân
truyền thống của Hoa kỳ
Sức mạnh Kinh tế Mỹ được xây dựng trên chủ trương tư nhân hóa Xí nghiệp đến tối
đa. Thực vậy, một số những Nhà Tù tại Mỹ cũng được tư nhân hóa. Một số những Tổ
chức Cảnh sát An ninh cho khu vụ cũng được tư nhân hóa.
Khi dậy học về quản trị xí nghiệp, chúng tôi đã chấp nhận định nghĩa của Hoa kỳ
về một Xí nghiệp sản xuất:
“Xí nghiệp là một Tổ chức, độc lập về Tài chánh, giới thiệu tới Thị trường
trao đổi những Sản phẩm Kinh tế nhằm thâu được LỢI NHUẬN TÀI CHÁNH TỐI ĐA“
Chính cái Mục đích tối hậu là Lợi nhuận Tài chánh TỐI ĐA đã trở thành tiêu
chuẩn cho những quyết định đường lối quản trị như Nhân công, như Chi tiêu chẳng
hạn.
Tỉ dụ về Nhân công: Xí nghiệp Hoa kỳ quyết
định sa thải người làm việc theo mức độ Hiệu Năng (Efficacité). Về điểm này,
quan điểm của Au châu (Pháp), theo Henri FAYOL, mang tính cách nhân đạo và xã
hội hơn chứ không phải chỉ xét người làm việc theo nguyên có mức đo Hiệu Năng
sản xuất. Khi Hiệu Năng người làm việc cao, thì Xí nghiệp mới tăng được Lợi nhuận.
Tỉ dụ về Chi tiêu: Xí nghiệp Mỹ làm việc với
Thị trường trao đổi Cạnh tranh tự do. Ở Thị trường Cạnh tranh tự do này, rất
khó khăn tăng Giá bán để mong tăng Lợi nhuận. Giáo sư Paul SAMUELSON, Nobel
Kinh tế, đã nói rằng “Giá bán ở Thị trường cạnh tranh dần dần tụt xuống tới Giá
thành để triệt tiêu Lợi nhuận “. Vì vậy để tăng được Lợi nhuận, chỉ còn cách
giảm thiểu Chi tiêu cho Giá thành sản xuất, nhất là những Chi tiêu cố định
không được bao thầu bởi Thu nhập thương mại.
Ngay cả những ý tưởng nhân đạo, xã hội cũng
được chính Xí nghiệp tính toán giải quyết theo tiêu chuẩn Lợi nhuận TỐI ĐA. Tỉ
dụ Henri FORD đã nói :
“Tôi trả lương Công nhân cao để họ có thể mua
những chiếc xe hơi mà Xí nghiệp của tôi sản xuất “.
Việc Henri FORD trả lương cao cho Công nhân
không phải là vì lòng nhân đạo, vì tinh thần xã hội của ông, mà chỉ là việc ông
tính toán thương mại bán được những sản phẩm để Xí nghiệp của ông thu được
nhiều Lợi nhuận.
Đảng Cộng Hòa theo sát Chủ trương Kinh tế Tư
bản Tư nhân trên đây. Chính vì vậy mà quyết định SHUTDOWN/ĐÓNG CỬA ngày
01.10.2013 phải được hiểu trong Chủ trương Kinh tế/Tài chánh Tư bản Tư nhân
truyền thống của nước Mỹ.
Chủ trương Kinh tế Xã hội của Au châu
và của TT.Obama (đảng Dân Chủ)
Sức đẩy của khuynh hướng Xã hội tại Aâu châu đã từ Thế kỷ XIX. Sang Thế kỷ XX,
Aâu châu còn bị ảnh hưởng mạnh bởi những ý tưởng từ Khối Cộng sản. Vì ảnh hưởng
này mà TT. De GAULLES đã chủ trương việc Tham dự của Nhân Công vào Lợi nhuận
của Xí nghiệp (Participation des Ouvriers dans la Distribution des Bénéfices).
Hoa kỳ không những ở xa với tầm ảnh hưởng này của Xã Hội Chủ nghĩa, mà còn cấm
đoán những ý tưởng Xã hội Chủ nghĩa (Cộng sản). “CHARLOT“ đã phải bỏ Hoa kỳ.
Một số lớn các nước Tây Aâu theo Chủ trương Kinh tế Xã hội, nghĩa là phải kể
vấn đề nhân đạo, xã hội trong việc quyết định quản trị những hoạt động Kinh tế
của Xí nghiệp. Nhà Nước can thiệp nhiều hơn vào sinh hoạt Kinh tế Xí nghiệp
bằng những Luật lệ thuế khóa, tái phân phối Lợi nhuận mà tầng lớp nghèo được
hưởng.
Khuynh hướng Xã hội này đã làm cho một số lớn những nước Aâu châu tích lũy
chồng chất nợ công. Tình trạng nợ công của Aâu châu hiện nay một phần là do
Khuynh hướng Xã hội này gây ra.
Khi Oâng OBAMA đắc cử Tổng Thống Mỹ, những tuyên bố của TT.Obama đã tỏ ra rõ
rệt Khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa: thâu thuế cao đối với người giầu, bảo hiểm
sức khỏe cho mọi người và Nhà Nước phụ giúp để mua bảo hiểm. Những lời tuyên bố
này đã làm cho một số vốn Hoa kỳ chạy ra tỵ nạn ở nước ngoài thành Offshore
Funds hoặc những Lợi nhuận thu được của những Xí nghiệp Liên quốc gia không
mang về Hoa kỳ để bị đánh thuế cao.
TT.Obama công kích những cuộc Chiến tranh thời TT.BUSH và Chính quyền của Oâng
quy những nợ nần Ngân sách là từ thời TT.BUSH. Nhưng nếu nhìn kỹ Thống kê, thì
người ta thấy chính những năm của TT.OBAMA, ngân sách Mỹ bị thâm hụt và nợ nần
của Nhà Nước Hoa kỳ tăng gấp bội.
Theo Annual Budget Deficit của Hoa kỳ,
thì:
=> Thời
TT.BUSH: * Năm 2002: Deficit
200 Billions
* Năm 2003: Deficit 400 B
* Năm 2004: Deficit 400 B
* Năm 2005: Deficit 300 B
* Năm 2006: Deficit 200 B
* Năm 2007: Deficit 200 B
* Năm 2008: Deficit 500 B
=> Thời
TT.OBAMA: * Năm 2009: Deficit 1’400 Billions
* Năm 2010: Deficit 1’300 B
* Năm 2011: Deficit 1’300 B
* Năm 2012: Deficit 1’300 B
* Năm 2013: Deficit 1’300 B & …
Như vậy, chỉ cần năm đầu của TT.OBAMA, mức Deficit đã gần bằng 7 năm thời
TT.BUSH. Việc thiếu hụt Ngân sách này còn tăng lên gấp bội khi mà Nhà Nước bắt
đầu trợ cấp cho mọi người nghèo mua Bảo Hiểm, thực hiện ObamaCare từ năm tới.
Tổng số nợ công của Nhà Nước Hoa kỳ hiện nay là 16’700 Billions, trong số đó
chỉ nguyên thời TT.OBAMA đã chiếm gần 40% (6’600 Billions) của tổng số nợ
công.
Tóm lại:
*
Việc tăng thuế nhiều trên những người giầu làm thất thoát vốn Hoa kỳ ra nước
ngoài thành Offshore Funds và làm cho những Xí nghiệp Liên quốc gia không mang
Lợi nhuận về Mỹ để bị đánh thuế cao.
*
Thực hiện ObamaCare làm tăng trầm trọng Deficit
*
Nợ công sẽ vượt quá mức 16’700 Billions mà các Thế hệ trẻ sau này phải gánh
chịu.
Tác giả BÙI VĂN PHÚ đã có lý khi nhận định
rằng:
“Nhiều người cho rằng Tổng thống Obama có
khuynh hướng theo xã hội chủ nghĩa. Những chính sách về thuế và bảo hiểm y tế
của ông phản ánh điều đó.
Một người Mỹ có thu nhập trên 150 nghìn đô-la một năm, 250 nghìn hay cao hơn
cho một cặp vợ chồng nay sẽ phải trả thuế nhiều hơn. Bây giờ mọi người dân lại
có bảo hiểm y tế. Như thế Hoa Kỳ đang gần giống với các nước bắc Âu, Anh, Pháp.
Đó là khuynh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tiến đến một xã hội công bằng hơn.”
Kết Luận
Vụ SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM ngày 01.10.2013 của Mỹ
không phải là trò chơi bực tức nào đó của đảng Cộng Hòa, cũng không phải là sự
xuống cấp của nền Dân Chủ Mỹ. Đảng Cộng Hòa đứng trước một viễn tượng tăng vọt
Deficit khi thực hiện ObamareCare để rồi Nợ Công Mỹ tăng vọt khiến những
Tổ chức Thẩm Định Tín Dụng cho Mỹ phải hạ thấp mức độ. Đảng Cộng Hòa phải quyết
định can thiệp vào viễn tượng Khủng hỏa Ngân Sách trong lâu dài.
Nó cũng là sự va chạm giữa hai Chủ trương
Kinh tế:
* Chủ
trương Kinh tế Tư bản Tư nhân truyền thống đã làm cho Hoa kỳ làm Kinh tế với
Hiệu Năng tối đa.
* Trong
khi ấy Chủ trương Kinh tế Xã hội vốn đã làm cho Chi Tiêu Xã hội tăng (Couts
sociaux augmentent) và làm giảm Hiệu Năng Kinh tế.
Một số những Lãnh đạo Chính trị, nếu chỉ nghĩ về ngắn hạn chiếm vị trí quyền
hành, dễ dàng tuyên bố tăng thuế người giầu và tái phân phối lợi nhuận từ người
giầu cho người nghèo. Họ dễ dàng kiếm được nhiều phiếu vì một số người nghèo
sống với hiện tại và cảm thấy khoái tỉ khi nghe những lời tuyên bố ấy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.10.2013. Cập nhật 17.10.2013. Cập nhật 22.10.2013
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.