“Lương
y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?
Thanh Quang, phóng viên
RFA
2013-10-25
2013-10-25
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
Courtesy yduoc365
Trong mấy ngày nay, vụ một bác sĩ thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, Hà
Nội, làm chết bệnh nhân tại thẩm mỹ viện tư của ông ta rồi vứt xác nạn nhân xuống
sông khiến chấn động dư luận. Vấn đề cần được nêu lên là y đức, và cả đạo đức
toàn xã hội Việt Nam, hiện ra sao?
Kiểu“độc nhất vô nhị”
Hôm 19 tháng 10 vừa rồi, BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ
viện Cát Tường ở Hà Nội, giải phẩu thẩm mỹ làm chết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền
rồi vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.
Giữa lúc công luận phản ứng mạnh mẽ, có ý kiến tin rằng vụ này chỉ
là trường hợp ngoại lệ, kiểu“độc nhất vô nhị” mà thôi.
Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ
Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
-MS Nguyễn Trung Tôn
-MS Nguyễn Trung Tôn
Nhưng vấn đề là trong thời gian gần đây, người dân trong nước ngày
càng báo động về nhiều sai phạm, tiêu cực trong ngành y – diễn ra trong chiều
hướng vô cảm, tắc trách, kỳ thị, thậm chí xem thường nhân mạng. Nhiều bệnh nhân
than phiền y đức trong nước hiện giờ xuống cấp trầm trọng, y giới, ngoài “sai
sót về chuyên môn”, thường không thể hiện tinh thần “lương y như từ mẫu”, đó là
chưa kể “văn hóa phong bì” nhan nhản trong các bệnh viện vì nếu thân nhân nuôi
bệnh thiếu sự “bôi trơn” đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là họ lo cho
tính mạng người thân đang trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”.
Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, từng được thế giới trao giải thưởng
“Liêm chính” và vinh danh chống tham nhũng, báo động:
BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị
công an bắt hôm 22 tháng 10. Courtesy 24h.
“Tôi vô cùng bức xúc. Bây giờ đạo đức, y đức xuống cấp quá
rồi. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức của ngành y nó thế nào rồi? Cái ngành y đang
xuống cấp một cách kinh khủng. Và phải nói lỗi một phần lớn là ở Bộ trưởng Bộ Y
tế, chẳng có trình độ, không có giáo dục y đức gì cả.”
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lưu ý rằng lâu nay, câu “Lương y
như từ mẫu” gắn liền với ngành y. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, trong những
năm gần đây, nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề y đức gần như liên tục xảy ra:
“Đặc biệt chỉ trong vòng tháng 10 này thôi, cả sản phụ chết ở Thanh
Hóa. Rồi tới chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường dù không có giấy phép hành nghề
thẩm mỹ nhưng vẫn hành nghề lén lút – mà thực ra là giữa thanh thiên bạch nhật.
Nhưng nếu không có sự kiện bệnh nhân của ông ta chết và bị vứt xác xuống sông
và sự kiện này không được khui ra thì phòng thẩm mỹ của ông ta vẫn còn tồn tại.
Và vụ này là dấu hiệu cho thấy y đức ở Việt Nam ngày nay đã xuống cấp đến mức
báo động – chẳng còn có thể gọi là y đức được nữa! Tại Việt Nam bây giờ, ngay
ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và
độc ác với ngay đồng loại của mình.”
Tất
cả được tính bằng tiền
Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện đi vào chi tiết hơn, nhắc đến trường hợp
3 cháu nhỏ ở Quảng Trị tim vaccine, nhưng “rút mũi kim ra chết luôn”; còn ở bệnh
viện Hoài Đức thì “nhân bản”: khi bệnh viện lấy máu để xét nghiệm cho bệnh nhân
thì không làm xét nghiệm mà lại dùng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác –
“hàng mấy nghìn ca nhân bản như thế”; rồi cũng trong hàng mấy nghìn ca,Viện Mắt
Hà Nội đã tráo đổi thủy tinh thể có giá rẻ hơn.
Khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất
lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”.
- Cụ Lê Hiền Đức
- Cụ Lê Hiền Đức
Vẫn theo cụ Lê Hiền Đức, dịch nhầy dùng để thay thủy tinh thể,
đáng lẽ ra của Mỹ và một người được dùng 2 ống dịch nhầy, thì lại sử dụng một ống
dịch nhầy của Ấn Độ cho 4 bệnh nhân cùng chung một lọ và chung kim tiêm, không
thử HIV, không thử viêm gan B. Rồi mẹ con sản phủ ở Thanh Hóa như vừa nói đã
tới ngày sinh nở, cần thiết mổ, nhưng bệnh nhân kêu cứu thì không được đáp ứng,
không được mổ kịp thời. Hậu quả là hai mẹ con này chết vì bác sĩ, y tá không có
tinh thần trách nhiệm. Và cách đây mấy ngày xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường
ném xác bệnh nhân xuống dòng sông như vừa nói. Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện kể lại
chính trường hợp của cụ:
“Tôi đã 82 tuổi rồi. Hôm ấy đang đêm thứ Bảy, tôi bị đau khắp người,
không cựa nỗi nữa. Con tôi bế lên ô tô rồi bế xuống đặt tôi vào xe lăn và đưa
vào phòng cấp cứu. Mà trước khi đến bệnh viện tôi đã nhờ gọi điện cho giám đốc
bệnh viện, hỏi rồi. Nhưng khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói
một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”!
Theo MS Nguyễn Trung Tôn, dù dưới khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”, nhưng
ở Việt Nam hiện giờ, thực chất, tất cả phải được tính bằng tiền; đồng tiền đang
hạ thấp lương tâm con người Việt Nam, đặc biệt trong ngành y. Mà không phải đạo
đức trong ngành y đang là vấn đề, mà đạo đức nói chung trong toàn xã hội cũng
trên đà sa sút đáng ngại. MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:
“Tình trạng đạo đức ở Việt Nam hiện nay không riêng gì ở ngành y, mà
trong toàn xã hội, hiện ở mức đáng báo động! Có hai nguyên nhân có thể khiến
tình trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam xuống cấp như vậy, đó là nó bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi nền giáo dục Việt Nam, và bởi nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN nửa vời khiến người ta bước đi những “bước chân khập khiễng”. Nó đẩy
con người ta đến tham vọng và đánh mất đi lương tâm đạo đức, đặc biệt là dưới
sự lãnh đạo của đảng CS, các cuộc phát động “học tập và làm theo tấm gương của
Hồ Chí Minh”. Dưới sự cai trị của đảng CS, người ta có thể làm bất cứ điều gì
chỉ vì tiền, vì quyền, vì địa vị, hầu kiếm thật nhiều tiền để cùng một mục đích
là xây dựng “thiên đàng XHCN” cho chính đảng của họ mà thôi.”
Nếu ngày xưa, tiên sinh Trần Tế Xương than cho đạo đức xã hội suy đồi,
rằng “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố, mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”, thì xã
hội Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện, “Những vụ giết người,
cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết
người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt hơn”.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.