Dân
chủ và lối thoát
Nguyễn Trung Hiếu
Hiện
nay trong quá trình cải cách người ta luôn bám vào những học thuyết cũ kỹ với
những sự sửa đổi nhỏ lẻ thực ra không có giá trị mấy về mặt dân sinh và dân
chủ. Nhưng để bám víu lấy
quyền lợi của mình thì không gì có sức mạnh bằng sự ăn mày dĩ vãng đáng buồn
phiền và ấu trĩ ấy.
Thực ra trên thế giới đã có nhiều bài học của các quốc gia độc tài
từ trước tới nay. Thường họ sẽ bám víu vào một chủ thuyết, một tôn giáo nào đó
một cách mập mờ để duy trì quyền thống trị của họ. Châu Âu đã chìm trong đêm
trường Trung cổ bởi giáo hội, Á Đông thì là học thuyết của Khổng Tử với đạo
quân thần…
Có lẽ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sớm diễn ra trên lục địa
già với trung tâm là nước Pháp với nhiều học giả uyên bác đã thực sự làm sáng
bừng văn minh nhân loại. Trong quá trình khởi phát quá trình dân chủ đã không
biết bao cuộc đấu tranh nổ ra, bao nhiêu những lý lẽ của nhà cầm quyền cũ nát
được đưa ra nhưng chân lý cuối cùng đã thuộc về kẻ tiến bộ hơn.
Người dân Châu Âu cuối cùng đã tìm ra một cơ chế gần hơn với
cái chóp đỉnh của xã hội loài người. Người ta đã và đang dần hoàn thiện nó với
sự mở rộng dân chủ và mong muốn mọi đóng góp của người dân với sự cầu thị rất
lớn từ phía chính quyền. Những Thiên đường đang chớm nở mà có lẽ trước đây
trong mơ người ta mới dám nghĩ tới. Đại diện tiêu biểu của nó là các nước Bắc
Âu mặc dù chưa hoàn hảo nhưng đáng để cho mọi quốc gia học tập.
Hiện nay trên thế giới làn sóng dân chủ đã và đang diễn ra rất
mạnh mẽ, nó cuốn phăng đi rất nhiều quốc gia độc tài, nó đã và đang thể hiện
ước vọng của người dân nhiều nước trên thế giới và xu hướng này đã và đang lan
mạnh sang những thành trì tưởng chừng là bất khả xâm phạm của phái bảo thủ cổ
hủ và độc tài nhất. Những cuộc cách mạng màu, những cuộc biểu tình rầm rộ trên
những đại lộ rợp bóng người đã kéo theo nó những giá trị phổ quát của xã hội
loài người, trang hoàng lại những bức tranh u tối trên mỗi dân tộc nó đi qua.
Mỗi cuộc cách mạng đều có máu, những giá trị của loài người mong
mỏi đôi khi lại phải trả bởi những cái giá có khi là khá đắt đỏ. Những cuộc
chính biến tại các quốc gia có khi lại phải chịu những hậu quả rất lớn về mặt
con người. Máu và hoa, máu và độc lập, máu và hoà bình, máu và dân chủ tưởng
chừng như chẳng liên quan tới nhau vậy mà nó vẫn luôn song hành với nhau. Kèm
theo đó là những vấn đề tôn giáo sắc tộc, những cuộc đấu tranh nội bộ sẽ luôn
đi kèm với quá trình ấy nếu như nền dân chủ non trẻ ấy không đủ mạnh thì nó lại
sẽ là mầm mống của thể chế độc tài tiếp theo. Các thể chế độc tài thì luôn biết
cách khai thác những vấn đề này để ru ngủ người dân trong tầm kiểm soát của họ.
Những mặt đối lập luôn song hành, cuộc sống muôn màu luôn là vậy.
Những nhà tri thức, những nhà dân chủ tiến bộ luôn mong có một cuộc chuyển giao
hoàn hảo mà máu sẽ không đượm trên những cánh hoa dân chủ như Myanmar đã từng
trải qua. Mọi cuộc chính biến bằng bạo lực thì thua thiệt luôn thuộc về dân tộc
quốc gia ấy, dù một lần đau thì ai biết nó có mang dị tật hay không trong tương
lai về sau. Nhưng cũng có một câu hỏi được đặt ra nếu cứ sống với bệnh tật
không chữa trị một cách dứt khoát thì dân tộc ấy sẽ ngày càng èo uột và hậu quả
cho hậu thế là không lường. Vậy người ta có thể mong gì, mong một ngày phe bảo
thủ sẽ trở lại với dân tộc, sẽ tự mở lòng mình đóng góp cho chính quá trình dân
chủ trên đất nước này? Tham sân si trong cuộc đời này khó tránh, để bỏ mọi ngôi
cao đi kèm với quyền hành và bổng lộc thì thật khó. Lòng mình đôi khi khó mở…
Vậy đâu là con đường tối ưu cho quá trình dân chủ hoá trên đất
nước này. Thân Nhân Trung đã từng nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Những
người mong mỏi một nền dân chủ thực sự trong nước và mơ ước một Việt Nam thịnh
vượng thực sự luôn mong chờ những tầng lớp là hiền tài ấy. Tôi luôn tin và mong
chờ những tinh hoa của dân tộc sẽ mang cho dân tộc này những hơi thở mạnh mẽ
đóng góp cho quốc gia này. Tôi mong họ hãy có tiếng nói mạnh mẽ hơn, thể hiện
hơn nữa cái tầm cái tâm của mình. Nhân sĩ thời nào cũng có, quốc nội và hải
ngoại, nhưng có vẻ chất keo kết dính giữa họ vẫn thiếu và không đủ độ bền. Nếu
thực sự các nhân sĩ hải ngoại có thể đồng lòng cùng hoà nhịp với những học giả
tiến bộ trong nước thì đó là một tiếng nói quan trọng với quá trình vận động xã
hội theo xu hướng tiến bộ.
Làn sóng dân chủ vẫn cứ rầm rập đi trên những đại lộ rộng mở của
lịch sử thế giới. Và mỗi quốc gia dân tộc không thể hy vọng vào một điều thần
kì hay sự trợ giúp của bất kỳ quốc gia nào hay thế lực nào. Xã hội sẽ phải thay
đổi, tầm nhìn của một quốc gia một dân tộc sẽ thay đổi. Những tri thức sẽ là
điểm tựa vững chắc để dân tộc ấy đón những ánh nắng rạng ngời của Văn minh nhân
loại.
Hạnh phúc chưa chắc trọn vẹn khi có dân chủ, nhưng độc tài thì
chắc chắn không có điều ấy.
Tôi luôn tin một ngày nào đó…
N.T.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.