VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ hai 21 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai
21 Tháng Mười 2013
Việt Nam : Điểm đến
của hiện tượng tái di dời sản xuất
Cơ sở sản xuất chip điện tử của tập đoàn Mỹ Intel (DR)
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa RFI
Trong những năm gần đây,
Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á có tỷ lệ tiếp nhận cơ sở được các tập
đoàn đa quốc gia di dời từ nước khác đến gia tăng nhanh nhất. Và trái với những
gì đã xảy ra trong khoảng 10 hay 15 năm trước đây, các cở sản xuất mới này không
chỉ thuộc các lĩnh vực lao động chi phí thấp, chẳng hạn như dệt may và giày
dép, mà còn thuộc các lãnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử
và công nghệ thông tin.
Trong ba năm trở lại đây, số lượng các hãng đa quốc gia trong các
lĩnh vực này đã thiết lập cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam không kể xiết, trong
đó có thể kể đến Intel, LG, cũng như Nokia, Samsung, Canon và tập đoàn Đài Loan
Foxconn chuyên lắp ráp sản phẩm cho hãng Mỹ Apple.
Để nói về đà vươn lên đó của nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi đặt
câu hỏi với Arnaud Dubus, Thông tín viên RFI phu trách Đông Nam Á. Theo Arnaud
Dubus, nguyên do thức đẩy các tập đoàn đa quốc gia di dời cơ sở qua Việt Nam
rất nhiều, trong đó có tình trạng chi phí nhân công tại Trung Quốc gia tăng.
Arnaud Dubus : Chính tập đoàn Mỹ Intel đã mở đầu điều mà người ta gọi là ‘đợt
sóng thứ nhì’ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - vào năm 2010 - khi tập đoàn Mỹ cho
xây dựng gần Thành phố Hồ Chí Minh đơn vị sản xuất rận (chip) điện tử lớn nhất
của họ ngoài Trung Quốc, trị giá 1 tỷ đô la.
Nhiều công ty khác đã nối đuôi Intel ngay sau đó, ví dụ như tập
đoàn Hàn Quốc Samsung, hiện đang xây dựng nhà máy thứ 3 của họ ở tỉnh Thái Nguyên,
miêng bắc Việt Nam. Trong nhà máy trị giá 2 tỷ đô la đó, Samsung sẽ cho sản
xuất loại điện thoại di động kiểu Galaxy và máy tính bảng. Đây là đơn vị sản
xuất lớn nhất của họ trên thế giới.
Tại sao các tập đoàn này lại quay sang Việt Nam ? Có nhiều lý do. Trước
hết giá nhân công ở Trung Quốc tăng khoảng 15% mỗi năm. Việt Nam có tỷ suất tốt
về giá cả về nhân công so với chất lượng đào tạo tương đối tốt. Một công nhân
Việt Nam lãnh khoảng 40 đô la/tháng, tức ít hơn gần hai lần so với một công
nhân Trung Quốc.
Dĩ nhiên nếu so sánh với Malaysia hay Singapore, thì hệ thống giáo
dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều chậm trễ, nhưng tốt hơn rõ rệt so với những quốc
gia có nhân công giá rẻ khác.
Một lý do khác nữa là chính phủ Việt Nam và các tỉnh đều cho các
tập đoàn đầu tư ưu đãi về thuế rất quan trọng. Chẳng hạn để thuyết phục Samsung
đầu tư xây dụng nhà máy mới trên địa bàn của mình, tỉnh Thái Nguyên đã cho
Samsung những khỏan lợi rất quan trọng về thuế trong 16 năm.
Một lý do nữa là địa thế của Việt Nam : Mặt hướng ra biển rất dài
với nhiều hải cảng trang bị khá tốt, rất thuận lợi cho xuất khẩu.
RFI : Nhưng đấy là những sản phẩm công nghệ cao cấp hay là không
hẳn là như vậy ?
Arnaud Dubus : Anh nói đúng. Cần phải tương đối hóa vấn đề. Người ta chưa đến
Việt Nam để « Nghiên cứu và phát triển ». Những linh kiện đều được nhập vào,
rồi được xử lý hay lắp ráp tại VN, để rồi tái xuất khẩu sau đó. Việt Nam như
thế chủ yếu là cơ sở lắp ráp.
Cũng có một sự vươn lên về công nghệ học, nhưng không phải là công
nghệ học thật cao cấp, Việt Nam chưa phải là một Silicon Valley Á Châu.
Trong lãnh vực quần áo, giầy dép, người ta cũng ghi nhận là có
bước tiến đến những sản phẩm cao cấp hơn. Việt Nam nhường các sản phẩm chất lượng
thấp hơn cho Cam Bốt và Bangladesh để hai nước này gia công sản phẩm như áo
Tee-shirt cho tập đoàn Walmart của Mỹ chẳng hạn. Việt Nam thì tập trung trên
những sản phẩm chất lượng cao hơn, như quần áo, giày thể thao cao cấp.
RFI : Trong lãnh vực phần mềm tin học thì Việt Nam có chỗ đứng như
thế nào ?
Arnaud Dubus : Đây là một lãnh vực mà VN rất năng nổ. Người VN viết chương trình
và từ lâu đã thực hiện các phần mềm được tạo ra ở Nhật Bản.
Thế nhưng hiện nay thì người ta thấy có rất nhiều start up –tức là
công ty mới nổi về tin hoc – Việt Nam lập ra những chướng trình vi tính riêng
của mình.
Nhiều công ty đã dẫn đầu trong lãnh vực này như Emobi, trụ sở tại
Hà Nội và cũng đã làm một trò chơi điện tử trên chủ đề trận đánh Điện Biên Phủ
rất được ưa chuộng trên quốc tế. Một công ty khác FPT Software, được liệt vào
danh sách 100 công ty hàng đầu thế giới trong lãnh vực gia công công nghệ học,
với thu nhập hàng năm hơn 1 tỷ đô la.
Theo một báo cáo của văn phòng A T Kearney, thì vào năm 2005, VN
đứng hạng 25 trên 50 nước về sức thu hút trong lãnh vực gia công phần mềm. Bây
giờ Việt Nam đang đứng hàng thứ 5 trên 50.
RFI : Một số nhà phân tích đã gợi lên tiềm năng của Việt Nam trong
lãnh vực dịch vụ... VN có thể cạnh tranh với Ấn Độ hay Philippines rất nặng ký
trong lãnh vực này hay không ?
Arnaud Dubus : Việt Nam có tiến triển trong lãnh vực này, nhưng chua thể tranh
đua với Ấn Độ và Philippines. Đó là vì nhiều lý do. Trước hết là trên mặt kỹ
thuật - chính trị : chính phủ Việt Nam còn giới hạn chất lượng truy cập
Internet ở Việt Nam, người ta không có đường truyền cao tốc, điều này gây trở
ngại đối với các cơ sở gọi là BPO Business Process Offshoring, tức là việc thuê
nước ngoài thực hiện các dich vụ tin học.
Ngoài ra thì chính phủ Việt Nam cũng tìm cách kiểm duyệt
internet, quyết định những gì có thể nói hay không thể nói trên mạng. Điều này
làm nản chí những công ty thương mại trên mạng. Cũng phải nhớ là hiện có 35 blogger
đang ngồi tù ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất trên thế giới sau Trung Quốc.
Một yếu tố khác nữa khiến Việt Nam kém Ấn Độ hay Philippines :
Đó là trình độ tiếng Anh. Đây là một yếu tố cơ bản cho việc nhận gia công dịch vụ.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.